• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3

NS: 14/9/ 2020 NG: 21/9/2020

Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020

TOÁN

TIẾT 11: KIỂM TRA

I. MỤC TIÊU

Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm học của HS, tập trung vào:

1.Kiến thức: Đọc, viết số có hai chữ số; viết số liền trước, số liền sau.

- Kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ(không nhớ) trong phạm vi 100.

- Giải bài toán bằng một phép tính đã học.

- Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng.

2.Kĩ năng: Rèn tính nhanh, đúng, chính xác 3. Thái độ: HS có ý thức, tự giác làm bài.

II. ĐỀ BÀI: (40 phút) 1. Viết các số:

a) Từ 70 đến80 ……….

b) Từ 89 đến 95: ………....

a) Số liền trước của 61là:...

b) Số liền sau của 99 là:...

2. Tính:

42 84 60 66 55

+ + - + - 54 31 25 16 23

3. Mai và Hoa làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa?

4. Vẽ độ dài đoạn thẳng AB dài 1dm.

C. CÁCH ĐÁNH GIÁ

- Bài 1: (4 nhận xét): Viết đúng mỗi phần được 1 nhận xét.

- Bài 2: (2,5 nhận xét): Mỗi phép tính đúng cho 0,5 nhận xét.

- Bài 3: (2,5 nhận xét) - Bài 4: (1 nhận xét)

TẬP ĐỌC

TIẾT 5: BẠN CỦA NAI NHỎ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người. (trả lời được các CH trong SGK).

2.Kĩ năng: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch

3. Thái độ: HS biết sẵn lòng cứu người, giúp người.

* GDQTE: + Quyền được sống với cha mẹ, được cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ.

(2)

+ Quyền được vui chơi, được tự do kết giao bạn bè và được giao lưu bạn bè và được đối xử bình đẳng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị : có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác.

- Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS đọc bài: Làm việc thật là vui và trả lời câu hỏi?

+ Em thấy cha mẹ và những người xung quanh biết làm việc gì ?

+ Bé làm những việc gì ?

+ Câu nào trong bài cho biết bé thấy làm việc rất vui ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV treo tranh và hỏi HS các con vật trong tranh đang làm gì?

- Muốn biết vì sao chú Nai lại húc ngã con Sói, chúng ta sẽ học bài tập đọc ngày hôm nay: Bạn của Nai nhỏ.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2.HD tìm hiểu bài 2.1.Luyện đọc ( 33')

* GV đọc mẫu toàn bài:

- GV đọc to, rõ ràng phân biệt giọng đọc của các nhân vật.

* Đọc từng câu:

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- GV hướng dẫn HS phát âm từ khó:

chặn lối, chạy như bay, ngã ngửa, lần khác, lo lắng, mừng rỡ.

- GV gọi HS đọc đồng thanh từ khó.

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

b) Đọc từng đoạn trước lớp:

- 2 HS đọc bài Làm việc thật là vui và trả lời câu hỏi.

+ Mẹ bán hàng, bác thợ xây nhà, bác bưu tá đưa thư, chú lái xe chở khách.

+ Làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, trông em .

+ Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Sói, 2 con Nai và 1 con Dê. Một con Nai húc ngã con Sói.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc từ khó.

- Cả lớp đọc đồng thanh từ khó.

- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

(3)

- GV chia đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến bạn của con.

+ Đoạn 2: Từ Vâng đến lo cho con.

+ Đoạn 3: Từ Một lần đến vẫn còn lo.

+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV đưa ra câu dài.

- GV đọc mẫu.

- GV gọi HS đọc câu dài.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- GV gọi HS đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- GV YC HS đặt câu với một số từ đó.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc theo nhóm.

- GV theo dõi các nhóm luyện đọc.

* Thi đọc giữa các nhóm:

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc, gọi đại diện các nhóm lên thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

Tiết 2

2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (20’) - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

- Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?

- Cha Nai Nhỏ nói gì ?

*QTE: Em được quyền sống với những ai?

=> GV chốt: Chúng ta được sống chung với cha mẹ, được cha mẹ chăm sóc, dạy

- HS theo dõi.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- Một số HS đọc câu dài.

+ Một lần khác,/chúng con đang đi dọc bờ sông/ tìm nước uống/ thì thấy lo Hổ hung dữ/ đang rình sau bụi cây.//

+ Lần khác nữa,/chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh thì thấy gã Sói hung ác đuổi bắt cậu Dê Non.//

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

+ Ngăn cản: không cho đi, không cho làm.

+ Hích vai: Dùng vai đẩy.

+ Thông minh: Nhanh trí sáng suốt.

+ Hung ác: Dữ tợn và độc ác.

- HS đặt câu theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm luyện đọc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- Đi chơi xa cùng bạn.

- Cha Nai Nhỏ hỏi về người bạn của con - HS trả lời : cha , mẹ, ông , bà, anh chị em.

- HS lắng nghe.

(4)

dỗ, yêu thương.

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi :

* ANQP: Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình ?

- Mỗi hành động của Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt gì của bạn ấy? Em thích nhất điểm nào?

* GV chốt kết hợp GD ANQP :Bạn của Nai nhỏ rất thông minh, khỏe mạnh và điều quan trọng nhất là bạn biết hi sinh vì người khác không sợ nguy hiểm để cứu nguy cho người khác. Đó cũng chính là điều cao cả nhất trong tình bạn biết giúp đỡ, bảo vệ nhau nhất là khi gặp hoạn nạn.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi sau;

+ Theo em người bạn tốt là người như thế nào s?

* Giáo dục QTE: Em đã bao giờ sống vì người khác chưa? và em có điểm nào chưa bằng bạn mình không?

- GV chốt: Chúng ta sống phải biết giúp đỡ bạn bè, khi bạn gặp khó khăn.

* Giáo dục KNS : Qua câu chuyện em học được điều gì ở bạn của Nai Nhỏ?

- GV chốt: Chúng ta phải biết trân trọng những người bạn tốt, luôn giúp đỡ mình khi mình gặp khó khăn.

2.3. Luyện đọc lại. (15’)

- GV chia nhóm mỗi nhóm 3 HS, các nhóm tự phân vai.

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc toàn truyện.

- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi - Hành động cứu bạn của bạn Nai nhỏ.

+ Hành động 1: Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi.

+ Hành động 2: Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy khỏi lão Hổ đang rình sau bụi cây.

+ Hành động 3: Lao vào gã Sói, dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê Non.

- Mỗi hành động đó của Nai Nhỏ nói lên một điều đó là: bạn của Nai nhỏ thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, dũng cảm, dám liều mình vì người khác.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm báo cáo kết quả.

- Người sẵn lòng giúp người, cứu người là người bạn tốt, đáng tin cậy. Chính vì vậy, cha Nai nhỏ yên tâm về bạn của con khi biết bạn con dám lao tới, dùng đôi gạc chắc khỏe húc Sói, cứu Dê Non.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

- Các nhóm phân vai và luyện đọc.

- Đại diện nhóm thi đọc giữa các nhóm, lớp theo dõi, nhận xét nhóm, cá nhân, nhóm đọc tốt.

(5)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau: “Gọi bạn”

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

NS:14/9/2020 NG:22/9/2020

Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020

CHÍNH TẢ: ( TẬP CHÉP)

TIẾT 5: BẠN CỦA NAI NHỎ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt trong bài “Bạn của Nai Nhỏ”(SGK) - Biết trình bày một đoạn văn, biết viết hoa tên riêng.

2.Kĩ năng: Chép chính xác, trình bày sạch đẹp

3. Thái độ: Giáo dục HS luôn có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết đoạn văn cần chép .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi cho HS lên bảng viết các từ sau : ghi, gà, ghét, gỗ,ghép, gắng, ghé, gấu.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (2') - GV nêu mục tiêu bài.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.

2.1. Hướng dẫn tập chép (20') a) Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn cần viết.

- GV gọi 2 HS đọc lại.

- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài.

- GV hỏi:

+ Đoạn này kể về ai?

+ Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi xa cùng bạn?

- GV hướng dẫn HS nhận xét, GV hỏi:

-2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc lại bài trước lớp.

- HS trả lời.

- Kể về Nai Nhỏ.

- Vì biết bạn của con mình vừa khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, vừa dám liều mình cứu người khác.

- HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

(6)

- Kể cả đầu bài, bài chính tả có mấy câu?

- Cuối câu có dấu gì?

- Chữ cái đầu tiên phải viết như thế nào?

- GV yêu cầu HS viết từ khó: khoẻ, nhanh nhẹn, người khác, yên lòng.

b. HS chép bài vào vở:

- GV lưu ý HS về cách chép bài và trình bày bài: Ghi tên bài ở giữa trang, chữ đầu tiên của bài bắt đầu viết từ ô thứ 3, chữ đầu của đoạn viết cách lề vở 1 ô.

- GV yêu cầu HS nhìn bảng chép bài vào vở chính tả.

- GV theo dõi HS chép bài.

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút cho HS.

c. Nhận xét, chữa bài:

- GV đọc cho HS dò bài.

- GV thu 5 - 7 vở, nhận xét, chữa bài cho HS.

2.2. HD HS làm bài tập

Bài 2: Củng cố cách viết ng, ngh. (5’) - GV gọi HS đọc yêu cầu.

- GV ghép 1 từ lên bảng, GV gọi 1 HS lên bảng làm mẫu.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

* Lưu ý: Khi viết ngh trong các trường hợp đi kèm với âm e, ê, i.

Bài 3: Điền vào chỗ chấm ch hay tr,đổ hay đỗ. (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV gọi HS nêu miệng.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Có 3 câu.

- Cuối mỗi câu có dấu chấm.

- Chữ cái đầu câu phải viết hoa.

- HS viết vào bảng con, 2 HS lên viết bảng lớp.

- HS lắng nghe.

- HS nhìn bảng chép bài vào vở.

- HS đổi vở cho bạn để sửa lỗi.

- HS nộp vở và lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lên bảng làm: ....ày tháng =>Ngày tháng

- HS làm bài theo yêu cầu.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

+ Ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn, nghề nghiệp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu miệng:

a) Cây tre, mái che, trung thành, chung sức.

b) Đổ rác, thi đỗ, trời đổ mưa, xe đỗ lại.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(7)

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 3: BẠN CỦA NAI NHỎ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Dựa theo tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình. Nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.

- Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai.

2. Kĩ năng :

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

- Biết kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ở bài 1 - Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của bạn.

3. Thái độ :

- Giáo dục nên chọn bạn để chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh họa truyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện "Phần thưởng" theo tranh gợi ý.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài:(2') - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. HD tìm hiểu bài

2.1. Hướng dẫn kể chuyện.

a. Dựa theo tranh nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình. (10')

- GV gọi HS nêu yêu cầu.

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ 3 tranh minh họa trong sách giáo khoa, nhớ lại từng lời kể của Nai Nhỏ được diễn tả bằng hình ảnh.

- GV gọi HS kể mẫu.

- 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện "Phần thưởng" theo tranh gợi ý.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS quan sát tranh.

- HS kể mẫu: Bạn con khỏe lắm. Có lần,

(8)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b. Kể từng đoạn trong nhóm: (10')

- GV yêu cầu HS kể trong nhóm. Mỗi nhóm 3 người dựa vào tranh và gợi ý để kể chuyện.

- GV cho HS kể đủ cả 3 đoạn truyện.

- Kể chuyện trước lớp:

- GV gọi một số nhóm kể trước lớp:

+ Bức tranh 1:

- GV treo tranh yêu cầu quan sát: bức tranh vẽ cảnh gì? Hai bạn Nai đã gặp chuyện gì? Bạn của nhỏ Nai đã làm gì?

+ GV treo bức tranh 2 và 3, GV gợi ý cho HS kể.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Nhắc lại lời của cha Nai nhỏ mỗi lần nghe con kể về bạn.

- GV yêu cầu HS nhìn từng tranh, nhớ và nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ nói với Nai Nhỏ.

- GV khuyến khích các em nói tự nhiên, chỉ cần đúng ý nhân vật.

- GV nêu câu hỏi:

- Nghe Nai nhỏ kể lại hành động hích đổ hòn đá to của bạn, cha Nai Nhỏ nói thế nào?

- Khi nghe Nai nhỏ kể chuyện người bạn đã nhanh trí kéo mình chạy trốn khỏi lão Hổ hung dữ, cha Nai nhỏ đã nói gì?

- Nghe xong chuyện bạn của con húc ngã Sói để cứu Dê Non, cha Nai Nhỏ đã mừng rỡ nói với con như thế nào ?

- GV yêu cầu HS tập nói theo nhóm.

- GV gọi đại diện nhóm lần lượt nhắc lại từng lời của cha Nai Nhỏ nói với con.

chúng con đang đi trên đường thì gặp một hòn đá to chặn lối. Bạn con chỉ hích vai một cái, thế là hòn đá lăn ngay sang một bên.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS kể theo nhóm (mỗi em kể 1 tranh - đổi lại mỗi em kể 3 tranh).

- Các nhóm cùng kể 1 lời.

- Một số nhóm kể trước lớp.

- HS theo dõi và trả lời

- HS kể theo gợi ý của GV - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nhìn tranh và kể.

- Bạn con khoẻ thế cơ à nhưng cha vẫn lo lắm.

- Bạn của con thật thông minh và nhanh nhẹn, nhưng cha vẫn chưa yên tâm.

- Đấy chính là điều cha mong đợi. Con trai bé bỏng của cha, quả là con có một người bạn thật tốt, dám liều mình cứu người. Cha không còn lo lắng điều gì nữa. Cha cho phép con đi chơi xa với bạn.

- HS tập nói theo nhóm.

- Đại diện nhóm lên bảng lần lượt nhắc lại từng lời của cha Nai Nhỏ nói với

(9)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Phân các vai, dựng lại câu chuyện (10')

- GV hướng dẫn HS phân vai:

+ Có mấy vai?

- Lần 1: GV là người dẫn chuyện.

- Lần 2: HS là người dẫn chuyện, HS xung phong dựng lại câu chuyện theo vai1 nhóm 3 em dựng lại câu chuyện theo vai.

- Lần 3: HS tự hình thành nhóm và nhận vai tập tập dựng lại một đoạn của câu chuyện.

- GV gọi hai ba nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp

- GV yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương nhóm dựng hay.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

+ Có 3 vai: Người dẫn chuyện, Nai nhỏ, cha Nai Nhỏ.

- HS xung phong dựng lại câu chuyện theo vai 1 nhóm 3 em dựng lại câu chuyện theo vai.

- HS nhận vai tập dựng lại một đoạn của câu chuyện.

- Hai ba nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

TOÁN

TIẾT 12: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết cộng hai số có tổng bằng 10.

- Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.

- Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có 1 số cho trước.

- Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có 1 chữ số.

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

2.Kĩ năng: Rèn tính nhanh, đúng, chính xác 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng gài , que tính - Mô hình đồng hồ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài sau: Đặt tính rồi tính:

- 2 HS lên bảng làmbài, lớp làm vào bảng con.

(10)

94 – 23; 45 – 20 ;

- GV gọi HS nêu cách thực hiện.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2')

- GV hỏi : 6 + 4 bằng mấy ?

- Hôm nay chúng ta sẽ học bài: " Phép cộng có tổng bằng 10 ".

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

22. HD tìm hiểu bài

22.1.Giới thiệu phép cộng:

6 + 4 = 10(10')

- GV giơ 6 que tính và hỏi có mấy que tính?

- GV giơ 4 que tính và hỏi có mấy que tính ?

- Có tất cả mấy que tính ?

- GV bó lại thành 1 bó 1 chục que tính hỏi: “6 + 4 bằng mấy ?”

- GV viết lên bảng như sách giáo khoa.

10 4

6

- GV hướng dẫn HS đặt tính.

- GV yêu cầu HS đặt tính theo hàng dọc.

- GV nêu: 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào cột đơn vị, viết 1 vào cột chục.

- Vậy: 6 + 4 = 10.

2.2. Luyện tập.

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm?

(6’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ Để điền đúng số ta phải dựa vào đâu?

- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- GV gọi HS trả lời miệng.

51 23

94 25

20

45

- HS nêu cách thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: 6 + 4 = 10 - HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- Có 6 que tính.

- Có 4 que tính.

- Có tất cả 10 que tính.

- 6 que tính cộng 4 que tính bằng 10 que tính: 6 + 4 = 10

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS chú ý theo dõi.

- HS đặt tính vào bảng con. 6 + 4 = 10 - HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Dựa vào bảng cộng có tổng bằng 10.

- HS tự làm bài vào vở.

- HS trả lời miệng:

9 + 1 = 10 8 + 2 = 10 1 + 9 = 10 2 + 8 = 10 10 = 9 + 1 10 = 8 + 2 10 = 1 + 9 10 = 2 + 8

(11)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét chốt lời giải đúng Bài 2: Đặt tính rồi tính. (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV hướng HS đặt tính sao cho các chữ số thẳng cột (0 ở hàng đơn vị, 1 ở hàng chục).

- GV gọi 5 HS lên bảng làm bài. YC HS dưới lớp làm vào vở.

- GV gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

Bài 3: Tính nhẩm. (6’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV lưu ý HS ghi ngay kết quả phép tính bên phải dấu =, không ghi phép tính trung gian.

- GV gọi 1 HS tự nêu cách tính:

9 + 1 + 2 = 12

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

Bài 4: Đồng hồ chỉ mấy giờ? (3’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ rồi ghi giờ ở dưới.

- GV hỏi :

+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ ? + Đồng hồ B chỉ mấy giờ ? + Đồng hồ C chỉ mấy giờ ? - GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

7+ 3 = 10 5 + 5 = 10 3 + 7 = 10 10 = 5 + 5 10 = 7 + 3 10 = 6 + 4 10 = 3 + 7 10 = 4 + 6 6 - HS nhận xét.

3- HS lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu đặt tính rồi tính.

- HS lắng nghe.

- 5 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

7 5 2 1 4

3 5 8 9 6

10 10 10 10 10

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS lắng nghe.

- HS nêu 9 + 1 = 10, 10 + 2 = 12.

- Vậy 9 + 1 + 2 = 12.

- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.

7 + 3 + 6 = 16 9 + 1 + 2 = 12 6 + 4 + 8 = 18 4 + 6 + 1 = 5 + 5+ 5 = 15 2 + 8 + 9 = 19

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS quan sát đồng hồ và ghi giờ ở dưới.

- HS trả lời.

+ Đồng hồ A chỉ 7 giờ.

+ Đồng hồ B chỉ 5 giờ.

+ Đồng hồ C chỉ 10 giờ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe .

++++ +

(12)

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 3: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI ( Tiết 1)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

2. Kĩ năng :

- Nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi.

- Nhắc bạn nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi.

3. Thái độ :

- Ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Không đồng tình với các bạn mắc lỗi mà không biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Yêu thích môn học.

* Giáo dục TTHCM: Biết nhận lỗi và sửa lỗi là thể hiện tính trung thực và dũng cảm. Đó chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.

* QTE:Quyền được sửa lỗi và phát triển tốt hơn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

+Kỹ năng Ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.

+Kỹ năng Đảm nhận trách nhiệm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV:Nội dung câu chuyện “Cái bình hoa”. Phiếu học tập.

- HS: Vở bài tập Đạo đức.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU

\

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.

+ Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi ích gì ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài : (2') - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2.HD tìm hiểu bài.

a) Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích truyện”Cái bình hoa”. (10’)

- GV đọc câu chuyện.

- GV yêu cầu các nhóm chuyện và xây dựng phần kết của câu chuyện

- GV yêu câu HS kể chuyện Cái bình

- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.

- Học tập sinh hoạt đúng giờ giúp ta đảm bảo sức khỏe, học hành tiến bộ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm thảo luận và xây dựng phần kết của câu chuyện.

(13)

hoa với kết cục mở: từ đầu đến ”Ba tháng trôi qua, không ai còn nhớ đến chuyện cái bình hoa vỡ.”

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV gọi nhóm khác nhận xét.

- GV yêu cầu HS kể nốt đoạn cuối của câu chuyện

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận theo các ý sau:

+ Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi?

+ Nhận và sửa lỗi đem lại tác dụng gì?

- GV gọi đại diện trả lời.

- GV kết luận kết hợp GD TTHCM:

Trong cuộc sống ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

b. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (10’)

* QTE: GV đọc từng ý kiến để HS bày tỏ thái độ.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo các tình huống sau.

- GV lần lượt đọc tình huống:

+ Tình huống 1: Lan chẳng may làm gãy bút của Mai. Lan đã xin lỗi bạn và xin mẹ mua chiếc bút khác đền cho Mai.

+ Tình huống 2: Do mải chạy, Tuấn xô ngã một em HS lớp 1. Cậy mình lớn hơn, Tuấn kệ em và tiếp tục chơi với các bạn.

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- HS kể mẫu.

+ Vô-va quên luôn chuyện làm vỡ cái bình.

+ Vôva vẫn day dứt và nhờ mẹ mua một cái bình cho cô.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung cho phần kết của các nhóm.

- HS kể nốt đoạn cuối của câu chuyện.

- Các nhóm HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Chúng ta phải biết nhận lỗi khi chúng ta làm sai một điều gì đó.

- Chúng ta sai mà bản thân biết nhận lỗi thì giúp cho chúng ta mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe các tình huống và thảo luận nhóm theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Việc làm đó của Lan là đúng. Vì bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi do mình gây ra.

- Việc làm của Tuấn là sai. Vì dù em HS đó bé hơn Tuấn nhưng Tuấn là người mắc lỗi nên Tuấn phải xin lỗi em và

(14)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận: Bất cứ ai khi mắc lỗi đều phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.

Có như thế mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến.

c. Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức: "

Tìm ý kiến đúng" (10’) - GV phổ biến luật chơi:

- GV phát 2 tờ giấy khổ lớn trong đó có ghi sẵn các ý kiến đúng và sai về nội dung bài học. GV chia lớp thành 2 đội, lần lượt chơi tiếp sức, từng HS lên ghi vào ô vuông bên cạnh mỗi ý kiến chữ Đ hoặc S. Mỗi ý đúng được 1 điểm. Đội nào ghi được nhiều điểm trong thời gian ngắn thì đội đó thắng cuộc.

- Các ý kiến là :

+ Khi mắc lỗi với người ít tuổi hơn mình, không cần xin lỗi.

+ Mắc lỗi và sửa lỗi mới là người tốt.

+ Người nhận lỗi là người hèn nhát.

+ Nếu có lỗi, chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi.

+ Chỉ xin lỗi khi mắc lỗi với người mà mình quen biết.

+ Bạn bè cùng tuổi với nhau vẫn cần phải xin lỗi nhau khi mắc lỗi.

+ Cần nhận lỗi ngay cả khi mọi người không biết mình mắc lỗi.

- GV cho HS chơi thử.

- GV tổ chức cho HS chơi giữa 2 đội.

nâng em dậy.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 2 HS chơi thử.

- HS chơi trò chơi.

+ Các ý kiến đúng là :

+ Mắc lỗi và sửa lỗi mới là người tốt.

+ Bạn bè cùng tuổi với nhau vẫn cần phải xin lỗi nhau khi mắc lỗi.

+ Cần nhận lỗi ngay cả khi mọi người không biết mình mắc lỗi.

+ Các ý kiến sai là:

+ Khi mắc lỗi với người ít tuổi hơn mình, không cần xin lỗi.

+ Người nhận lỗi là người hèn nhát.

+ Nếu có lỗi, chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi.

(15)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (3')

* KNS:Bản thân các con đã làm điều gì có lỗi hay làm sai việc gì chưa? Các con đã giải quyết việc đó như thế nào?

* GV chốt kết hợp GD KNS:Trong cuộc sống không ai là hoàn hảo ko mắc sai lầm được vì vậy quan trọng là chúng ta phải giải quyết việc đó như thế nào? Sai thì phải biết nhận lỗi chịu trách nhiệm với việc làm của mình đó cũng như bài học giup chúng ta ghi nhớ để không mắc sai lầm đó nữa.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

+ Chỉ xin lỗi khi mắc lỗi với người mà mình quen biết.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 1: ĐI BỘ AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết cách đi bộ trên vỉa hè đúng luật, không tụ tập đùa giỡn ở vỉa hè để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

2. Kĩ năng:

- HS có hành vi cư xử đúng đắn và văn minh khi gặp sự cố trên đường 3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không tụ tập đùa giỡn, mua bán trên vỉa; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên:

- Tranh ảnh về việc đi bộ, các vỉa hè bị lấn chiếm, cá vỉa hè gần trường học, hình tham gia các phương tiện giao thông công cộng để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2 2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. YC HS lấy sách vở đồ dùng học tập để GV kiểm tra.

- Nhận xét

- HS thực hiện

(16)

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Các hoạt động

2.1.Hoạt động cơ bản: (10’) - Gọi 1 HS đọc

- Gv yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện

“Ai đến trường nhanh hơn”

- Gọi HS trả lời câu hỏi : + Bạn nào đến trường trước ?

+ Nếu không gặp sự cố trên đường, Minh và Hải có đến trường trước hay không ? + Em thấy cách cư xử của Minh và Hải khi gặp sự cố như thế nào ?

+ Em có chọn cách đi nhanh đến trường như Minh và Hải không ? Tại sao ? - Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét

- Khi đi bộ trên vỉa hè, chúng ta phải làm gì ?

*KL: Khi đi bộ trên vỉa hè, chúng ta không nên chen lấn, đẩy xô, không đi nhanh đi ẩu để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

2.2. Hoạt động thực hành : (10’)

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1 và hỏi: “ em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”

- GV cho HS quan sát hình bài 2 trong sách ( trang 6) yêu cầu 1 HSđọc đoạn truyện.

- GV cho HS thảo luận nhóm bốn trong 2 phút câu hỏi sau:

H: Theo em, theo em, bạn Nam nói đúng không?

- GV: Tại sao mọi người trong quán chè đều nhìn Nam?

- Nếu em là Nam, em sẽ ứng xử như thế

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc - HS đọc thầm

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

+ An là người đến trường trước + Có thể

+ Hải thì biết đỡ bạn dậy và đưa bạn lên lề đường. Còn Minh thì đã sai lại không xin lỗi rồi lại bực mình khóc lóc đòi đền áo.

+ HS trả lời - HS nhận xét - HS lắng nghe

- Không chen lấn, xô đẩy, không đi nhanh

- HS lắng nghe

- HS đọc và trả lời.

- HS quan sát và đọc bài.

- HS thảo luận nhóm.

- Bạn Nam khống được nói như vậy với chị. Như thế không lễ phép với người lớn. Cần phải nói với chị nhẹ nhàng và lễ phép.

- Vì Nam cư xử không đúng mực, không lễ phép, hành động hỗn láo với người lớn.

- HS trả lời.

(17)

nào để thể hiện mình là người lịch sự, có văn hóa?

- GV mời các nhóm xử lí tình huống,các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt ý:

Cho dù mình đúng người sai Chớ nên cự cải chẳng ai quí mình

Cư xử sao cho thấu tình

Người thương bạn quý gia đình yên vui.

- Gv gọi 3 HS đọc ghi nhớ

2.3. Hoạt động ứng dụng : (10’) - GV gọi 1 HS đọc lại đoạn truyện.

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 trong 2 phút tình huống như sách giáo khoa (trang 7).

+ Nếu em là bạn Ngọc em sẽ nói gì với các bạn ấy?

- GV yêu cầu HS đóng vai đoạn truyện trên để xem các bạn đã biết giải quyết tình huống đoc như thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai và xử lý tình huống tốt.

- GV chốt ý: Vỉa hè là lối đi chung, không nên tụ tập, đùa giỡn làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.

- GV gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ 3. Củng cố,dặn dò : (3’) - Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- Các nhóm trình bày và nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 3 HS đọc ghi nhớ.

- 1 HS đọc truyện.

- HS thảo luận nhóm.

-HS trả lời

- HS lên đóng vai.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC

I. MỤC ĐÍCH:

- HS biết làm vệ sinh lớp học: lau bàn ghế, quét lớp, hót, đổ rác vào thùng rác.

- Rèn kĩ năng lao động, vệ sinh lớp học.

- Giáo dục học sinh yêu lao động, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Vứt rác đúng nơi quy định.

II. CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị dụng cụ: Giẻ lau, chổi, khau hót rác (theo tổ) - Bảo hộ lao động: Khẩu trang

- Thời gian lao động: 40’

III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: (5’)

(18)

- Kiểm tra sĩ số HS

- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của HS - Nhận xét, tuyên dương.

2. Các hoạt động

2.1. HĐ 1: Hướng dẫn lao động vệ sinh lớp (8’)

- Giáo viên phổ biến nội dung buổi lao động: Quét lớp, gom rác thành đống rồi dùng khau hót để hót rác và đổ vào thùng rác đúng quy định.

Chú ý an toàn lao động: Không được đùa nghịch trong giờ lao động để đảm bảo ATLĐ.

- Hướng dẫn HS:

+ Cách lau bàn ghế + Cách quét lớp

+ Cách vun rác thành đống và hót rác đổ vào thùng rác

- Phân công nhiệm vụ các tổ:

Tổ 1: Lau bàn ghế

Tổ 2,3: Quét lớp và hành lang Tổ 4: Hót, đổ rác đúng nơi quy định

- Giao trách nhiệm quản lý đôn đốc chung:

Các tổ trưởng đôn đốc các bạn tổ mình và báo cáo cho lớp trưởng. Lớp trưởng báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của cả lớp cho cô giáo vào cuối buổi lao động.

2.2. HĐ2:Tiến hành lao động : (20’) - GVCN trực tiếp chỉ đạo, giám sát kỹ thuật, an toàn lao động

- Các tổ trưởng quan sát quản lý, đôn đốc các bạn tổ mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

* Yêu cầu: Giữ trật tự và vệ sinh lớp học sạch sẽ, không đùa nghịch để đảm bảo ATLĐ

2.3. HĐ3: Nghiệm thu, nhận xét đánh giá công việc: (5’)

- GV và lớp trưởng nghiệm thu kết quả LĐ

- Học sinh tập trung thành 4 hàng (Mỗi hàng 1 tổ)

- Lớp trưởng BC sĩ số của lớp Tổ 1: 10 H/s, vắng: ……….

Tổ 2: 10 H/s, vắng: ……….

Tổ 3: 10 H/s, vắng: ……….

Tổ 4: 8 H/s, vắng: ……….

- Theo dõi

- Học sinh lao động theo nhiệm vụ đã được phân công dưới sự hướng dẫn của cô giáo.

(19)

của từng tổ.

+ Kết quả công việc +Ý thức lao động + Tuyên dương

+ Phê bình, rút kinh nghiệm buổi lao động 3. Củng cố - Dặn dò (2’)

- Về nhà giúp đỡ gia đình dọn dẹp, quét nhà sạch sẽ và phải biết BVMT.

NS:14/9/2020 NG: 23/9/2020

Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 9: GỌI BẠN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơ sau mỗi khổ thơ.

- Hiểu ND: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng. (Trả lời được CH trong SGK; thuộc được 2 khổ thơ cuối bài)

2.Kĩ năng: Rèn đọc đúng nhịp thơ

3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè.

* GDQTE: Quyền được vui chơi, được tự do kết giao bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc sách giáo khoa . - Bảng phụ viết các từ , các câu cần luyện đọc .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS đọc bài Bạn của Nai Nhỏ và trả lời câu hỏi.

- Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?

- Cha Nai Nhỏ nói gì ?

- Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc bài Bạn của Nai nhỏ và trả lời câu hỏi.

- Đi chơi xa cùng bạn.

- Cha Nai Nhỏ hỏi về người bạn của con.

+ Hành động 1: Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi.

+ Hành động 2: Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy khỏi lão Hổ đang rình sau bụi cây.

+ Hành động 3: Lao vào gã Sói, dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê Non.

Mỗi hành động đó của Nai Nhỏ nói lên một điều đó là: bạn của Nai nhỏ thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, dũng cảm, dám liều mình vì người khác.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(20)

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài:(2')

- Bài thơ gọi bạn kể về tình cảnh giữa Bê Vàng và Dê Trắng sẽ giúp các em hiểu thêm về tấm lòng của những người bạn tốt đối với nhau.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. HD tìm hiểu bài 2.1. Luyện đọc (10')

* GV đọc mẫu toàn bài.

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV giới thiệu giọng đọc: đọc toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm. Câu hỏi kết thúc khổ thơ 2 với giọng đọc lo lắng, cao giọng ở lời hỏi. Lời gọi của Dê Trắng cuối khổ thơ 3 - đọc ngân dài, giọng tha thiết.

* Đọc nối tiếp câu

- YC HS đọc nối tiếp từng dòng lần 1 - GV yêu cầu HS từ khó.

- YC HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.

* Đọc từng khổ thơ trước lớp:

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1.

- GV treo bảng phụ, hướng dẫn đọc câu dài.

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2.

- GV gọi HS đọc từ chú giải trong sách giáo khoa: sâu thẳm, hạn hán, lang thang.

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm.

- GV theo dõi các nhóm luyện đọc.

* Thi đọc:

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.

- HS đọc từ khó: xa xưa, thuở nào, sâu thẳm, lang thang, nẻo, gọi hoài, suối cạn.

- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1.

- HS đọc câu dài.

Tự xa xưa/ thủa nào.

Trong rừng xanh/sâu thẳm Đôi bạn/sống bên nhau Bê Vàng/và Dê trắng/

Vẫn gọi hoài:/Bê!//Bê!/

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2.

- HS đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Các nhóm luyện đọc theo yêu cầu của GV

- Đại diện các nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt - HS nhận xét.

(21)

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

2.2. Tìm hiểu bài ( 10')

- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi

+ Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?

* Giáo dục QTE: Em có quyền được sống với những ai? Những ai có trách nhiệm phải chăm sóc em?

- GV chốt: Quyền được sống với cha mẹ được cha mẹ chăm sóc dạy dỗ.

+ Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?

+ Khi Bê Vàng quên đường về Dê Trắng đã làm gì?

+ Vì sao Dê Trắng đến bây giờ vẫn còn kêu bê bê?

*Giáo dục QTE: Em có quyền được kết bạn , vui chợi không ?

- GV chốt: Quyền được vui chơi, được tự do kết giao bạn bè

+ Qua bài thơ ta thấy điều gì?

* Giáo dục KNS: Em đã làm gì để giúp bạn của mình trong lúc khó khăn?

- GV chốt: Là bạn bè phải quan tâm tới nhau trong mọi khó khăn của cuộc sống.

2.3. Học thuộc lòng bài thơ (10')

- GV yêu cầu HS nhìn bảng đọc, GV xóa dần bảng.

- GV gọi HS đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét giờ học:

- Tuyên dương một số em đọc tốt, nhắc nhở một số em đọc chưa tốt.

- Về nhà học thuộc lòng toàn bài thơ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

+ Ở rừng xanh sâu thẳm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

+ Vì trời hạn hán.

+ Chạy khắp nẻo tìm Bê.

+ Vì thương bạn quá, chạy khắp nẻo tìm Bê.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

+ Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc và học thuộc lòng.

- 4, 5 HS đọc thuộc lòng.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT)

TIẾT 6: GỌI BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ cuối bài thơ 5 chữ Gọi bạn.

(22)

- Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng/ ngh, làm đúng các bài tập, phân biệt các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (ch / tr, dấu hỏi / dấu ngã ).

2. Kĩ năng :

-Rèn viết đúng, trình bày đẹp.

3. Thái độ :

-Ý thức về tình bạn cao đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV đọc gọi 2 HS lên bảng viết: Trung thành, chung sức, đổ rác, thi đỗ.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2') - GV nêu mục tiêu bài.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. HD tìm hiểu bài

2.1.Hướng dẫn nghe viết: (20') a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.

- GV đọc 2 khổ thơ cuối bài.

- GV gọi 2 HS đọc lại 2 khổ thơ.

- GV hỏi:

+ Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào ?

+ Thấy Bê Vàng không trở về, Dê Trắng đã làm gì?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

- Đoạn văn có mấy câu?

- Có những dấu câu nào?

- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa

? Vì sao ?

- Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì ?

- GV hướng dẫn viết từ khó: Nẻo, lang thang, suối cạn, gọi hoài.

- GV nhận xét.

-2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con:Trung thành, chung sức, đổ rác, thi đỗ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc lại 2 khổ thơ.

- HS trả lời.

- Trời hạn hán, suối nước cạn hết, cỏ cây khô héo, không có gì để nuôi sống đôi bạn.

- Dê Trắng đã chạy khắp nơi để đi tìm bạn, đến giờ vẫn gọi hoài bê bê.

- Đoạn văn có 8 câu.

- HS tự nêu.

- Viết hoa chữ cái đầu bài thơ, đầu mỗi dòng thơ, đầu câu. Viết hoa tên riêng nhân vật: Bê Vàng, Dê Trắng.

- Tiếng gọi được ghi sau dấu hai chấm, đặt trong dấu ngoặc kép. Sau mỗi tiếng gọi có dấu chấm than, (chấm cảm ).

- HS viết vào bảng con.

- HS lắng nghe.

(23)

c. Hướng dẫn viết bài vào vở:

- GV hướng dẫn HS.

- Ghi tên bài ở gữa, chữ đầu của mỗi dòng thơ viết cách lề vở lùi vào 3 ô.

- GV đọc cho HS viết bài: Đọc đúng yêu cầu bộ môn.

+ Chú ý: Cách viết dấu mở ngoặc kép.

- GV đọc cho HS soát lỗi.

d) Nhận xét, chữa bài:

- GV thu vở nhận xét bài viết của HS.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 2: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV gọi 1 HS làm mẫu. Cả lớp làm vở bài tập.

- GV gọi HS nêu kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV gọi HS lên bảng làm bài.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: ( 3’) - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi vở soát lỗi bạn.

- HS nộp vở.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài theo yêu cầu.

- HS nêu kết quả.

a) Nghiêng ngả, nghi ngờ.

b) Nghe ngóng, ngon ngọt - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- HS lên bảng làm bài.

a) Trò chuyện, che chở Trắng tinh, chăm chỉ b) Cây gỗ, gây gổ Màu mỡ, cửa mở.

- HS nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe.

TOÁN

TIẾT 13: 26 + 4 ; 36 + 24

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4 ; 36 + 24 - Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng

2.Kĩ năng: Rèn tính nhanh, cẩn thận, chính xác

3. Thái độ: Bồi dưỡng tính sáng tạo, cẩn thận, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng gài, que tính .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(24)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 3 của tiết trước.

4

6

3

7

2

8

0

10

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2') - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. HD tìm hiểu bài

2.1.Giới thiệu các phép tính ( 13') a) Giới thiệu phép cộng: 26 + 4

- GV nêu bài toán: Có 26 que tính thêm 4 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?

- Ngoài cách dùng que tính để đếm chúng ta còn có cách nào nữa ?

- GV hướng dẫn HS cách cộng và trình bày như sách giáo khoa:

- GV nêu: Có 26 que tính.

- Thao tác: Lấy 26 que tính, gài 2 bó, mỗi bó môt chục que vào cột chục, gài 6 que tính rời vào bên cạnh. Sau đó viết 2 vào cột chục, 6 vào cột đơn vị như phần học bài.

- Thêm 4 que tính. Lấy 4 que tính gài xuống dưới 6 que tính.

- GV vừa làm vừa nêu: 6 que tính gộp với 4 que tính là 10 que tính, tức là 1 chục, 1 chục với 2 chục là 3 chục hay 30 que tính. Viết 0 vào cột đơn vị, viết 3 vào cột ở chục ở tổng. Vậy 26 + 4 = 30.

GV viết lên bảng: 26 + 4 = 30

- GV yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính.

- GV nêu lại.

- HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

10 4

6 10

3

7 10

2

8

10 0

10

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS thao tác trên que tính và trả lời: 26 que tính thêm 4 que tính là 30 que tính.

- Thực hiện phép cộng 26 + 4 . - HS theo dõi

- HS lấy 4 que tính.

- HS làm theo GV và nhắc lại: 26 + 4 = 30.

- HS đặt tính rồi nêu cách làm.

30 4

26

- HS lắng nghe

(25)

30 4

26

* 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1.

* 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.

b.Giớithiệu phép cộng 36 + 24

- GV nêu bài toán: Có 36 que tính.

Thêm 24 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?

- GV thao tác trên que tính.

- Có 36 que tính (3 bó và 6 que rời) viết 3 vào cột chục và 6 vào cột đơn vị

- Thêm 24 que tính nữa. Viết 2 vào cột chuc, 4 vào cột đơn vị.

- Gộp 6 que tính với 4 que tính được 10, tức là 1 bó. 3 bó cộng 2 bó bằng 5 bó, thêm 1 bó bằng 6 bó. Viết 0 vào cột đơn vị, viết 6 vào cột chục.

vậy: 36 + 24 = 60

- GV gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính:

- GV nêu lại.

60 24

36

* 6 + 4 = 10, viết 0 nhớ 1

* 3 + 2 = 5, thêm 1 bằng 6, viết 6 - GV nhận xét .

* Lưu ý: Cần đặt đúng cột nếu đặt sai cột sẽ cộng sai kết quả.

2.2. Luyện tập:

Bài 1: Tính (6’)

- GV gọi HS nêu yêu cầu?

* Lưu ý: Viết kết quả sao cho chữ số trong cùng 1 cột.

- Phải nhớ 1 vào hàng chục nếu tổng đơn vị qua 10.

- GV gọi HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở bài tập.

- HS lắng nghe và suy nghĩ.

- HS theo dõi.

- HS lên bảng đặt tính rồi tính rồi tính:

60 24

36

- HS nhắc lại theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

35 42 81 57

5 8 9 3

40 50 90 60

63 25 21 48

+ + + +

+ + + +

(26)

- GV gọi HS nêu cách thực hiện.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (7’)

- GV gọi 1 hoc sinh đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để biết nhà hai bạn nuôi được bao nhiêu con gà ta làm như thế nào ?

- GV gọi 1HS lên bảng viết tóm tắt, 1 HS giải bài toán. Dưới lớp làm vào vở bài tập

- GV gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.

- GV nhận xét chốt lời giải đúng.

Bài 3 : (4’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: ( 4’) - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

27 35 29 42

90 60 50 90

- HS nêu cách thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết nhà bạn Mai nuôi 22 con gà, nhà bạn Lan nuôi 18 con gà.

- Bài toán hỏi hai nhà nuôi được tất cả bao nhiêu con gà ?

- Ta lấy số gà nhà bạn Mai và nhà bạn Lan cộng lại với nhau.

- 1 HS lên bảng làm tóm tắt, 1 HS lên bảng làm bài giải.

Tóm tắt :

Nhà Mai nuôi : 22 con gà.

Nhà Lan nuôi : 18 con gà Cả hai nhà nuôi : ... con gà ?

Bài giải

Cả hai nhà nuôi được số con gà là:

22 + 18 = 40( con gà).

Đáp số: 40 con gà.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở theo yêu cầu.

- 3 HS lên bảng làm bài.

18 + 2 = 20 14 + 6 = 20 17 + 3 = 20 13 + 7 = 1 16 + 4 = 20 12 + 8 = 20 15 + 5 = 20 11 + 9 = 20 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

NS: 14/09/2020 NG: 24/09/2020

(27)

Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2020

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 3: TỪ CHỈ SỰ VẬT. CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ?

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý (BT1, BT2) - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?

2.Kĩ năng: Nhận biết nhanh các từ, đặt câu đúng ngữ pháp 3. Thái độ: Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ về Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa : Người, đồ vật, cây cối, con vật - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- GV gọi HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Em đặt dấu gì ở mỗi cuối câu sau:

+ Tên em là gì + Em học lớp mấy - GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài:(2') - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật ở các tranh sách giáo khoa. (10’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV treo tranh HS tìm từ đúng với nội dung tranh.

- GV ghi lên bảng.

* GV kết luận: Đây là những từ chỉ sự vật.

- Em hãy tìm những từ chỉ sự vật khác?

Bài 2: Tìm từ chỉ sự vật bảng sau. (10’) - GV gọi HS đọc yêu cầu.

- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS nêu, GV gạch chân từ chỉ sự vật.

- GV gọi HS nêu kết quả.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Em đặt dấu hỏi ở cuối mỗi câu + Tên em là gì ?

+ Em học lớp mấy ? - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS quan sát tranh lần lượt nêu: Bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- HS tự tìm thêm.

- HS nêu yêu cầu.

- HS suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- HS nối tiếp nêu kết quả: bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vĩ, sách.

(28)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV gọi HS nhắc lại toàn bộ các từ đó.

Bài 3: Đặt câu theo mẫu sau: Ai (Cái gì, Con gì)/là gì ? (10’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV ghi mô hình lên bảng. Hướng dẫn HS cách xác định mẫu câu.

- GV hỏi:

- Bạn Vân Anh trả lời cho câu hỏi nào ? - Lớp 2A trả lời cho câu hỏi nào ?

- GV yêu cầu HS đặt câu theo mẫu đó vào vở.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại theo yêu cầu.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS theo dõi.

- HS trả lời.

- Ai ? - Là gì?

- HS đặt câu và làm bài vào vở.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

TẬP VIẾT

TIẾT 3: CHỮ HOA B

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Bạn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Bạn bè sum họp. (3lần).

2. Kỹ năng :

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

3. Thái độ: Ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài dạy, tranh minh hoạ - Xem bài trước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gv yêu cầu 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con Ă, Â, Ăn.

- Gv gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2') - Gv nêu mục tiêu tiết học.

- Gv ghi tên bài lên bảng.

- HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài lên bảng.

(29)

- Gv gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn viết chữ B hoa và cụm từ ứng dụng (15')

2.1. HD viết chữ B hoa

- Gv yêu cầu HS quan sát nhận xét:

+ Chữ hoa B gồm mấy nét, cao mấy ô li?

- Gv hướng dẫn cách viết:

- Nét 1: Giống nét móc ngược trái phía trên hơi lệch sang phải đầu móc hơi cong.

- Nét 2: Kết hợp hai nét cơ bản cong trên, cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

- Gv viết mẫu:

- Gv yêu cầu HS viết bảng con.

- Gv nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

2.2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - Treo bảng phụ

- Gv gọi HS đọc từ ứng dụng - Em hiểu cụm từ đó như thế nào?

- Gv hướng dẫn cách viết: “Bạn bè sum họp"

- Gv yêu cầu HS nhận xét độ cao các con chữ, khoảng cách các tiếng của cụm từ đó.

- Gv yêu cầu HS luyện bảng con tiếng:

“Bạn”

2.3. HD HS viết vào vở Tập Viết:( 15') - Gv nêu yêu cầu viết:

+ Chữ hoa B 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.

+ Chữ Bạn 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.

+ Câu ứng dụng: 3 lần.

- Gv theo dõi HS viết bài và nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng cho HS.

* Nhận xét, chữa bài

- Gv thu vở chấm,nhận xét bài viết của HS .

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét tiết học.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát, nhận xét.

- 3 nét, nét thẳng đứng và 2 nét cong phải, cao 2,5 ô li.

- HS quan sát Gv viết.

- HS theo dõi.

- HS viết bảng con.

- HS lắng nghe.

- HS đọc to cụm từ ứng dụng đó.

- HS nêu: Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt đông vui.

- HS theo dõi.

- Các chữ cao 1 li:a, n, e, u, m. O.

- Các chữ cao 1, 25 li: s.

- Các chữ cao 2 li: p

- Các chữ cao 2, 5 li: B, b, h.

- HS luyện viết vào bảng con.

- HS lắng nghe và viết bài vào vở.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 1: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện... 3/ Dựa theo tranh kể lại được đoạn 3 theo lời của

2.Kể lại toàn bộ câu chuyện 2.Kể lại toàn bộ

- Biết kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ở bài 1 - Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, Kể tiếp được lời của bạn.. 3, Thái độ:

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,

[r]

Baùc luoân daønh moät tình thöông yeâu vaø söï quan taâm ñaëc bieät cho caùc chaùu thieáu nhi,

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.. 3, Thái độ: