• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Sinh 9 Bài tập tự luận trang 74, 75, 76 | Giải sách bài tập Sinh 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Sinh 9 Bài tập tự luận trang 74, 75, 76 | Giải sách bài tập Sinh 9"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1. Bài tập tự luận

Bài 1 trang 74 sbt Sinh học lớp 9: Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên.

Lời giải:

Sơ đồ mối quan hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên:

Bài 2 trang 74 sbt Sinh học lớp 9: Quan sát hình vẽ sau và ghi chú thích theo các chữ số có trong hình để nêu các loại môi trường sống.

Lời giải:

- Môi trường là tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Có 4 loại môi trường:

(2)

+ Môi trường trên mặt đất – không khí + Môi trường nước

+ Môi trường sinh vật + Môi trường trong đất - Chú thích trong hình vẽ:

1. Môi trường nước

2. Môi trường trên mặt đất – không khí 3. Môi trường trong đất

4. Môi trường sinh vật

Bài 3 trang 74 sbt Sinh học lớp 9: Bằng thực tiễn cuộc sống, hãy nêu môi trường sống của các sinh vật có tên trong bảng sau:

STT Tên sinh vật Tên môi trường

1 Gấu Bắc Cực

2 Gấu trúc Trung Quốc 3 Trâu, bò

4 Sán dây 5 Sán lá gan 6 Giun khoang 7 Giun kim 8 Rong đuôi chó 9 Cá rô phi Lời giải:

Môi trường sống của các sinh vật có trong bảng:

STT Tên sinh vật Tên môi trường

1 Gấu Bắc Cực Mặt đất – không khí

2 Gấu trúc Trung Quốc Mặt đất – không khí

(3)

3 Trâu, bò Mặt đất – không khí

4 Sán dây Sinh vật

5 Sán lá gan Sinh vật

6 Giun khoang Trong đất

7 Giun kim Sinh vật

8 Rong đuôi chó Nước

9 Cá rô phi Nước

Bài 4 trang 75 sbt Sinh học lớp 9: Quan sát đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam dưới đây và cho biết nhiệt độ tại các điểm gây chết, điểm cực thuận, giới hạn chịu đựng là bao nhiêu?

Lời giải:

Quan sát đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam thấy:

- Điểm gây chết dưới có nhiệt độ 5oC.

- Điểm gây chết trên có nhiệt độ 42oC.

- Điểm cực thuận có nhiệt độ 30oC.

- Giới hạn chịu đựng ở khoảng nhiệt độ từ điểm gây chết dưới (5oC) đến điểm gây chết trên (42oC).

(4)

Bài 5 trang 75 sbt Sinh học lớp 9: Tại nhiệt độ là 30°C, cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở mức nào?

Lời giải:

Tại nhiệt độ là 30oC là nhiệt độ cực thuận cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở Việt Nam → Tại nhiệt độ là 30oC, cá rô phi ở Việt Nam sẽ sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở mức cao nhất.

Bài 6 trang 75 sbt Sinh học lớp 9: Giới hạn sinh thái là gì? Hãy giải thích, tại sao cá chép lại có thể sống ở nhiều vùng hơn cá rô phi ở Việt Nam nếu xem xét ở góc độ giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

Lời giải:

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật tồn tại và phát triển bình thường.

- Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng thì khả năng phân bố rộng và ngược lại. Mà giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép là 2oC đến 44oC, còn của cá rô phi từ 5oC đến 42oC → Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép (44 – 2 = 42oC) rộng hơn giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi (42 – 5 = 37oC). Vì vậy, cá chép có khả năng phân bố rộng hơn cá rô phi.

(5)

Bài 7 trang 75 sbt Sinh học lớp 9: Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra? Hãy giải thích hiện tượng đó.

Lời giải:

- Khi ta để một chậu cây bên cạnh của sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây hướng về phía ánh sáng. Đó là tính hướng sáng của cây.

- Giải thích hiện tượng hướng sáng của cây: Do sự phân bố không đều của hoocmôn kích thích sinh trưởng auxin ở ngọn cây dưới tác động của nhân tố sinh thái ánh sáng: phía được chiếu sáng có ít auxin, phía không được chiếu sáng có nhiều auxin

→ Phía không được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn phía được chiếu sáng → Ngọn cây cong về phía có ánh sáng. Tính hướng sáng giúp cây nhận được ánh sáng thực hiện chức năng quang hợp tổng hợp các chất.

Tác động của hoocmôn auxin Hướng sáng của ngọn cây

Bài 8 trang 75 sbt Sinh học lớp 9: Hiện tượng ngủ đông của một số động vật được giải thích như thế nào?

(6)

Lời giải:

- Nhiệt độ là nhân tố sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật và ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự biến đổi của các nhân tố khác như lượng mưa, băng tuyết, độ ẩm, gió,…

- Ở những vùng giá lạnh khi mùa đông tới, nhiệt độ hạ thấp đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của động vật, thực vật. Do nguồn thức ăn khan hiếm nên để tránh rét và hạn chế sự tiêu hao năng lượng, nhiều loài động vật có tập tính ngủ đông. Khi ngủ đông, thân nhiệt giảm, tiêu hao năng lượng hạn chế tới mức tối đa,... nhờ đó mà động vật có thể duy trì sự sống cho đến mùa xuân ấm áp.

- Ví dụ: Hiện tượng ngủ đông của gấu phương bắc khi mùa đông tới.

Gấu ngủ đông

Bài 9 trang 75 sbt Sinh học lớp 9: Trong 2 nhóm, động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm động vật nào có khả năng phân bố rộng hơn? Tại sao?

Lời giải:

- Dựa vào nhiệt độ chia động vật thành 2 nhóm:

+ Nhóm động vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

+ Nhóm động vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

- Trong 2 nhóm động vật trên, nhóm động vật hằng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn vì sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường:

(7)

+ Nhìn chung, mỗi loài sinh vật cần có nhiệt độ cơ thể ổn định trong giới hạn nhiệt độ cho phép để sinh trưởng và phát triển.

+ Mà nhiệt độ môi trường là không đồng nhất có nơi có nhiệt độ ôn hòa nhưng cũng có những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

→ Đối với sinh vật biến nhiệt thì chúng chỉ thường có thể phân bố ở những nơi có nhiệt độ ôn hòa nhất định.

→ Còn đối với sinh vật hằng nhiệt, nhờ có khả năng điều hòa thân nhiệt nên chúng có thể sống ở cả những môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt,...

Động vật biến nhiệt Động vật hằng nhiệt

Bài 10 trang 75 sbt Sinh học lớp 9: Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên?

Lời giải:

- Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi là mối quan hệ đối địch, trong mối quan hệ này vật ăn thịt có lợi và con mồi bất lợi.

- Trong mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, số lượng con mồi (vật bị ăn thịt) bị khống chế bởi số lượng vật ăn thịt và ngược lại. Như vậy, vật ăn thịt là nhân tố tham gia điều chỉnh số lượng con mồi và bản thân con mồi lại cũng là nhân tố điều chỉnh số lượng vật ăn thịt. Chính nhờ mối quan hệ qua lại này mà trong thiên nhiên đã thiết

(8)

lập được sự cân bằng sinh học một cách bền vững, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tất cả các loài sinh vật.

Mèo bắt chuột Bọ rùa ăn bọ trĩ gây hại

Bài 11 trang 75 sbt Sinh học lớp 9: Hoàn thành bảng sau bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống phù hợp.

Ví dụ về mối quan hệ khác loài

Thuộc mối quan hệ

Hỗ trợ Đối địch

Mối quan hệ giữa nấm và tảo ở địa y

Mối quan hệ giữa cây rau và cỏ đại trong vườn

Mối quan hệ giữa hổ và nai Mối quan hệ giữa giun sán kí sinh và người

Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong rễ cây họ Đậu và cây đậu

(9)

Mối quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột người và người

Mối quan hệ giữa bò và cỏ trên cánh đồng.

Lời giải:

Ví dụ về mối quan hệ khác loài

Thuộc mối quan hệ

Hỗ trợ Đối địch

Mối quan hệ giữa nấm và tảo ở địa y

+

Mối quan hệ giữa cây rau và cỏ dại trong vườn

+

Mối quan hệ giữa hổ và nai +

Mối quan hệ giữa giun sán kí sinh và người

+

Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong rễ cây họ Đậu và cây đậu

+

Mối quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột người và người

+

Mối quan hệ giữa bò và cỏ trên cánh đồng.

+

(10)

Quan hệ hỗ trợ: vi khuẩn – cây họ Đậu Quan hệ đối địch: hổ và nai Bài 12 trang 76 sbt Sinh học lớp 9: Hiện tượng tự tỉa cành trong tự nhiên là gì?

Hãy giải thích hiện tượng đó.

Lời giải:

- Hiện tượng tự tỉa thưa là hiện tượng những cây gỗ mọc trong rừng thường có thân cao và thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn, còn các cành ở phía dưới sớm bị rụng hoặc là hiện tượng những cây nhỏ, sức sống kém sẽ bị chết dần so với những cây sinh trưởng nhanh khác.

- Giải thích hiện tượng tự tỉa thưa:

+ Hiện tượng tự tỉa thưa thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài về ánh sáng và dinh dưỡng ở thực vật: Cành cây trên ngọn hoặc cây sinh trưởng nhanh sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn cành cây phía dưới hoặc cây sinh trưởng chậm. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ và không đủ bù đắp lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới hoặc cây sinh trưởng chậm bị khô héo dần và sớm rụng.

+ Có thể ứng dụng hiện tượng tỉa thưa tự nhiên của thực vật để trồng cây khi đạt được chiều cao theo yêu cầu sẽ tách ra để phát triển bề ngang của cây thân gỗ.

(11)

Rừng tỉa thưa tự nhiên

Bài 13 trang 76 sbt Sinh học lớp 9: Một loài vi khuẩn sống ở suối nước nóng có điểm gây chết dưới là 0oC, điểm gây chết trên là 99°C, điểm cực thuận là 55°C. Hãy vẽ đồ thị mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn này.

Lời giải:

Vẽ đồ thị mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn sống ở suối nước nóng:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nước vừa là nhân tố sinh thái vừa là môi trường sống của sinh vật vì nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng

- Khi điều kiện môi trường thuận lợi (khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở nhiều,…), mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng dẫn tới số lượng cá

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ

Ví dụ: ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây ra những bệnh tật cho con người; suy thoái tài nguyên sinh vật sẽ dẫn đến con người bị thiếu lương thực, thực phẩm,…; khí hậu

2 trang 112 sbt Sinh học lớp 9: Hoạt động nào của con người trong thời kì nguyên thuỷ có tác động chủ yếu đến môi trường tự nhiên?... Dùng lửa để làm chín thức ăn, sưởi

Để bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, mỗi người cần có ý thức và trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường; tham gia trồng cây, gây

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng → Đây là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.