• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật Lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm | Giải bài tập Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật Lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm | Giải bài tập Vật lí 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 26: Ứng dụng của nam châm

Bài C1 (trang 71 SGK Vật Lý 9): Tại sao khi đóng công tắc K để dòng điện chạy vào trong mạch điện 1 thì động cơ M ở mạch điện 2 làm việc?

Lời giải:

Khi đóng công tắc K để dòng điện chạy vào trong mạch điện 1 thì động cơ M ở mạch điện 2 làm việc, vì:

+ khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2.

+ Lúc đó có dòng điện qua động cơ M ở mạch điện 2 nên động cơ M làm việc.

Bài C2 (trang 71 SGK Vật Lý 9): Nghiên cứu sơ đồ hình 26.4 để nhận biết các bộ phận chính của hệ thống chuông báo động và cho biết:

- Khi đóng cửa, chuông có kêu không? Tại sao?

- Tại sao chuông lại kêu khi cửa bị hé mở?

(2)

Lời giải:

- Khi đóng cửa, mạch điện 1 kín, có dòng điện qua nam châm điện N. Nam châm sẽ hút được miếng sắt non S => mạch điện 2 bị ngắt => chuông sẽ không kêu.

- Chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 => có dòng điện chạy qua chuông làm chuông kêu.

Bài C3 (trang 72 SGK Vật Lý 9): Trong bệnh viện, làm thế nào mà bác sĩ có thể lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân khi không thể dùng panh hoặc kìm?

Bác sĩ đó có thể sử dụng nam châm được không? Vì sao?

Lời giải:

Bác sĩ có thể sử dụng nam châm. Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt.

(3)

Bài C4 (trang 72 SGK Vật Lý 9): Hình 26.5 mô tả cấu tạo của một rơle dòng, là loại rơle mắc nốỉ tiếp với thiết bị cần bảo vệ. Bình thường, khi dòng điện qua động cơ điện ở mức cho phép thì thanh sắt S bị lò xo L kéo sang phải làm đóng thêm các tiếp điểm 1, 2. Động cơ làm việc bình thường. Giải thích vì sao khi dòng điện qua động cơ tăng quá mức cho phép thì mạch điện tự động ngắt và động cơ ngừng làm việc?

Lời giải:

Khi dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự đóng ngắt và động cơ ngừng làm việc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường. - Tại

C1. Khi đóng công tắc K thì động cơ M làm việc vì khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2. Khi đó có dòng điện qua động cơ

+ Căn cứ vào định hướng của kim nam châm mà xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây từ đó ta xác định được từ cực của ống dây (lưu ý: chiều của từ

- Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực từ (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó.. Ta nói rằng dòng

- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.. - Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ

- Chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 => có

Không thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các

b) Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được