• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khảo sát chất lượng tháng 12 năm học 2021-2022 môn Toán 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khảo sát chất lượng tháng 12 năm học 2021-2022 môn Toán 8"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS TT YÊN LẠC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 12 NĂM HỌC 2021-2022 Môn: TOÁN 8 ( 90 phút)

ĐỀ BÀI:

A-

Phần trắc nghiệm (3 điểm )

Câu 1: Gía trị của x thỏa mãn x2 + 16 = 8x là

A. x = 8 B. x = 4 C. x = -8 D. x= -4 Câu 2: Kết quả phép tính: 15 x3y5z : 3 xy2z là

A. 5x2 y3 B. 5xy C. 3x2y3 D. 5xyz Câu 3: Kết quả phân tích đa thức -x2 + 4x - 4 là:

A. -(x + 2)2 B. -(x - 2)2 C. (x-2)2 D. (x + 2)2

Câu 4: Mẫu thức chung của 2 phân thức: là:

A. 2(x - 1)2 B. x(x - 1)2 C. 2x(x-1) D. 2x (x-1)2

Câu 5: Điều kiện xác định của phân thức: là:

A. x≠1/3 B. x≠±1/3 C. x≠-1/3 D. x≠9 Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường là hình thoi.

B. Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành C. Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông.

D. Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.

B- TỰ LUẬN:

Câu 7: (1,5 điểm) Phân tích đa thức thành nhân tử:

a) x2 + xy –x – y b) a2 – b2 + 8a + 16 Câu 8 : (1,5 điểm) Cho biểu thức:

a) Tìm điều kiện của x để biểu thức A xác định b) Rút gọn biểu thức A

Câu 9: (4 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) . M là trung điểm cạnh BC. Vẽ MD vuông góc với AB tại D và ME vuông góc với AC tại E.

a) Chứng minh tứ giác ADME là hình chữ nhật.

b) Chứng minh E là trung điểm của đoạn thẳng AC và tứ giác CMDE là hình bình hành.

c) Vẽ đường cao AH của tam giác ABC. Chứng minh tứ giác MHDE là hình thang cân

d) Qua A vẽ đường thẳng song song với DH cắt DE tại K. Chứng minh HK vuông góc với AC.

____________ HẾT_______________

(2)

Đáp án và Hướng dẫn giải

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

1.B 2.A 3.B 4.D

5.B 6.C

A- Tự luận

Câu 7:(1,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,75 điểm

a) x2 + xy –x – y = x(x + y) – (x + y) = (x + y)(x -1 ).

b) a2 – b2 + 8a + 16 = (a2 + 8a + 16) – b2 = (a + 4)2 – b2 = (a + 4 – b)(a + 4 + b).

Câu 8: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,75 điểm a) Ta có: x - 1 ≠ 0 ⇒ x ≠ 1

x2 - 1 = (x + 1)(x - 1) ≠ 0 ⇔ x ≠ -1 và x ≠ 1 x2 - 2x + 1 = (x - 1)2 ≠ 0 ⇔ x - 1 ≠ 0 ⇔ x ≠ 1 ĐKXĐ: x ≠ -1 và x ≠ 1

Câu 9: (4 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm

(3)

a) Xét tứ giác ADME có:

∠(DAE) = ∠(ADM) = ∠(AEM) = 90o

⇒ Tứ giác ADME là hình chữ nhật (có ba góc vuông).

b) Ta có ME // AB ( cùng vuông góc AC) M là trung điểm của BC (gt)

⇒ E là trung điểm của AC.

Ta có E là trung điểm của AC (cmt)

Chứng minh tương tự ta có D là trung điểm của AB Do đó DE là đường trung bình của ΔABC

⇒ DE // BC và DE = BC/2 hay DE // MC và DE = MC

⇒ Tứ giác CMDE là hình bình hành.

c) Ta có DE // HM (cmt) ⇒ MHDE là hình thang (1)

Lại có HE = AC/2 (tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông AHC) DM = AC/2 (DM là đường trung bình của ΔABC) ⇒ HE = DM (2)

Từ (1) và (2) ⇒ MHDE là hình thang cân.

d) Gọi I là giao điểm của AH và DE. Xét ΔAHB có D là trung điểm của AB, DI // BH (cmt) ⇒ I là trung điểm của AH

Xét ΔDIH và ΔKIA có IH = IA

∠DIH = ∠AIK (đối đỉnh),

∠H1 = ∠A1(so le trong) ΔDIH = ΔKIA (g.c.g)

⇒ ID = IK

Tứ giác ADHK có ID = IK, IA = IH (cmt) ⇒ DHK là hình bình hành

⇒ HK // DA mà DA ⊥ AC ⇒ HK ⊥ AC

____________________________________________________________

Yên Lạc ngày 27/12/2021

Người ra đề: Tổ trưởng CM kí duyệt:

Đỗ Thị Thu Thơ Phạm Hồng Giang

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Biết rằng khi cắt hình trụ đã cho bởi một mặt phẳng song song với trục và cách trục một khoảng bằng 3a, thiết diện thu được là một hình vuông.. Thể tích của

, đồng thời cắt các mặt phẳng chứa các mặt bên của lăng trụ này, ta lại thu được một lăng trụ mới (như hình vẽ) là một lăng trụ đứng có chiều cao là AG , tam giác

b) Gọi O là giao điểm của hai đường trung trực cạnh AB và AC. I là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác. Kẻ đường thẳng vuông góc với AK tại K cắt AC tại D. Vẽ

b) Gọi A là trung điểm của HP. Qua F kẻ đường thẳng vuông góc với EF cắt BC tại I. Chứng minh tứ giác AOIK là hình bình hành... c) EF cắt IK

- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.. III. Gọi M là trung điểm của BC, N là trung điểm của AC. Đường vuông góc với BC

Gọi C là một trong hai giao điểm của hai đường tròn. b) Vẽ hình chữ nhật ABCD có một chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.. + Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông

Gọi (d) là đường thẳng vuông góc với BC tại C. Tính các góc của tam giác CDE. Chứng minh rằng: Tam giác ABC vuông. Cho tam giác ABC, gọi D, E lần lượt là trung điểm của

b) Gọi A là trung điểm của HP. Qua F kẻ đường thẳng vuông góc với EF cắt BC tại I. Chứng minh tứ giác AOIK là hình bình hành.. c) EF cắt IK