• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 2 XÁC SUẤT 4 TIẾT soạn ngày 2 /10/2021

Tuần 5

tiết 5: PHÉP THỬ VÀ KHÔNG GIAN MẪU I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Khái niệm về phép thử ngẫu nhiên.

Khái niệm về không gian mẫu của một phép thử ngẫu nhiên và kí hiệu.

2. Năng lực - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh tự ôn lại kiến thức về không gian mẫu; tự thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, biết lập luận hợp lí trước khi kết luận; điều chỉnh cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết, phát hiện vấn đề cần giải quyết; đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề; sửa dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề đặt ra; ...

- Năng lực giao tiếp toán học: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết; trình bày, diễn đạt được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học; sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học; ...

3. Phẩm chất:

- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, ngay thẳng, thật thà.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

-Thiết bị dạy học: Bảng thông minh, máy tính xách tay - Học liệu: KHBD (word và powerpont).

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của HS

Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: : Làm cho hs thấy vấn đề cần thiết phải nghiên cứu khái niệm phép thử và việc nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.

Quan sát các hình ảnh sau:

(2)

Bắn một mũi tên, đánh gôn, gieo con súc sắc, gieo một đồng tiền, rút một quân bài. Khi thực hiện một hành động trên là ta được một phép thử.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

I. Phép thử và không gian mẫu

Mục tiêu: Hiểu được khái niệm phép thử và không gian mẫu. Biết cách xác định không gian mẫu.

Nội dung: Phép thử và không gian mẫu.

Sản phẩm: Phát biểu được khái niệm phép thử và không gian mẫu, nêu được một số ví dụ về phép thử ngẫu nhiên, lập bảng kiểm đếm trong một số ví dụ.

Cách thức tổ chức: Cá nhân, hoạt động nhóm.

HĐ: (Tiếp cận)

Gv giao nhiệm vụ: HS quan sát phần thí nghiệm của GV và trả lời các câu hỏi.

- Gieo một đồng tiền kim loại một lần.

+ Ta có đoán trước được nó xuất hiện mặt sấp hay mặt ngửa hay không?

+ Ta có thể biết trước được tất cả các kết quả có thể xảy ra không?

Học sinh thực hiện:

H1: Ta không đoán được.

Kết luận: Khi gieo một đồng xu một lần ta không dự đoán trước được mặt sâp (S) hay mặt ngửa (N) xuất hiện, nhưng ta biết được có hai khả năng xuất hiện. Đó là phép thử ngẫu nhiên.

(3)

H2: Ta có thể biết trước tất cả các kết quả có thể xảy ra.

Học sinh báo cáo:

Học sinh trả lời

Đánh giá kết quả của giáo viên Gv nhận xét kết quả

Gv chốt kiến thức

Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó.

2. Không gian mẫu HĐ: (Tiếp cận)

Gv giao nhiệm vụ: Học sinh hoạt động nhóm thực hiện phép thử Gieo đồng xu và con xúc xắc.

Học sinh thực hiện:

N1+2: Thực hiện gieo đồng xu hai lần. Liệt kê tất cả các khả năng có thể xảy ra.

N3+4: Thực hiện gieo con xúc xắc một lần. Liệt kê tất cả các khả năng có thể xảy ra.

Học sinh báo cáo:

Đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm.

Đánh giá kết quả của giáo viên Gv nhận xét kết quả

Gv chốt kiến thức

Ω ={1; 2; 3; 4; 5; 6}

2. Không gian mẫu:

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử và kí hiệu là Ω.

HĐ: (Củng cố)

Gv giao nhiệm vụ: Mô tả không gian mẫu của các phép thử sau:

a) Gieo một đồng xu cân đối đồng chất 1 lần;

b) Gieo một đồng xu cân đối đồng chất 2 lần;

(4)

c) Gieo một con súc sắc 2 lần.

Học sinh thực hiện:

Hs thảo luận nhóm bàn, trả lời.

Học sinh báo cáo:

Đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm.

Đánh giá kết quả của giáo viên Gv nhận xét kết quả

Gv chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.

II. Luyện tập

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vào làm bài tập Nội dung: Phép thử và không gian mẫu.

Sản phẩm: Mô tả được không gian mẫu trong các bài tập.

Cách thức tổ chức: Cá nhân, hoạt động nhóm.

Phần 1:Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Gieo một con súc sắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện

Hãy mô tả không gian mẫu A. Ω={2,4,6}

B. Ω={1,3,5}

C. Ω={1,2,3,4}

D. Ω={1,2,3,4,5,6}

Câu 2. Gieo một con súc sắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện

Không gian mẫu của phép thử trên có mấy phần tử

A. 6 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3. Gieo một con súc sắc sau đó gieo một

Ω = {SSS; SSN; SNN; SNS; NNN;

NNS; NSS; NSN}

(5)

đồng tiền. Quan sát số chấm xuất hiện trên con súc sắc và sự xuất hiện của mặt sấp (S), mặt ngửa (N) của đồng tiền.

a) Hãy mô tả không gian mẫu A. Ω={1S,2N,3S,4N,5S,6N}

B. Ω={1N,2S,3N,4S,5N,6S}

C.

Ω={1S,2,S,3S,4S,5S,6S,1N,2N,3N,4N,5N,6N}

D. Ω={SS,SN,NS}

GV giao nhiệm vụ

1. HS thảo luận theo nhóm tìm các phép thử trong đời sống.

Gieo một đồng tiền cân đối đồng chất 3 lần liên tiếp. Hãy mô tả không gian mẫu.

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi.

Học sinh báo cáo:

Đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm.

Gv đánh giá kết quả

Một HS nêu đề bài tập 1 và cho HS thảo luận lên bảng trình bày lời giải.

GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG Mục tiêu: Vận dụng phép thử trong cuộc sống từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân.

(6)

Nội dung: Phép thử và không gian mẫu.

Sản phẩm: Đưa ra những phép thử trong cuộc sống Cách thức tổ chức: Hoạt động nhóm

Cô có các ví dụ về phép thử sau trong cuộc sống ví dụ như:

GV giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm hãy lấy 1 ví dụ về phép thử trong cuộc sống, nêu các khả năng xảy ra khi thực hiện phép thử đó. Từ đó hãy rút ra các bài học cho bản than khi đứng trước các quyết định.

( Hãy làm một sản phẩm trên ppt và trình bày sản phẩm, nộp vào tiết sau)

GV Phân tích mẫu một số ví dụ để học sinh hiểu, tham khảo.

- Đặt ra một tình huống trong thực tế

- Xét tất cả các khả năng có thể xảy ra trong tình huống đó.

Ví dụ: Nếu một người tiêm vắc xin Covid 19, theo em có những khả năng nào xảy ra.

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, có vô số các phép thử hiện hữu ở ọi lúc mọi nơi như:

VD1: Nước chúng ta đang cố gắng tạo ra các giống lúa chịu hạn, chịu mặn, kháng sâu bệnh tốt trồng thử, nhân giống để không ngừng tăng năng suất trong điều kiện biến đổi khí hậu trên toàn cầu hiện nay.

VD2: Tây Nguyên đang tìm các giống cây mới có hiệu quả kinh tế cao nhằ tái canh, thâm canh trên vùng đất của mình.

VD3: Một số học sinh đã không có ý thức được việc hút thử “ cỏ Mĩ” là rất nguy hiểm.

Qua mấy ví dụ trên chúng ta thấy có phép thử thì con người ới có tiến bộ, xã hội mới phát triển, loài người ới văn minh. Nhưng không phải phép thử nào cũng nên làm và mang lại lợi ích, hợp lí.

HOẠT ĐỘNG 5. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ Gv giao nhiệm vụ

- Học sinh đọc lại vở ghi, học thuộc khái niệm, đọc kĩ các ví dụ.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên

(7)

giao mục 4.

- Học sinh tìm hiểu về khái niệm Biến cố.

Ngày soạn 2/10/2021

Tuần 6 Tiết 6

TÊN BÀI DẠY: BIẾN CỐ VÀ KHẢ NĂNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS hiểu định nghĩa về biến cố.

- HS xác định được biến cố phát biểu dưới dạng mô tả và dạng tập hợp - HS xác định được tính chắc chắn, không thể hay có thể của biến cố.

- HS nhận biết được các kết quả thuận lợi cho biến cố.

- HS xác định được số kết quả thuận lợi cho một biến cố.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh tự ôn lại kiến thức về không gian mẫu; tự thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, biết lập luận hợp lí trước khi kết luận; điều chỉnh cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết, phát hiện vấn đề cần giải quyết; đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề; sửa dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề đặt ra; ...

- Năng lực giao tiếp toán học: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết; trình bày, diễn đạt được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học; sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học; ...

3. Phẩm chất:

- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, ngay thẳng, thật thà.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

-Thiết bị dạy học: Bảng thông minh, máy tính xách tay - Học liệu: KHBD (word và powerpont).

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động (05’) a) Mục tiêu:

- HS hệ thống hóa lại các kiến thức đã học về phép thử.

- Hiểu được khái niệm biến cố. Biết cách xác định các biến cố.

- Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.

(8)

b) Nội dung: HS động não, sử dụng hiểu biết để thực hiện.

c) Sản phẩm: Các kiến thức về xác suất và biến cố

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV lấy ví dụ: Gieo một đồng xu hai lần, mô tả không gian mẫu của phép thử này ? Xét sự kiện A: "Kết quả của hai lần gieo là như nhau".

Giáo viên yêu cầu HS: Hãy viết lại sự kiện A theo kiểu liệt kê các phần tử của tập hợp A là tập hợp các khả năng có thể xảy ra của sự kiện trên?

Vậy tập A có quan hệ thế nào với không gian mẫu?

- Ta gọi A là một biến cố.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Cả lớp suy nghĩ về các khả năng xảy ra của sự kiện A - HS dưới lớp xung phong trả lời.

- GV điều khiển để giúp HS thực hiện nhiệm vụ của HS.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Qua mỗi câu trả lời, HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào nội dung bài tập 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25’)

Hoạt động 2.1: Khái niệm Biến cố

a) Mục tiêu: Xác định được biến cố phát biểu dưới dạng mô tả và dạng tập hợp

Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học, sử dụng các công cụ toán học.

b) Nội dung: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, làm bài tập.

c) Sản phẩm: HS tự thực hiện phát biểu khái niệm d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến

(9)

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao cho HS thực hiện cá nhân đọc ví dụ và phát biểu lại theo ý hiểu

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS dưới lớp với sự chuẩn bị của mình đọc ví dụ, làm theo yêu cầu của GV.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi đại diện 4 hs trình bày.

+ Hs còn lại nhận xét, đánh giá chéo

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức .

1. Định nghĩa

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử T.

a) Nếu A là tập con của Ω thì ta nói A là biến cố (liên quan đến phép thử T).

b) Trong kết quả của việc thực hiện phép thử T, nếu có một phần tử của biến cố xảy ra thì ta nói "biến cố A xảy ra".

Ví dụ:

Gieo một con súc sắc thì đây là môt phép thử.

Không gian mẫu Ω={1;2;3;4;5;6}

Gọi A là biến cố: “Các mặt xuất hiện chẵn chấm”.

Khi đó A={2;4;6}A={2;4;6}.

Hoạt động 2.2: Biến cố không thể và biến cố chắc chắn a)Mục tiêu:

- Xác định được tính chắc chắn, không thể hay có thể của biến cố.

- Nhận biết được các kết quả thuận lợi cho biến cố.

Xác định được số kết quả thuận lợi cho một biến cố.

Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.

b) Nội dung: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ví dụ do GV đưa ra.

c) Sản phẩm: HS phân biệt được các khả năng của biến cố.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến

(10)

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm:

Yêu cầu từng nhóm hs nêu các khả năng có thể xảy ra của biến cố A và biến cố B

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm thảo luận, trao đổi tìm ra cách giải và kết quả.

+ GV hướng dẫn, quan sát, giúp đỡ.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi đại diện 4 nhóm lên bảng trình bày.

+ Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Biến cố không thể và biến cố chắc chắn

Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử T, ta có các định nghĩa sau:

a) Biến cố A được gọi là biến cố

ngẫu nhiên (liên quan đến phép thử T), nếu như A khác rỗng và A là tập con thực sự của Ω.

b) Tập rỗng được gọi là biến cố

không thể (liên quan đến phép thử T) (gọi tắt là biến cố không).

c) Tập Ω được gọi là biến cố chắc chắn (liên quan đến phép thử T).

Ví dụ:

Hãy nêu những đặc điểm khác nhau về sự tồn tại của hai biến cố A: "Con súc sắc xuất hiện mặt 7 chấm" và B:

"Con súc sắc xuất hiện mặt có số

chấm không vượt quá 6" khi thực hiện phép thử gieo một con súc sắc 1 lần?

Biến cố A không thể xảy ra.

Biến cố B luôn luôn xảy ra.

3. Hoạt động 3: Vận dụng (15’)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về biến cố và khả năng. Rèn kỹ năng trình bày. Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.

b) Nội dung: Yêu cầu HS hoạt động nhóm.

c) Sản phẩm: HS tự thực hiện các yêu cầu của giáo viên d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Chiếu bài tập và hướng dẫn HS làm

Bài 1. Một con súc sắc được gieo 3 lần liên tiếp. Quan sát số chấm xuất hiện.

Xác định các biến cố sau có thể xảy ra A: “Tổng số chấm trong 3 lần gieo là 6”.

B: “Số chấm trong lần gieo thứ nhất bằng tổng số chấm của lần gieo thứ hai và thứ ba”.

Bài 1:

Xác định các biến cố:

A={(1;1;4), (1;4;1), (4;1;1), (1;2;3), (2;3;1), (1;3;2), (2;1;3), (3;2;1), (3;1;2), (2;2;2)}.

B={(2;1;1), (3;1;2), (3;2;1), (4;1;3), (4;3;1), (4;2;2), (5;1;4), (5;4;1), (5;2;3), (5;3;2), (6;1;5), (6;5;1), (6;2;4), (6;4;2), (6;3;3)}.

Bài 2:

(11)

Bài 2. Gieo một đồng xu cân đối ba lần liên tiếp.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Xác định các biến cố:

A: “Lần đầu xuất hiện mặt sấp”.

B: “Mặt sấp xuất hiện đúng một lần”.

C: Mặt ngửa xuất hiện ít nhất một lần”.

Bài 3. Từ một hộp chứa năm quả cầu được đánh số 1, 2, 3, 4, 5 lấy ngẫu nhiên liên tiếp hai lần mỗi lần một quả và xếp theo thứ tự từ trái sang phải.

a) Xây dựng không gian mẫu.

b) Xác định các biến cố sau:

A: “Chữ số sau lớn hơn chữ số trước”.

B: “Chữ số trước gấp đôi chữ số sau”.

C: “Hai chữ số bằng nhau”.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm thực hiện các nhiệm vụ được giao.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trao đổi nội dung hoạt động của nhóm, nhóm khác đánh giá bài của nhóm bạn .

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và hướng dẫn về nhà:

+ Xem lại các dạng bài đã làm.

a) Kết quả của ba lần gieo là một dãy có thứ tự các kết quả của từng lần gieo.

Do đó: Ω={SSS, SSN, NSS, SNS, NNS, NSN, SNN, NNN}.

b) A={SSS, SSN, SNS, SNN}.

B={SNN, NSN, NNS}.

C={NNN, NNS, SNN, NSN, NSS, SSN, SNS}.

Bài 3:

a) Vì việc lấy ngẫu nhiên liên tiếp hai lần mỗi lần lấy một quả và xếp thứ tự nên mỗi lần lấy ta được một chỉnh hợp chập 2 của 5 chữ số:

Ω={12; 21; 13; 31; 14; 41; 15; 51;

23; 32; 24; 42; 25; 52; 34; 43; 35;

53; 45; 54}.

b) A={12; 13; 14; 15; 23; 24; 25; 34;

35; 45}, B={21,42}

C = Ø

IV. Rút kinh nghiệm:

1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:

2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:

3. Hoạt động của học sinh:

(12)

ngày soạn 2/10/2021 Tuần 7

Tiết 7

Bài: XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM Số tiết thực hiện: 01

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

- Sử dụng phân số để mô tả được xác suất thực nghiệm của một biến cố liên quan đến dãy phép thử.

- Nêu khái niệm xác suất. Xác suất thực nghiệm là gì?

- Lấy được ví dụ và tính được xác suất thực nghiệm.

2. Năng lực

- Bồi dưỡng năng lực mô hình hóa Toán học thông qua việc dùng tỉ số để tính xác suất thực nghiệm.

- Bồi dưỡng năng lực giao tiếp Toán học qua việc thảo luận về nội dung Toán học, ghi chép, diễn đạt được các khái niệm Toán học.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, tìm hiểu tài liệu.

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, trong việc thực hiện công việc phân công của nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV

- Giáo án, SGK, SGV

- Chuẩn bị xúc xắc, đồng xu, hộp kín có ba quả bóng với màu sắc khác nhau nhưng cùng khối lượng và kích thước.

2. HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đọc trước bài mới, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

(13)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV nêu tình huống, HS suy nghĩ để trả lời c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát bàn cờ cá ngựa:

- GV đặt vấn đề nhưng không yêu cầu HS trả lời:

Bốn bạn Chi, Hằng, Trung, Dũng cùng chơi cờ cá ngựa. Chi đã gieo xúc xắc khi đến lượt của mình. Xác suất thực nghiệm để Chi gieo được mặt 1 chấm là bao nhiêu?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Xác suất thực nghiệm trong trò chơi tung đồng xu a) Mục tiêu:

- Giúp HS hình thành khái niệm xác suất thực nghiệm và tính được xác suất thực nghiệm khi tung đồng xu

b) Nội dung:

- HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS thảo luận theo nhóm, đọc bảng kết quả ở hoạt động 1 trang 17 SGK và thực hiện các

I. Xác suất thực nghiệm trong trò chơi tung đồng xu

• Xác suất thực nghiệm xuất hiện

(14)

yêu cầu:

+ Kiểm đếm số lần xuất hiện mặt N và số lần xuất hiện mặt S sau 8 lần tung đồng xu.

+ Viết tỉ số của số lần xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu.

+ Viết tỉ số của số lần xuất hiện mặt S và tổng số lần tung đồng xu.

- GV cho HS đọc phần nội dung trong khung và phần chú ý

- GV yêu cầu HS đọc VD1 và áp dụng làm bài Luyện tập 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động 1, các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài Luyện tập 1 Dự kiến sản phẩm HĐ1:

a) Sau 8 lần tung đồng xu có 5 lần xuất hiện mặt N, 3 lần xuất hiện mặt S

b) Tỉ số xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng

mặt N khi tung đồng xu nhiều lần bằng:

Số lần mặt N xuất hiện Tổng số lẩn tung đồng xu

• Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S khi tung đồng xu nhiều lần bằng:

Số lần mặt S xuất hiện Tổng số lần tung đồng xu

* Chú ý: Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S (hoặc mặt N) phản ánh số

lần xuất hiện của mặt đó so với tổng số lần tiến hành thực nghiệm

Luyện tập 1

Xác xuất thực nghiệm số lần xuất hiện mặt S là: 25−15

25 = 2

5

(15)

xu: 5

8

c) Tỉ số xuất hiện mặt S và tổng số lần tung đồng xu: 3

8

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh nếu học sinh trả lời đúng.

- GV chốt kiến thức

Hoạt động 2: Xác suất thực nghiệm trong trò chơi lấy vật từ trong hộp a) Mục tiêu:

- Giúp HS hình thành khái niệm xác suất thực nghiệm và tính được xác suất thực nghiệm từ mô hình lấy vật từ trong hộp

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS thảo luận theo nhóm, đọc kết quả bảng mô tả khi lấy bóng ở trong hộp ở hoạt động 2 trang 18 SGK và thực hiện các yêu cầu:

+ Kiểm đếm số lần xuất hiện màu xanh, màu đỏ và màu vàng sau 10 lần lấy bóng.

+ Viết tỉ số của số lần xuất hiện màu xanh và tổng số lần lấy bóng

+ Viết tỉ số của số lần xuất hiện màu đỏ và tổng số lần lấy bóng.

+ Viết tỉ số của số lần xuất hiện màu vàng và tổng số lần lấy bóng.

II. Xác suất thực nghiệm trong trò chơi lấy vật từ trong hộp Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu A khi lấy bóng nhiều lần bằng:

Số lần màu A xuất hiện Tổng số lẩn lấy bóng Luyện tập 2

Xác xuất thực nghiệm số lần xuất hiện quả bóng màu vàng là: 5

20= 1

4

* Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt k chấm (k  N , 1 < k < 6) khi

(16)

- GV cho HS đọc phần nội dung trong khung kiến thức trọng tâm

- GV yêu cầu HS đọc VD2 và áp dụng làm bài Luyện tập 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động 2, các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài Luyện tập 2 Dự kiến sản phẩm HĐ2:

a) Số lần xuất hiện 3 màu trong 10 lần lấy bóng là:

màu xanh xuất hiện 3 lần, màu đỏ xuất hiện 4 lần, màu vàng xuất hiện 3 lần.

b) Tỉ số số lần xuất hiện quả bóng màu xanh : 3

10

c) Tỉ số số lần xuất hiện quả bóng màu đỏ : 4

10=2 5

d) Tỉ số số lần xuất hiện quả bóng màu vàng : 3

10

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh nếu học sinh trả lời đúng.

- GV cho HS đọc về xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt k chấm khi gieo xúc xắc nhiều lần.

gieo xúc xắc nhiều lần bằng:

Số lần xuất hiện mặt k chấm Tổng số lần gieo xúc xắc

(17)

- GV chốt kiến thức

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 2, 3, 4 trong SGK trang 19, 20 - HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV:

Bài 2:

a) Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng: 13

22

b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: 11

25

c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: 30−14

30 = 8 15

Bài 3:

HS thực hiện rút thẻ 25 lần liên tiếp và ghi kết quả vào bảng a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 1: Số lần xuất hiện số1

25

b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 5: Số lần xuất hiện số5 25

c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 10: Số lần xuất hiện số10 25

Bài 4:

a) Số lần xuất hiện mặt 1 chấm: 3 lần Số lần xuất hiện mặt 6 chấm: 1 lần

b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm là: 3

10

(18)

c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm là: 1

10

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Nếu tung một đồng xu 50 lần liên tiếp, có 24 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S là:

A. 12

25 B. 13

25 C. 1

24 D. 1

50

Câu 2: Nếu tung một đồng xu 40 lần liên tiếp, có 16 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là:

A. 2

5 B. 3

5 C. 1

16 D. 1

40 Câu 3: Một hộp có 10 chiếc thẻ được đánh số từ 1 đến 10. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ rút được và bỏ lại thẻ đó vào hộp. Sau 25 lần rút thẻ liên tiếp, nhận thấy có 4 lần lấy được thẻ đánh số 6. Xác suất thực nghiệm xuất hiện thẻ đánh số 6 là:

A. 1

10 B. 4

25 C. 6

25 D. 1

25

Câu 4: Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Nam lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại của màu quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Sau 20 lần lấy bóng liên tiếp, bạn Nam có kết quả như sau:

Lần lấy bóng Kết quả Lần lấy bóng Kết quả

1 Xuất hiện màu đỏ 11 Xuất hiện màu vàng

(19)

2 Xuất hiện màu xanh 12 Xuất hiện màu vàng

3 Xuất hiện màu đỏ 13 Xuất hiện màu xanh

4 Xuất hiện màu vàng 14 Xuất hiện màu xanh

5 Xuất hiện màu đỏ 15 Xuất hiện màu vàng

6 Xuất hiện màu vàng 16 Xuất hiện màu đỏ

7 Xuất hiện màu xanh 17 Xuất hiện màu xanh

8 Xuất hiện màu xanh 18 Xuất hiện màu đỏ

9 Xuất hiện màu đỏ 19 Xuất hiện màu xanh

10 Xuất hiện màu vàng 20 Xuất hiện màu đỏ

Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu đỏ trong 20 lần lấy là:

A. 7

20 B. 3

10 C. 20

7 D. 3

20

Câu 5: Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Nam lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại của màu quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Sau 20 lần lấy bóng liên tiếp, bạn Nam có kết quả như sau:

Lần lấy bóng Kết quả Lần lấy bóng Kết quả

1 Xuất hiện màu đỏ 11 Xuất hiện màu vàng

2 Xuất hiện màu xanh 12 Xuất hiện màu vàng

3 Xuất hiện màu đỏ 13 Xuất hiện màu xanh

4 Xuất hiện màu vàng 14 Xuất hiện màu xanh

(20)

5 Xuất hiện màu đỏ 15 Xuất hiện màu vàng

6 Xuất hiện màu vàng 16 Xuất hiện màu đỏ

7 Xuất hiện màu xanh 17 Xuất hiện màu xanh

8 Xuất hiện màu xanh 18 Xuất hiện màu đỏ

9 Xuất hiện màu đỏ 19 Xuất hiện màu xanh

10 Xuất hiện màu vàng 20 Xuất hiện màu đỏ

Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu vàng là A. 3

10 B. 7

20 C. 3

20 D. 10

3

Câu 6: Nếu gieo một con xúc xắc 2 lần liên tiếp, có 7 lần xuất hiện mặt 5 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 5 chấm là:

A. 7

22 B. 5

22 C. 1

11 D. 5

7

Câu 7: Nếu gieo một con xúc xắc 18 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 1 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm là:

A. 1

6 B. 1

18 C. 1 D. 1

3

Câu 8: Nếu gieo một con xúc xắc 32 lần liên tiếp, có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S là:

A. 7

16 B. 9

16 C. 16

9 D. 16

7

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV nhấn mạnh HS phải nhận biết được xác suất thực nghiệm của một khả năng xảy ra hoặc không xảy ra trong trò chơi tung đồng xu, lấy vật ra từ hộp và gieo xúc xắc.

(21)

- Đọc thêm mục CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT.

- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài mới “Bài tập cuối chương IV”.

(22)

Ngày soạn 2/10/2021 Tuần 8

Tiết 8 Bài: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu 1. Kiến thức.

- Học sinh nêu được xác suất của biến cố.

- Biết lấy ví dụ xác suất của biến cố.

- Nhận biết được mối quan hệ giữa xác suất thực nghiệm và xác suất biến cố.

- Biết cách tính xác suất của biến cố trong các bài toán thực tế đơn giản (tung đồng xu, 1 con xúc xắc, chọn một người)

- Tính được xác suất của biến cố P(A) = n(A) / n() 2. Năng lực

- Bồi dưỡng năng lực mô hình hóa Toán học thông qua việc dùng tỉ số để tính xác suất thực nghiệm.

- Bồi dưỡng năng lực giao tiếp Toán học qua việc thảo luận về nội dung Toán học, ghi chép, diễn đạt được các khái niệm Toán học.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, tìm hiểu tài liệu.

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, trong việc thực hiện công việc phân công của nhóm.

II.Thiết bị dạy học và học liệu

-Thiết bị : máy chiếu hoặc bảng tương tác thông minh, máy tính cầm tay, xúc xắc 6 mặt, đồng xu, bảng nhóm

- Học liệu: tài liệu (nếu có), bài giảng Powerpoint III.Tiến trình dạy học

1.Hoạt động 1:Mở đầu a)Mục tiêu

- Tạo động cơ xuất hiện khái niệm xác suất của biến cố gây hứng thú, kích thích sự tò mò cho HS.

- Học sinh xác định được nội dung cần nghiên cứu của giờ học

b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh quan sát xúc xắc và giới thiệu vấn đề về khái niệm xác suất của biến cố

c) Sản phẩm: Học sinh lắng nghe, tiếp thu kiến thức và nêu được cách xác định mặt khi gieo một chiếc xúc xắc.

d) Tổ chức thực hiện: Học sinh thực hiện gieo và báo cáo kết quả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(23)

- Gv yêu cầu HS đọc nội dung bài toán giáo viên đưa ra ở phần mở đầu.

- GV cho HS thực nghiệm gieo xúc xắc báo cáo kết quả, giới thiệu và đặt vấn đề + GV giới thiệu: Báo cáo số chấm nhận được khi gieo một chiếc xúc xắc 6 mặt + GV đặt vấn đề: Gieo một con xúc xắc và cho biết số chấm nhận được ở mặt ngửa tương ứng?

+ GV hướng dẫn HS và yêu cầu HS thực hiện.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, học sinh thực hiện mẫu theo yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Khái niệm xác suất của biến cố” => Bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a)Mục tiêu:

- Nêu được xác suất của biến cố.

- Lấy ví dụ xác suất của biến cố.

- Rèn kĩ năng tính xác suất của biến cố trong các bài toán thực tế đơn giản (tung đồng xu, 1 con xúc xắc, chọn một người)

- Tính được xác suất của biến cố P(A) = n(A) / n() b) Nội dung:

- Học sinh được yêu cầu thực hiện hoạt động 1 trong SGK. Làm các ví dụ 1 - Tìm hiểu nội dung kiến thức và trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi, nêu được khái niệm xác suất của biến cố

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- G yêu cầu HS hoàn thành Hoạt động 1

Xét tính Đ–S của các mệnh đề sau:

a) Một biến cố luôn xảy ra.

b) Nếu một biến cố xảy ra, ta luôn tìm được khả năng nó xảy ra.

- H thảo luận nhóm đôi và trả lời kết quả

- G ví dụ minh họa: Xác định số khả năng xuất hiện mặt có 1 chấm khi gieo nhẫu nhiên một con xúc xắc

(24)

- G gọi H lấy ví dụ

- G gọi H nhận xét, và chốt lại ví dụ của HS - G nhấn mạnh:

Việc đánh giá khả năng xảy ra của một biến cố

được gọi là xác suất của biến cố đó.

- G mời một số HS nhắc lại khái niệm và yêu cầu cả lớp ghi nhớ khái niệm.

- G chú ý HS hai cách diễn đạt: ngôn ngữ và kí hiệu.

- G nhấn mạnh khung chú ý:

- G yêu cầu HS củng cố kiến thức thông qua việc hoàn thành VD.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS nhóm báo cáo

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, hướng dẫn học sinh trình bày.

1. Khái niệm xác suất của biến cố Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử chỉ có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện.

Ta gọi tỉ số ( ) ( ) n A n

là xác suất của biến cố A.

Kí hiệu P(A).

P(A) = ( ) ( ) n A n

*, Chú ý: n(A) là số phần tử của A hay cũng là số kết quả thuận lợi của biến cố A, còn n() là số kết quả có thể xảy ra của phép thử.

2. Ví dụ: Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối và đồng chất.

- Mô tả không gian mẫu?

- Nhận xét về khả năng xuất hiện của các mặt?

- Xác định số khả năng xuất hiện mặt lẻ?

 = {1, 2, 3, 4, 5, 6}

n() = 6

Các mặt đồng khả năng xuất hiện

 khả năng xuất hiện mỗi mặt là 1 6

1,3,5

A n(A) = 3

Khả năng xuất hiện mặt lẻ là:

 3 1 ( ) 6 2 P A

3. Hoạt động 3 : Luyện tập

(25)

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: bài làm của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập:

Bài 1. Từ một hộp chứa 4 quả cầu ghi chữ a, 2 quả cầu ghi chữ b, 2 quả cầu ghi chữ c, lấy ngẫu nhiên một quả cầu. Kí hiệu các biến cố:

A: "Lấy được quả cầu ghi chữ a"

B: "Lấy được quả cầu ghi chữ b"

C: "Lấy được quả cầu ghi chữ c"

Tính xác suất của các biến cố?

Bài 2. Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền cân đối và đồng chất hai lần. Tính xác suất của các biến cố sau:

A: "Mặt sấp xuất hiện hai lần".

B: "Mặt sấp xuất hiện đúng 1 lần".

C: "Mặt sấp xuất hiện ít nhất 1 lần".

Bài 3

Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của các biến cố:

A: "Mặt chẵn xuất hiện"

B: "Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 3"

C: "Xuất hiện mặt có số chấm không bé hơn 3"

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở, sau đó trình bày bảng.

Kết quả : Bài 1

n() = 8; n(A) = 4, n(B) = 2, n(C) = 2.

P(A) = 4 1

8 2 ; P(B) = P(C) = 2 1 8 4 . Bài 2

 = {SS, SN, NS, NN}  n() = 4 A = {SS}  n(A) = 1

B = {SN, NS}  n(B) = 2 C = {SS, SN, NS}  n(C)=3

 P(A) = 1 4

; P(B) = 1 2

; P(C) = 3 4

. Bài 3

 = {1, 2, 3, 4, 5, 6} n() = 6.

A = {2, 4, 6}  n(A) = 3

(26)

B = {3, 6}  n(B) = 2 C = {3, 4, 5, 6}  n(C) = 4

 P(A) = 1 2

; P(B) = 1 3

; P(C) = 2 3

.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập

Bài 4 Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối và đồng chất.

- Mô tả không gian mẫu?

- Nhận xét về khả năng xuất hiện của các mặt?

- Xác định số khả năng xuất hiện mặt lẻ?

Bài 5 Từ một hộp chứa 4 quả cầu ghi chữ a, 2 quả cầu ghi chữ b, 2 quả cầu ghi chữ c, lấy ngẫu nhiên một quả cầu. Kí hiệu các biến cố:

A: "Lấy được quả cầu ghi chữ a"

B: "Lấy được quả cầu ghi chữ b"

C: "Lấy được quả cầu ghi chữ c"

Tính xác suất của các biến cố?

Bài 6 Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền cân đối và đồng chất hai lần. Tính xác suất của các biến cố sau:

A: "Mặt sấp xuất hiện hai lần".

B: "Mặt sấp xuất hiện đúng 1 lần".

C: "Mặt sấp xuất hiện ít nhất 1 lần".

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành các bài tập và trình bày bảng.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

5. Củng cố, dặn dò - Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Khái niệm xác suất của biến cố.

- Biết cách tính xác suất của biến cố trong các bài toán đơn giản.

- Hoàn thành nốt các bài tập và làm thêm bài tập SBT.

_________________________________________

(27)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực: tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

+ NL phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng

- Qua các hoạt động học tập HS được hình thành NL tự chủ, tự học, năng lực hợp tác, NL tư duy và lập luận toán học;NL mô hình hoá toán học; NL giải quyết vấn đề toán

- Thông qua bài học hình thành cho HS năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ khi