• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 Ngày soạn: 12/3/2021

Ngày giảng: 15/3/2021

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép nhân, chia trong trường hợp đơn giản. Biết giải toán có một phép nhân trong bảng nhân 5. Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia, giải toán có lới văn.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong tính toán, biết vận dụng vào thực tế.

Năng lực: tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- HS lên bảng làm bài dựa vào tóm tắt Tóm tắt

5 bạn : Có 35 quyển vở Một bạn: ... quyển vở?

- GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1: (7)

- Gọi HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV nhận xét

- Trong biểu thức chứa phép nhân và phép chia ta làm thế nào?

- 3 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- HS thực hiện bài làm trên bảng con - HS lên bảng giải bài dựa vào tóm tắt

Bài giải

Số quyển vở mỗi bạn có là : 35 : 5 = 7 (quyển vở )

Đáp số : 7 quyển vở - Nhận xét

- Tính (theo mẫu ) - HS làm bài vào vở - 3 HS làm bảng a)5 x 6 : 3 = 30 : 3

= 10 b) 6 : 3 x 5 = 2 x 5

(2)

Bài 2: (7)

- Bài yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS lên bảng

- Nhận xét

Bài 3: (8)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- GV yêu cầu HS quan sát và làm bài vào vở

- GV nhận xét tuyên dương những em làm đúng, nhanh

Bài 4: (8)

- GV gọi HS đọc đề bài - Gọi 1 em lên bảng tóm tắt - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV nhận xét

- Giải bài toán có lời văn thực hiện qua mấy bước?

C. Củng cố - dặn dò (4) - Kết quả của : 4 x 5 : 2 = ?

= 10 c) 2 x 2 x 2 = 4 x 2 = 8 - Nhận xét - HS đọc

- HS làm bài vào vở

- Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết -Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết - HS làm bảng

a. x + 2 = 6 X x 2 = 6 x = 6 - 2 x = 6 : 2 x = 3 x = 3 b. 3 + x = 15 3 x X = 15 x = 15 – 3 x = 15 : 3 x = 12 x = 5 - Nhận xét

- HS đọc đề bài - HS làm bài vào vở + 1/2 số ô vuông (Hình C) + 1/3 số ô vuông (Hình A) +1/ 4 số ô vuông (Hình D) +1/ 5 số ô vuông (Hình B) - HS đọc đề bài

- HS tóm tắt

Tóm tắt

Mỗi chuồng : 5 con thỏ 4 chuồng : ...con thỏ?

- HS làm bài trên bảng lớp - Cả lớp làm bài vào vở

Bài giải

Số con thỏ 4 chuồng có là : 4 x 5 = 20 (con thỏ) Đáp số : 20 con thỏ - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

(3)

A. 8 B. 9 C. 10 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Giờ, phút

TẬP ĐỌC

SƠN TINH, THỦY TINH

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 SGK) HS năng khiếu trả lời được câu hỏi 3

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc trôi chảy toàn bài; đọc rõ được các nhân vật trong chuyện.

3, Thái độ: Mở rộng vốn sống

Năng lực: tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài Voi nhà, trả lời câu hỏi:

- Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?

- Con voi đã giúp họ thế nào?

- Qua bài giúp em hiểu thêm về điều gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức, cơm nếp,..

(4)

- Gọi HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Từ đó,/ năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh,/ gây lũ lụt khắp nơi/

nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.//

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, 3 tương tự

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/ nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12)

- GV yêu cầu HS đọc to đoạn 1, 2 và trả lời - Những ai đến cầu hôn Mị Nương?

- Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn bằng cách nào?

- Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì?

- GV yêu cầu HS đọc to đoạn 3 và trả lời - Thủy Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào?

- Sơn Tinh đã chống lại Thủy Tinh như thế nào?

- Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?

- Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu: 3 đoạn - HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- HS đọc to nối tiếp đoạn 1, 2. Dưới lớp chỉ tay vào SGK theo dõi.

- Hai vị thần: Sơn Tinh và Thủy Tinh.

- Hùng Vương cho phép ai mang đủ lễ vật đến trước được đón Mị Nương về - Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước cuồn cuộn.

- Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng quả núi chặn dòng nước lũ.

- Sơn Tinh là người chiến thắng.

(5)

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 4.

=> Câu chuyện lại cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống có từ hàng nghìn năm nay, đó là nhân dân ta chống lũ rất kiên cường.

4. Luyện đọc lại (18)

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.

- Tuyên dương các nhóm đọc tốt.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Gọi 1 HS đọc lại cả bài và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị bài: Bé nhìn biển

- Một số HS kể lại.

- Hai HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau, sau đó một số HS phát biểu ý kiến.

- 2 đội thi đua đọc trước lớp.

- HS nhận xét.

- Trả lời - HS nghe.

Ngày soạn: 13/3/2021 Ngày giảng: 16/3/2021

TOÁN GIỜ, PHÚT

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết 1 giờ có 60 phút. Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6, biết đơn vị đo thời gian gờ, phút. Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.

2, Kĩ năng: Rèn kỹ năng xem đồng hồ.

3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập. Có ý thức quý thì giờ.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4) - Yêu cầu HS tìm x

x x 4 = 20 4 x x = 24 - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Giới thiệu cách xem giờ.(12)

- Chúng ta sẽ học một đơn vị đo thời gian

- 2 HS làm bảng - Lớp làm nháp - Nhận xét

(6)

khác là phút. Một giờ có 60 phút.

- Ghi bảng: 1 giờ = 60 phút.

- Sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ:

- đồng hồ đang chỉ mấy giờ?

- Quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói:

“Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15phút”

Viết:8 giờ 15 phút.

- Tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 6 và nói:

- Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.”

- Ghi bảng: 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.

+ GV gọi HS lên bảng làm lại các công việc như trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.

+ GV yêu cầu HS tự làm trên mô hình đồng hồ của cá nhân, lần lượt theo các hiệu lệnh: +Đồng hồ chỉ 10 giờ

+Đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút +Đồng hồ chỉ 10 giờ 30 phút - Nhận xét và tuyên dương những HS thực hiện đúng và nhanh.

2. Bài tập Bài 1: (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS quan sát kim giờ, để biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ. Sau đó quan sát kim phút để biết đồng hồ chỉ bao nhiêu phút, trả lời câu hỏi theo yêu cầu

- Yêu cầu HS trả lời - GV nhận xét Bài 2: (6)

- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.

- Yêu cầu HS xem tranh, hiểu các sự việc và hoạt động được mô tả qua tranh +Xem đồng hồ

+Lựa chọn giờ thích hợp trong từng bức tranh.

+Trả lời câu hỏi của bài toán.

- Theo dõi và trả lời.

- Đồng hồ đang chỉ 8 giờ.

- HS nhắc lại.

- HS xung phong lên thực hiện.

- HS tự nêu

- Cả lớp thực hành trên mô hình đồng hồ của cá nhân.

- Cả lớp thực hành trên mô hình đồng hồ của cá nhân.

- HS đọc

- HS quan sát và làm bài.

+7 giờ 15 phút.

+7 giờ 15 phút tối gọi là 19 giờ 15 phút.

- HS làm bài theo cặp. 1 HS đọc câu chỉ hành động, 1 HS tìm đồng hồ, hết 1 hành động thì đổi vị trí.

(7)

- Nhận xét Bài 3: (6)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài

*Lưu ý: Yêu cầu của đề bài là thực hiện các phép tính cộng, trừ trên số đo thời gian với đơn vị là giờ. Không được viết thiếu tên đơn vị “giờ” ở kết quả tính. - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

- GV tổ chức cho HS thi đua quay mặt đồng hồ theo hiệu lệnh của GV

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài. Thực hành xem đồng hồ

- HS đọc

- HS làm bài và sửa bài trên bảng lớp.

5 giờ+2giờ =7giờ 4giờ+6giờ=10 giờ 8 giờ + 7giờ =15giờ 9giờ –3giờ=6giờ 12giờ–8giờ = 4giờ 16 giờ–10giơ =6giờ - Nhận xét

- HS thực hiện - HS nghe, ghi nhớ.

KỂ CHUYỆN

SƠN TINH, THỦY TINH

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện (BT1). Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện. HS năng khiếu biết phân vai dựng lại câu chuyện.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện;

biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.

3, Thái độ: HS yêu thích kể chuyện.

Năng lực: Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Qủa tim khỉ

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện - GV kể lần 1.

- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa.

a. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. (12)

- 2 HS kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- Nghe

(8)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.

- Treo tranh và cho HS quan sát tranh.

- Bức tranh 1 minh họa điều gì?

- Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?

- Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3 - Hãy sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung truyện.

b. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. (15) - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ cho các em kể lại truyện trong nhóm: Các nhóm kể chuyện theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh.

- Tổ chức cho các nhóm thi kể.

- Nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Tôm Càng và Cá Con

- Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện - Quan sát tranh.

- Bức tranh 1 minh họa trận đánh của hai vị thần.

- Bức tranh 2 vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương.

- Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương.

- 1 HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh: 3, 2, 1.

- HS tập kể chuyện trong nhóm.

- HS nghe

- HS thi kể - Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

CHÍNH TẢ

SƠN TINH, THỦY TINH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.

2. Kĩ năng: Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu, thanh dễ viết sai: tr/ch;

thanh hỏi/thanh ngã.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

Năng lực: Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

(9)

- 2 HS lên bảng viết các tiếng sau: sung sướng, chim sẻ, gỗ, xung phong

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8) - GV đọc mẫu đoạn viết

- Hùng Vương có một người con gái như thế nào?

- Nhà vua muốn làm gì?

-Tìm và viết tên riêng có trong bài chính tả?

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

Hùng Vương, Mị Nương, tuyệt trần, kén, người chồng, giỏi.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nhìn câu dài, cụm từ ngắn để viết bài.

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8) Bài 2a:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài và chốt nội dung:

+ trú mưa, chú ý, truyền tin, chuyền cành, chở hàng, trở về.

Bài 3:

- Tổ chức trò chơi: “Thi tiếp sức”

- GV chọn phần a và hướng dẫn đề bài.

- GV hướng ta dẫn cách chơi.

- GV chữa bài

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Tên loài cá nào sau đây viết sai chính tả A. Cá chim B. cá trép C. Cá chuối - Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau:

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- 2,3 HS nhìn bảng đọc lại - Mị Nương đẹp tuyệt trần - Muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.

- Hùng Vương, Mị Nương

- 2,3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con

- HS nhận xét.

- HS nhìn và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở (cuối bài)

- HS đổi chéo kiểm tra, nhận xét lỗi của bạn.

- Điền vào chỗ trống tr hay ch.

- 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm VBT

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

- Mỗi dãy cử 2 cặp HS đại diện thi tìm 5 HS của mỗi đội.

- Nhận xét

- HS chọn ý đúng và giải thích lí do.

- HS nghe

(10)

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

Ngày soạn: 14/3/2021 Ngày giảng: 17/3/2021

TOÁN LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. Biết thời điểm, khoảng thời gian.

2. Kĩ năng: Nhận biết việc sử dụng thời gian trong cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập

Năng lực: tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Một số mặt đồng hồ có thể quay được - HS: Vở bài tậpToán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4)

- GV yêu cầu HS quay giờ theo hiệu lệnh?

- Một số HS quay kim đồng hồ và yêu cầu bạn đọc giờ.

- GV nhận xét . B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 3. Thực hành

Bài 1: (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn: Bài tập yêu cầu các em nêu giờ xảy ra của một số hành động. Để làm đúng bài tập này, các em cần đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh hoạ, sau đó xem kĩ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chỉ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến.

- Yêu cầu HS kể liền mạch các hoạt động của Nam và các bạn dựa vào các câu hỏi trong bài.

- GV nhận xét

- HS thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu của GV.

- HS nhận xét.

- HS đọc

- HS tự làm bài theo cặp. 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS đọc giờ ghi trên đồng hồ.

-Một số cặp HS trình bày trước lớp.

- Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đê1n vườn thú. Đến 9 giờ các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn

(11)

- Từ khi các bạn ở chuồng voi cho đến khi các bạn ở chuồng khỉ là bao lâu?

Bài 2: (10)

- Gọi HS đọc đề bài phần a.

- Hà đến trường lúc mấy giờ?

- Gọi 1 HS lên bảng quay kim đồng hồ đến 7 giờ rồi gắn đồng hồ này lên bảng.

- Toàn đến trường lúc mấy giờ?

- Gọi 1 HS lên bảng quay kim đồng hồ đến vị trí 7 giờ 15 phút, gắn mô hình đồng hồ này lên bảng.

- Yêu cầu HS quan sát 2 đồng hồ này và trả lời câu hỏi: Bạn nào đến sớm hơn?

- Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút?

- Phần b tiến hành tương tự như phần a.

=> Rèn luỵên kĩ năng xem giờ đúng và giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.

Bài 3: (10)

- Gọi 1 HS đọc đề.

- Để làm đúng bài tập này, các em cần đọc kĩ công việc trong từng phần và ước lượng xem em cần bao nhiêu lâu để làm việc mà bài đưa ra, như vậy người được nhắc đến trong bài cũng làm với khoảng thời gian gần như thế.

-Em điền giờ hay phút vào câu a? Vì sao?

- Trong 8 phút em có thể làm được gì?

- Em điền giờ hay phút vào câu b? Vì sao?

- Vậy câu c, em điền giờ hay phút, hãy giải thích cách điền của em.

- Nhận xét

đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về.

- Là 15 phút.

- Nhận xét

- Hà đến trường lúc 7 giờ. Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Ai đến trường sớm hơn?

- Hà đến trường lúc 7 giờ.

- 1 HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút.

- 1 HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Bạn Hà đến sớm hơn.

- Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15phút

- HS đọc

- Suy nghĩ và làm bài cá nhân.

- Điền giờ, mỗi ngày Nam ngủ khoảng 8 giờ, không điền phút vì 8 phút vì quá ít mà mỗi chúng ta cần ngủ từ đêm đến sáng.

- Em có thể đáng răng, rửa mặt hoặc sắp xếp sách vở,…

- Điền phút, Nam đi đến trường hết 15 phút, không điền là giờ. Vì 1 ngày chhỉ có 24 giờ, nếu đi từ nhà đến trường hết 15 giờ thì Nam không

(12)

=> Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian.

C. Củng cố - dặn dò (4) - Trường em vào học lúc : A. 6 giờ sáng

B. 7 giờ 30 sáng.

C. 8 giờ sáng.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

còn đủ thời gianđể làm các việc khác.

- Điền phút, em làm bài kiểm tra trong 35 phút vì 35 phút là 1 tiết học của em. Không điền giờ vì 35 giờ thì quá lâu, đến hơn cả 1 ngày, không ai làm bài kiểm tra lâu như thế cả.

- HS trả lời.

- HS nghe TẬP ĐỌC

BÉ NHÌN BIỂN

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài. Đọc đúng và rõ ràng: khiêng, lon ta lon ton (Trả lời được câu hỏi trong SGK).

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ 3, Thái độ: HS yêu thích biển.

* Tích hợp biển đảo: ( Giới thiệu bài).

- HS hiểu thêm về phong cảnh biển II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4)

- GV HS đọc bài Sơn Tinh, Thủy Tinh và trả lời các câu hỏi:

- Những ai đến cầu hôn Mị Nương?

- Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn bằng cách nào?

- Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì?

-Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3)

- Em đã lần nào được đi biển chưa?

- Nêu những điều em biết được về phong cảnh biển?

2. Hướng dẫn HS luyện đọc

- 4 HS đọc và trả lời - Nhận xét

- HS trả lời

(13)

a. Đọc mẫu (4)

- GV đọc diễn cảm toàn bài b. Đọc từng câu (6)

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV hướng dẫn đọc từ khó: sóng lừng, lon ton, sông lớn, còng giơ.

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c. Đọc đoạn (6)

- GV chia đoạn trong bài: gồm 4 đoạn:

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1

- GV giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn (nếu có)

- GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn - GV chia nhóm

- Cho HS luyện đọc trong nhóm - Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2 3. Tìm hiểu bài (5)

- Gọi HS đọc bài

- Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng?

* Hướng dẫn HS luyện đọc những câu thơ trên thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thích thú của em bé lần đầu được thấy biển to lớn.

- Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?

=>Biển có hành động như một đứa trẻ: bãi biển chơi trò kéo co với sóng; sóng biển chạy lon ta lon ton y hệt một đứa trẻ nhỏ.

*Yêu cầu HS luyện đọc các câu thơ trên giọng nghịch ngợm, hồn nhiên.

- Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?

- Vì trong khổ thơ có hình ảnh ngộ nghĩnh;

vì khổ thơ tả rất đúng;… )

- Yêu cầu HS đọc khổ thơ mình thích và giải thích lí do.

- HS chỉ tay vào SGK theo dõi - HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ GV đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn)

- HS đọc lại các từ khó

- HS đọc đồng thanh các từ khó - HS đánh dấu vào SGK

- HS đọc đoạn 1

- HS giải nghĩa từ khó có trong đoạn - 4 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.

- HS nhận xét

- Nhóm trưởng phân đoạn cho các thành viên trong nhóm của mình.

- Lần lượt 2 nhóm thi đọc, dưới lớp theo dõi nhận xét.

- 1 HS đọc cả bài.

- 1HS đọc to, dưới lớp chỉ tay vào SGK theo dõi suy nghĩ và trả lời theo câu hỏi

+Tưởng rằng biển nhỏ/Mà to bằng trời

+Như con sông lớn/Chỉ có một bờ +Biển to lớn thế.

- HS luyện đọc những câu thơ trên.

+Bãi giằng với sóng/Chơi trò kéo co +Nghìn con sóng khoẻ/ Lon ta lon ton

+Biển to lớn thế/ Vẫn là trẻ con.

- HS luyện đọc các dòng thơ trên.

- HS đọc thầm cả bài, suy nghĩ và trả lời.

- HS đọc và giải thích lí do.

(14)

- GV nhận xét.

4. Luyện đọc lại (8)

- Hướng dẫn HS luyện đọc thuộc lòng theo phương pháp xoá bảng dần. Cho HS dựa vào các tiếng đầu dòng để học thuộc từng khổ thơ

- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- GV nhận xét.

C. Củng cố (4)

- Cho cả lớp hát bài Chú voi con ở Bản Đôn ( nhạc và lời của Phạm Tuyên).

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và Cá Con

- HS luyện đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV.

- HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.

- Lớp hát - Lắng nghe

ĐẠO ĐỨC

LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (Tiết2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết một số cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.

2. Kỹ năng: Biết cư sử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè người quen

3. Thái độ: Biết xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp khi đến chơi nhà bạn bè hàng ngày.

Năng lực: : Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát ,...

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin tự trọng khi đến nhà người khác.

- Kĩ năng tư duy đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi ghưa lịc sự khi đến nhà người khác

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Truyện kể: Đến chơi nhà bạn - HS: Vở bài tập đạo đức

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

- HS trả lời - Nhận xét

(15)

2. Hoạt động 1: Đóng vai (15)

- GV yêu cầu HS thảo luận, đóng vai theo cặp.

- GV đưa ra một số tình huống:

+Tình huống : Em sang nhà bạn và thấy trong tủ bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích, em sẽ… …

+Tình huống 2: Em đang chơi với bạn ở nhà thì đến giờ tivi có phim hoạt hình mà em thích xem nhưng khi đó nhà bạn lại không bật tivi em sẽ…

+Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt em sẽ … - GV mời một số cặp lên đóng vai.

- Các nhóm khác bổ sung.

- Cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong đóng vai của các cặp.

3. Hoạt động 2: Trò chơi “ đố vui”.(12) - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị hai tình huống về chủ đề khi đến chơi nhà người khác.

- GV nhận xét, đánh giá.

=>GV kết luận chung: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh, trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.

- Nhận xét, tuyên dương C. Củng cố - dặn dò (5)

- Khi đến nhà người khác cần có thái độ như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài thực hiện những điều đã học.

Chuẩn bị bài sau.

- HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận các tình huống.

- Các cặp lên sắm vai lại tìnhhuống - Các nhóm khác nhận xét, nêu cách ứng xử của nhóm mình nếu khác.

- Các nhóm thảo luận, báo cáo:

+Trẻ con có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không?

+Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác?

+Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác?

- Nhận xét

- HS trả lời . - Lắng nghe

LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN.

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO ? I. MỤC TIÊU

(16)

1, Kiến thức: Nắm được một số từ ngữ về sông biển (BT1, 2). Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?(BT3, 4).

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ về sông biển và trả lời câu hỏi.

3, Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy chiếu, máy tính.

- HS: Vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV yêu cầu HS nêu một số cặp cụm từ so sánh giống BT2 tiết 24

- GV đẩy bảng phụ có chép sẵn nội dung 1 đoạn văn yêu cầu HS điền dấu thích hợp:

Chiều qua có người trong buôn đã thấy dấu chân voi lạ trong rừng già làng bảo đừng chặt phá rừng làm mất chỗ ở của voi kẻo voi giận phá buôn làng .

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1 (8)

- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS đọc mẫu

- Các từ tàu biển, biển cả có mấy tiếng? - Trong mỗi từ trên, tiếng biển đứng trước hay đứng sau ?

- GV viết sơ đồ cấu tạo từ lên bảng - GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV giúp HS sửa bài bằng cách thi đua +Mỗi dãy tìm 1 từ. Nếu tìm đúng thì được quyền chỉ định một bạn nhóm khác tìm +Nếu không tìm được thì mất quyền ưu tiên và không được tìm tiếp .

- GV ghi nhanh và cho một số em nhắc lại - GV nhận xét tuyên dương những em tìm

- HS làm theo yêu cầu của GV

- HS lên bảng điền dấu chấm hay dấu phẩy

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS nghe

- Tìm các từ ngữ có tiếng...

- HS đọc mẫu

- Có 2 tiếng : tàu + biển ; biển + cả - Trong từ Tàu biển,mtiếng biển đứng sau,ntrong từ biển cả thì biển lại đứng trước.

- HS làm bài vào vở - HS thi đua tìm từ

(17)

đúng, nhanh Bài tập 2 (8)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS tự làm vào vở

- GV dán giấy có viết sẵn nội dung BT 2 yêu cầu đại diện các dãy lên thi nối đúng, nối nhanh

- GV nhận xét thi đua Bài tập 3 (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn cách đặt cầu hỏi: Bỏ phần in đậm trong câu và thay vào câu từ để hỏi phù hợp. Chuyển từ được hỏi lên đầu câu . Đọc lại sẽ có câu hỏi đầy đủ

- GV nhận xét và đặt thêm một số câu khác cho HS thực hành

Bài 4: (7)

- GV gọi HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm - Yêu cầu lớp trưởng điều khiển các nhóm trả lời

- GV ghi nhanh những ý chính lên bảng

- GV yêu cầu HS viết bài vào vở

- GV gọi HS đọc một số bài làm của HS C. Củng cố - dặn dò (4)

- Chọn ý trả lời đúng:

Tiếng nào có thể ghép được với “biển” để tạo thành từ?

A. Đồi B. Tàu C. Suối - GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau:

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - HS lên bảng thi đua

(a.sông , b.suối , c. hồ ) - Nhận xét

- HS đọc

- HS phát biểu ý kiến

- Nhận xét

- HS nêu yêu cầu

- Hoạt động nhóm :Mỗi nhóm thảo luận đưa ra 3 câu trả lời

- Đại diện các nhóm trả lời :

+Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì đã đem lễ vật đến trước dâng cho vua Hùng

+Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì ghen tức ,muốn cướp lại Mị Nương +Ở nước ta có nạn lũ lụt vì năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên để đánh Sơn Tinh do chưa nguôi giận Sơn Tinh

- HS viết bài vào vở - Trả lời

- Lắng nghe

TỰ NHIÊN XÃ HỘI LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU?

I. MỤC TIÊU

(18)

1. Kiến thức: Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước

2. Kĩ năng: Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước và một số vật nuôi trong nhà.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ các loài vật.

* BVMT:

- Biết các con vật có thể sống ở các môi trường khác nhau: Đất, nước không khí - Nhận ra sự phong phú của con vật.

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.

* Tích hợp biển đảo:

- Liên hệ một số loài vậtt biển đối với HS vùng biển (Hoạt động 1;2;3).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh phóng to

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Kể tên một số loài cây sống dưới nước mà em biết?

- Nêu tên và lợi ích của các loài cây đó?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu.

2. Hoạt động 1: Kể tên các con vật (9) - Em hãy kể tên các con vật mà em biết?

- Nhận xét: Lớp mình biết rất nhiều con vật. Vậy các con vật này có thể sống được ở những đâu, cô và các con cùng tìm hiểu qua bài: Loài vật sống ở đâu?

3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK (9) - Yêu cầu quan sát các hình trong SGK và miêu tả lại bức tranh đó. (chiếu sile) - GV chỉ tranh để giới thiệu cho HS con cá ngựa.

- HS trả lời - Nhận xét

- Mèo, chó, khỉ, chim chào mào, chim chích chòe, cá, tôm, cua, voi, hươu, dê, cá sấu, đại bàng, rắn, hổ, báo …

+ Hình 1: Đàn chim đang bay trên bầu trời, … + Hình 2: Đàn voi đang đi trên đồng cỏ, một chú voi con đang đi bên cạnh mẹ thật dễ thương, …

+ Hình 3: Một chú dê bị lạc đàn đang ngơ ngác

+ Hình 4: Những chú vịt đang thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ …

+ Hình 5: Dưới biển có bao nhiêu loài cá, tôm, cua.

(19)

4. Hoạt động 3: Triển lãm (9)

- Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và trang trí vào tờ giấy to, ghi tên và nơi sống của con vật.

- Các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng.

- GV nhận xét.

- Sản phẩm của các nhóm được giữ lại.

- Yêu cầu các nhóm đọc to các con vật mà nhóm sưu tầm được theo 3 nhóm: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Con hãy cho biết loài vật sống ở những đâu? Cho ví dụ?

- GV nhận xét tiết học

- Chuẩn bị: Một số loài vật sống trên cạn

- Nhận xét

- Tập trung tranh ảnh; phân công người dán, một người trang trí.

- Các nhóm khác nhận xét những điểm tốt và chưa tốt của nhóm bạn.

- Đọc.

- Trả lời - Lắng nghe

Ngày soạn: 15/3/2021 Ngày giảng: 18/3/2021

TOÁN TÌM SỐ BỊ CHIA

I. MỤC TIÊU

1 Kiến thức: Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. Biết tìm x trong các bài tập dạng: x : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học. Biết giải toán có một phép nhân.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia, giải toán có lời văn.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận, kiên trì, khoa học và chính xác và biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4) - Yêu cầu HS làm bài sau:

X + 2 = 6 X – 2 = 3

- 3 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(20)

X x 2 = 5 - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia (12)

- Gắn lên bảng 6 hình vuông thành 2 hàng - GV nêu: có 6 hình vuông, xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông?

- Nêu phép tính tìm được số hình vuông có trong mỗi hàng.

- Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên.

- Mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi 2 hàng có bao nhiêu hình vuông?

- Nêu phép tính tìm được số hình vuông có trong cả 2 hàng.

+ Viết lên bảng phép tính nhân 3 x 2 =6 - Yêu cầu HS đọc lại 2 phép tính vừa lập được trong bài và hỏi:

- Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là gì?

- Trong phép nhân 3 x 2 = 6 thì 6 là gì?

- 3 và 2 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?

- Vậy chúng ta thấy, trong một phép chia, số bị chia bằng thương nhân với số chia (hay bằng tích của thương và số chia).

- Hướng dẫn tìm số bị chia chưa biết.

- Viết lên bảng phép tính x : 2 = 5 và yêu cầu HS đọc phép tính trên.

- x là gì trong phép chia x : 2 = 5 ?

- Muốn tìm số bị chia x trong phép chia này ta làm như thế nào?

- Hãy nêu phép tính để tìm x. (nghe HS trả lời và ghi phép tính lên bảng).

- Vậy x bằng mấy?

- Viết tiếp lên bảng: x = 10.

- Yêu cầu HS đọc lại cả bài toán.

- Như vậy chúng ta đã tìm được x bằng 10

- HS thao tác trên đồ dùng cùng GV - Mỗi hàng có 3 hình vuông.

- HS viết bảng phép chia: 6 : 2 = 3.

- 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương.

6 : 2 = 3

Số bị chia Số chia Thương - 2 hàng có 6 hình vuông.

- Phép nhân 3 x 2 = 6

- 6 là số bị chia.

- 6 là tích của 3 và 2.

- 3 và 2 lần lượt là thương và số chia trong phép chia 6 : 2 = 3.

- HS nhắc lại: số bị chia bằng thương nhân với số chia.

- Đọc: x : 2 = 5.

- Là số bị chia.

- Ta lấy thương(5) nhân với số chia 2.

- ta tính tích của thương 5 với số chia 2

- Nêu: x = 5 2 - x bằng 10.

- Đọc bài toán: x : 2 = 5 x = 5 2 x = 10

(21)

để 10 : 2 = 5.

=> Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

3. Thực hành Bài 1 (6)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài - GV yêu cầu HS làm bài vào tập

- GV hường dẫn HS sửa bài bằng cách lần lượt từng HS đứng nêu lại kết quả từng phép tính.

- GV tuyên dương những em làm đúng -Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?

Bài 2 (6)

- Hãy nêu yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài và nêu bài làm.

- Nhận xét

?Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?

Bài 3 (6)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo?

-Có bao nhiêu em được nhận kẹo?

- Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét

- Giải bài toán có lời văn thực hiện qua mấy bước?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

- Nhiều HS nhắc lại kết luận.

- HS đọc

- HS làm bảng, lớp làm VBT 6 : 3 = 2 8 : 2 = 4 12 : 3 = 4 2 x 3 = 6 4 x 2 = 8 4 x 3 = 12 - Nhận xét

- Tìm x.

- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở bài tập.

X : 2 = 3 X : 3 = 2 X = 3 x 2 X = 2 x 3 X = 6 X = 6 - Nhận xét

- HS đọc

- Mỗi em nhận được 5 chiếc kẹo.

- Có 3 em.

- Ta thực hiện phép nhân 5 x 3.

- 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm VBT Bài giải

Số chiếc kẹo có tất cả là:

5 x 3 = 15 (chiếc )

Đáp số:15chiếc - Nhận xét

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

- Lắng nghe

TẬP VIẾT CHỮ HOA V

I. MỤC TIÊU

(22)

1, Kiến thức: Viết đúng chữ hoa V (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng:

Vượt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Vượt suối băng rừng (3 lần) 2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ V, bảng phụ.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS nhắc lại cụm từ ứng dụng:

Ươm cây gây rừng

- Yêu cầu HS lên bảng viết: Ư, U - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- GV đưa chữ mẫu V treo lên bảng - Chữ hoa V cỡ vừa cao mấy li?

- Chữ hoa V gồm mấy nét?

- Gv chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang (giống nét 1 của chữ H, K, I) DB trên ĐK6.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết nét lượn dọ từ trên xuống dưới, DB ở ĐK1.

+ Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, DB ở ĐK5.

- GV viết chữ V trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái V - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa cụm từ: Vượt suối băng rừng - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Gợi ý HS nêu ý nghĩa cụm từ:

-Em hiểu cụm từ này nói điều gì?

- 2 HS viết bảng

- Cả lớp viết bảng con: Ư, U - Nhận xét

- HS nghe.

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li

- Gồm 3 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang; nét 2 là nét lượn dọc; nét 3 là nét móc xuôi phải.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con

- HS đọc cụm từ ứng dụng

- Vượt qua nhiều đoạn đường, không quản ngại khó khăn, gian khổ.

(23)

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

-Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

*Nối nét: Liền mạch của chữ V với nét bắt đầu của chữ ư chạm vào thân chữ v.

- GV yêu cầu HS viết chữ Vượt bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn

4. HD HS viết vào vở TV (19)

- GV nhắc nhở HS cách để vở, ngồi viết,..

- GV đưa lệnh viết:

+ 1 dòng chữ V cỡ vừa, cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Vượt cỡ vừa, cỡ nhỏ.

+ 1 dòng cụm từ ứng dụng.

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa V?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa X

- Cao 1li ư, ơ, u, ô, i, ă, n.

Cao 2,5li: V, g Cao 1,25li: s, r

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Dấu nặng đặt dưới chữ ơ của chữ Vượt, dấu sắc đặt trên đầu chữ ô, dấu huyền đặt trên đầu chữ ư.

- HS tập viết chữ Vượt

- HS thực hiện theo lệnh GV đưa ra để viết

- Nhắc lại - HS nghe.

Ngày soạn: 16/3/2021 Ngày giảng: 19/3/2021

TOÁN LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cách tìm số bị chia. Nhận biết số bị chia, số chia, thương. Biết giải toán có lời văn.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm số bị chia, giải toán có lời văn.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong tính toán, biết vận dụng vào thực tế.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

(24)

- Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:

X : 4 = 2 X : 3 = 6 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1: (7)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

+ Có thể nhắc lại cách tìm số bị chia + Cách trình bày dạng bài này

- Nhận xét

-Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?

Bài 2: (7)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Nhắc HS phân biệt cách tìm số bị trừ và số bị chia.

- Trình bày cách giải:

- Muốn tìm số bị trừ, tìm số bị chia ta làm thế nào?

Bài 3: (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu?

- HS nêu cách tìm số chưa biết ở ô trống trong mỗi cột rồi tính nhẩm.

- Yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu đọc kết quả - Nhận xét

- 3 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- 3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a) y : 2 = 3 b) y : 3 = 5 y = 3 x 2 y = 3 x 5 y = 6 y = 15 c) y : 3 = 1

y = 1 x 3 y = 3 - Nhận xét - HS nêu

- HS nhắc lại cách tìm số bị chia.

- X trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số chia.

- SBT = H + ST , SBC = T x SC - 3 HS làm bài trên bảng lớp, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

X – 2 = 4 X : 2 = 4 X = 4 + 2 X = 4 x 2 X = 6 X = 8 - Nhận xét

- HS đọc

- HS tự làm bài - Lần lượt đọc

Số bị chia 1 0

10 18 9 21 12

Số chia 2 2 2 3 3 3

Thương 5 5 9 3 7 4

(25)

Bài 4: (7)

- Gọi HS đọc đề bài.

- 1can dầu đựng mấy lít?

- Có tất cả mấy can?

- Bài toán yêu cầu ta làm gì?

-Tổng số lít dầu được chia làm 6 can bằng nhau, mỗi can có 3 lít, vậy để tìm tổng số lít dầu ta thực hiện phép tính gì?

- Nhận xét

-Giải bài toán có lời văn thực hiện qua mấy bước?

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Chu vi hình tam giác - Chu vi hình tứ giác

- Nhận xét - HS đọc đề bài.

- 1 can dầu đựng 3 lít - Có tất cả 6 can.

- Bài toán yêu cầu tìm tổng số lít dầu.

- HS chọn phép tính: 3 x 6 = 18

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Số lít dầu có tất cả là:

3 x 6 = 18 (lít).

Đáp số: 18 lít.

- Nhận xét

- HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương

- Lắng nghe

CHÍNH TẢ

NGHE – VIẾT: BÉ NHÌN BIỂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đàu tr/ch; thanh hỏi/thanh ngã.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe viết, chữ viết cho HS.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận, ngồi đúng tư thế.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng viết: tuyệt trần, Mị Nương, kén chồng

- GV nhận xét B. Bài mới

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

(26)

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8) - GV đọc mẫu đoạn viết

- Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển như thế nào?

- Mỗi dòng thơ có mấy tiếng?

-Nên viết bắt đầu mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?

- Gv chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

tưởng rằng, giằng, giơ gọng, bễ,nghỉ, khiêng sóng lừng.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (13)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HD HS làm bài tập chính tả (7) Bài 2

- Nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ chấm - GV yêu cầu HS làm bài.

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm ghi tên ra phiếu bắt đầu bằng ch/tr?

- GV chữa bài và công nhận kết quả đúng.

Bài tập 3:

- Nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ chấm - GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét và chốt lời giải đúng:

a) chú, trường, chân.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Đoạn chính tả nói về nội dung gì?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau.

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- HS đọc lại đoạn viết.

- Biển rất to lớn, có những hành động giống như con người.

- Có 4 tiếng

- Nên bắt đầu từ ô thứ 3(4) tính từ lề vở.

- HS viết bảng lớp, dưới lớp viết nháp - HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở (cuối bài)

- HS đổi chéo kiểm tra, nhận xét lỗi của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài.

- HS đại diện đọc bài làm.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở (cuối bài)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.

- HS đọc bài làm.

- Trả lời - HS nghe

TẬP LÀM VĂN

ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI

(27)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết đáp đồng ý trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). Quan sát tranh về cảnh biển trả lời đúng câu hỏi về cảnh trong tranh (bài tập 3).

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng trong giao tiếp hàng ngày.

3, Thái độ: Có ý thức đáp lời đồng ý trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

Văn học; Thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC - Giao tiếp ứng xử có văn hóa.

- Lắng nghe tích cực.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ. Bảng phụ - HS: Vở BTTV

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống trong bài tập 2.

- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Vì sao?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(9)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc đoạn hội thoại.

- Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng điều gì?

- Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?

- Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?

- Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà).

- Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào?

- Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành

Bài 2: (9)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận

- HS lên bảng đóng vai theo yêu cầu của GV.

- HS kể lại câu chuyện Vì sao?

- HS nhận xét.

- Đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS đọc lại bài lần 1; 2 HS phân vai đọc lại bài lần 2.

- Hà nói: “Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.

- Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.

- Đó là lời đồng ý.

- HS khác nhắc lại: Cháu cảm ơn bác.

Cháu xin phép bác ạ.

- Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống.

- Thảo luận cặp đôi:

(28)

cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.

- Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (9)

- Treo tranh minh hoạ và hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì?

- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi sau:

- Sóng biển như thế nào?

- Trên mặt biển có những gì?

- Trên bầu trời có những gì?

- Qua bài tập này em đã hiểu biết rất nhiều về biển.Vậy các em cần phải thể hiện tình cảm của mình đối với biển như thế nào?

- Nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Em chọn câu nào để nói tiếp lời đồng ý trong trường hợp sau :

+ Hồng: Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé ! + Hương: Ừ

+ Hồng: a. Tớ cảm ơn cậu, dùng xong tớ trả ngay.

b. Đưa đây.

- Nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau.

a. Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả lại nó ngay khi dùng xong./ Cảm ơn cậu. Cậu tốt quá. / Tớ cầm nhé./ …

b. Cảm ơn em. / Em thảo quá./ Em tốt quá./Em ngoan quá./ …

- Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. Sau mỗi lần các bạn trình bày, cả lớp nhận xét và có thể đưa ra phương án khác.

- Bức tranh vẽ cảnh biển.

- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:

+Sóng biển cuồn cuộn./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển nhấpnhô./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển tung bọt trắng xoá./ Sóng biển dập dềnh./ Sóng biển nối đuôi nhau chạy vào bờ cát.

+Trên mặt biển có những chiếc tàu, thuyền đang ra khơi đánh cá./ những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi./

Những chiếc thuyền đang dập dềnh trên sóng, hải âu bay lượn trên bầu trời.

+Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm.Xa xa từng đàn hải âu đang bay về phía chân trời.

- HS trả lời đầy đủ cả 3 câu hỏi. Thực hành kể

- Trả lời - Lắng nghe

(29)

SINH HOẠT TUẦN 19

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một số ưu điểm và hạn chế trong tuần qua và phương hướng tuần tới.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có thói quen thực hiện tốt nề nếp

3. Thái độ: Giáo dục cho HS yêu mến trường lớp, quý trong bạn bè và thầy cô giáo, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

II. CHUẨN BỊ - GV: Sổ theo dõi

- HS: Sổ theo dõi các tổ, lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. (2’)

- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.

2. Tiến hành sinh hoạt: (18’) 2.1. Nêu yêu cầu giờ học.

2.2. Đánh giá tình hình trong tuần:

a. Các tổ trưởng nhận xét về hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

b. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung tình hình chung của lớp.

c. Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.

* ưu điểm:

- Nề nếp:

...

...

...

- Học tập:

...

...

...

* Một số hạn chế:

...

...

...

2.3. Phương hướng tuần tới.

- Duy trì nề nếp của Đội, nề nếp lớp, nề nếp học tập tốt.

- Yêu cầu một số em bổ sung đầy đủ đồ

- Học sinh hát tập thể.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình, góp ý xây dựng.

- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình, góp ý xây dựng.

- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình, góp ý xây dựng.

- Thực hiện.

(30)

dùng học tập

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp.

- Thực hiện tốt an toàn giao thông

- Giáo dục HS thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

2.4. Kết thúc sinh hoạt:

- Học sinh hát tập thể một bài.

- Gv nhắc nhở hs cố gắng thực hiện tốt hơn.

- Lắng nghe.

- HS hát - Lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học,

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán