• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 22/1/2021

Ngày giảng: 25/1/2021

TẬP ĐỌC

CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu điều câu chuyện muốn nói: hãy để cho chim tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

2, Kỹ năng: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài.

3, Thái độ: Yêu các loài chim, biết bảo vệ thiên nhiên.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Thẩm mĩ.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Xác định giá trị.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Tư duy phê phán.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh vẽ SGK, bảng phụ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS đọc bài Mùa xuan đến và trả lời câu hỏi:

- Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến?

-Tìm những từ ngữ giúp em cảm nhận:

+Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân?

+Vẻ riêng của mỗi loài chim?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- Hướng dẫn HS quan sát tranh + Giới thiệu bài

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: Giới thiệu giọng đọc toàn bài

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- 2 HS đọc và trả lời - HS khác nhận xét.

- Quan sát tranh và trả lời

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- nở, lồng, lìa đời, héo lả, long trọng...

- Cá nhân, ĐT

(2)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu + Bông cúc muốn cứu chim/ nhưng chẳng làm gì được.//

+Cón bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/

thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2,3,4, tương tự

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12)

-Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào?

=>GVghi: Chim tự do bay nhảy, hót véo von. Cúc sống tự do bên bờ rào, đám cỏ dại - Vì sao tiếng chim hót của chim trở nên buồn thảm?

=> GV ghi: buồn thảm, nhốt trong lồng - Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim, đối với hoa?

- Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?

? Em muốn nói điều gì với các câu bé?

- HS nêu: 4 đoạn - HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rộng lớn là cả bầu trời xanh thẳm.

- Cúc sống tự do...ca ngợi vẻ đẹp của mình.

- Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng - Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim nhốt...vì đói khát.

- Đối với hoa: Hai cậu bé không cần thấy bông...vào lồng sơn ca.

- Sơn ca chết, hoa cúc héo tàn

- Đừng bắt chim, đừng hái hoa./ Các

(3)

4. Luyện đọc lại (18)

- GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc - Chia nhóm 3. HD đọc trong nhóm - Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét – tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Qua câu chuyện này các em rút ra được bài học gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài, ghi nhớ nội dung và chuẩn bị bài: Vè chim

bạn thật vô tình./ Các bạn ác quá...

- Thực hành đọc giữa các nhóm (3p).

- 2 nhóm thi đọc theo vai

- HS nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.

- Hãy bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với chúng vô tình như các cậu bé trong câu chuyện.

- HS nghe.

TOÁN LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng nhân 5. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5). Nhận biết đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.

2, Kĩ năng: Biết vận dụng bảng nhân 5 vào làm đúng các bài tập.

3, Thái độ: Có ý thức tự giác học tập. Áp dụng tính toán trong thực tế

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phị, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV yêu cầu HS lên bảng: Mỗi tuần em học 5 ngày. Hỏi 4 tuần em học bao nhiêu ngày?

- Đọc bảng nhân 5 - Nhận xét

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài 2. Thực hành:

Bài 1: (6)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Tính nhẩm.

- HS tự làm bài - HS nêu kết quả

(4)

- Bài tập này giúp chúng ta củng cố kiến thức gì?

Bài 2: (6)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV viết bảng: 5x4-9=

- Phép tính trên có mấy dấu phép tính? Đó là những dấu phép tính nào?

- Khi thực hiện tính em sẽ thực hiện dấu phép tính nào trước?

- GV chốt lại cách thực hiện.

- GV hướng dẫn cách trình bày.

- Khi làm bài tập này ta cần chú ý điều gì?

Bài 3: (6)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết mỗi tuần lề Liên học bao nhiêu giờ ta làm như thế nào?

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.

- Giải bài toán có lời văn ta thực hiện qua mấy bước đó là những bước nào?

Bài 4 (6)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt rồi làm bài - Nhận xét

- Giải bài toán có lời văn ta thực hiện qua mấy bước đó là những bước nào?

Bài 5 (6)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?

5 x 3 =15 5 x 8 = 40 5 x 2 = 10 5 x 5 =25 5 x 7 = 35 5 x 10 = 50 5 x 4 =20 5 x 6 = 30 5 x 9 = 45 - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS đọc

- Có 2 dấu phép tính x,-.

- Dấu nhân trước, kết quả được bao nhiêu thì thực hiện trừ.

- 5 x 4 – 9 = 20 - 9 = 11

- HS làm bảng, lớp làm VBT 5 x 7 – 15 = 35 – 15

= 20 5 x 8 – 20 = 40 – 20 = 20 - Nhận xét

- HS đọc bài toán . - HS tóm tắt bài toán:

Tóm tắt 1 ngày: 5 giờ 7 ngày:... giờ?

Bài giải

Mỗi tuần lễ Liên học số giờ là:

5 x 5 = 25 ( giờ) Đáp số: 25 giờ - Nhận xét

- HS đọc bài toán . - HS tóm tắt bài toán:

Tóm tắt

1 can: 5 l dầu 10 can:... l dầu?

Bài giải

10 can đựng số lít dầu là:

5 x 10 = 50 (l) Đáp số: 50 l

(5)

- Tiếp sau số 5 là số nào?

- 5 cộng thêm mấy thì bằng 10?

- Tiếp sau số 10 là số nào?

- 10 cộng thêm mấy thì bằng 15?

- GV giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 5.

- Yêu cầu HS tự điền vào các phần còn lại - Chữa bài

- GV yêu cầu HS đọc lại dãy số xuôi ->

ngược

- Trong dãy số của bài số liền trước và số liền sau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

3. Củng cố – dặn dò: (4) - Đọc thuộc bảng nhân 2,3,4,5 - Nhận xét tiết học

- Về học và làm bài, chuần bị bài sau:

Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc

- Số - Là số 5 - số 10

- 5 cộng thêm 5 bằng 10 - là số 9

- 10 cộng thêm 5 thì bằng 15

- HS tự điền vào các ô trống còn lại - HS báo cáo kết quả.

- HS trả lời - Lắng nghe Ngày soạn: 23/1/2021

Ngày giảng: 26/1/2021

TOÁN

ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc. Nhận biết độ dài đường gấp khúc

2, Kĩ năng: Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.

3, Thái độ: Ham học hỏi, tính chính xác, yêu thích học toán.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vẽ sẵn đường gấp khúc ABCD như phần bài học lên bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) - GV yêu cầu HS lên bảng:

5 x 5 – 10 = 5 x 7 – 5 = - Đọc bảng nhân 2,3,4,5 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. Giới thiệu đường gấp khúc. Độ dài

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(6)

đường gấp khúc: (12)

- GV chỉ vào đường gấp khúc trên bảng và giới thiệu: Đây là đường gấp khúc ABCD.

- Yêu cầu HS quan hình vẽ và hỏi đường gấp khúc ABCD gồm những đoạn thẳng nào?

- Đường gấp khúc ABCD có những điểm nào ?

- Những đoạn thẳng nào có chung một điểm đầu?

- Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD.

- GV giới thiệu: độ dài đường gấp khúc ABCD chính là tổng độ dài của các đoạn thẳng thành phần AB, BC, CD.

- Yêu cầu HS tính tổng độ dài cùa các đoạn thẳng AB, BC, CD.

- Vậy độ dài của đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu?

- độ dài của các đoạn thẳng thành phần ta làm như thế nào?

3. Luyện tập Bài 1(6)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn và nêu cách vẽ khác nếu có.

- Yêu cầu HS nêu tên từng đoạn thẳng trong mỗi cách vẽ.

- Khi vẽ đoạn thẳng ta cần chú ý gì?

Bài 2 (6)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABC ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc ABCD, MNPQR.

- Gọi HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm VBT

- HS nghe giảng và nhắc lại: đường gấp khúc ABCD

- Đường gấp khúc ABCD gồm các đoạn thẳng là: AB, BC, CD

- Đường gấp khúc ABCD có các điểm A, B, C, D.

- Đoạn thẳng AB và BC có chung điểm B. Đoạn thẳng BC và CD có chung điểm C.

- Độ dài AB là 2 cm, đoạn BC là 4cm, đoạn CD là 3cm.

- HS nghe giảng và nhắc lại: Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.

- Tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD là:2cm + 4cm + 3cm = 9cm

- Đường gấp khúc ABCD dài 9cm.

- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần.

- Nối các điểm để được đường gấp khúc gồm:

- 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập .

- Nhận xét

- Tính độ dài đường gấp khúc.

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta lấy độ dài các đoạn thẳng thành phần cộng với nhau.

- 1HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

(7)

- Gv nhận xét

-Gọi HS nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc?

Bài 3 (6)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập

- Muốn tính độ dài đoạn dây đồng đó ta làm như thế nào?

- Gọi HS lên làm bảng, lớp làm VBT - GV nhận xét.

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

5 + 4 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm - Nhận xét

- HS đọc

- Tính bằng cách cộng độ dài 3 đoạn thẳng (3 cạnh của tam giác) với nhau.

- 1HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Độ dài đoạn dây đồng đó là:

4 + 4 + 4 = 12 (cm) Đáp số: 12cm.

- Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

KỂ CHUYỆN

CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Dựa theo gợi ý kể lại được từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, Kể tiếp được lời của bạn

3, Thái độ: HS biết yêu quý các loai chim và hoa.

Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát, ...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Mời 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện “Onng Mạnh thắng Thần Gió” và trả lời câu hỏi về nội dung chuyện.

- Câu chuyện này nói về điều gì?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3)

- Mỗi HS kể một đoạn - HS khác nhận xét

(8)

- Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện

a. Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện (15) + Hướng dẫn kể đoạn 1:

- Đoạn 1 của chuyện nói về nội dung gì?

- Bông cúc trắng mọc ở đâu? Bông cúc trắng đẹp như thế nào?

- Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông cúc trắng?

+ Hướng dẫn kể đoạn 2:

- Chuyện gì xảy ra vào sáng hôm sau? Nhờ đâu bông cúc trắng biết được sơn ca bị cầm tù?

- Bông cúc muốn làm gì?

- Hãy kể nội dung đoạn 2.

+ Kể đoạn 3:

- Chuyện gì đã xảy ra với bông cúc trắng?

- Khi cùng ở trong lồng chim, sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào?

- Hãy kể nội dung đoạn 3.

+ Kể đoạn 4:

- Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì?

- Các cậu bé có gì đáng trách?

b. Kể toàn bộ câu chuyện (15)

- GV chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu các em kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình.

- GV nhận xét

- Nghe

- Về cuộc sống tự do và sung sướng của chim sơn ca và bông cúc trắng.

- Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào.

Bông cúc thật xinh xắn.

- Cúc ơi, cúc mới xinh xắn làm sao và hót véo von bên cúc.

-1 HS kể lại đoạn 1.

- Chim sơn ca bị cầm tù, bông cúc nghe tiếng hót buồn thảm của sơn ca.

- Bông cúc muốn cứu sơn ca.

- HS kể lại đoạn 2.

- Bông cúc bị hai cậu bé cắt cùng với đám cỏ bên bờ rào bỏ vào lồng chim.

- Chim sơn ca dù khát phải vặt hết đám cỏ, không đụng đến bông hoa. Còn bông cúc thì tỏa hương ngào ngạt để an ủi sơn ca. Khi sơn ca chết cúc cũng héo lả đi và thương xót.

- HS kể lại đoạn 3.

- Các cậu đặt chim sơn ca vào hộp và chôn cất thật long trọng.

- Các cậu bé không nhốt chim vào lồng thì chim vẫn còn vui vẻ hót, không cắt hoa thì bông hoa vẫn tỏa hương và tắm nắng mặt trời.

- HS kể lại đoạn 4.

- 4 HS thành nhóm. Từng HS lần lượt kể trước nhóm của mình.

- 2 HS NK kể lại toàn bộ truyện.

(9)

- Tuyên dương em khác có thể học tập theo lời kể.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Câu chuyện nói nên điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể cho người thân nghe. Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn

- Trả lời - HS nghe

CHÍNH TẢ

CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật.

2. Kĩ năng: Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: ch/tr.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế, rèn luyện viết chữ và trình bày bài.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng viết: sương mù, đường xa, phù sa, khắp tay

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8) - Gv đọc mẫu đoạn viết

- Gọi HS đọc lại

- Đoạn này cho em biết điều gì về hoa cúc và chim sơn ca?

- Đoạn chép có những dấu câu nào?

- Tìm những chữ bắt đầu bằng r/tr/s?

- Những chữ có dấu hỏi/dấu ngã?

- Yêu cầu HS viết chữ khó: sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống.

- 2HS viết bảng, dưới lớp viết bảng con - Nhận xét

- 2,3 HS đọc lại đoạn viết.

- Cúc và chim sơn ca đang sống vui vẻ, hạnh phúc trong những ngày được tự do.

- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.

- rào, rằng, trắng, trời, sơn, sà, sung, sướng, trời.

- giữa, cỏ, tả, mãi, thẳm.

- Bảng lớp / bảng con - HS nhận xét.

(10)

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nghe câu dài, cụm từ dài để viết bài.

- Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8) Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. Chải chuốt B. Sung sướng C. Xà suống

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau:

- HS nhìn và viết bài vào vở.

-

Soát lỗi

- HS đọc

- 2HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm VBT

a) ch: chào mào, chích choè, chiền chiện, châu chấu, cá chép, ....

b) tr: trâu, cá trê, cá trắm, cá trôi,...

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT + chân trời (chân mây)

- Nhận xét - Trả lời - HS nghe

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM

TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CUỘC SỐNG XUNG QUANH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sống của người dân nơi HS ở.

2. Kĩ năng: Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.

3. Thái độ: HS Có ý thức gắn bó yêu quê hương

Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát, ...

(11)

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Tìm kiếm và xử lí thông tin, quan sát về nghề nghiệp của người dân ở địa phương.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin phân tích so sánh nghề ngiệp của người dân về thành thị và nông thôn.

- Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thự hiện công việc.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh, bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4)

- GV đưa một số tình huống yêu cầu HS trả lời những câu hỏi:

- Nếu bạn đi xe buýt thò tay thò cổ ra ngoài thì điều gì có thể sẽ xảy ra?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

2. Hoạt động 1: (10) Thảo luận tình huống - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm

- Quan sát tranh trong SGK và nói những gì em thấy. GV có thể gợi ý HS trả lời các câu hỏi:

- Những bức tranh trong SGK diễn tả cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?

- Kể tên các nghề nghiệp của người dân được vẽ từ hình 2 đến hình 8 / 44, 45 và ngành nghề từ hình 2 đến hình 5/46, 47/

SGK

=>Kết luận:

- Những bức tranh ở trang 44, 45 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn và các vùng miền khác nhau của đất nước.

-Những bức tranh ở trang 46, 47 thể hiện nghề nghiệp sinh hoạt của người dân ở thành phố, thị trấn.

3. Hoạt động 2: (10) Nói về cuộc sống ở địa phương

- GV yêu cầu HS lên trình bày các tranh ảnh sưu tầm ,hoặc các bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân ở địa

- HS trả lời - Nhận xét

- HS thảo luận nhóm theo tranh

- HS trình bày. Mỗi em chỉ trả lời một câu hỏi hoặc chỉ phân tích, nói tên nghề nghiệp của người dân được vẽ trong tranh

- Các nhóm khác bổ sung

- HS tập trung tranh ảnh và bài bào nói về cuộc sống hay nghề nghiệp mà đã

(12)

phương

4. Hoạt động 3: (10) Vẽ tranh.

- GV gợi ý đề tài: có thể là nghề nghiệp, chợ quê em, nhà văn hóa ….khuyến khích óc tưởng tượng của các em.

- GV nhận xét chung, tuyên dương những em vẽ đẹp, đúng chủ đề.

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nêu những làng nghề mà em biết?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Cuộc sống xung quanh (Tiếp theo)

sưu tầm được trang trí xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp

- HS có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về cuộc sống ở địa phương mình.

- HS tiến hành vẽ theo nhóm

- Các em dán tất cả các tranh vẽ lên tường, một số em trình bày những bức tranh tiêu biểu

- 1, 2 HS nêu.

- Lắng nghe

Ngày soạn: 24/1/2021 Ngày giảng: 27/1/2021

TOÁN LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết giải toán có một phép tính nhân và tính độ dài đường gấp khúc.

2, Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng bảng nhân vào tính toán 3, Thái độ: Giáo dục HS ham thích học toán

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV vẽ sẵn các đường gấp khúc trên bảng yêu cầu HS lên đặt tên, đo, và tính độ dài đường gấp khúc ấy.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(13)

Bài 1(12)

- GV yêu cầu HS đọc đề

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV nhận xét

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm ntn?

Bài 2 (10)

- GVyêu cầu HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở - GV nhận xét

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm ntn?

Bài 3 (8)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Đọc tên các đường gấp khúc?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm ntn?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập chung

- 1 em đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở

b. Bài giải

Độ dài đường gấp khúc là:

10 + 14 + 9 = 33 (cm) Đáp số : 33 cm - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là : 5 + 2 + 7 = 14 (cm)

Đáp số: 14cm - HS nhận xét.

- Ghi tên các đường gaapskhucs có trong hình vẽ

- Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng:

ABCD

- Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng:

ABC, BCD - Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

TẬP ĐỌC VÈ CHIM

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu một số loài chim cũng có đặc điểm tính nết giống như con người. (Trả lời được câu hỏi 1, 3, SGK), học thuộc lòng được một đoạn trong bài vè.

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè.

3, Thái độ: HS yêu thích các loài chim. Biết bảo vệ các loài chim.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh, Bảng phụ

(14)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS đọc bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng và trả lời các câu hỏi:

-Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào?

-Vì sao tiếng chim hót của chim trở nên buồn thảm?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - GV giới thiệu bài học

2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4)

- GV mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc b. Đọc từng câu (6)

- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu GV nghe, lưu ý các từ ngữ HS dễ đọc sai lẫn.

- HD phát âm: lon xon, sáo xinh, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo.

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài được chia làm mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc đoạn trên bảng phụ – GV đọc mẫu

- Gọi HS đọc từng đoạn

- GV gọi HS đọc mục 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2,3,4,5 tương tự

- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài (6)

- Tìm tên các loài chim được kể trong bài?

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để:

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ GV đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc) - 1,2 HS đọc lại các từ khó

- 5 đoạn

- HS đọc tiếp nối đoạn - Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

+ Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.

(15)

- Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim?

-Tìm những từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của các loài chim?

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.

- Em thích con chim nào trong bài? Vì sao?

4. Luyện đọc lại (8)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc thuộc bài vè

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

- GV nhận xét khen ngợi những HS đọc tốt C. Củng cố (5)

- Nội dung của bài này là:

A. Tả đặc điểm tính nết các loài chim B. Tả đặc điểm tính nết của 1 loài chim C. Tả đặc điểm tính nết của 2 loài chim - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Một trí khôn hơn trăm trí khôn

+ em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo.

+ chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ.

-HS cả lớp nhận xét.

+HS tự trả lời. (Lưu ý các em nói được tại sao lại thích loài chim ấy.)

VD: Em thích con chim sâu vì nó biết bắt sâu cho cây cối,

- Các nhóm thi đọc - Nhận xét

- HS trả lời - Lắng nghe

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp BT1). Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu (BT2, 3)

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ về các loài chim, câu từ khi nói và viết.

3, Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ(5)

- GV yêu cầu 1 em hỏi với các cụm từ: khi nào, bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ?

- 2 HS hỏi cà trả lời - Nhận xét

(16)

1 em sẽ trả lời, và ngược lại - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1: (10)

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- GV yêu cầu quan sát tranh ,ảnh các loài chim .

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. GV chia lớp thành 4 nhóm

- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng - GV có thể miêu tả thêm về hình dáng, tiếng kêu, cách kiếm ăn của các loài chim đã nêu .

Bài tập 2 (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu từng em đứng lên làm miệng a.Bông cúc trắng mọc ở đâu?

b.Chim sơn ca bị nhốt ở đâu?

c. Em làm thẻ mượn sách ở đâu?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

Bài tập 3: (10)

- Đọc yêu cầu đề bài

- GV nhắc các em: Trước khi đặt câu hỏi có cụm từ Ở đâu, các em cần xác định bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu VD: Bộ phận in đậm trong câu a (Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của nhà trường) trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

- GV yêu cầu HS làm bài miệng - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV nhận xét

- Ghi đầu bài vào vở.

- HS đọc đề: Xếp tên các....

- HS quan sát tranh trên slide

- Đại diện nhóm lên bốc thăm yêu cầu - Đại diện các nhóm lên trình bày +Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt - vàng anh - cú mèo

+Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú - cuốc - quạ

+Gọi tên cách kiếm ăn: bói cá - chim sâu - gõ kiến

- HS nêu: Dựa vào những bài tập đọc đã học, trả lời những câu hỏi sau:

- HS làm miệng:

a) Bông cúc trắng mọc ở bên bờ rào, giữa đám cỏ dại.

b) Chim sơn ca bị nhốt trong lồng.

c) Em làm thẻ mượn sách ở thư viện nhà trường.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu?

- HS làm bài miệng:

a.Sao chăm chỉ họp ở đâu?

b.Em ngồi ở đâu?

c.Sách của em ở đâu?

- HS làm bài vào vở.

(17)

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Quyển sách của em để trên giá sách Bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu là?

A Quyển sách.

B. Quyển sách của em.

C. Trên giá sách

- GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau

- Trả lời - Lắng nghe

Hoạt động trải nghiệm

GIỚI THIỆU ROBOT BÁO ĐỘNG (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Tìm hiểu về Robot

- Cảm biến chuyển động, báo động

- Khi cảm thấy có vật tới gần, Roboot sẽ phát ra âm thanh để báo động.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Robot Wedo.

- Máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Nêu lại cách sáng tạo lập trình vệ tinh - GV nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài:

- Giới thiệu: Bài học ngày hôm nay cô và các con sẽ làm quen với Robot Wedo chủ đề “ Robot báo động”

b. Bài mới:

* GV hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm .

- Gv hướng dẫn Hs cách sử dụng phần mềm Wedo trên máy tính bảng

* Nêu các bước thực hiện:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài học

- HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

- HS các nhóm quan sát thao tác thực hiện của GV.

(18)

Bước 2: Các nhóm tiến hành lắp ráp mô hình theo hướng dẫn trên phần mềm.

Bước 3: Kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

Bước 4: Tiến hành phân tích, vận hành thử nghiệm.

3. Tổng kết- đánh giá - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh dọn dẹp lớp học.

- Hs thu nhặt các chi tiết cần lắp ở từng bước bỏ vào khay phân loại - Hs lấy các chi tiết đã thu nhặt lắp ghép

- Các nhóm quan sát các bước lắp ghép trong máy tính bảng và nghe giáo viên nêu lại các bước.

- HS lắng nghe - Dọn vs lớp.

Ngày soạn: 25/1/2021 Ngày giảng: 28/1/2021

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm. Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản. Biết giải toán có một phét tính nhân và tính độ dài đường gấp khúc.

2, Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng bảng nhân vào tính toán 3, Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng: Tính độ dài đường gấp khúc ABC với AB = 5 cm,

CD = 10 cm

- Đọc bảng nhân 2,3,4,5 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn HS làm bài

- Cho HS nhẩm trong 2 phút sau đó tiếp nối nhau nêu kết quả.

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Tính nhẩm - HS làm VBT

- Lần lượt đọc kết quả - Đổi chéo vở kiểm tra

2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 5 x 9 = 45

(19)

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét chữa bài

- Bài này củng cố kiến thức gì?

Bài 2 (6)

- Nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét chữa bài - Đọc bảng nhân 2,3,5?

Bài 3: (6)

- GV viết bảng: 5 x 5+ 6 =

+ Phép tính này có mấy dấu phép tính? Thực hiện như thế nào?

+ GV chốt cách làm tính đúng: Thực hiện nhân trước, cộng (trừ) sau.

- Gọi 2 HS làm bảng, lớp làm VBT - Gọi HS nhận xét

- Gv nhận xét

- Khi thực hiện dãy tính có nhiều phép tính ta thực hiện ntn?

Bài 4: (6)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.

Tóm tắt 1 đôi: 2 chiếc 5 đôi...chiếc?

- GV nhận xét

- Khi thực hiện bài toán có lời văn ta làm qua mấy bước?

Bài 5 (6)

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ

- Hãy nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?

- HS tự làm vào báo cáo.

- GV nhận xét.

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm

3 x 6 = 18 3 x 8 = 24 2 x 9 = 18 4 x 6 = 24 4 x 8 = 32 4 x 9 = 36 5 x 6 = 30 5 x 8 = 40 3 x 9 = 27 - Nhận xét

- HS nêu

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 2 x 3 = 6 3 x 3 = 9 5 x 9 = 45 2 x 5 = 10 3 x 8 = 24 5 x 10 = 50 2 x 8 = 16 3 x 10 = 30 5 x 3 = 15 - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT 5x5+6= 25+6 4x8-17=32-17 = 31 = 15 2x9-18=18-18 3x7+29=21+29 =0 =50 - Nhận xét

- 2 HS đọc đề bài.

-1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở.

Bài giải

Bẩy đôi đũa có số chiếc đũa là:

2 x 7 = 14 (chiếc)

Đáp số: 14 chiếc - HS nhận xét.

- HS quan sát và nêu cách tính độ dài đường gấp khúc.

a. Độ dài đường gấp khúc là:

3 x 3 = 9 (cm) b. Độ dài đường gấp khúc là:

(20)

ntn?

C. Củng cố - dặn dò (4) - Yêu cầu tính nhanh kết quả?

3 x 4 + 12 =

A. 24 B. 34 C. 44 - Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập chung

2 x 5 = 10 (cm) - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

ĐẠO ĐỨC

BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự. Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

2. Kỹ năng: Biết sử dụng lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.

3. Thái độ: Mạnh dạn nói được lời yêu cầu đề nghị trong cuộc sống hàng ngày.

Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát, ...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Kĩ năng nói lời yâu cầu đề nghị, lịch sự trong giao tiếp với người khác.

- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh sách giáo khoa phóng to.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bai cũ (5)

- Khi nhặt được của rơi em cần làm gì?

- Trả lại của rơi thể hiện đức tính gì?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

2. Hoạt động 1: (10) Quan sát mẫu hành vi.

- Gọi 2 HS lên bảng đóng kịch theo tình huống sau. Yêu cầu cả lớp theo dõi.

+Giờ tan học đã đến. Trời mưa to. Ngọc quên không mang áo mưa. Ngọc đề nghị Hà: - Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. Mình quên không mang.

- Đặt câu hỏi cho HS khai thác mẫu hành vi:

- Chuyện gì xãy ra sau giờ học?

- 2HS trả lời - Nhận xét

- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.

- 2 HS đóng vai theo tình huống có mẫu hành vi. Cả lớp theo dõi.

- Nghe và trả lời câu hỏi.

(21)

- Ngọc đã làm gì khi đó?

- Hãy nói lời đề nghị của Ngọc với Hà?

- Hà đã nói lời đề nghị với giọng, thái độ như thế nào?

=> Kết luận: Để đi chung áo mưa với Hà, Ngọc đã biết nói lời đề nghị rất nhẹ nhàng, lịch sự thể hiện sự tôn trọng Hà và tôn trọng bản thân.

3. Hoạt động 2: (10) Đánh giá thành vi.

- Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu nhận xét thành vi được đưa ra. Nội dung thảo luận của các nhóm như sau:

+ Nhóm 1 – Tình huống 1:

“Trong giờ vẽ, bút màu của Nam bị gãy. Nam thò tay sang chỗ Hoa lấy gọt bút chì mà không nói gì với Hoa. Việc làm của Nam là đúng hay sai? Vì sao?

+ Nhóm 2 – Tình huống 2:

“Giờ tan học, quai cặp của Chi bị tuột nhưng em không biết cài lại khóa quai thế nào. Đúng lúc ấy cô giáo đi đến. Chi liền nói: “Thưa cô, quai cặp của em bị tuột, cô làm ơn cài lại giúp em với ạ! Em cảm ơn cô !”

+ Nhóm 3 – Tình huống 3:

“Sáng nay đến lớp, Tuấn thấy ba bạn Lan, Huệ, Hằng say sưa đọc chung quyển truyện tranh mới. Tuấn liền thò tay lấy quyển truyện từ tay Hằng và nói: “Đưa đây đọc trước đã”.

Tuấn làm thế là đúng hay sai? Vì sao?

+ Nhóm 4 – Tình huống 4:

“ Đã đến giờ vào lớp nhưng Hùng muốn sang lớp 2C để gặp bạn Tuấn. Thấy Hà đang đứng ở cửa lớp, Hùng liền nhét chiếc cặp sách của mình vao tay Hà và nói: “Cầm vào lớp hộ với” rồi chạy biến đi. Hùng làm thế là đúng hay sai? Vì sao?

4. Hoạt động 3: (10) Tập nói lời đề nghị, yêu cầu

- Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lại lời đề nghị của em với bạn nếu em là Nam trong tình

+ Trời mưa to,Ngọc quên không mang áo mưa.

+Ngọc đề nghị Hà cho đi chung áo mưa.

+ 3 đến 5 HS nói lại.

+ Giọng nhẹ nhàng, thái độ lịch sự.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

+ Việc làm của Nam là sai. Nam không được tự ý lấy gọt bút chì của Hoa mà phải nói lời đề nghị Hoa cho mượn. Khi Hoa đồng ý Nam mới được sử dụng gọt bút chì của Hoa.

+Việc làm của Chi là đúng vì Chi đã biết nói lời đề nghị cô giáo giúp một cách lễ phép.

+Tuấn làm thế là sai vì Tuấn đã giành lấy truyện từ tay Hằng và nói rất mất lịch sự với ba bạn

+Hùng làm thế là sai vì Hùng đã nói lời đề nghị như ra lệnh cho Hà, rất mất lịch sự.

(22)

huống 1, là Tuấn trong tình huống 3, Hùng trong tình huống 4 của hoạt động 2.

- Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau chọn 1 trong 3 tình huống trên và đóng vai.

- Gọi một số cặp trình bày trước lớp.

=>Kết luận: Khi muốn nhờ ai đó một việc gì các em cần nói lời đề nghị yêu cầu một cách chân thành, nhẹ nhàng, lịch sự. Không tự ý lấy đồ của người khác đề sử dụng khi chưa được phép.

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Khi muốn yêu cầu đề nghị người khác em cần có thái độ ntn?

- Khi người khác không giúp được em việc em nhờ em sẽ nói gì?

- Nhận xét tiết học

- Về đọc bài và chuẩn bị bài: Biết nói lời yêu cầu đề nghị (Tiết 2)

- Viết lời yêu cầu đề nghị thích hợp vào giấy.

- Thực hành đóng vai và nói lời đề nghị yêu cầu .

- Một số cặp trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Nhiều HS nhắc lại.

- Trả lời - HS nghe TẬP VIẾT

CHỮ HOA R

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết viết các chữ hoa R theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng: Ríu rít chim ca theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ R, bảng phụ.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa Q, Quê - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- GV đưa lần lượt chữ mẫu P treo lên bảng - Chữ hoa R cỡ vừa cao mấy li?

- Chữ hoa R gồm mấy nét?

- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li, rộng 4 ô rưỡi - Gồm 2 nét

(23)

- Có nét gì giống chữ đã học?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB trên ĐK6, viết nét móc ngược trái như nét 1của các chữ cái B,R DB trên ĐK2.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo thành vòng xoắn nhỏ (giữa ĐK3 và 4) rồi viết tiếp nét móc

ngược, DB trên ĐK2.

- GV viết chữ R trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái R - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa cụm từ: Ríu rít chim ca - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Cụm từ ứng dụng có nghĩa là gì?

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

- Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

*Nét cuối của chữ R nối sang chữ i.

+ Nối nét: Liền mạch.

- Hướng dẫn viết chữ Ríu vào bảng con:

- GV yêu cầu HS viết chữ Ríu bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa R?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa S

+Nét 1, giống chữ B, P hoa

+ Nét 2: kết hợp của 2 nét cơ bản, nét cong trên và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết bảng con

- HS đọc cụm từ ứng dụng - HS nhận xét

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Nêu cách đặt dấu thanh

- HS tập viết chữ Ríu 2, 3 lượt.

- HS theo dõi và viết bài - HS viết bài

- Nhắc lại

(24)

- HS nghe.

Ngày soạn: 26/1/2021 Ngày giảng: 29/1/2021

CHÍNH TẢ SÂN CHIM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng: Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn:tr/ch.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Thẩm mĩ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng viết: chích choè, sà xuống, xinh xắn, sung sướng

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8) - GV treo bảng phụ.

- GV đọc toàn bộ đoạn viết.

- Bài Sân chim tả cái gì?

- Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr/

s

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

xiết, thuyền, trắng xoá, sát sông.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (13)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HD HS làm bài tập chính tả (8) Bài 2

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- 2-3 HS đọc đoạn lại. Cả lớp đọc thầm.

- Tả chim nhiều không tả xiết.

- sân, trứng, trắng, sát, sông.

- HS viết bảng con.

- HS nhận xét.

- HS nghe, viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở (cuối bài)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc bài làm.

(25)

- Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

Bài 3

- Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

C. Củng cố - dặn dò (5) - Nhắc lại nội dung đoạn viết?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau.

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- đánh trống, chống gậy - chèo bẻo, leo trèo

- quyển truyện, câu chuyện - Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc bài làm.

- Con chăm sóc bà.

- Mẹ đi chợ.

- Ông trồng cây.

- Nhận xét - Trả lời - HS nghe

TẬP LÀM VĂN

ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2) Thực hiện được yêu cầu bài tập 3 (tìm câu vă miêu tả trong bài viết, viết 2, 3 câu về một loài chim).

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn tả các loài chim, kĩ năng trong giao tiếp hàng ngày.

3, Thái độ: Có ý thức ham thích viết văn tả các loài chim.

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Thẩm mĩ.

* GDBVMT: Giáo dục học sinh biết bảo vệ loài chim.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GD:

- Giao tiếp ứng xử văn hóa.

- Tự nhận thức.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh, Bảng phụ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4)

+1 HS đọc to bài mùa xuân đến và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

+2, 3 HS đọc đoạn văn viết về mùa hè.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- 2 HS trả lời - Nhận xét

(26)

- Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(10)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK, đọc lời các nhân vật.

- Yêu cầu 2 HS thực hành đóng vai.

-Cho 3 – 4 cặp HS thực hành nói lời cảm ơn- lời đáp. Yêu cầu HS không nhất thiết nói giống hệt lời 2nhân vật SGK.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

=> GV chốt: Giúp HS biết đáp lời cảm ơn trong giao tiếp thông thường.

Bài 2 (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu và các tình huống trong bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- Yêu cầu từng cặp HS thực hành đóng vai lần lượt theo từng tình huống.

- GV gợi ý: Cần đáp lời cảm ơn với thái độ lịch sự, nhã nhặn, kiêm tốn. Có thể thêm nội dung đối thoại, không nhất thiết chỉ có 1 lời cảm ơn và 1 lời đáp.

- Sau mỗi lần 1 cặp HS thực hành, cả lớp và GV nhận xét, giúp các em hoàn chỉnh lời đối thoại.

Bài 3: (10)

- Yêu cầu 1, 2 HS đọc bài Chim chích bông và yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi a, b . - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.

- Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn tả một loài chim.

- GV nhắc lại yêu cầu: Viết 2, 3 câu về một loài chim mà em thích.

- Yêu cầu HS nêu tên một số loài chim mà các em thích.

=>Gợi ý: Muốn viết về một loại chim mà em thích, em cần giới thiệu tên loài chim đó. Sau đó, có thể viết một câu rất chung về loài chim này hoặc tả nhay 1,2 đặc điểm

- Lắng nghe, theo dõi.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- Quan sát tranh minh hoạ, đọc lời các nhân vật.

- 2 HS thực hành đóng vai.

+ HS1: Nói lời cảm ơn cậu bé đã đưa cụ qua đường.

+ HS 2: Đáp lại lời cảm ơn cụ.

- HS nhận xét.

- Em đáp lại lời cảm ơn trong các trường hợp sau.

- Từng cặp HS thực hành đóng vai lần lượt theo từng tình huống.

VD: a) “Mình cho bạn mượn quyển truyện này hay lắm đấy!”- “Cảm ơn bạn.

Tuần sau mình sẽ trả”.- “Bạn chưa phải vội. Mình chưa cần ngay đâu!”

- 1, 2 HS đọc bài Chim chích bông và yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời các câu hỏi.

- Những câu tả hình dáng của chích bông:

+Vóc người: là một con chim bé xinh đẹp

+Hai chân: xinh xinh bằng hai chiếc tăm.

+Hai cánh: nhỏ xíu

+Cặp mỏ: tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.

- Những câu tả hoạt động của chích bông:

+Hai cái chân tăm:nhảy cứ liên liến.

+Cánh nhỏ: xoải nhanh vun vút.

+Cặp mỏ tí hon:gắp sâu nhanh thoăn

(27)

về hình dáng(lông, cánh, đôi chân, mỏ,…) Có thể viết nhiều hơn 2,3 câu nhưng không nên viết quá 5 câu.

- Cả lớp và GV nhận xét.

C. củng cố - dặn dò (5’)

- Trong các tình huống nào sau đây em phải đáp lời cảm ơn?

A. Bạn cho em mượn bút B. Em cho bạn mượn bút C. Em và bạn đổi bút để viết - Nhận xét tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

thoắt; khéo moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong thân cây.

- HS trả lời - Lắng nghe

TOÁN

Tiết 105

: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng nhân 2;3;4;5 để tính nhẩm. Biết thừa số, tích.

2, Kĩ năng: Biết giải toán có một phép nhân.

3, Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) - Yêu cầu HS lên bảng tính 4 x 6 - 6 = 4 x 7 - 12 = - Đọc bảng nhân 2,3,4,5?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.

- Nhận xét .

- Dựa vào đâu để làm bài toán này?

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- 1 em đọc yêu cầu của bài - HS làm VBT

- Lần lượt đọc kết quả - Đổi chéo vở kiểm tra

2 x 5=10 3 x 7 =21 4 x 4=16

(28)

Bài 2 (6)

- Muốn tìm tích ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tự nhớ lại bảng nhân để tính tích.

- Yêu cầu 2 dãy cử đại diện thi đua làm bài.

- Nhận xét phần sửa bài của HS.

- Nêu thành phần trong phép nhân Bài 3 (6)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.

- HS tự làm bài rồi chữa bài.Khi chữa yêu cầu HS giải thích lí do.

- Nhận xét .

- Nêu cách so sánh hai phép nhân Bài 4: (6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Đề bài cho gì?

-Đề bài hỏi gì?

- Muốn biết 8 HS được mượn bao nhiêu quyển truyện ta làm sao?

- Yêu cầu 2 dãy cử đại diện lên thi đua giải bài trên bảng.

- Nhận xét.

- Khi giải bài toán có lời văn ta thực hiện qua mấy bước?

Bài 5: (6) - Nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS tự đo độ dài từng đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc và tính độ dài mỗi đường gấp khúc.

- Yêu cầu HS sửa bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm ntn?

C. Củng cố, dặn dò (4) - Đọc bảng nhân 2,3,4,5?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

2 x 9 =18 3 x 4=12 4 x 3=12 - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm và chữa bài.

Thừa số 2 5 4 3 5 3 2 4 Thừa số 6 9 8 7 8 9 7 4 Tích 12 45 32 21 40 27 14 14 - HS nhận xét.

- Tính ở 2 vế; So sánh ; Điền dấu.

- HS lên bảng làm bài.

2 x 3 = 3 x 2 4 x 9 < 5 x 9 4 x 6 > 4 x 3 5 x 2 = 2 x 5 - Nhận xét

- HS đọc đề.

+Mỗi HS được mượn 5 quyển truyện.

+8 HS được mượn bao nhiêu quyển truyện.

+Lấy số quyển truyện 1 HS được mượn nhân với số HS.

Bài giải

8 học sinh được mượn số quyển truyện:

5 x 8 = 40 (quyển)

Đáp số: 40 quyển - HS khác nhận xét.

- Đo rồi tính độ dài mỗi đường gấp khúc

- HS đo độ dài từng đoạn thẳng và tính độ dài của từng đường gấp khúc.

a) 3 + 3 + 2 + 4 = 12 (cm) b) 4 + 5 + 3 = 12 (cm) - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

(29)

Phép chia

THỰC HÀNH KIẾN THỨC THỰC HÀNH TOÁN (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng nhân 2;3;4;5 để tính nhẩm. Biết thừa số, tích.

2, Kĩ năng: Biết giải toán có một phép nhân.

3, Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) - Yêu cầu HS lên bảng tính 4 x 6 - 6 = 4 x 7 - 12 = - Đọc bảng nhân 2,3,4,5?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.

- Nhận xét .

- Dựa vào đâu để làm bài toán này?

Bài 2 (6)

- Muốn tìm tích ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tự nhớ lại bảng nhân để tính tích.

- Yêu cầu 2 dãy cử đại diện thi đua làm bài.

- Nhận xét phần sửa bài của HS.

- Nêu thành phần trong phép nhân Bài 3 (6)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.

- HS tự làm bài rồi chữa bài.Khi chữa yêu cầu HS giải thích lí do.

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- 1 em đọc yêu cầu của bài - HS làm VBT

- Lần lượt đọc kết quả - Đổi chéo vở kiểm tra

2 x 5=10 3 x 7 =21 4 x 4=16 2 x 9 =18 3 x 4=12 4 x 3=12 - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm và chữa bài.

Thừa số 2 5 4 3 5 3 2 4

Thừa số 6 9 8 7 8 9 7 4

Tích 12 45 32 21 40 27 14 14 - HS nhận xét.

- Tính ở 2 vế; So sánh ; Điền dấu.

- HS lên bảng làm bài.

2 x 3 = 3 x 2 4 x 9 < 5 x 9 4 x 6 > 4 x 3 5 x 2 = 2 x 5

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học,

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán