• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

Ngày soạn: 13/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 16b tháng 11 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Củng cố bảng trừ 11 trừ đi một số 2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép trừ.

3, Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

81 và 44 51 và 25 91 và 9 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu nhẩm và ghi ngay kết quả

- Dựa vào kiến thức gì để làm được bài tập này?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

-Khi đặt tính cần chú ý điều gì?

Bài 3 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu các thành phần trong phép cộng

- Nhận xét

- Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm thế nào?

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Tính nhẩm - HS làm VBT - Lần lượt đọc

11 – 2 = 9 11 - 5 = 6 11 – 3 = 8 11 – 8 = 3 11 – 4 = 7 11 – 7 = 4 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính

- 3HS lên bảng, lớp làm vở

41 51 81 38 - - - + 25 35 48 47 16 16 33 85 - Nhận xét

- Tìm x - HS nêu

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT x + 18 = 61 23 + x = 71 x = 61 - 18 x = 71 - 23 x = 43 x = 48

(2)

Bài 4 (6)

- Gọi HS đọc đề.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu kg táo ta làm thế nào? Tại sao?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở , 1 HS lên làm ở bảng

- Nhận xét.

- Hãy nêu các bước để giải bài toán có lời văn?

Bài 5(6)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Muốn điền dấu đúng ta cần làm gì?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: 12 trừ đi một số: 12 – 8

- Nhận xét - HS đọc đề

+ Có 51 kg táo, đã bán 26 kg táo +Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg táo

- HS làm bài, 1 HS lên bảng làmbài Bài giải

Cửa hàng còn lại là:

51 - 26 = 25 ( kg ) Đáp số: 25 kg - Nhận xét

- HS đọc

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 9 + 6 = 15 16 – 10 = 6 11 - 6 = 5 10 – 5 = 5 11 - 2 = 9 8 + 6 = 14 - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

--- Tập đọc

BÀ CHÁU

I MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

2, Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới. Hiểu nội dung: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu

3, Thái độ: Tình yêu với ông bà cha mẹ

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

* BVMT: Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Xác định giá trị - Tư duy sáng tạo

- Thể hiện sự cảm thông - Ra quyết định

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh vẽ SGK, bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

(3)

- Gọi HS đọc bài Bưu thiếp và trả lời câu hỏi:

- Bưu thiếp thứ hai của ai gửi cho ai?

- Gửi để làm gì?

- Bưu thiếp dùng làm gì?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- Hướng dẫn HS quan sát tranh + Giới thiệu bài

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: GV đọc bài với giọng to, rõ ràng, thong thả và phân biệt giọng của các nhân vật

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Ba bà cháu / rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà / lúc nào cũng đầm ấm.//

+ Hạt đào vừa gieo xuống đã naye mầm, / ra lá, / đơm hoa, / kết bao nhiêu là trái vàng, / trái bạc. //

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2,3,4 tương tự

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- HS đọc và trả lời - HS khác nhận xét.

- Quan sát tranh và trả lời

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- làng, nuôi nhau, giàu sang, sung sướng, lúc nào, ra lá...

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu: 4 đoạn - HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

(4)

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1:

- Gia đình em bé có những ai?

- Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao?

- Tuy sống vất vả nhưng không khí trong gia đình như thế nào?

- Cô tiên cho hai anh em vật gì?

- Cô tiên dặn hai anh em điều gì?

- Những chi tiết nào cho thấy cây đào phát triển rất nhanh?

- Cây đào này có gì đặc biệt?

- Sau khi bà mất, cuộc sống của hai anh em ra sao?

- Thái độ của anh em như thế nào khi trở nên giàu có?

* Vì sao cuộc sống giàu sang, mà anh em lại không vui?

- Câu chuyện kết thúc ra sao?

4. Luyện đọc lại (18)

- GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc - Chia nhóm 3. HD đọc phân vai trong nhóm: người dẫn chuyện, cô tiên, hai anh em

- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai giữa các nhóm

- GV nhận xét – tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài, ghi nhớ nội dung và chuẩn bị bài: Cây xoài của ông em

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - Bà và hai anh em

- Sống rất nghèo khổ / sống khổ cực, rau cháu nuôi nhau.

- Rất đầm ấm và hạnh phúc.

- Một hạt đào

- Khi bà mất, gieo hạt đào ..;

- Vừa gieo xuống, hạt đào nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái.

- Kết toàn trái vàng, trái bạc.

- Trở nên giàu có vì nhiều vàng bạc

- Cảm thấy ngày càng buồn bã.

- HS trả lời.

- Thực hành đọc theo vai giữa các nhóm(3p).

- 2 nhóm thi đọc phân vai

- HS nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.

- HS trả lời - HS nghe.

--- Ngày soạn: 14/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2020 Toán

12 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 12 - 8

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 – 8, lập được bảng 12 trừ đi một số,

2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép trừ

3, Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

(5)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Que tính, bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính:

41 – 25 51 – 35 81 – 48 38 + 47 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

2. Giới thiệu phép trừ 12 – 8. (10)

- Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

- Viết lên bảng: 12 – 8

- HS sử dụng que tính để tìm kết quả và thông báo lại.

- Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu?

- HS lên bảng đặt tính thực hiện phép tính.

- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính

- Yêu cầu một vài HS khác nhắc lại.

- Xóa dần bảng công thức 1 trừ đi một số cho HS học thuộc

4. Luyện tập Bài 1(5)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - Nhận xét

- HS giải thích vì sao kết quả 3+9 và 9+3 bằng nhau

Bài 2 (5)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Thực hiện tính như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Nêu lại cách thực hiện tính 12 – 7;

12 – 8 Bài 3 (5)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài có mấy yêu cầu?

- Xác định số trừ và số bị trừ - Yêu cầu HS làm bài

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Nghe và nhắc lại bài toán - Thực hiện phép trừ: 12 – 8

- Thao tác trên que tính. Trả lời: 12 que tính, bớt 8 que tính, còn lại 4 que tính.

- 12 trừ 8 bằng 4 12

- 8 4

- Viết 12 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 2. Viết dấu – và kẻ vạch ngang. 12 trừ 8 bằng 4 viết 4 thẳng cột đơn vị

- HS đọc yêu cầu.

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT 3 + 9 = 12 8 + 4 = 12 9 + 3 = 12 4 + 8 = 12 12 - 3 = 9 12 - 8 = 4 12 - 9 = 3 12 - 4 = 8 - Nhận xét

- Tính

- 3HS làm bảng, lớp làm nháp 12 12 12

- 5 - 6 - 8 7 6 4 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

- Bài có 2 yêu cầu: đặt tính, rồi tính

(6)

- Gv nhận xét, sửa bài

- Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì?

Bài 4 (5)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết còn lại mấy quyển vở bìa xanh ta làm thế nào ?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Để giải bài toán có lời văn ta thực hiện qua mấy bước?

C. Củng cố - dặn dò (4)

Yêu cầu đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 12 12 12

- 7 - 9 - 3 5 3 9 - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu.

- HS trả lời

- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Bài giải

Còn lại số quyển vở là:

12 - 6 = 6 ( quyển vở) Đáp số: 6 quyển vở - Nhận xét

- Trả lời

- Trả lời - Lắng nghe

--- Kể chuyện

BÀ CHÁU

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Bà cháu và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kểvới điệu bộ, nét mặt;

biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2, Kĩ năng: Có khả năng tập trung nghe bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng.

3, Thái độ: Thái độ yêu quí ông bà và những người cao tuổi

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

*Bảo vệ môi trường: Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh. Bảng phụ ghi nội dung bài kể chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS kể lại câu chuyện Sáng kiến của bé Hà?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện

- HS kể lại

- HS khác nhận xét

- Nghe

(7)

a. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh (17)

- GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm có cùng nhận xét .

* Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS còn lúng túng.

Tranh 1:

- Trong tranh vẽ những nhân vật nào?

- Bức tranh vẽ ngôi nhà trông như thế nào?

- Cuộc sống của ba bà cháu ra sao?

Tranh 2:

- Hai anh em đang làm gì?

- Bên cạnh mộ có gì lạ?

Tranh 3:

- Cuộc sống của hai anh em ra sao sau khi bà mất?

- Vì sao vậy?

Tranh 4:

- Hai anh em lại xin cô tiên điều gì?

- Nhận xét

b. Kể lại toàn bộ câu chuyện (10)

+Mỗi nhóm 3 HS phân nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm, cứ thế luân phiên nhau mỗi em sẽ kể các đoạn của câu chuyện.

- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp.

- Chỉ định một vài nhóm lên thi kể chuyện trước lớp.

- Sau mỗi lần kể, cả lớp và GV nhận xét:

nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.(Kể có tự nhiên hay không, có biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ hay không.) - Giáo dục HS: Cần quan tâm đến ông bà, chăm sóc giúp đỡ ông bà hàng ngày

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Nội dung câu chuyện nói về điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể cho người thân nghe. Chuẩn bị: Sự tích cây vú sữa

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể về 1 bức tranh. Khi HS kể thì các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn.

- 1 HS trình bày 1 bức tranh.

- HS nhận xét .

- Ba bà cháu và cô tiên - Ngôi nhà rách nát

- Rất khổ cực, rau cháo nuôi nhau nhưng căn nhà rất ấm cúng.

- Khóc trước mộ bà - Mọc lên một cây đào

- Tuy sống trong giàu sang nhưng càng ngày càng buồn bã

- Vì thương nhớ bà.

- Đổi lại ruộng vườn, nhà cửa để bà sống lại.

- HS nhận xét .

- Các nhóm kể chuyện(nhóm 3).

- Mỗi HS sẽ kể một đoạn, sau đó đổi lại lần lượt mỗi em sẽ kể cả 3 đoạn.

- Các nhóm kể chuyện trước lớp.

- Cả lớp nhận xét

- Trả lời - HS nghe

--- Chính tả ( Tập chép)

(8)

BÀ CHÁU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích trong bái: Bà cháu

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập chính tả

3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tự giác, ý thức giữ vở sạch đẹp.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng viết: long lanh, nức nở, lảnh lót, nóng nực

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8) - Gv đọc mẫu đoạn viết

- Gọi HS đọc lại

- Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện?

- Câu chuyện kết thúc ra sao?

- Đoạn văn có mấy câu?

- Lời nói của hai anh em được viết với dấu câu nào?

- Yêu cầu HS viết chữ khó: sống lại, màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém,

- Gạch chân những chữ dễ viết sai trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nhìn câu dài, cụm từ dài để viết bài.

- Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8) Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- 2HS viết bảng, dưới lớp viết bảng con

- Nhận xét

- Ghi tên bài

- 2,3 HS đọc lại đoạn viết.

- Phần cuối

- Bà móm mém, hiền từ sống lại còn nhà cửa, lâu đài, ruộng vườn thì biến mất.

- 5 câu

- Đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu:

- Bảng lớp / bảng con - HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

-

Soát lỗi

- Điền vào chỗ trống iên hay yên.

- 2HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm VBT

+ghi/ ghì, ghê/ ghế, ghẻ/ ghẹ, gờ/ gở/

(9)

- GV chữa bài

- Hãy đọc các từ vừa điền?

- Nhận xét Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Trước những chữ cái nào em chỉ viết gh mà không viết g ?

- Ghi bảng: gh: e, i, ê.

- Trước những chữ cái nào em chỉ viết g mà không viết gh?

- Ghi bảng: g: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau:

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

gỡ, ga/ gà/ gá/ gả/ gã/ gạ - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

- Viết gh trước chữ: i, ê, e.

- Chỉ viết g trước chữ cái: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư

- Nhận xét

- Trả lời - HS nghe

___________________________________________

Thực hành kiến thức ÔN TẬP

I MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung bài đọc và làm đúng các bài tập chắc nghiệm.

2, Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.

3, Thái độ: Giáo dục các em biết giữ lời hứa

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sách THKT, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài: Bà nội và trả lời câu hỏi:

?Vì sao bố mẹ đón bà nội ở quê lên?

?Bà đã làm gì?

?Vi cảm thấy thế nào sau buổi đi học về?

?Nhờ mẹ Vi đã hiểu ra điều gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Bài 1: Đọc truyện: (14) Thỏ thẻ

- 3 HS đọc và trả lời - HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

(10)

+ GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm - GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

b, Bài 2: Chọn câu trả lời đúng (8) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu HS báo cáo - GV lần lượt đưa câu hỏi

?Cháu muốn giúp ông làm gì?

?Cháu nhờ ông giúp cho việc gì?

?Ông cười và nói gì khi nghe cháu thỏ thẻ?

?Vì sao cháu nhờ ông nhiều việc thế?

?Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động?

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5) - Gọi HS đọc lại bài - Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- Cá nhân, ĐT - HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- HS đọc

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT - Lần lượt trả lời

- Đun nước để giúp ông tiếp khách - Giúp cháu làm tất cả những việc trên - Thế thì lấy ai ngồi tiếp khách

- Vì cháu muốn giúp ông nhưng còn bé - đun, nhờ, xách

- Nhận xét

- HS đọc - Lắng nghe

________________________________________________

Thực hành kiến thức ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Làm đúng các bài tập phận biệt: g/gh; x/s. Tìm được từ chỉ hoạt động.

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập.

3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tự giác, ý thức giữ vở sạch đẹp.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

(11)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng viết: con gà, thác ghềnh, ghi nhớ, sạch sẽ

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) 2. HDHS làm bài tập Bài 1: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài

? Khi nào viết gh?

- Nhận xét Bài 2: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét.

Bài 3: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò (3’)

? Nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau:

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- 2HS viết bảng, dưới lớp viết bảng con

- Nhận xét

- 2,3 HS đọc yêu cầu + ga, ghi, gà

- Hs đọc bài làm - Nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

+ Sáo, xa, sáo - HS nhận xét.

- 2HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm VBT

+ luồn, kéo, nối, luồn.

- Nhận xét

- Trả lời - HS nghe

--- Ngày soạn: 15/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2020

Toán 32 - 8

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 – 8.

2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 – 8. Biết tìm số hạng của một tổng.

3, Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(12)

- GV: Que tính

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và tính:

12 – 7 12- 8 12- 4 12- 6 +Đọc thuộc bảng công thức 12 trừ đi một số

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. Giới thiệu phép trừ 32 - 8: (10) - Có 32 que tính, bớt đi 8 qua tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính?

- Để biết còn lại bao nhiêu que tính chúng ta phải làm như thế nào?. Viết lên bảng 32 – 8

- Thảo luận, tìm cách bớt đi 8 que tính nêu số que còn lại. Còn lại bao nhiêu que tính?

- Vậy 32 que tính bớt 8 que tính còn bao nhiêu que tính?

- Vậy 32 trừ 8 bằng bao nhiêu?

- HS lên bảng đặt tính. Sau đó yêu cầu nói rõ cách đặt tính, cách thực hiện phép tính.

- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.

3. Luyện tập Bài 1(5)

- Gọi HS đọc đề bài

- Tính là tính như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Nhắc lại cách thực hiện 52 – 9; 82 - 4?

Bài 2 (5)

- Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Khi đặt tính cần chú ý điều gì?

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- HS nghe và phân tích bài toán - HS đọc đề bài.

- Phải thực hiện phép trừ 32 - 8 - Thảo luận theo cặp. Thao tác trên que tính

- Còn lại 24 que tính.

- 32 que tính, bớt 8 que tính còn 24 que tính

- 32 trừ 8 bằng 24 _ 32

8 24

- HS nêu và thực hiện.

- Tính - Trả lời

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

52 82 22 62 42 - 9 - 4 - 3 - 7 - 6 43 78 19 55 36 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là

- 3 HS làm bảng, lớp làm vở 72 43 62

- 7 - 6 - 8 65 37 54 - Nhận xét

(13)

Bài 3 (5)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Bài toán này thuộc dạng toán nào?

Bài 4 (5)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- x là gì trong các phép tính của bài?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính 32 - 8?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: 52 – 28

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Tóm tắt:

Hoa: 22 nhãn vở Hoa cho: 9 nhãn vở Còn lại: ... nhãn vở?

Bài giải

Hoa còn lại số nhãn vở là:

22 – 9 = 13 (nhãn vở) Đáp số: 13 nhãn vở - Nhận xét

- Tìm x

- 3HS làm bảng, lớp làm VBT a. x + 7 = 42 b. giảm tải x = 42 –

x = 35 - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

____________________________________

Tập đọc

CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Đọc trơn toàn bài, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài

2, Kỹ năng: Tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ của 2 mẹ con bạn nhỏ

3, Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS đọc bài: Bà cháu và trả lời các câu hỏi:

- Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao?

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

(14)

- Tuy sống vất vả nhưng không khí trong gia đình như thế nào?

- Cô tiên cho hai anh em vật gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - GV giới thiệu bài học

2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4)

- GV mẫu toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, chậm, tình cảm. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm

b. Đọc từng câu (6)

- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu GV nghe, lưu ý các từ ngữ HS dễ đọc sai lẫn.

- HD phát âm: lẫm chẫm, đu đưa, xoài tượng, nếp hương

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài được chia làm mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Mùa xoài nào, / mẹ em cũng chọn những quả chín vàng/ và to nhất,/ bày lên bàn thờ ông.//

+ Ăn quả xoài cát chín chảy từ cây cưa ông em trồng,/ kèm với xôi nếp hương,/ thì đối với em/ không thứ quả gì ngon bằng.//

- Gọi HS đọc từng đoạn

- GV gọi HS đọc mục 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2,3 tương tự

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài (6)

- Cây xoài ông trồng thuộc loại xoài gì?

- Những từ ngữ hình ảnh nào cho thấy cây xoài cát rất đẹp

- Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc như thế nào?

-Vì sao mùa xoài nào mẹ cũng chọn những

- HS nghe

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ GV đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc)

- 1,2 HS đọc lại các từ khó - Trả lời

- HS đọc tiếp nối đoạn - Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- Xoài cát

- Hoa nở trắng cành, từng chùm quả to đu đưa theo gió mùa hè.

- Có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp.

(15)

quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?

- Vì sao nhìn cây xoài bạn nhỏ lại càng nhớ ông?

- Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất.

4. Luyện đọc lại (8)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc lại bài - GV nhận xét khen ngợi những HS đọc hay tốt

C. Củng cố (5)

- Bài văn nói lên điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Sự tích cây vú sữa

- Để tưởng nhớ, biết ơn ông đã trồng cây cho con cháu có quả ăn

- Vì xoài cát rất thơm ngon, bạn đã ăn từ nhỏ...

- Tình cảm thương nhớ của hai mẹ con đối với người ông đã mất - Các nhóm thi đọc

- Nhận xét

- Phải luôn nhớ và biết ơn những người đã mang lại cho mình những điều tốt

- Lắng nghe

--- Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG VÀ CÔNG VIỆC TRONG NHÀ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về đồ dùng và công việc trong nhà

2, Kĩ năng: Nêu được một số từ ngữ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật ẩn trong tranh (BT1) tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ Thỏ thẻ

3, Thái độ: Yêu thích môn học

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ(5)

- HS 1: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng của họ ngoại.

- HS 2: Tìm những từ chỉ người trong gia đình họ hàng của họ nội.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1: (18)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Treo bức tranh

- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Ghi đầu bài vào vở.

- HS đọc đề bài.

- Tìm các đồ vật được ẩn trong bức tranh và cho biết mỗi đồ vật dùng để

(16)

nhóm 1 tờ giấy, 1 bút dạ và yêu cầu viết thành 2 cột: tên đồ dùng và ý nghĩa công dụng của chúng.

- Gọi các nhóm đọc bài của mình và các nhóm có ý kiến khác bổ sung

- Nhận xét Bài tập 2 (12)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- 2 HS đọc bài thơ: Thỏ thẻ

- Tìm những từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông?

- Bạn nhỏ trong bài thơ có nét gì ngộ nghĩnh?

- Ở nhà em thường làm việc gì giúp gia đình?

- Em thường nhờ người lớn làm những việc gì?

- GV nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nêu những việc em đã làm giúp gia đình?

- GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau:

làm gì?

- Quan sát

- Hoạt động theo nhóm. Các nhóm tìm đồ dùng và ghi các nội dung vào phiếu theo yêu cầu.

- HS đọc bài

- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.

- Đun nước, rút rạ - HS trả lời

- Xách xiêu nước, ôm rạ, dập lửa, thổi khói

- Trả lời - Lắng nghe

--- TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 11

: GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể được một số công việc hằng ngày của từng người trong gia đình 2. Kĩ năng: Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia xẻ công việc nhà.Nêu được tác dụng các việc làm của em đối với gia đình.

3. Thái độ: Yêu quý gia đình

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát ,...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Kỹ năng tự nhận thức: tự nhận thức vị trí của mình trong gia đình.

- Kỹ năng làm chủ bản thân và kỹ năng hợp tác: đảm nận trách nhiệm và hợp tác hi tham gia công việc trong gia đình, lựa chọn cơng việc ph hợp lứa tuổi.

- Phát triển kỷ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4)

- Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể?

- Hãy nêu tên các cơ quan tiêu hoá?

- Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, nên ăn uống ntn?

- Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?

- HS trả lời - Nhận xét

(17)

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10) - Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận theo yêu cầu: Hãy kể tên những việc làm thường ngày của từng người trong gia đình bạn.

- Nghe các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận

- GV nhận xét.

3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo nhóm (10)

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để chỉ và nói việc làm của từng người trong gia đình Mai.

- Nghe 1, 2 nhóm HS trình bày kết quả - Chốt kiến thức: Như vậy mỗi người trong gia đình đều có việc làm phù hợp với mình. Đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.

?Nếu mỗi người trong gia đình không làm việc, không làm tròn trách nhiệm của mình thì việc gì hay điều gì sẽ xảy ra?

=> Trong gia đình, mỗi thành viên đều có những việc làm, bổn phận của riêng mình. Trách nhiệm của mỗi thành viên là góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, thuận hoà.

4. Hoạt động 3: Thi giới thiệu về gia đình em (10)

- GV phổ biến cuộc thi Giới thiệu về gia đình em

- Cho HS thực hiện trước lớp

- GV khen tất cả các cá nhân HS tham gia cuộc thi và phát phần thưởng cho các em.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm HS thảo luận:

Hình thức thảo luận: Mỗi nhóm được phát một tờ giấy A3, chia sẵn các cột;

các thành viên trong nhóm lần lượt thay nhau ghi vào giấy.

- Việc làm hằng ngày của:

Ông , bà ………… ………

Bố , mẹ ………

Anh, chị ………

Bạn ………

- Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận .

- Các nhóm HS thảo luận miệng (Ông tưới cây, mẹ đón Mai; mẹ nấu cơm, Mai nhặt rau, bố sửa quạt)

- 1, 2 nhóm HS vừa trình bày kết quả thảo luận, vừa kết hợp chỉ tranh (phóng to) ở trên bảng.

- Thì lúc đó sẽ không được gọi là gia đình nữa.

- Lúc đó mọi người trong gia đình không vui vẻ với nhau …

- Các nhóm HS thảo luận miệng

- Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm nào vừa nói đúng, vừa trôi chảy thì là nhóm thắng cuộc.

- Một vài cá nhân HS trình bày

+ Vào lúc nghỉ ngơi, ông em đọc báo, bà

(18)

C. Củng cố - dặn dò (4)

? Là một HS lớp 2, vừa là một người con trong gia đình, trách nhiệm của em đối với gia đình là gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Đồ dùng trong gia đình

em và mẹ em xem ti vi, bố em đọc tạp chí, em và em em cùng chơi với nhau.

+ Vào lúc nghỉ ngơi, bố mẹ và ông bà cùng vừa ngồi uống nước, cùng chơi với em.

- 1, 2 HS nêu.

- Lắng nghe

____________________________________________________________________

ĐẠO ĐỨC

Tiết 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại các bài học từ đầu năm đến nay 2. Kỹ năng: Học sinh nắm lại các nội dung bài học

3. Thái độ: Tích cực ôn tập

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát ,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh sách giáo khoa phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bai cũ (5)

? Chăm chỉ học tập mang lại những lợi ích gì?

? Thực hiện việc chăm chỉ học tập hàng ngày giúp em điều gì?.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài 2. Hoạt động (30)

a. Ôn bài 1: Học tập sinh hoạt đúng giờ - HS làm bài tập 1: Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng.

- Em đã thực hiện việc học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc như thế nào?

b. Ôn bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi - Khi chót mắc lỗi em cần phải làm gì?

- Biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?

- GV nêu tình huống ở bài tập 2.

KL: Khi chót mắc lỗi, em cần phải tự nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp

- 3HS trả lời - Nhận xét

- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.

- 1HS đọc yêu cầu và các ý kiến - Cả lớp làm bài.

- 1 HS đọc chữa bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS liên hệ.

- HS nêu ý kiến - Nhận xét

(19)

em mau tiến bộ và được mọi người quý mến

c. Ôn bài 3: Gọn gàng ngăn nắp.

- Gọn gàng ngăn nắp mang lại lợi ích gì?

- Em đã thực hiện gọn gàng ngăn nắp như thế nào?

KL: Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không mất công tìm kiếm.

d. Ôn bài 4: Chăm làm việc nhà.

- Hằng ngày em đã giúp gia đình những công việc gì?

- Chăm làm việc nhà mang lại lợi ích gì?

KL: Làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình thơng yêu đối với ông bà, bố mẹ e. Ôn bài 5: Chăm chỉ học tập.

- Thế nào là chăm chỉ học tập ?

- Hãy nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập?

KL: Chăm chỉ học tập giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn, đợc thầy cô và bạn bè yêu mến, bố mẹ hài lòng, thực hiện tốt quyền được học tập

C. Củng cố - dặn dò (4)

? Thực hiện việc chăm chỉ học tập hàng ngày giúp em điều gì?.

- Nhận xét tiết học

- Về đọc bài và chuẩn bị bài: Quan tâm giúp đỡ bạn

- Trả lời - HS nghe

____________________________

PHÒNG HỌC TRẢI NGHIỆM

Bài 2: LẬP TRÌNH RÔ BỐT ỐC PHÁT SÁNG ( Tiết 3) I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển Robot phát sáng.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng lập trình, kết nối điều khiển robot theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lập trình robot.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát ,...

(20)

II. CHUẨN BỊ:

- Robot Wedo.

- Máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ( 3')

- Lắp sáng tạo ốc phát sáng có mấy bước?

Là những bước nào?

- GV nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

2. Bài mới ( 30')

Hoạt động 1.Giới thiệu bài

- Giới thiệu: Trong giờ học trước các con đã được học cách "Lắp sáng tạo ốc phát sáng" bài học ngày hôm nay cô và các con sẽ lập trình Rôbot

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập trình

- Gv chia nhóm học sinh và phát máy tính bảng cho các nhóm.

- Hướng dẫn HS kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm

Bước 1: Điều khiển con ốc có thể phát sáng

GV phân tích các thuộc tính của các khối chức năng

+ Khối màu xanh có hình bộ điều khiển trung tâm, chính giữa có hình cái quạt nhiều màu sắc là khối ánh sáng. Số 5 thể hiện màu sắc phát ra

+ Bắt đầu chạy chương trình => đèn ở bộ điều khiển trung tâm phát sáng

- Các nhóm thực hiện tạo chương trìnhvà chạy thử nghiệm theo sự hướng dẫn của GV

- Các nhóm trình bày lại chức năng của các khối và mô tả hoạt động của chương trình

Bước 2: Thay đổi màu sắc ánh sáng phát ra - GV đưa ra yêu cầu: Hãy cho con Ốc phát sáng màu trắng

- Các nhóm thực hiện việc tạo chương trình và chạy thử nghiệm: Nếu con Ốc sáng màu trắng thì tiến hành báo cáo - Các nhóm trình bày cách thức làm cho con Ốc phát ra ánh sáng màu trắng Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá

- 3 HS nhắc lại.

- HS cả lớp theo dõi và nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS nhận nhóm và nhận máy tính bảng của nhóm.

- Các nhóm lắng nghe, ghi nhớ và làm theo hướng dẫn của GV

- Các nhóm thực hiện

- Các nhóm trình bày

- Các nhóm lập trình chọn màu trắng cho Ốc phát sáng

- Đại diện nhóm trình bày

(21)

- Giáo viên đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- Giáo viên nhắc lại kiến thức ở bài học.

Hoạt động 4: Sắp xếp, dọn dẹp

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tháo các chi tiết lắp ghép và bỏ vào hộp đựng theo các nhóm chi tiết như ban đầu

3. Tổng kết ( 2')

- Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức vừa học.

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

- Lắng nghe - Lắng nghe

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- Thực hiện yêu cầu của GV - Nghe GVNX giờ học - Nghe GV dặn dò

--- Ngày soạn: 16/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2020 Toán

52 - 28

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 - 28 2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28.

3, Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, thích học toán.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Que tính, Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và tính 32 – 7 32- 8 32- 4 32- 6

?Đọc thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Giới thiệu phép trừ 52-28: (10’) - Có 52 que tính. Bớt đi 28 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Để biết còn lại bao nhiêu que tính tả phải làm thế nào? Viết lên bảng: 52 – 28 - HS lấy ra 5 bó 1 chục và 2 que tính rời.

Sau bớt đi 28 que tính và thông báo kết quả.

- Còn lại bao nhiêu que tính?

- Vậy 52 – 28 bằng bao nhiêu?

- HS lên bảng đặt tính, nêu cách thực hiện phép tính.

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Nghe

- HS đọc đề bài.

- Nghe và nhắc lại bài toán.

- Thực hiện phép trừ 52 – 28 - Thao tác trên que tính.

- Còn lại 24 que tính.

- 52 trừ 28 bằng 24 3 1

5- 2 6

+ 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ

(22)

- Gọi HS nhắc lại.

3. Luyện tập Bài 1(7)

- Gọi HS đọc đề bài

- Tính là tính như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

? Nhâc lại cách thực hiện 62 – 19;

32 - 16?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Khi đặt tính cần chú ý điều gì?

Bài 3 (7)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Bài toán này thuộc dạng toán nào?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 52 – 28?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập

8, bằng 4, viết 4, nhớ 1.

+ 2 thêm 1 là3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2

- Tính - Trả lời

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

62 32 82 92 72 - 19 - 16 - 37 - 23 - 28 43 16 45 69 44 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là

- 3 HS làm bảng, lớp làm vở 72 82 92

- 27 - 38 - 56 45 44 36 - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Tóm tắt:

Đội 2 trồng: 92 cây Đôi 1 ít hơn: 38 cây Đội 1: ...cây?

Bài giải

Đội 1 trồng được số cây là:

92 – 38 = 54 (cây) Đáp số: 54 cây - Nhận xét

- HS nêu - HS nghe

Tập viết CHỮ HOA I

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết viết các chữ hoa I theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng:

Ích nước lợi nhà theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

(23)

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ I, bảng phụ.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa H, Hai - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- GV đưa lần lượt chữ mẫu I treo lên bảng - Chữ I cao mấy li?

- Chữ I được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: Giống nét 1 của chữ H

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong như nét 1 của chữ B, dừng bút trên đường kẻ 2

- GV viết chữ I trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái I - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa cụm từ: Ích nước lợi nhà - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Ích nước lợi nhà có nghĩa là gì?

- Gợi ý HS nêu ý nghĩa cụm từ:

- Cụm từ gồm mấy tiếng?

- So sánh chiều cao của các chữ?

- Nêu độ cao các chữ còn lại?

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

- Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

+ Nối nét: Liền mạch.

- Hướng dẫn viết chữ Ích vào bảng con:

- GV yêu cầu HS viết chữ Ích bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở

- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Chữ I cao 5 li - Gồm 2 nét cơ bản - HS quan sát, lắng nghe.

- Viết bảng con

- HS đọc cụm từ ứng dụng

- HS nghe hiểu, có thể giải nghĩa (nếu biết)

- Gồm 4 tiếng

- Nhận xét độ cao các con chữ - Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- HS tập viết chữ Ích 2, 3 lượt.

(24)

- GV theo dõi uốn nắn

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa I?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa K

- HS theo dõi và viết bài - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

______________________________________________________________

Chính tả ( Nghe- viết) CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe viết, chữ viết cho HS. Biết trình bày bài.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng viết: 3 tiếng với g, 3 tiếng với gh

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8) - GV treo bảng phụ.

- GV đọc toàn bộ đoạn viết.

- Tìm những hình ảnh nói lên cây xoài rất đẹp?

- Đoạn trích này có mấy câu?

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

trồng, lẫm chẫm, nở

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (13)

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- 2-3 HS đọc đoạn lại. Cả lớp đọc thầm.

- Hoa nở trắng cành, chùm quả to, đu đưa theo gió đầu hè, ...

- 4 câu

- HS viết bảng con.

- HS nhận xét.

(25)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HD HS làm bài tập chính tả Bài 2 (3)

- Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

Bài 3 (4)

- Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Nhắc lại quy tắc viết chính tả với g/gh?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau.

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở (cuối bài)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm mẫu:

- HS đọc bài làm.

+ghềnh, gà, gạo, ghi - Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc bài làm.

+ sạch, sạch, xanh, xanh, thương, thương, ươn, đường.

- Nhận xét - Trả lời - HS nghe _________________________

Ngày soạn: 17/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng 12 trừ đi một số

2, Kĩ năng: Thực hiện được phép trừ dạng 52 – 28. Biết tìm số hạng của một tổng . Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28

3, Thái độ: Giáo dục HS cẩn thận chính xác, say mê toán học.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và tính 42 - 17; 52 - 38;

72 - 19; 82 - 46

Đọc thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(26)

2. Luyện tập Bài 1(7)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - Nhận xét

- Tính nhẩm là tính như thế nào?

Bài 2 (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Khi thực hiện đặt tính chúng ta cần lưu ý điều gì?

Bài 3 (8)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Muốn tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng ta làm như thế nào?

Bài 4 (8)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Nhắc lại các bước giải toán có lời văn?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nêu lại cách đặt tính thực hiện phép tính 52 - 28?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Tìm số bị trừ

- Nghe và phân tích đề toán

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 12 – 3 = 9 12 – 5 = 7

12 – 4 = 8 12 – 8 = 4 12 – 6 = 6 12 – 9 = 3 12 – 7 = 5 12 – 10 = 2 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính hiệu ,biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

62 72 32 36 25 - 27 - 15 - 8 + 36 + 27 35 57 24 72 52 - Nhận xét

- HS đọc

- 3HS làm bảng, lớp làm VBT a) x + 18 = 52

x = 52 – 18 x = 34 b) x + 24 = 62

x = 62 – 24 x = 38

- Nhận xét - HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Có số con gà là:

42 – 18 = 24 (con) Đáp số: 24 con - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

__________________________________________

Tập làm văn CHIA BUỒN – AN ỦI

I.MỤC TIÊU

(27)

1, Kiến thức: Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông bà trong những tình huống cụ thể

2, Kĩ năng: Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi biết tin quê em bị bão

3, Thái độ: Áp dụng những điều đã học vào cuộc sống

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Xác định giá trị

- Tự nhận thức bản thân - Lắng nghe tích cực - Thể hiện sự cảm thông.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh, Bảng phụ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4)

- Gọi HS đọc đoạn văn kể về gia đình em?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(10)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa từng lời nói.

Bài 2 (10)

- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà?

- Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông ?

- Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt Bài 3 (10)

- Phát giấy cho HS

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm

- Đọc 1 bưu thiếp mẫu cho HS

- 2 HS đọc - Nhận xét

- Lắng nghe, theo dõi.

- Đọc yêu cầu

- Ông ơi, ông làm sao đấy ? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé. / Ông ơi!

ông mệt à! Cháu lấy nước cho ông uống nhé. / Ông cứ nằm nghỉ đi. Để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông.

- Nhận xét

- Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết.

- Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác. / Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn.

- Ông bị vỡ kính ...

- HS trả lời

- Nhận giấy

- Đọc yêu cầu và tự làm - HS làm bài

(28)

- Gọi HS đọc bài làm của mình - Nhận xét bài làm của HS

- Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe C. củng cố - dặn dò

- Khi nói lời chia buồn, an ủi em phải có thái độ như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

- 3 đến 5 HS đọc bài làm - Cả lớp nhận xét

- Trả lời - Nhận xét

___________________________________________

Thực hành kiến thức ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Củng cố bảng trừ 11 trừ đi một số 2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép trừ.

3, Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

81 và 44 51 và 25 91 và 9 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu nhẩm và ghi ngay kết quả

?Dựa vào kiến thức gì để làm được bài tập này?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

?Khi đặt tính cần chú ý điều gì?

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Tính nhẩm - HS làm VBT - Lần lượt đọc

11 – 2 = 9 11 - 5 = 6 11 – 3 = 8 11 – 8 = 3 11 – 4 = 7 11 – 7 = 4 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính

- 3HS lên bảng, lớp làm VBT 41 51 81 38 - - - + 25 35 48 47 16 16 33 85

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực: tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học,

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán