• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: 1 / 12/ 2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2018 Tập đọc

BÔNG HOA VÀ NIỀM VUI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.

2. Kĩ năng: HS đọc lưu loát, diễn cảm bài tập đọc.

3. Thái độ: Giaó dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.

*HSKT: Đọc lưu loát 1 đoạn, hiểu nội dung bài.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Thể hiện sự cảm thông: Biết thông cảm với bạn khi bạn muốn hái hoa để tặng bố

- Xác định giá trị: Nhận biêt được ý nghĩa của bài từ đó xác định được giá trị tình cảm của Chi đối với bố là vô cùng lớn .

- Tự nhận thức về bản thân: Nhận thức được bản thân mỗi chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ ,biết chăm sóc,động viên ,an ủi khi cha mẹ ốm.

- Tìm kiếm sự hô trợ: Biết hỗ trợ bạn khi bạn gặp khó khăn

III. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.

- Máy chiếu

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi HS đọc bài Mẹ và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, . 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

- GV đưa tranh minh họa trong bài

b. Luyện đọc: (30’)

- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc.

- Luyện đọc, giải nghĩa từ.

* Đọc câu:

- Yêu cầu HS phát âm đúng.

- GV theo dõi, sửa sai.

* Đọc đoạn: Đọc đoạn nối tiếp.

- HS đọc lại bài: Mẹ và trả lời câu hỏi SGK.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát tranh - HS nghe.

- HS đọc nối tiếp 2 lần

- Đọc đúng: Sáng tinh mơ, chần chừ, ốm nặng.

- Câu dài: Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh

Đọc 1 đoạn

Đọc 1 câu

Đọc 1 đoạn

(2)

- Hướng dẫn đọc ngắt câu dài.

- Giải nghĩa từ khó:

* Đọc đoạn theo nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn.

* Thi đọc giữa các nhóm.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

* Đọc đồng thanh đoạn.

Tiết 2

c. Tìm hiểu bài: (15’) + Mới sáng tinh mơ Chi đã vào vườn hoa để làm gì ?

+ Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm vui ?

+ Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào ?

+ Câu nói cho ta thấy thái độ của cô giáo như thế nào ? + Theo em bạn Chi có đức tính gì đáng quý?

* GD bảo vệ môi trường:

tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.

* Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền và bổn phận gì ?

4. Luyện đọc lại: (17’) - Hướng dẫn HS đọc phân biệt lời nhân vật.

- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm.

- GV nhận xét , đánh giá.

mặt trời buổi sáng.//

- HS đọc chú giải.

- HS đọc theo nhóm.

- HS thi đọc giữa các nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

- Cả lớp đọc đồng thanh

- HS đọc đoạn 1:

+ Tìm bông hoa niềm vui để đem vào bệnh viện cho bố, làm dịu cơn

- HS đọc đoạn 2:

+ Theo nội quy của trường không ai được ngắt bông hoa trong vườn.

- HS đọc đoạn 3:

+ Em hãy thêm hai bông hoa nữa.

+ Cô cảm động trước tấm lòng của Chi, cô khen em.

+ Thương bố tôn trọng nội quy, thật thà.

- Trẻ em có quyền được có cha mẹ, quyền nhận được sự thông cảm, yêu quý từ các thầy cô giáo. Trẻ em có bổn phận phải hiếu thảo với cha mẹ, tôn trọng quy định chung của nhà..

- HS đọc phân vai theo nhóm.

- HS thi đọc theo nhóm.

- HS nhận xét, bổ sung.

Đọc nhóm

Đọc thầm trả lời câu hỏi 1

(3)

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Qua bài học con hiểu được điều gì ? - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau: Quà của bố .

___________________________________________

Toán

14 TRỪ ĐI MỘT SỐ:

14 - 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng trừ 14 trừ đi một số. Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng 14 - 8.

2. Kĩ năng: vận dụng bảng trừ vào giải toán.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

*HSKT:GV hỗ trợ biết vận dụng bảng trừ để giải bài toán liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, vở bài tập. Bộ đồ dùng học toán,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (4’)

- Yêu cầu đặt tính rồi tính: 63 - 35

73 - 29

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu phép tính 14 - 8:

(6’)

- Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính, hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?

- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ?

- 14- 8

- Yêu cầu HS thao tác trên que tính để tìm kết quả.

- Vậy14 trừ 8 bằng mấy ? - 14 - 8 = 6

- Hướng dẫn HS đặt tính:

14 - 8 6

b. Hướng dẫn HS lập bảng

- 2 HS lên bảng làm bài - Dưới lớp làm nháp.

- HS nhận xét.

- 2 HS nhắc lại.

- HS thao tác trên que tính.

- Bằng 6

- HS làm bảng con và nêu cách làm,

- Nhận xét.

Làm 63 -35

Thao tác trên que tính

(4)

trừ: (6’)

- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng trừ.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

c. Thực hành

* Bài tập 1(5’): Tính nhẩm - Nêu yêu cầu bài tập

- Quan sát kèm HS làm bài - Nhận xét, chữa bài.

- Từ 1 phép cộng ta lập được mấy phép trừ

* Bài tập 2(5’): Đặt tính rồi tính

- Nêu yêu cầu bài tập?

- Quan sát kèm HS làm bài - Nhận xét chữa bài.

- Nêu cách đặt tính thực hiện tính ?

* Bài tập 3(5’): Giải toán - Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu xe đạp ta làm như thế nào ?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Các bước giải bài toán có lời văn

- HS thao tác trên que tính tự lập bảng trừ.

- HS xung phong đọc thuộc lòng bảng trừ.

- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở .

- HS lên bảng làm . Lớp nhận xét .

- HS trả lời

- HS nêu yêu cầu

- 3 HS lên bảng, lớp làm bài tập .- Chữa và nhận xét.

Trả lời

- HS đọc bài toán.

- HS trả lời miệng.

- 1HS lên bảng làm.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Cửa hàng còn lại số xe đạp là:

14 - 8 = 6(xe đạp) Đáp số: 6 xe đạp

Lập bảng trừ Học thuộc

Làm bài

GV hỗ trợ - làm bài

Nêu bài toán Nêu miệng câu trả lời

Viết phép tính

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Đọc bảng trừ 14 trừ đi một số ? - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Đạo đức

QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN ( Tiết 2 )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:

- Bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Nêu được 1 vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

(5)

2. Thái độ : yêu mến quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh, phải đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè.

* HSKT: Biết quan tâm giúp đỡ bạn.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè.

III. CHUẨN BỊ

- Tranh 2 phóng to.

- Bông hoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ:(4’)

- Nêu một số việc làm quan tâm giúp đỡ bạn?

- Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn ? - Nhận xét, đánh giá

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hoạt động 1(9’): Đoán điều gì sẽ xẩy ra.

- GV cho HS quan sát tranh:

- Hãy đoán các cách ứng xử của Nam.

- Em có ý kiến gì về việc làm của bạn Nam

- Nếu là Nam em sẽ làm gì để giúp bạn ?

- GV chốt các cách ứng xử chính.

=> Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ, không vi phạm nội qui nhà trường.

c. Hoạt động 2(9’): Tự liên hệ - Hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn bè, hoặc những trường hợp em đã được quan tâm giúp đỡ.

- GV quan sát.

- Đồng ý hay không đồng ý với việc làm của bạn ? Tại sao ? - GV chia nhóm, yêu cầu các

- HS thảo luận cách ứng xử trên theo câu hỏi:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nội dung tranh: Cảnh trong giờ kiểm tra Toán. Hà không làm được bài. Hà đề nghị với Nam ngồi bên cạnh: “Nam ơi cho tớ chép bài với ”.

+ Nam không cho Hà xem bài

+ Nam khuyên Hà tự làm bài

+ Nam cho Hà xem bài

- HS kể, ghi vào bài tập 4/

VBT.

- HS trả lời, lớp nhận xét.

Thảo luận

Tự kể việc mình giúp bạn

(6)

nhóm lập kế hoạch giúp đỡ các bạn khó khăn trong tổ.

- Nêu một số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

d. Hoạt động 3(9’): Trò chơi hái hoa dân chủ:

- GV yêu cầu HS hái hoa và trả lời câu hỏi

em làm gì khi:

- Bạn hỏi mượn cuốn truyện hay của em ?

- Bạn đau tay lại đang sách nặng ?

- Trong giờ học vẽ bạn quên mang màu mà em lại có ?

- Trong tổ em có một bạn bị ốm ?

*Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền và bổn phận gì ?

=> Cần cư xử tốt với bạn bè không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật…

đó chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em

- Các nhóm độc lập thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- HS hái hoa và trả lời câu hỏi.

- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. Quyền được bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ.

Chơi trò chơi cùng bạn

3. Củng cố, dặn dò: ( 3’)

- Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn ? - 2 HS đọc kết luận SGK.

- GV tổng kết bài, liên hệ giáo dục HS, nhận xét tiết học.

Ngày soạn: 1/ 12/ 2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 4 tháng 12 năm 2018 Toán

34 - 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ, số bị trừ là số có hai chữ số và có chữ số hàng đơn vị là 4, số trừ là số có một chữ số. Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng .

2. Kĩ năng: Vận dụng phép trừ đã học để làm tính và giải bài toán.

3. Thái độ Giáo dục các em tích cực tự giác trong học tập.

(7)

* HSKT : GV hỗ trợ vận dụng bảng trừ 14 trừ đi một số biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 34 - 8,tìm số hạng chưa biết trong một tổng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV và HS: 3 bó 1 chục và 14 que tính rời.VBT, bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Nêu bảng trừ: 14 trừ đi một số.

- Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào ?

- GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn HS thực hiện tìm ra kết quả của phép trừ dạng 34 - 8:

(12’)

* Hướng dẫn thao tác trên que tính:

- GV nêu đề bài: Có 34 que tính, lấy đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính nữa ta làm như thế nào ?

- GV hướng dẫn cùng HS thao tác trên que tính tìm ra kết quả: 34 - 8 = ?

* Hướng dẫn HS đặt tính và tính:

- GV yêu cầu HS nêu:

- Các thành phần trong phép trừ ? - Số bị trừ(Số trừ) gồm mấy chữ số ? - Đây là phép trừ số có mấy chữ số trừ đi số có mấy chữ số ?

- Để thực hiện được phép trừ này ta làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính như thế nào ?

- GV yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện.

- GV nhận xét và chốt cách đặt tính và thực hiện tính.

- Đây là phép trừ có nhớ hay không có nhớ

- Khi nhớ ta nhớ vào số nào ? cột nào ?

c. Thực hành:

- 3 HS trả lời.

- HS nhận xét,bổ sung.

- HS thao tác lấy theo yêu cầu của GV

- HS thao tác trên que tính và nêu kết quả tìm được là:

còn lại 26 que tính.

- Hs nêu nhiều cách tìm khác nhau.

- 34 - 8 = 26

- Nhiều HS nhắc nối tiếp - 33 là SBT; 5 là ST, đi tìm hiệu

- SBT có 2 chữ số, ST có 1 chữ số.

- Đây là phép trừ số có 2 chữ số trừ đi số có 1 chữ số.

- Đặt tính theo cột dọc và thực hiện tính.

- 2 HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính

- HS đặt tính và thực hiện tính, dưới lớp làm ra nháp.

- HS nhận xét và nhiều HS nêu cách thực hiện tính.

- Có nhớ, nhớ sang cột chục của số trừ.

Đọc bảng trừ

Thao tác trên que tính

Nêu cách thực hiện

(8)

* Bài 1(4’): Tính

- GV quan sát, giúp HS làm chậm . - Chữa bài: Nêu cách thực hiện tính - Em có nhận xét gì về cột đơn vị của số trừ và số bị trừ ?

- Áp dụng kiến thức nào để làm bài tập?

* Bài 2:( (3’)

- GV sử dụng bảng phụ hướng dẫn HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu cách đặt tính, thực hiện tính?

* Bài 3(4’): Giải toán.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Đây là dạng toán gì? Cách giải ?

*

Bài 4/a(4’): Tìm x (không làm phần b)

- GV quan sát, giúp HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- 2 HS đọc thuộc bảng trừ 14 trừ đi 1 số.

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Về học bài, chuần bị tiết 54 - 18.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài.

- HS nhận xét bài của bạn.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS đọc yêu cầu, 3HS làm bảng,

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài toán.

- 1 HS trình bày tóm tắt, lớp nháp,

chữa nhận xét.

- 1 HS trình bày bài giải . Lan bắt được số con sâu là:

24 - 8 = 16 (con) Đáp số:16 con sâu.

- HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

a) x + 6 = 24 x = 24 - 6 x = 18

Làm bài

GV hỗ trợ - làm bài

Nêu bài toán Nêu miệng câu trả lời Viết phép tính

Nêu yêu cầu Làm bài

________________________________

Kể chuyên

BÔNG HOA NIỀM VUI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách: Theo trình tự và thay đổi trình tự câu chuyện.

- Dựa vào tranh kể lại được nội dung đoạn 2, 3 kể được đoạn cuối của câu chuyện.

(9)

2. Kĩ năng: HS Biết kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên phù hợp với nội dung.

3. Thái độ: Giáo dục các em tự tin và mạnh dạn thể hiện giọng kể trước đông người.

* GDBVMT: Tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.

* HSKT: Nói được tên nhân vật, kể lại được đoán 1 câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ theo sách giáo khoa (phóng to).

- 3 Bông hoa cúc bằng giấy màu xanh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- GV yêu cầu 3 em nối tiếp nhau kể lại chuyện: Sự tích cây vú sữa và nêu ý nghĩa câu chuyện - GV nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn kể chuyện: (27’)

* Kể lại đoạn mở đầu theo 2 cách :

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV giúp HS nắm được yêu cầu kể chuyện:

+ GV hướng dẫn kể theo cách 1 (đúng trình tự câu chuyện) - GV nhận xét.

+ GV hướng dẫn HS kể theo cách 2 (đảo vị trí các ý của đoạn 1)

- GV nhận xét và chỉ dẫn thêm cách kể hay

hơn.

* Dựa vào tranh kể lai đoạn 2, 3 bằng lời của mình:

- GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh, yêu cầu nêu ý chính được diễn tả trong từng tranh.

- GV tổ chức hoạt động theo nhóm, yêu cầu như sau:

+ Mỗi em kể theo một ý, nối tiếp

- 3 HS nối tiếp nhau kể.

- HS nêu ý nghĩa chuyện.

- HS nhận xét

- 1em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

- 1, 2 HS kể đủ ý, đúng thứ tự các chi tiết (không cần kể đúng từng câu chữ trong bài Tập đọc) - HS nhận xét.

- 2, 3 HS kể lại đoạn 1 bằng lời của mình. Có từ chuyển ý “Vì vây”

- HS nhận xét

- 1em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm

- HS quan sát tranh

- HS nêu ý chính trong từng tranh

- HS tập kể theo nhóm:

4HS/nhóm

Kể đoạn 1

Kể đoạn 1 theo trình tự câu chuyện

Kể trong nhóm

(10)

nhau

( lưu ý cần kể bằng lời của mình) + GV tổ chức thi kể trước lớp - GV nhận xét HS kể hay về:

dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý, cách biểu cảm khi kể; và chỉ dẫn thêm cách kể hay khác và cho điểm.

* Kể lại đoạn cuối, tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi:

- GV tổ chức cho HS thi kể trong nhóm 4 em/ nhóm.

+ Hãy tập kể đoạn kết của em theo ý tưởng

tượng của mình.

- GV tổ chức cho HS thi kể: đại diện 2, 3 nhóm thi kể trước lớp.

- GV nhận xét, khen HS kể sáng tạo và bình chọn nhóm kể hay nhất, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Qua câu chuyện con hiểu được điều gì ?

- GV tổng kết bài, liên hệ giáo dục HS, nhận xét giờ học.

- Về nhà kể cho người thân nghe thành một câu chuyện hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau: Câu chuyện bó đũa.

- Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp

- Cả lớp bình chọn HS kể hay nhất.

- HS nêu yêu cầu 3

- HS tập kể trong nhóm: Lần l- ượt từng em kể cho các bạn trong nhóm của mình nghe.

- Đại diện nhóm thi kể trước lớp.

- HS nhận xét.

- 2HS kể toàn bộ câu chuyện.

- HS nhận xét, bổ sung.

Nói tên nhân vật

Chính tả ( Tập chép ) BÔNG HOA NIỀM VUI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật trong bài "Bông hoa Niềm Vui".

- Củng cố quy tắc chính tả: iê/ yê , r/ d.

2. Kĩ năng: Viết sạch, đẹp, đúng chính tả.

3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

* HSKT : NHìn viết 3 câu đầu bài viết

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng phụ, bút dạ, phiếu BT.

- HS : Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(11)

1. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Đọc cho HS viết:Lặng yên, tiếng nói,đêm khuya, ngọn gió.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) b. HD tập chép: (20’) - GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu đọc đoạn chép.

+ Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông hoa nữa vì sao ?

+ Chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?

- Hướng dẫn viết từ khó;

trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo.

- GV nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút

- GV đọc lại cho HS soát lỗi

- GV thu 4 bài, nhận xét từng bài.

c. Hướng dẫn HS làm bài tập. (7’)

* Bài 1. Điền vào chỗ trống:

yê hay iê.

- GV quan sát, giúp HS viết chậm .

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu quy tắc viết yê/iê ?

* Bài 2 a: Đặt câu

- GV quan sát, giúp HS - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

- Chữa và nhận xét.

- 2 HS đọc đoạn chép, lớp đọc thầm.

+ Vì cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của em.

+ Viết chữ đầu câu, têng riêng nhân vật , tên riêng bông hoa.

- HS tìm, đọc, viết bảng con.

- HS đặt câu có từ nhân hậu.

- HS viết bài

Viết bài

- HS đổi vở chéo sửa lỗi cho nhau.

- HS nêu yêu cầu.

- 1 HS làm bài bảng, lớp làm VBT.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- yếu, kiến, khuyên.

- HS nêu.

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bài bảng.

- HS chữa bài, nhận xét:

- Cậu ăn nữa đi.

Viết: đêm khuya

Đọc đoạn viết

Viết bảng

Viết 3 câu đầu bài viết

làm bài

3. Củng cố dặn dò: (3’)

- HS nêu lại quy tắc viết yê/ iê ? Tìm từ, đặt câu ?

(12)

- GV tổng kết bài , nhận xét giờ học, chữ viết của HS.

- Dặn về luyện viết lại những chữ đã viết sai, chuẩn bị bài sau.

___________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng việt ÔN TẬP : CHỮ HOA K

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức : Ôn lại cách viết chữ cái K hoa ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) - Biết viết chữ ứng dụng và câu ứng dụng Kề( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Kề vai sát cánh (3 lần).

- Kĩ năng : Viết đúng mẫu chữ.

- Thái độ : Hs có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.

* HSKT : Nắm được cấu tạo của chữ hoa K, viết được các nét cơ bản, không yêu cầu viết đúng mẫu.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ.

- Mẫu chữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Kiểm tra bài cũ(4)

- Gọi 2 HS lên bảng viết chữ hoa I và tiếng Ich

– Nhận xét – đánh giá, 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1) b. Dạy viết chữ hoa:(6)

Hướng dẫn quan sát và nhận xét.

-Nêu độ cao , độ rộng của chữ?

- Các nét của chữ.

- Tô trên bìa chữ mẫu

- GV viết mẫu, vừa viết vừa giảng giải:

-K vừa tô trong khung chữ - Hướng dẫn viết vào bảng con:

- Nhận xét sửa sai

c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:(6) - Giới thiệu câu ứng dụng.

- Em hiểu kề vai sát cánh là như thế nào?

- Quan sát, nêu cách viết

-Cụm từ gồm mấy chữ ?Là những chữ

- 2 HS lên bảng- Lớp viết bảng con.

- Nhận xét

- HS quan sát chữ mẫu.

Chữ Kgồm 3 nét : Hai nét đầu giống chữ I. Nét 3 kết hợp bởi 2 nét móc xuôi phải và móc ngược phải.

- HS viết trên không ……….

………

- HS viết 3 lượt chữ K. bảng con

- 1 HS đọc câu ứng dụng:

Viết bảng con

Quan sát

Viết bảng

(13)

nào?

- Độ cao các chữ ?

-Quan sát và nêu vị trí các dấu thanh?

- Cách viết chữ K sang ê?

- Khoảng cách giữa các chữ?

- GV viết mẫu chữ: Kề

- Hướng dẫn viết bảng con:Kề - Nhận xét - sửa sai.

d. Hướng dẫn HS viết bài vào vở:

(15’)

- GV nêu yêu cầu.

– GV quan sát giúp HS

- Thu 4 bài – Nhận xét từng bài.

Kề vai sát cánh

- Chỉ sự đoàn kết bên nhau gánh vác một việc nào đó.

- một chữ o

- HS viết chữ Kề 2 lượt.

- HS viết bài theo mẫu

Viết bảng

Viết vở ô li 1 dòng chữ k hoa cỡ nhỡ,

1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng

tiếng kề 3. Củng cố dặn dò:(3)

- Tìm thêm cụm từ có chữ K ? - Nhận xét tiết học

- Dặn dò: về nhà luyện viết thêm nhiều cho đúng mẫu.

Ngày soạn 2/ 12/ 2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 5 tháng 12 năm 2018 Toán

54 - 18

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức Giúp HS

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ, số bị trừ là số có hai chữ số và có chữ số hàng đơn vị là 4, số trừ là số có hai chữ số. Củng cố cách vẽ hình tam giác khi biết 3 đỉnh.

2. Kĩ năng: vận dụng phép trừ đã học để làm tính (đặt tính rồi tính) và giải toán.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong giờ học.

HSKT: GV hỗ trợ vận dụng bảng trừ 14 trừ đi một số biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 54 - 18,tìm số hạng chưa biết trong một tổng.

II. ĐỒ DÙNG

- GV và HS: 5 bó 1 chục và 14 que tính rời, VBT, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- HS dưới lớp nêu bảng trừ: 14 trừ đi một số

- Muốn tìm số bị trừ (số hạng) ta làm thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương

- 3 HS trả lời, nhận xét, bổ sung. Đọc bảng trừ

(14)

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn HS thực hiện tìm ra kết quả của phép trừ dạng 54 - 18: (12’)

* Hướng dẫn HS hiểu đề bài:

- GV nêu đề bài: Có 54 que tính, lấy đi 18 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính nữa ta làm như thế nào ?

* Hướng dẫn HS đặt tính và tính:

- Nêu tên gọi thành phần trong phép trừ ?

- Số bị trừ(Số trừ) gồm mấy chữ số ?

- Đây là phép trừ số có mấy chữ số trừ đi số có mấy chữ số ? - Để thực hiện được phép trừ này ta làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính như thế nào?

+ GV yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện

- GV nhận xét và chốt cách đặt tính và thực hiện tính.

c. Thực hành:

* Bài 1 (7’): Tính

- GV quan sát, hướng dẫn HS . - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Thực hiện tính như thế nào ? - Thực hiện ghi kết quả như thế nào ?

Bài 2(7’): Đặt tính rồi tính - HS nêu các bước làm bài.

- GV quan sát, giúp HS làm chậm .

- GV nhận xét và chốt cách đặt tính và thực hiện tính.

* Bài 3: (7’)

- Ta lấy 54 - 18

- 54 là số bị trừ; 18 là số trừ,....

- Số bị trừ có 2 chữ số, số trừ có 2 chữ

- Đây là phép trừ số có 2 chữ số trừ đi số có 2 chữ số.

- Đặt tính theo cột dọc và thực hiện tính.

- 2 HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính

1 HS đặt tính và thực hiện tính, dưới lớp làm ra nháp.

- HS nhận xét và nhiều HS nêu cách thực hiện tính.

- 1 HS nêu yêu cầu bài

- HS trả lời và tự làm bài tập.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập

- HS nêu 2 bước thực hiện và tự làm bài.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc bài toán.

Thao tác trên que Tính

Làm bảng con

Làm bài

GV và bạn hỗ trợ Làm bài

Đọc bài toán Nêu miệng câu

(15)

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Đây là dạng toán gì ? cách giải ?

- Chữa bài, chốt kết quả đúng.

- Các bước giải bài toán có lời văn ?

* Bài 4: (6’)

- Quan sát hình mẫu yêu cầu chúng ta vẽ hình gì ?

- Hình tam giác này người ta đã cho biết 3 đỉnh yêu cầu HS tự nối để vẽ đúng hình tam giác.

- GV quan sát hướng dẫn HS . 3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Muốn tìm kết quả của phép tính 54 - 18 ta làm như thế nào ?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài:

Luyện tập

- HS trả lời miệng.

- 1HS làm bảng, lớp làm VBT.

Mỗi bước chân của em dài là:

44 - 18 = 26 (cm)

Đáp số: 26 cm 3 bước: đọc và tóm tắt

Tìm lời giải Trình bày bài giải - HS đọc yêu cầu bài - Hình tam giác

- HS tự vẽ và tô màu theo ý thích.

trả lời

viết phép tính

Tô màu

______________________________________

Tập đọc QUÀ CỦA BỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng,vui, hồn nhiên.

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.

2. Kĩ năng : Đọc to,rõ tiếng, ngắt nghỉ đúng dấu câu.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

*GDBVMT: qua các sự vật thiên nhiên giáo dục các em thấy được tình yêu thương của bố dành cho con.

* HSKT: Đọc lưu loát 1 đoạn, hiểu nội dung bài.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ viết câu văn luyện đọc.

- Tranh minh họa SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ: (4')

Đọc 1 đoạn

(16)

- Đọc bài: Bông hoa và niềm vui và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Luyện đọc: (8’) - GV đọc mẫu.

- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc câu:

- Yêu cầu HS phát âm đúng.

- GV theo dõi, sửa sai.

* Đọc đoạn:

- Hướng dẫn đọc ngắt câu.

- Giải nghĩa từ khó:

* Đọc đoạn theo nhóm.

- GV nghe sửa sai.

* Thi đọc giữa các nhóm.

* Đọc đồng thanh.

c. Tìm hiểu bài (12')

+ Quà của bố đi câu về có những gì ?

+ Vì sao có thể gọi đó là một thế giới dưới nước ?

+ Quà của bố đi cắt tóc về có những gì ?

+ Vì sao có thể gọi là thế giới mặt đất ?

+ Những từ nào cho thấy các con rất thích quà của bố ?

+ Vì sao quà của bố giản dị, đơn sơ mà các con lại cảm thấy”giàu quá” ?

* BVMT: Giúp HS cảm nhận được món quà của bố tuy chỉ là những con vật, những vật bình thường nhưng là cả một thế giới nước và thế giới mặt đất ý muốn nói có đầy đủ các sự vật

- 2 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc nối tiếp câu (2 lượt) + Đọc đúng: Lần nào,dưới nước, lạo xạo, thao láo.

- Đọc đoạn nối tiếp(2 lượt) - Câu dài: Mở thúng câu ra/ là cả một thế giới dưới nước:// cà cuống,/ niềng niễng đực,niềng niễng cái/ bò nhộn nhạo.

- HS đọc chú giải trong SGK.

- HS đọc theo nhóm.

- HS thi đọc giữa các nhóm.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS đọc đoạn 1:

+ Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ,nhị sen xanh, cá sộp, cá chuối.

+ Vì quà có rất nhiều con vật sống dưới nước.

- HS đọc đoạn2:

+ Con xập xành, con muỗm, những con dế đực cánh xoăn.

+ Vì quà gồm rất nhiều con vật sống trên mặt đất.

+ Hấp dẫn nhất là …Quà bố làm anh tôi giàu quá.

+ Vì bố mang về những con vật mà trẻ em rất thích.

Đọc 1 câu

Đọc 1 đoạn

Đọc thầm trả lời câu hỏi

(17)

của môi trường thiên nhiên và tình yêu thương của bố dành cho các con…

d. Luyện đọc lại : (7’ )

- GV hướng dẫn HS đọc theo đoạn, cả bài,

- Chia nhóm, đọc theo nhóm - GV nhận xét, đánh giá.

- 1 HS đọc toàn bài.

- Thi đọc đoạn 2.

- HS nhận xét bạn đọc hay.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Qua bài học con hiểu được điều gì ?

*QTE: TE có quyền được có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, tặng quà.Bổn phận phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ.

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài: Câu chuyện bó đũa.

______________________________________

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH. CÂU KIỂU AI LÀM GÌ ?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nêu được 1 số từ ngữ chỉ công việc gia đình.

- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai? làm gì? Biết chọn các từ cho sẵn để sắp xếp thành câu kiểu Ai là gì ? HS sắp xếp được trên 3 câu.

2. Kĩ năng : Biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết làm những công việc gia đình phù hợp với khả năng.

HSKT: Nói được 2 từ chỉ công việc gia đình. GV và bạn hỗ trợ làm được bài tập 2,3.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng phụ, SGK. . - HS : VBT, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4')

- Tìm các từ ngữ thể hiện tình cảm gia đình?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

* Bài 1(9’): Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ rồi ghi vào chỗ trống.

- Ví dụ : Rửa bát, nấu cơm,

- HS lên bảng làm BT.

- Dưới lớp HS làm nháp.

- HS nhận xét

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày bài làm.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Trẻ em có quyền được có cha

Tìm 2 từ

Thảo luận

(18)

quét nhà…

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

* QTE: Trẻ em có quyền và bổn phận gì ?

* Bài 2(9’): Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ? Gạch hai gạch trả lời cho câu hỏi làm gì ?

- GV hướng dẫn HS hiểu yêu của đề bài.

- Ví dụ : Cây xoà cành ôm cậu bé.

- GV nhận xét, chữa.

* Bài 3(6’): Dùng mũi tên nối từ ở 3 nhóm

( 1, 2, 3) để thành câu có nghĩa.

- Chia lớp thành 2 tổ cho chơi trò chơi tiếp sức.

- GV hướng dẫn cách chơi luật chơi.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- Yêu cầu HS viết bài vào vở.

* Bài 4(3’): Đặt 2 câu mỗi câu kể về một sự việc em đã làm ở nhà.

- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.

- GV quan sát, giúp HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

mẹ, được cha mẹ yêu thương.

Bổn phận phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ, biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS trình bày trước lớp.

- HS nhận xét, chữa.

- HS chia làm 2 đội chơi.

- HS chơi

- HS nhận xét đội thắng cuộc.

- HS xếp được trên 3 câu.

- HS đọc yêu cầu của bài - HS viết bài vào vở.

- HS trình bày trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung.

GV hỗ trợ Làm bài

GV hỗ trợ Làm bái

Đặt 1 câu theo mẫu

3. Củng cố, dặn dò:(3')

- Nêu từ ngữ về công việc gia đình ? Đặt câu theo mẫu Ai làm gì ? - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- VN học bài, chuẩn bị bài sau.

_______________________________________

Thể dục

BÀI 25: ÔN TRÒ CHƠI "BỎ KHĂN" VÀ "NHÓM BA, NHÓM BẢY"

I- MỤC TIÊU:

(19)

1. Kiến thức: - Ôn 2 trò chơi "Bỏ khăn" và "Nhóm ba, nhóm bảy".

2. Kỹ năng: - Trò chơi biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh có phản xạ nhanh nhẹn, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể

*HSKT: Nắm được cách chơi,luật chơi trò chơi bỏ khăn,nhóm ba, nhóm bảy, tham gia chơi được trò chơi bỏ khăn.

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

- Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, 1 - 2 khăn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Định

lượng Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

- Xoay khởi động các khớp.

* Kiểm tra bài thể dục phát triển chung : Gọi 5-6 HS đứng trước lớp tập lại 1 số động tác theo yêu cầu của GV.

GV nhận xét, đánh giá 2. Phần cơ bản:

a. Trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy + Từ đội hình vòng tròn GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, quy định chơi. Lúc đầu cho HS đứng tại chỗ chưa đọc vần điệu, GV hô “Nhóm ba !” để HS làm quen hình thành nhóm 3 người, sau đó hô “Nhóm bảy !” để HS hình thành nhóm 7 người.

+ Sau 2-3 lần GV cho HS đọc vần điệu kết hợp với trò chơi. Khi đã quen thì tổ chức cho cả lớp cùng chơi

+ Sau mỗi lần chơi em nào không kết được với nhóm nào thì bị phạt theo yêu cầu đội thắng

b. Trò chơi “Bỏ khăn”

GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, quy định chơi và tổ chức cho cả lớp cùng chơi

* Tổ chức cho cả lớp cùng chơi

9-10’

1 lần.

1 lần

23-26’

11-13’

12-13’

5-6 lần

HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV HS xung phong thực hiện HS nhận xét bạn

HS lắng nghe

HS chơi trò chơi dưới sự chủ

trò của giáo viên

HS chơi trò chơi dưới sự chủ

trò của giáo viên

Xếp hàng

Thực hiện 2 động tác

Quan sát

Tham gia chơi

(20)

3. Phần kết thúc:

- Cúi người thả lỏng - GV hệ thống bài

- Nhận xét kết quả giờ học và giao bài về nhà

3-4’

3-4 lần HS thực hiện HS lắng nghe

Văn hóa giao thông

GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN TRONG THAM GIA GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được giúp đỡ người khác gặp khó khăn trên đường khi tham gia giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

2. Kĩ năng

Có hành động đẹp giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn trên đường.

3. Thái độ

HS thực hiện và vận động bạn bè, người thân có ý thức giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn trên đường.

HSKT: Biết giúp đỡ người khác gặp khó khăn khi tham gia giao thông những việc phù hợp với khả năng của mình.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

− Tranh ảnh về những hành động biết giúp đỡ người gặp khó khăn khi tham gia giao thông trên đường cũng như một số tranh ảnh về những hành động chưa biết giúp đỡ người khác.

− Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về giao thông trong đồ dùng học tập của trường.

− Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2 2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC

Các phương pháp và kĩ thuật dạy học

(21)

Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm/lớp, đóng vai, tổ chức trò chơi, thi đố,…

1) Trải nghiệm

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về việc giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông trên đường:

+ Ở lớp, những bạn nào tự đi bộ đến trường?

+ Khi đi đi bộ trên đường em đã bao giờ gặp một người nào đó cần mình giúp đỡ không? Ví dụ như một cụ già hay một em nhỏ muốn sang đường, hay một người nào đó sơ ý bị té hay là một người đau chân mà xách đồ nặng,…. Em hãy chia sẻ cho các bạn trong lớp cùng nghe về những tình huống đó.

+ Khi họ cần giúp đỡ thì em có sẵn sang giúp họ không? Em đã làm gì trong những tình huống như vậy?

Lưu ý: GV chỉ mời phát biểu khi HS giơ tay hoặc chấp nhận đề nghị một cách thoải mái.

Không nên tỏ ý không hài lòng hoặc phê phán khi HS chưa tham gia chia sẻ trải nghiệm, hoặc chia sẻ chưa đúng theo yêu cầu của GV.

- Từ những trải nghiệm của HS, Gv dẫn dắt vào bài và giới thiệu bài mới: Giúp đỡ người gặp khó khăn trong tham gia giao thông.

2) Hoạt động cơ bản: Nghiên cứu truyện

− GV yêu cầu HS đọc truyện “Đi chậm thôi bạn nhé” (tr. 16) và thảo luận theo các câu hỏi cuối truyện đọc.

Câu 1: Tại sao Thanh phải nghỉ học mấy hôm?

Câu 2: Vì sao Trang rất vui khi thấy Thanh đi học lại?

Câu 3: Trang đã giúp đỡ Thanh đi đến trường bằng cách nào?

Câu 4: Em có muốn kết bạn với Trang không?

Tại sao?

− HS thảo luận theo nhóm đôi,

một số HS trình bày trước lớp

4HS Đọc nối tiếp câu chuyện

Thảo luận nhóm nhóm đôi

đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Thảo luận

Trả lời 1 việc mình đã làm

Đọc câu chuyện

Thảo luận

(22)

− GV nhận xét, chốt ý đúng:

+ Thanh phải nghỉ học mấy hôm vì Thanh bị té, cổ chân bị sưng không thể đi học được.

+ Khi thấy Thanh đi học lại, Trang rất vui vì đã có bạn đi cùng đến trường cho vui.

+ Nhưng chân Thanh còn đau lắm nên cần được giúp đỡ. Thế là Trang đã xách cặp dùm bạn và còn đưa vai cho bạn vịn vào và còn dặn Thanh là đi chậm thôi nhé! Hành động của Trang thật đẹp đúng không các em?

Để HS hiểu rõ hơn về làn đường dành cho xe đạp, ngoài việc HS quan sát trong sách, GV còn có thể trình chiếu video clip hoặc các tranh ảnh.

ảnh về những Cho HS xem thêm một số tranh hành động đẹp biết giúp đỡ người khác.

3) Hoạt động thực hành

-Cho HS quan sát hình trong sách và thảo luận nhóm 4 câu hỏi sau:

- GV nêu câu hỏi: Em sẽ làm gì nếu gặp các trường hợp đó? Tại sao em làm như vậy?

- Sau đó GV tùy tình huống chốt lại kết luận sau: Giúp đỡ người gặp khó khăn trên đường là thể hiện nếp sống văn minh.

4) Hoạt động ứng dụng

- Gv yêu cầu HS đọc mẩu chuyện trong SGK?

- GV nêu câu hỏi: Theo em, tại sao Long từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Khôi.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi

- GV chốt ý: Giúp đỡ người khác phải có lòng chân thành và lời nói phải nhẹ nhàng, dễ nghe.

GV yêu cầu HS đóng vai tình huống vừa rồi.

- HS quan sát hình trong sách và thảo luận nhóm 4 câu hỏi - HS đại diện các nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung.

HS giải thích vì sao?

HS đọc mẩu chuyện trong SGK?

HS thảo luận nhóm đôi tìm ra câu trả lời.

đại diện 2 nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung.

Quan sát- thảo luận

Đọc mẩu chuyện

(23)

- GV chốt ý:

Lời nói lịch sự, chân thành

Là món quà quý bạn dành cho ta Hành động chu đáo thiết tha Nối tình bè bạn dẫu xa cũng gần

- HS thảo luận nhóm 4 đóng vai.

- 2 nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét.

Nhắc lại Nhắc lại

Ngày soạn: 2/ 12 / 2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 6 tháng 12 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Thuộc bảng trừ 14 trừ đi 1 số.

- Thực hiện được phép trừ có nhớ dạng 54 - 18 , 34 - 8.

- Tìm số bị trừ hoặc số hạng chưa biết.

- Giải toán có 1 phép trừ dạng 54 - 18.

2. Kĩ năng : Trừ có nhớ,tìm số bị trừ ,số hạng chưa biết.

3. Thái độ : HS tự giác tích cực trong học tập.

* HSKT : GV và bạn hỗ trợ vận dụng bảng trừ đã học ,thực hiện được phép trừ có nhớ dạng 54 - 18 , 34 – 8,Tìm số bị trừ hoặc số hạng chưa biết.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ, VBT, bảng con,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Bài cũ: (4’)

- Đặt tính rồi tính: 34 - 16, 84 – 37, 74 - 45.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn HS làm bài tập.

* Bài 1(7’): Tính nhẩm.

- GV quan sát, giúp HS.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Con đã tính nhẩm như thế nào ?

* Bài 2(6’): Đặt tính rồi tính:

- 3 HS lên bảng làm bài - Dưới lớp làm nháp.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài vào VBT.

- HS đọc bài làm, nhận xét, bổ sung.

Làm 34 -16

Làm bài

(24)

- GV quan sát, giúp HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Con đã đặt tính và thực hiện tính như thế nào ?

- Củng cố cách đặt tính, thực hiện tính.

* Bài 3(6’): Tìm x.

- GV quan sát giúp HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn tìm số bị trừ, số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?

* Bài 4(6’): Giải toán - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây cam ta làm như thế nào ?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Bài toán thuộc dạng toán gì ? Cách giải?

- Nêu các bước giải bài toán có lời văn?

*Bài 5(3’): Tô màu

- GV quan sát, giúp HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Hình tròn, hình vuông có đặc điểm gì?

- 4 HS lên bảng, lớp làm VBT.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS làm bảng, chữa bài.

- Nhận xét, bổ sung.

SBT = Hiệu + ST

Số hạng = Tổng – SH kia 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- 1 HS trình bày bài làm.

- Lớp làm vở bài tập.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Trong vườn có số cây cam là:

64 - 18 = 46 (cây) Đáp số 46 cây cam

3 bước…

- HS đọc yêu cầu, bài làm, giải thích cách làm.

Gv và bạn hỗ trợ Làm bài

Nêu yêu cầu – làm bài

Đọc bài toán

Nêu miệng câu trả lời

Viết phép tính

Tô màu

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Muốn tìm số bị trừ, số hạng chưa biết ta làm như thế nào ? - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

__________________________________

Tự nhiên và xã hội

GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở

I. MỤC TIÊU

(25)

- Kiến thức : Sau giờ học, HS có thể: Kể tên những công việc cần làm để giữ sạch sân, vườn khu vệ sinh và chuồng gia súc. Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.

- Thái độ HS có ý thức: Thực hiện giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh.Nói với các thành viên trong gia đìnhcùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.

HSKT * Nói được một số việc để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.Biết giữ vệ sinh môi trường xung quanh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng ra quyết định : Nên và không nên làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.

- Kĩ năng tự phê phán : Phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến môi . trường.

- Kĩ năng hợp tác : Hợp tác với mọi người tham gia làm vệ sinh môi trường xung nhà ở.

- Có trách nhiệm thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng phụ, bút dạ, phiếu BT. Tranh SGK T. 28, 29.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC

1. Bài cũ (5’)

- 2 HS lên bảng: Kể tên những đồ dùng trong gia đình?

- Nêu cách bảo quản và giữ gìn?

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’): Trực tiếp.

b. Giảng bài:

* Khởi động(5’): Trò chơi (Bắt muỗi)

- GV hướng dẫn trò chơi như SGV

+ Trò chơi muốn nói lên điều gì? Làm thế nào để nơi ở của chúng ta không có muỗi?

* Hoạt động 1(8’): Lầm việc với SGK theo cặp ?

- Các bước tiến hành như SGV.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK/ 28, 29 và trả lời câu hỏi SGV.

=>KL: Đảm bảo sức khoẻ và tránh được bệnh tật mỗi người trong gia đình cần góp sức mình để giữ sạch môi trường xung

- 2 HS lên bảng chỉ và trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS làm cả lớp.

- HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trình bày kết quả.

- HS khác nhận xét bổ xung.

Kể tên 3 đồ dùng.

Chơi trò chơi

Thảo luận cặp đôi

(26)

quanh nhà ở sạch sẽ.Môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ thoáng đãng, khô giáo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi muỗi gián, chuột và các mần bệnh sinh sống ẩn nấp và không khí cũng được trong sạch tránh được khí độc và mùi hôi thối do phân, rác gây ra.

* Hoạt động 2(12’): Đóng vai.

- Bước 1: Làm việc cả lớp. Tiến hành như SGV

- Bước 2: Làm việc theo nhóm.

Tiến hành như SGV

- Bước 3: Đóng vai. Tiến hành như SGV

HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm lên sắm vai.

- HS nhận xét, bổ sung.

Thảo luận

3. củng cố, dặn dò. (4’)

- Tại sao phải giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở?

* GDQBPTE: Quyền của trẻ em được sống trong môi trường trong lành. Bổn phận tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường.

* GDSDNLTK:Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn nhà ở trường học sạch đẹp .

* GDMTBĐ: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở đặc biệt những nhà sống ven biển, trên biển, đảo là góp phần bảo vệ biển, đảo quê hương

- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài " Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà"

________________________________

Tập viết CHỮ HOA L

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết viết chữ cái L hoa ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ)

- Biết viết chữ ứng dụng và câu ứng dụng Lá ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Lá lánh đùm lá rách (3 lần).

2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ.

3. Thái độ: HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.

HSKT : Nắm được cấu tạo của chữ hoa L, viết được nét cơ bản, không yêu cầu viết đúng mẫu.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ.

- Mẫu chữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Kiểm tra bài cũ(4’) - Gọi 2 HS lên bảng viết chữ hoa K và tiếng Kề

- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.

- Nhận xét Viết bảng chữ K

(27)

- Nhận xét, đánh giá, 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’) b. Dạy viết chữ hoa:(6’)

* Hướng dẫn quan sát và nhận xét.

- Nêu độ cao, độ rộng của chữ?

- Các nét của chữ.

- Tô trên bìa chữ mẫu

- GV viết mẫu, vừa viết vừa giảng giải:

- L vừa tô trong khung chữ - Hướng dẫn viết vào bảng con:

- Nhận xét sửa sai

c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:(6’)

- Giới thiệu câu ứng dụng.

- Em hiểu Lá lành đùm lá rách là như thế nào?

- Quan sát, nêu cách viết - Cụm từ gồm mấy chữ ?Là những chữ nào?

- Độ cao các chữ ?

- Quan sát và nêu vị trí các dấu thanh?

- Cách viết chữ L sang a?

- Khoảng cách giữa các chữ?

- GV viết mẫu chữ: Lá - Hướng dẫn viết bảng con:

- Nhận xét, sửa sai.

d. Hướng dẫn HS viết bài vào vở:(15’)

- GV nêu yêu cầu.

- GV quan sát giúp HS - Thu 4 bài, nhận xét từng bài.

- HS quan sát chữ mẫu.

- HS nêu

- Chữ L gồm 1 nét

- HS viết 3 lượt chữ L . bảng con

1 HS đọc câu ứng dụng: Lá lành đùm lá rách

- Chỉ sự đoàn kết bên,giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- HS nêu

- Một chữ o

- HS viết chữ Lá 2 lượt.

HS viết bài theo mẫu

Quan sát- nhận xét

Viết bảng

Đọc câu ứng dụng

Viết bảng Lá

Viết 1 dòng chữ L cỡ nhỡ, 1 dòng chữ L cỡ nhỏ 1 dòng Từ ứng dụng

3. Củng cố dặn dò:(3’) - Tìm thêm cụm từ có chữ L?

- Nhận xét tiết học

(28)

- Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

Thủ công

GẤP,CẮT, DAN HÌNH TRÒN

(

TIẾT1

)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : -Học sinh gấp, cắt, dán được hình tròn.

2. Kĩ năng: Học sinh có kỹ năng gấp, cắt, dán hình tròn.

3. Thái độ: Giaó dục học sinh có tính kiên chì, khéo léo, yêu quí sản phẩm mình

* HSKT : GV và bạn hỗ trợ nắm được các bước gấp, cắt, dán được hình tròn . . ĐỒ DÙNG:

- GV: Bài mẫu, quy trình gấp.

- HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán.

- Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ :(2’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1’)

b.Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu(7’)

- Giới thiệu hình tròn mẫu được dán trên giấy nền màu vuông.

- Không dùng bút vẽ hình tròn, mà gấp, cắt từ hình vuông.

c. Hướng dẫn quy trình gấp:(15’)

-Cho HS quan sát quy trình gấp,cắt,dán hình tròn.

+ Bước 1: Gấp hình

- Gấp từ hình vuông có cạnh 6 ô, gấp từ hình vuông theo đường chéo . Gấp đôi hình vuông để lấy đường dấu giữa.

- Gấp theo đường dấu gấp sao cho hai cạnh bên sát vào đường dấu giữa.

+ Bước 2: Cắt hình tròn.

- Lật mặt sau cắt theo đường CD

- Sửa theo đường cong mở ra được hình tròn.

+ Bước 3: Dán hình tròn.

- Dán hình tròn vào vở hoặc tờ giấy khác màu làm nền.

- Lưu ý:Bôi hồ mỏng, đặt hình cân đối, miết nhẹ.

d. Thực hành trên giấy nháp.(12’)

- H thực hiện theo yêu cầu

- H nghe và nhắc lại.

- Quan sát bài mẫu.

- Quan sát quy trình gấp, cắt, dán hình tròn.

- HS nhắc lại cách gấp cắt dán

- Gấp, cắt, hình tròn từ hình vuông.

- Thực hành gấp, cắt, dán hình tròn trên giấy nháp.

Thực hiện

Nghe Quan sát

Quan sát

GV,bạn hỗ trợ thực

(29)

- Cho h/s tập gấp, cắt hình trên giấy nháp.

- Hướng dẫn thực hành.

- Thực hiện qua 3 bước. hành

3. Củng cố – dặn dò: (3’)

- Để gấp, cắt, dán được hình tròn ta cần thực hiện mấy bước?

- Nhận xét, đánh giá chung giờ học

- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành gấp cắt, dán hình tròn.

Ngày soạn: 4/ 12/ 2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2018 Toán

15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Giúp HS

- Biết thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng trừ:15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số.

- Biết thực hiện các phép tính trừ đặt theo cột dọc.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng vận dụng bảng trừ làm toán nhanh.

3. Thái độ : GD các em chăm chỉ học tập.

* HSKT GV và bạn hỗ trợ biết vận dụng bảng trừ để giải bài toán liên quan.

II. ĐỒ DÙNG

Bộ đồ dùng học toán, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- HS dưới lớp nêu bảng trừ: 14 trừ đi một số.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 15 - 7: (15’)

* Hướng dẫn thao tác trên que tính:

- GV nêu đề bài: Có 15 que tính, lấy đi 7 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính nữa ta làm như thế nào?

- 2 HS làm bài trên bảng, lớp nháp.

x + 26 = 54 x - 34 = 12 x = 54 - 26 x = 12 + 34 x = 28 x = 26

- Ta lấy 15- 7

- HS thao tác lấy theo yêu cầu của GV

Làm x+ 26 = 54

Thao tác que tính

(30)

- GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính tìm ra kết quả: (G thao tác trên máy chiếu)

15 - 7 = ?

* Hướng dẫn HS đặt tính và tính:

- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính như thế nào ?

- GV yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện

- GV nhận xét và chốt cách đặt tính và thực hiện tính.

* Hướng dẫn HS tự lập bảng trừ:

- GV tổ chức theo nhóm lập các phép tính còn lại của bảng trừ trên que tính:

- GV ghi kết quả trên bảng trừ.

- GV tổ chức theo cặp cho HS học thuộc bảng trừ

+ HS đọc đồng thanh bảng trừ.

+ HS trả lời nhanh cá nhân kết quả của phép tính do GV nêu.

+ Xoá dần kết quả để HS trả lời kết quả

c. Thực hành:

* Bài 1(7’): Đặt tính rồi tính.

- GV quan sát, giúp HS

- HS nêu các bước để làm được bài.

- GV củng có cho HS cách đặt tính, thực hiện tính.

* Bài 2: (5’)

- GV quan sát, giúp HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- 3 HS đọc thuộc lòng bảng trừ vừa học.

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết

- 15 - 7 = 8 (Nhiều HS nhắc nối tiếp)

- 2 HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính

- HS đặt tính và thực hiện tính, dưới lớp làm ra nháp.

- 3 em một nhóm thao tác trên que tính tìm ra kết quả để báo cáo.

- Đại diện báo cáo lần lượt từng kết quả.

- 1 em đọc bất kỳ phép trừ, HS khác nêu kết quả và rồi đổi vai.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài vào VBT.

- 4 HS làm bảng, chữa bài, nhận xét.

- HS đổi vở kiểm tra.

HS đọc yêu cầu, bài làm, giải thích cách làm.

Làm bảng con

Tự lập

Nêu kết quả

Gv và bạn hỗ trợ Làm bài

Làm bài Báo cáo

(31)

học.

- Về học bài, chuần bị bài sau.

___________________________________

Chính tả( Nghe viết ) QUÀ CỦA BỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe viết chính xác bài chính tả. "Quà của bố".

- Biết trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu. Tập viết hoa chữ cái đầu bài, đầu dòng, Tên riêng của người.

- Làm đúng các bài tập có âm vần dễ lẫn: iê/ yê, d/ gi.

2. Kĩ năng : Trình bày bài viết sạch, đẹp, đúng chính tả.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

HSKT : Nhìn viết từ “ Bố đi câu về……..nhộn nhạo”

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng phụ, bút dạ, phiếu BT.

- HS : Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4') - GV đọc từ: trái tim, nhân hậu, dạy dỗ.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn nghe viết:

(20’)

- GV đọc mẫu bài viết chính tả.

+ Quà của bố mang về những gì ?

+ Bài chính tả có mấy câu ? + Những chữ đầu câu viết như thế nào ?

+ Câu nào có dấu hai chấm ? - Hướng dẫn viết từ khó:

Lần nào, cà cuống, niềng niễng, quẫy toé nước, thao náo.

- GV nhận xét, sửa câu cho HS.

- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

- Chữa và nhận xét.

- 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.

+ Cà cuống ,niềng niễng, hoa sen, nhị sen , cá sộp ,cá chuối.

+ Có 4 câu.

+ Viết hoa.

+ Câu 2: “ Mở thúng ra là cả thế giới dưới nước: …bò nhộn nhạo”.

- HS tìm, đọc, viết bảng con.

- HS đặt câu có từ khó.

- HS viết bài

- HS đổi vở soát lỗi.

Viết trái tim

Đọc đoạn viết

Trả lời

Viết từ khó niềng niễng, cà cuống

Nhìn viết từ

“ Bố đi câu về…….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện điểm số 1-2 theo đội hình vòng tròn để áp dụng trong các trò chơi tập

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện điểm số 1-2 theo đội hình vòng tròn để áp dụng trong các trò chơi tập thể.. *HSKT : Nắm được

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể dục.. HSKT: Biết đứng kiễng

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện điểm số 1-2 theo đội hình vòng tròn để áp dụng trong các trò chơi tập thể.. HSKT: nắm được cách

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện điểm số 1-2 theo đội hình vòng tròn để áp dụng trong các trò chơi tệp thể. II- ĐỊA ĐIỂM,

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện điểm số 1-2 theo đội hình vòng tròn để áp dụng trong các trò chơi tập thể.. II- ĐỊA ĐIỂM,

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện điểm số 1-2 theo đội hình vòng tròn để áp dụng trong các trò chơi tập thể. II- ĐỊA ĐIỂM,

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện điểm số 1-2 theo đội hình vòng tròn để áp dụng trong các trò chơi tập thể.. II- ĐỊA ĐIỂM,