• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25

Ngày soạn: 9/3/2018

Ngày giảng:

Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2018

Tập đọc TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

2. Kĩ năng: Trả lời được câu hỏi 1 - 2 (SGK)

- Hiểu nội dung bài. Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

* Tập tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; biết hỏi – đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của hs với mái trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài Tập đọc.

- Bộ chữ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS HSKT 1. Ổn định tổ chức (1 phút).

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn hs luyện đọc (28 phút)

- Gv đọc mẫu toàn bài.

- Luyện đọc:

* Luyện đọc từ ngữ khó: cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, mái trường, điều hay.

- Phân tích tiếng: trường, giáo, dạy - Gv giải nghĩa các từ: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.

* Luyện đọc câu:

- Luyện đọc từng câu trong bài.

- Đọc nối tiếp câu.

* Luyện đọc đoạn, bài

- Gv gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn - Thi đọc trước lớp.

- Nhận xét, đgiá

- 3 hs đọc đầu bài.

- Hs theo dõi

- Nhiều hs đọc nối tiếp.

- 3 hs nêu - Hs theo dõi

- Mỗi câu 3 - 4 hs đọc.

- Hs đọc nối tiếp câu.

- Hs nối tiếp mỗi đoạn 2 em đọc.

- Hs đọc thầm theo nhóm

Nghe

Đọc nối tiếp câu Tham gia đọc nối tiếp đoạn

(2)

- Đọc đồng thanh toàn bài.

c. Ôn các vần ai, ay (10 phút)

* Tìm tiếng có vần ai, ay:

- Cho Hs thi tìm nhanh tiếng, từ trong bài có vần ai, ay.

- Đọc lại các tiếng, từ tìm được.

- Phân tích tiếng hai, tiếng dạy.

* Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay.

- Đọc từ mẫu: con nai, máy bay.

- Gv tổ chức cho hs thi tìm những tiếng, từ có vần ai, ay.

- Gv tổng kết cuộc thi.

- Yêu cầu hs làm bài tập.

* Nói câu chứa tiếng có vần ai, vần ay.

- Nhìn sách giáo giáo khoa nói 2 câu mẫu.

- Thi nói theo mẫu.

- Nhận xét, tổng kết

- Gọi 1 hs đọc toàn bài sách giáo khoa.

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài và luyện nói (36 phút)

a. Tìm hiểu bài:

- Đọc câu thứ nhất.

+ Trường học được gọi là gì?

- Hs đọc nối tiếp thi giữa các tổ.

- Hs cả lớp đọc

- Hs thi theo tổ.

- 5 hs đọc

+ Vần ai: thứ hai, mái trường

+ Vần ay: dạy em, điều hay

- 2 hs đọc

- Hs 3 tổ thi đua nêu.

+ Vần ai: bài học, bừa bãi, cái áo, cãi nhau, cái chai, áo dài, ngày mai..

+ Vần ay: bày biện, ớt cay, cái chày, cháy, rau đay, chạy nhảy, cái khay....

- Hs làm vở bài tập - 2 hs nói câu mẫu - Hs thi theo tổ

+ Em có hai bạn thân là Minh và Hoà.

+ Hoa mai vàng rất đẹp.

+ Em luôn rửa tay trước khi ăn cơm.

+ Em thích lái máy bay.

- Hs nêu - 1 hs đọc

- 2 hs đọc thành tiếng.

+ Trường học là ngôi

Nghe

Tha gia cùng các bạn trong tổ 2

Nghe

Đọc đầu bài Nêu từ tìm được

Tập nói câu chứa tiếng có vần ai, ay

Đọc câu 1

(3)

- Đọc nối tiếp các câu 2, 3, 4.

- Nói tiếp câu: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì...

- Gv đọc diễn cảm lại bài.

- Thi đọc toàn bài.

GDQTE: quyền trẻ em được đến trường, được học tập, vui chơi…

bổn phận chăm ngoan, chăm học thực hiện đúng nội qui trường lớp.

b. Luyện nói: Hỏi nhau về trường, lớp.

- Nêu yêu cầu của bài luyện nói.

- Đóng vai hỏi đáp theo mẫu trong sách giáo khoa.

- Gọi hs hỏi đáp tương tự.

- Gv nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

4. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Gọi 1 hs đọc lại toàn bài trường em.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc bài, chuẩn bị bài mới.

nhà thứ hai của em.

- 3 hs đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.

- 5 hs:

+ Ở trường có cô giáo hiền như mẹ

+ Ở trường có nhiều bạn bè thân thiết như anh em.

+ Trường học dạy em thành người tốt.

+ Trường học dạy em những điều hay.

- Hs theo dõi lắng nghe.

- 3 hs

Nghe, liên hệ

- 1 hs: Hỏi nhau về trường lớp.

- 2 hs

- 3 cặp hs thực hiện.

+ Trường bạn là trường gì?

+ Bạn thích đi học không?

+ Ở trường bạn yêu ai nhất?

+ Ở trường bạn thích cái gì nhất?

+ Ai là người bạn thân nhất của bạn?

Nghe

nghe

Nghe yêu cầu

Tập nói câu cùng bạn trong ban trong nhóm

Nghe, ghi nhớ

Đạo đức

(4)

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố những nội dung đã học từ bài 10 đến bài 12.

2. Kĩ năng: Thực hành đóng tiểu phẩm để nhận biết những hành vi đúng, sai.

3. Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt các hành vi đúng…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi câu hỏi. Một số đồ dùng để đóng tiểu phẩm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS HSKT 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Đi bộ đúng quy định là đi thế nào?

- Khi đi học và về em đi thế nào?

- Gv nhận xét, đánh giá 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1 phút) Trực tiếp b.Thực hành kĩ năng: (30 phút)

* Gv đưa phiếu đã ghi câu hỏi để Hs bắt thăm trả lời câu hỏi

- Mỗi bài đạo đức gv đưa ra 2 tình huống, yêu cầu hs các nhóm thảo luận cách xử lí và phân vai diễn.

- Đóng tiểu phẩm trước lớp.

Câu1.Trước khi vào lớp và khi tan học con phải làm gì?

Câu 2. Trong lớp con phải ngồi học như thế nào?

Câu 3. Khi muốn ra ngoài hoặc vào lớp con phải ntn?

Câu 4. Hãy nêu 1 vài hành động thể hiện sự lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.

Câu 5 .Vì sao con phải lễ phép ,vâng lời thầy cô giáo?

Câu 6. Chơi với bạn con phải chơi như thế nào?

Câu 7. Khi thấy bạn bị ngã, con sẽ làm gì.

Câu 8. Con có trêu bạn không? Vì sao?

Câu 9. Đi bộ, con phải đi như thế nào?

Câu 10. Trên đường đi học, con thấy

- 3 Hs trả lời

- Hs lên bắt thăm trả lời câu hỏi

- Hs lớp Nxét bổ sung

- Hs thảo luận nhóm 4

- Mỗi nhóm đóng vai một tình huống.

- Hs nhóm khác Qsát, Nxét bổ sung

- Hs nêu

Hs trả lời câu hỏi 1

Thực hiện bắt thăm và trả lời câu hỏi Với sự giúp đỡ của cô và các bạn.

Tham gia sắm vai trong nhóm

(5)

các bạn đi sai đường , con sẽ làm gì.

- Nhận xét về cách xử lí tình huống, Đánh giá

- Gv kết luận về các kĩ năng, các hành vi đạo đức đã học.

3. Củng cố- dặn dò:(5 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs ghi nhớ và thực hiện các chuẩn mực đạo đức.

nghe

nghe

________________________________________________

BÒI DƯỠNG, GIÚP ĐỠ MÔN TIẾNG VIỆT LUYỆN BÀI: TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS đọc, viết được bài tập đọc trường em.

- Hs có ý thức trong học tập II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập .

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS HSKT 1, Luyện đọc

- GV ghi bảng: bài tập đọc trường em

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 2. Hướng dẫn viết từ có tiếng chứa vần ai, ay

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS tự làm bài.

- GV theo dõi Hs làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

3. Tập chép bài Trường em - GV cho HS tập chép vào vở ôli

- HS luyện đọc: cá nhân, Nghe và nhân xét bạn LĐ theo nhóm, LĐ cả lớp.

Hs nêu từ- hs nhận xét.

Hs viết vào vở ( Viết 6 từ, 3từ có vần ai, 3 từ có vần ay)

- đọc bài viết

Tập chép vào vở( 3 câu)

Luyện đọc câu Luyện đọc đoạn Luyện đọc cả bài

Tìm từ

Làm bài vào vở( Viết 4 từ, 2từ có vần ai, 2 từ có vần ay)

Tập chép vào vở( 2câu)

(6)

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn: luyện đọc, viết bài - HS nghe và ghi nhớ.

________________________________________________

Ngày soạn: 10/3/2018

Ngày giảng:

Thứ 3 ngày 13tháng 3 năm 2018

Tập viết

TÔ CHỮ HOA: A, Ă, Â, B

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs tô được các chữ hoa A, Ă, Â, B

- Viết đúng các vần ai, ay au, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần). HS viết đều nét, dãn đúng khoảng cách, viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập hai.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết nhanh, đúng mẫu chữ.

3. Thái độ: HS có ý thức chịu khó luyện viết

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu các chữ hoa A, Ă, Â,B.

- Mẫu các chữ thường ai, ay, ao, au , sao sáng, mai sau, mái trường, điều hay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS HSKT 1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn tô chữ hoa (5 phút)

- Cho hs quan sát và nhận xét:

+ Nhận xét về số lượng nét và kiểu nét ở từng chữ.

+ So sánh điểm giống và khác nhau giữa các chữ: A, Ă, Â, + Chữ B gồm mấy nét?

- Gv nêu cách viết chữ B

- Luyện viết bảng con: A, Ă, Â,B.

c. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng (8 phút)

- Gv giới thiệu các vần và từ ngữ ứng dụng.

- Luyện viết bảng con: ai, ay, ao,

- 3 hs nêu.

+ Chữ Ă, A, Â chỉ khác nhau ở dấu phụ đặt ở trên đỉnh.

+ Hs nêu + Hs theo dõi.

- Hs viết - 3 hs đọc.

- Hs viết bảng.

Nghe Quan sát

Theo dõi

Luyện bảng con

(7)

au, sao sáng, mai sau, mái trường, điều hay.

d. Hướng dẫn hs tập tô, tập viết (22 phút)

- Tập tô các chữ hoa A, Ă, Â, B.

- Tập viết các chữ: ai, ay, ao, au, sao sáng, mai sau, mái trường, điều hay.

- Gv nhận xét đánh giá, chữa bài.

3. Củng cố- dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà viết bài vào vở ô ly các vần vừa học.

- Hs tô vở tập viết.

- Hs viết bài vở tập viết.

Thực hiện viết trong vở Viết 2/3 nội dung bài viết.

nghe

________________________________________________________

Chính tả TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “Trường học là….anh em”; 26 chữ trong khoảng 15 phút.

2. Kĩ năng: Điền đúng vần ai, ay; chữ c hoặc k vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK)

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác, chịu khó luyện viết.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv chép sẵn đoạn chính tả lên bảng.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS HSKT 1. Ổn định tổ chức (1 phút)

Gv nêu yêu cầu của tiết chính tả.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút) Gv nêu b. Hướng dẫn hs tập chép (25 phút) - Đọc đọan văn gv chép sẵn lên bảng.

" Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em"

- Luyện đọc các từ khó: trường, ngôi, hai, giáo, thân thiết...

- Yêu cầu hs luyện viết các chữ khó.

- 3 hs đọc.

- 5 hs đọc

- Hs viết bảng con.

- Hs tự chép bài vào vở.

Đọc nội dung bài viết

Luyện bảng con Chép bài vào vở

(8)

- Chép bài vào vở

- Gv đọc cho hs soát lỗi.

c. Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả(10 phút)

* Điền vần: ai hoặc ay - Điền mẫu 1 vần: Gà mái

- Gv tổ chức cho hs thi điền nhanh.

- Nhận xét, tính thi đua.

- Đọc lại kết quả đúng.

- Yêu cầu hs làm bài.

* Điền chữ: c hoặc k.

- Gv tổ chức cho hs thi điền nhanh.

- Gọi hs đọc lại bài làm - Gv nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò (3 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà chép lại đoạn văn.

- Hs tự soát bằng bút chì.

- Hs đổi vở kiểm tra.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs 3 tổ thi tiếp sức.

- Hs nêu - 3 hs đọc.

- Hs làm vở bài tập.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs thi tiếp sức.

Cá vàng; thước kẻ ; lá cọ

( tốc độ viết chậm hơn các bạn) cô giáo giúp đõ thêm.

Soát lỗi bằng bút chì.

Làm vở bài tập Xác định yêu cầu Làm bài

So sánh kết quả.

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục.

2. Kĩ năng: Biết giải toán có phép cộng.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác tích cực làm toán

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đặt tính rồi tính: 40- 20 50- 40 70- 60 30- 30 - Gv nhận xét và đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Luyện tập (30 phút) Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- 2 hs lên bảng làm.

- Lớp làm bảng con

- 1 hs nêu yêu cầu

(9)

- Nêu cách đặt tính và tính.

- Nhận xét, chữa bài

-> Củng cố cho hs trừ các số tròn chục, hs biết đặt tính theo hàng dọc.

Bài 2: Số?

- Gv tổ chức cho hs thi điền số nhanh, đúng.

- Gv nhận xét, tổng kết cuộc thi, công bố kết quả.

-> Củng cố cho hs cộng trừ các số tròn chục.

Bài 3: (Đúng ghi đ, sai ghi s):

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Vì sao điền s, gọi hs giải thích.

- Yêu cầu hs đổi chéo vở kiểm tra.

-> Củng cố cho hs trừ các số tròn chục có danh số cm.

Bài 4: (SGK-132) Đọc đề bài

- Tóm tắt bài toán và giải bài toán.

- Quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét bài giải.

-> Củng cố cho hs cách giải toán có lời văn.

Bài 5:(Sách giáo khoa/132) (+ -)?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét - chữa bài

-> Củng cố cho hs điền dấu thích hợp cho kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò (4 phút) - Nhắc lại nội dung bài

- Hs tự làm bài - 3 hs lên bảng làm

70 90 50 80 70 80 - - - - - - 20 60 10 20 60 40 50 30 40 60 10 40

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs đại diện 3 tổ thi tiếp sức.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm vở bài tập - 1 hs lên bảng làm.

a. 70cm - 30cm = 40cm b. 70cm - 30cm = 40 c.70cm - 30cm = 30cm

- 2 hs lên bảng làm.

Bài giải:

Đổi 1 chục = 10

Nhà Lan có tất cả số cái bát là:

20+10=30 (cái bát) Đáp số: 30 cái bát - 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài

- 3 hs lên bảng làm.

50 – 10 = 40; 30 + 20 = 50; 40 – 20 = 20

40 90

70

1 0

8 0

đ s

s

(10)

- Gv nhận xét giờ học - Về nhà ôn lại bài

THỰC HÀNH KIẾN THỨC MÔN TOÁN LUYỆN TẬP CỘNG TRỪ SỐ TRÒN CHỤC I- MỤC TIÊU: HS biết:

- HS biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng, trừ số tròn chục, biết giải toán có một phép cộng.

- Làm đúng vở bài tập.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở bài tập toán 1.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HSKT 1 Hướng dẫn làm bài tập: (35’)

Bài 1: đặt tinh rồi tính 30+40 70+20 40+40 60-30 50-20 30-30 - GV gọi HS đọc đầu bài - Cho HS làm bài.

- GV nhận xét đánh giá Bài 2: >,<, = ?

60-20…40 50+20….30 40-20…40 30-30…..0 - GV cho HS tự làm bài.

- GV nhận xét.

Bài 3: giải bài toán theo tóm tắt sau

- Bán lần 1: 20 quả trứng Bán lần 2: 30 quả trứng Cả 2 lần bán …. quả trứng?

- GV theo dõi và hướng dẫn thêm - GV nhận xét, đánh giá

2- Củng cố và dặn dò(5’)

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm và nêu kết quả

- HS làm bài và chữa bài

- HS làm bài tập vào vở. HS chữa bài trên bảng.

- 1 HS đọc

- HS làm bài tập vào vở 2 hs đọc đầu bài

Nêu cách trình bày bài giải.

- 1 HS làm trên bảng.

Nhận xét chữa bài - HS lắng nghe.

Hs làm 4 phép tính vào vở

So sánh kết quả nhận xét.

Nghe- nêu ý kiến

(11)

- NX giờ học và giao bài về nhà

________________________________________________________

Ngày soạn: 11/3/2018

Ngày giảng:

Thứ 4 ngày 14 tháng 3 năm 2018

Toán

ĐIỂM Ở TRONG, ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH

I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Kiến thức: Nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.

2. Kĩ năng: Củng cố về cộng, trừ các số tròn chục và giải toán.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác khi làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình vuông, hình tròn, các con vật

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đặt tính rồi tính: 70- 50; 80- 40 90- 40; 60- 30 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.(10 phút)

* Điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông.

- Gv vẽ hình vuông và các điểm A, N trên bảng.

- Gv giới thiệu điểm A ở trong hình vuông.

- Gọi hs nhắc lại.

- Gv giới thiệu điểm N ở ngoài hình vuông.

* Điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn:

- Gv vẽ hình tròn và các điểm O, P lên bảng.

- Chỉ và nêu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn.

* Gv giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tam giác tương tự như trên.

c. Thực hành (20 phút)

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs quan sát - 3 hs nêu lại.

- 2 hs nhắc lại.

- Hs quan sát.

- 4 hs nêu.

Nghe, quan sát

Nhắc lại

(12)

Bài 1:( Vở bài tập- 29) Đúng ghi Đ, sai ghi S:

- Đọc nối tiếp các ý trong bài.

- Yêu cầu hs quan sát hình, lựa chọn ý để điền Đ, S.

- Nhận xét, chữa bài.

- Những điểm nào ở trong hình tròn?

- Những điểm nào ở ngoài hình tròn?

-> Củng cố cho hs điểm xác định ở trong và điểm ở ngoài hình tròn.

Bài 2: (Vở bài tập- 29) Đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét, chữa bài.

- Yêu cầu hs kiểm tra bài bằng cách đổi chéo vở.

-> Củng cố cho hs biết vẽ điểm ở trong hình và ngoài hình.

Bài 3: (Vở bài tập- 29) Tính:

- Nêu cách tính: 20 + 10 + 10 = 40 - Tương tự yêu cầu hs làm bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét, chữa bài.

10 + 20 + 40 = 70 70 – 10 – 20 = 40

30 + 10 + 50 = 90 80 - 50 + 20 = 50

70 – 20 – 10 = 40 20 + 40 – 60 = 0 -> Củng cố cho hs biết cộng trừ liên tiếp 2 phép tính số tròn chục.

Bài 4:(Sách giáo khoa- 134) Đọc đề bài.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

- Nhận xét - chữa bài Bài giải:

Hoa có tất cả số nhãn vở là:

10 + 20 = 30 (nhãn vở) Đáp số: 30 nhãn vở.

-> Củng cố cho hs giải toán có lời văn.

3. Củng cố- dặn dò (4 phút)

- Giờ học hôm nay chúng ta học bài gì?

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 6 hs đọc nối tiếp.

- Hs làm bài tập.

- 1 hs lên bảng làm.

- Điểm C, E, B ở trong hình

- Điểm A, M, D ở ngoài hình

- 2 hs đọc.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu yêu cầu - 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

Làm bài tập Với sự

giúpđỡ của cô giáo

(13)

- Gọi 1 hs lên bảng vẽ điểm ở trong và ngoài hình tam giác.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm ôn lại bài

- 1 hs lên bảng làm.

______________________________________________________

Tập đọc TẶNG CHÁU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs đọc trơn cả bài: Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non. Hiểu nội dung bài: Bác rất yêu các cháu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK) 2. Kĩ năng: Học thuộc lòng bài thơ.

- HS tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, vần au.

3. Thái độ: HS có ý thức chịu khó học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

- Bộ chữ học vần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đọc bài Trường em và trả lời câu hỏi:

+ Trong bài trường học được gọi là gì?

+ Vì sao nói: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em?

- Gv nhận xét và đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) - Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác Hồ?

- Gv giới thiệu và ghi đầu bài.

b. Hướng dẫn hs luyện đọc (24 phút)

- Gv đọc mẫu toàn bài:

- Hs luyện đọc:

* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:

- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Tặng cháu, gọi là, nước non.

- Phân tích các tiếng: tặng, yêu,

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- 3 hs nêu - 2 hs đọc

- Hs theo dõi lắng nghe.

- 5 hs đọc.

- 3 hs nêu

- Mỗi hs đọc 1 câu.

- Từng nhóm 4 hs thi

Đọc đ1

Trả lời câu 1.

- hs nêu - hs đọc

- Hs theo dõi lắng nghe.

- hs nghe

(14)

chút.

* Luyện đọc câu:

- Gọi hs đọc từng câu trong bài.

- Đọc nối tiếp câu.

- Thi đọc toàn bài.

- Nhận xét, đánhgiá thi đua.

- Đọc đồng thanh toàn bài.

c. Ôn các vần ao, au (10 phút)

* Tìm tiếng trong bài có vần au.

- Thi tìm nhanh tiếng chứa vần au.

- Gv nhận xét.

* Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần ao, vần au.

- Đọc mẫu trong sách giáo khoa

- Gv nhận xét, tổng kết cuộc thi.

* Nói câu chứa tiếng có vần ao, au:

- Đọc câu mẫu trong sách giáo khoa.

- Tổ chức cho hs thi nói câu chứa tiếng có vần ao, au.

- Gọi 1 hs đọc toàn bài tập đọc Tiết

2

3. Tìm hiểu bài và luyện nói a. Tìm hiểu bài (18 phút) - Đọc 2 dòng thơ đầu.

+ Bác Hồ tặng vở cho ai?

- Đọc 2 dòng thơ còn lại.

+ Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?

- Gv đọc diễn cảm lại bài thơ.

- Đọc lại toàn bài.

đọc.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs nêu - Cả lớp đọc.

- Hs đại diện 3 tổ thi:

+ Vần au: cháu, sau.

- 2 hs đọc và phân tích tiếng: cau, mào.

- Hs thi đua tìm.

+ Vần au:Báu vật, cáu kỉnh, đau, rau,mai sau, màu mỡ, máu,thau nhựa, trắng phau, gàu nước.

+ Vần ao: bao giờ, bào gỗ, bảo ban, dạo chơi, đạo đức, cạo râu, sáo sậu, ngôi sao, mào gà, táo....

- 2 hs

- Hs thi nói theo nhóm.

- 3 hs đọc

- Bác Hồ tặng vở cho cháu học sinh.

- 3 hs đọc

+ Bác mong bạn nhỏ ra công học tập để sau này giúp nước nhà.

- Hs theo dõi - 3 hs

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs đọc nối tiếp câu.

- Thi đọc nhóm HS nghe yêu cầu + Vần au: cháu, sau.

Nêu và phân tích từ tìm được

- Hs thi nói theo nhóm.

hs đọc

- Bác Hồ tặng vở cho cháu học sinh.

Nghe

(15)

GĐ Đ HCM: học tập, chăm ngoan, giữ gìn sách vở,đoàn kết bạn bè.. thể hiện lòng kính yêu, biết ơn Bác HCM.

b. Học thuộc lòng bài thơ (12 phút)

- Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.

- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- Nhận xét, tuyên dương.

c. Hát các bài hát về Bác Hồ (6 phút)

- Yêu cầu hs thảo luận, tìm các bài hát về Bác Hồ.

- Tổ chức cho hs thi hát trước lớp.

- Gv nhận xét, tổng kết cuộc thi.

5. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Đọc bài trong sách giáo khoa.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài mới.

- Hs đại diện các tổ thi.

- Hs nêu

- Hs tìm theo nhóm 4 hs.

- Hs 3 tổ thi

Tìm theo nhóm

nghe

__________________________________________________________

Ngày soạn: 13/3/2018

Ngày giảng:

Thứ 6 ngày 16 tháng 3 năm 2018

Chính tả TẶNG CHÁU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 - 17 phút.

2. Kĩ năng: Điền đúng chữ n hay l vào chỗ trống hoặc dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in nghiêng. Làm bài tập 2 phần a hoặc b.

3. Thái độ: HS có ý thức chịu khó luyện viết

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bảng nam châm.

- Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Lên bảng chữa bài 2, 3.

- Gv nhận xét, chữa bài.

- 2 hs làm bài.

- hs làm bài.

(16)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hướng dẫn hs tập chép (22 phút)

- Gv viết bảng bài thơ Tặng cháu.

- Đọc bài thơ.

- Tìm những tiếng khó viết: cháu, gọi là, mai sau, giúp, nước non.

- Tập chép bài vào vở.

- Gv đọc, yêu cầu hs chữa bài.

- Gv chữa lỗi sai phổ biến lên bảng.

- Yêu cầu Hs đổi vở kiểm tra.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

c. Hướng dẫn hs làm bài tập (8 phút)

* Điền chữ: n hay l?

- Gv hướng dẫn hs làm bài tập.

- Lên bảng làm mẫu: nụ hoa

- Gv tổ chức cho hs thi làm bài tập nhanh

- Nhận xét, tính điểm thi đua.

- Yêu cầu hs làm bài tập vào vở.

* Điền dấu: hỏi hay ngã.

- Gv hướng dẫn hs làm bài tập.

- Lên bảng làm mẫu.

- Gv tổ chức cho hs thi làm bài đúng nhanh.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Gọi hs đọc lại bài viết - Gv nhận xét giờ học.

- Yêu cầu hs về nhà chép lại bài thơ cho đúng.

- 5 hs đọc

- Hs tìm và viết ra bảng con.

- Hs tự chép.

- Hs tự chữa bài bằng bút chì.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs.

- Hs đại diện 3 tổ thi.

Nụ hoa - Con cò bay lả bay la.

- Hs tự làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs làm.

- Hs 3 tổ thi đua.

Quyển vở - chõ xôi- tổ chim

- Hs nêu.

- hs đọc

- Hs tìm và viết ra bảng con.

- Hs tự chép.

- Hs tự chữa bài bằng bút chì.

- Hs kiểm tra chéo.

- hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm.

hs làm bài - Hs nêu.

________________________________________________________

Kể chuyện RÙA VÀ THỎ

I. MỤC TIÊU

(17)

1. Kiến thức: Kể lại được một đoạn câu chuyện Rùa và Thỏ dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.

2. Kĩ năng: HS năng khiếu kể được 2-3 đoạn của câu chuyện. Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo.

3. Thái độ: GDHS: Không được chủ quan, dù đó là việc dễ nhất…

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

1. Xác định giá trị (Nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định được:

cần biết tôn trọng người khác).

2.Tự nhận thức bản thân (biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân: tự tin, kiên trì, nhẫn nại, thì việc gì khó cũng sẽ thành công).

3. Lắng nghe, phản hồi, tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- UDVNTT- VIDEO truyện - Mặt nạ Rùa, Thỏ cho hs tập kể phân vai.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HSKT 1. Mở đầu (2 phút)

Gv giới thiệu về phân môn kể chuyện và cách học các tiết kể chuyện.

2. Bài mới (33 phút) a. Giới thiệu bài (2 phút)

+ Con Rùa đi lại như thế nào? Con Thỏ đi lại như thế nào?

+ Em có thể diễn lại động tác đi lại của con rùa và con thỏ không?

+ Có phải việc đi lại rất nhanh là quan trọng không? Tại sao?

-> GV giới thiệu vào bài b. Gv kể chuyện:

- Gv kể lần 1

- Gv kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh họa.

c. Hướng dẫn hs kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

- Tranh 1: Gv yêu cầu hs quan sát tranh 1 trong sách giáo khoa, đọc và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh gì?

+ Câu hỏi dưới tranh là gì?

+ Thỏ nói gì với Rùa?

- Gv yêu cầu hs thi kể đọan 1 của câu

- Hs lắng nghe và trả lời

- HS lắng nghe

- Tranh vẽ có chú rùa và chú thỏ.

- Rùa đang làm gì? Thỏ nói gì với Rùa?

- Thỏ nói: Chậm như

- Hs lắng nghe và trả lời

- HS lắng nghe

- Tranh vẽ có chú rùa và chú thỏ.

- hs nêu.

(18)

chuyện.

- Tương tự như trên yêu cầu hs kể tiếp các đọan 2, 3, 4.

d. Giúp hs hiểu ý nghĩa câu chuyện - Vì sao Thỏ thua Rùa?

- Câu chuyện này khuyên các em điều gì?

- Gv nêu ý nghĩa:

+ Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như thỏ sẽ thất bại.

+ Hãy học tập Rùa. Rùa chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công.

+ Liên hệ : Tìm ví dụ người thật, việc thật gần giống với nội dung câu chuyện

3. Củng cố- dặn dò (3 phút)

- Gv chốt lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện

- nhận xét giờ học.

- Yêu cầu hs về nhà tập kể lại câu chuyện, vẽ tranh,... Chuẩn bị cho tiết kể chuyện lần sau.

Rùa mà cũng đòi tập chạy.

- Đại diện 3 tổ thi kể.

- Vì Thỏ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn.

- 3 hs nêu.

- 4hs lấy ví dụ.

- hs lấy ví dụ.

___________________________________________________

Toán

ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

I. MỤC TIÊU: Giúp Hs củng cố:

1. Kiến thức: Tính cộng trừ (không nhớ), so sánh, tìm số liền trước, liền sau trong phạm vi 20 và số tròn chục.

2. Kĩ năng: Biết giải toán có lời văn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Phiếu học tập. Bảng phụ

III. CÁC HĐ DẠY HỌC:

1. Giới thiệu bài: (1 phút)

- Ôn tập làm bài trong phiếu học tập - Gv phát phiếu học tập

2. HD làm bài tập:(34 phút) Bài 1: Đặt tính rồi tính:

20 + 60 18 - 5 5 + 13 90 - 30

(19)

- Gv Y/C Hs làm bài Chú ý: dặt tính thẳng hàng - Gv chấm bài, Nxét.

Bài 2. Tính nhẩm:

30 + 30 = 50 – 50 + 40 = 16 – 3 + 4 = 10 + 5 – 3 = - Gv HD Hs học chậm

+ Bạn nào có cách nhẩm khác?

- Gv Nxét, bổ sung.

=> Kquả: 60 40 17 12 Bài 3.>, <.=?

36....63 20 + 70.... 80 77....74 50 - 40... 30 + Bài Y/C gì?

- Y/C Hs làm bài

=> Kquả: < >; > <.

+ So sánh 36 < 63 em so sánh thế nào?

- Gv Nxét . Bài 4.

Số liền trước số 58 là ...

Số liền trước số 80 là ...

Số liền sau số 69 là ...

Số liền sau số 70 là ...

=> Kquả: 57, 79, 70, 69.

+ Số liền trước, liền sau hơn kém nhau mấy đơn vị?

+ Muốn tìm số liền trước em làm thế nào?

+ Muốn tìm số liền sau em làm thế nào?

Bài 5. Lớp 3 trồng được 40 cây keo. Lớp 4 trồng được 50 cây keo. Hỏi cả hai lớp trồng được bao nhiêu cây?

- Gv Y/C Hs làm bài

- Gv Nxét – đánh giá

+ Em nào có câu lời giải khác?

3. Củng cố dặn dò.(5 phút)

- Hs tự làm bài - Hs đổi bài Ktra - Hs làm bài

- 4 Hs tính nhẩm 4 ptính

30 + 30 = (nhẩm 3 chục + 3 chục = 6 chục, viết 60)

16 – 3 + 4 =: nhẩm (16 – 3 = 13, 13 + 4

= 17, viết 17)

- Hs báo cáo kết quả

+ Bài Y/C điền dấu >, <, = - Hs làm bài

- 4 Hs làm bảng - Hs Nxét

+ so sánh chữ số hàng chục...

- Hs làm bài - 4 Hs nêu Kquả - Lớp Nxét + ... 1 đơn vị + ...trừ 1

+ ...cộng 1

- Hs làm bài 1 Hs đọc bài giải

Cả hai lớp trồng được số cây là:

40 + 50 = 90 (cây) Đáp số: 90 cây - Hs lớp Nxét

- Hs nêu

(20)

- GV tóm tắt ND bài - Nxét giờ học

- Cbị bài Ltập

__________________________________________________

THỰC HÀNH KIÊN THỨC ĐÃ HỌC

LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ BÀI: TẶNG CHÁU

I. MỤC TIÊU

- HS chép lại chính xác, không mắc bài thơ “ Tặng cháu’’

- Góp phần rèn chữ viết, nết người cho HS.

* Trọng tâm: HS chép lại chính xác bài thơ “ Tặng cháu’’

II. ĐỒ DÙNG

GV: Bài viết mẫu, bài tập chính tả HS: bảng, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Bài mới(35’) . Giới thiệu bài : . Hướng dẫn HS viết , GV đọc mẫu

, HD viết

Hỏi: Bác mong các cháu điều gì?

- GV phân tích trên bảng:

+ cháu: ch + au + sắc + gọi: g + oi + nặng + ra: r + a

+ mai: m + ai ( ai/ ay)

+ nước n + ươc + sắc ( n / l)

HS đọc tên bài: Tặng cháu

- HS đọc bài viết

- HS tự phát hiện từ dễ viết sai

- HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó

- HS tập viết bảng các tiếng, từ khó

(21)

3. HS viết bài.

- GV nhắc HS cách ngồi đúng, nhắc nhở về cách trình bày bài thơ: các chữ đầu dòng thẳng hàng và viết hoa.

4. Củng cố- Dặn dò(5’)

- Khen những HS học tốt, chép bài đúng, đẹp.Chép lại đoạn văn cho đúng.

- HS chép bài vào vở

__________________________________________________

BỒI DƯỠNG, GIÚP ĐỠ MÔN TOÁN

LUYỆN TẬP GIẢI TOÁN

I. MỤC TIÊU

- Củng cố về làm tính trừ( đặt tính, tính ) và trừ nhẩm các số tròn chục (phạm vi 100)

* Trọng tâm: Củng cố về tính trừ và giải toán có lời văn

II,CHUẨN BỊ

- Vẽ bài tập số 1,2,3 lên bảng - Vở, bảng

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài mới(36’) a. Luyện làm tính

Mt : Củng cố về làm tính trừ và trừ nhẩm các số tròn chục

Bài 1: Đặt tính rồi tính

- Em hãy nêu cách trừ 70 – 50 theo cột dọc

- HS làm bảng

- 70

- 80

- 60

- 90

50 40 30 10

a, 60cm - 10cm = 50

(22)

Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S - GV gắn lên bảng các phép tính

- Giáo viên nhận xét, kết luận :

*Phần a) sai vì kết quả thiếu cm

*Phần c) sai vì tính sai Bài 4: Giải toán

- Lưu ý học sinh trước khi giải đổi 1 chục cái bát bằng 10 cái bát

2. Củng cố- dặn dò(4’)

Ôn bài chuẩn bị bài: Điểm ở trong điểm ở ngoài 1 hình.

b, 60cm - 10cm = 50cm c, 60cm - 10cm = 40cm

- HS đọc đề bài - Nêu tóm tắt - HS giải vào vở

Bài giải 1 chục = 10

Nhà Lan có tất cả số bát là:

20 + 10 = 30 ( cái bát )

Đáp số: 30 cái bát

__________________________________________________

VĂN HÓA GIAO THÔNG BÀI 6: NẾU VÔ Ý LÀM BẠN NGÃ I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết một số việc cần phải làm khi vô ý làm bạn ngã.

2. Kĩ năng

- HS đi đứng cẩn thận, không làm ảnh hưởng đến người khác.

- Nhận sai và xin lỗi khi gây phiền phức cho người khác. - Biết đánh giá hành vi đúng − sai của người khác khi làm bạn ngã.

3. Thái độ

(23)

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện ứng xử nhẹ nhàng, hòa nhã khi vô ý làm bạn ngã.

II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Tranh ảnh về cách cư xử với bạn khi làm bạn ngã.

2. Học sinh − Các hình ảnh trong sách Văn hòa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

Sách Văn hòa giao thông dành cho học sinh lớp 1 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Trải nghiệm

- Em đã bao giờ lỡ làm người khác ngã chưa? Học sinh trả lời.

- Em đã cư xử thế nào khi lỡ làm người khác ngã? Học sinh trả lời HS phát biểu cá nhân.

2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Có phải tại chú chim?”

- GV kể câu chuyện “Có phải tại chú chim?” – HS lắng nghe.

- GV nêu câu hỏi:

+ Tại sao xe Nam đụng bạn Hòa ngã?

+ Khi Hòa ngã, Nam đã làm gì ?

+ Nam cư xử như thế có đúng không? Vì sao ? + Nếu em lỡ làm bạn ngã, em sẽ làm gì ? - Cho HS phát biểu ý kiến cá nhân.

- GV nhận xét và chốt: Khi lỡ làm người khác ngã, mình phải biết nhận sai và xin lỗi.

Nếu lỡ làm ngã một ai

Phải biết xin lỗi, nhận sai về mình 3. Hoạt động thực hành

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS sắp xếp lại các bức hình đúng trình tự câu chuyện và kể lại câu chuyện theo từng bức tranh.

- Cho HS thảo luận nhóm 4. Sau thời gian 3 phút, mời đại diện nhóm trình bày.

- GV chốt lại các ý đúng:

1/ Trình tự các bức tranh: hình D, hình B, hình C, hình A.

2/ Nội dung từng bức tranh:

(24)

+ Hình D: Tan học, các bạn học sinh rủ nhau đi về, chuyện trò vui vẻ.

+ Hình B: Lúc đó, bạn Hải vội vàng lao nhanh ra phía cổng trường.

+ Hình C: Chẳng may chân bạn Hải vấp trúng bạn Nga, làm bạn Nga bị ngã.

+ Hình A: Bạn Hải lập tức đỡ bạn Nga dậy, xin lỗi và hỏi han bạn Nga có bị sao không…

- GV đặt câu hỏi: Em thấy cách cư xử của bạn Hải như thế nào ? - HS trả lời cá nhân.

GV chốt ý: Nếu lỡ làm bạn ngã Nên đỡ bạn lên ngay Hỏi han và xin lỗi Ấy mới là điều hay.

4. Xử lí tình huống

GV nêu hai tình huống trong sách, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu cách xử lí tình huống. Sau đó cho HS đóng vai.

* Tình huống 1: Em cùng bạn chơi đuổi bắt, vì chạy nhanh nên va phải một bạn lớp khác, làm bạn bị ngã. Em phải làm gì ?

* Tình huống 2: Em vừa đi bộ trên vỉa hè vừa đọc quyển truyện mới mua. Vô ý đụng phải một bạn đang đi phía trước, bạn ấy không ngã nhưng làm đổ lon nước ngọt mà bạn ấy đang uống dở. Em phải làm gì ?

- HS nêu cách xử lí tình huống. Sau đó mời một số nhóm lên đóng vai.

Sẽ có nhiều cách xử lí tình huống trên. Nhưng cách xử lý tốt nhất, đúng đắn nhất là khi vô ý làm bạn ngã hoặc gây phiền phức đến người khác thì mình phải cư xử nhẹ nhàng, hòa nhã, nói năng hiền từ, nhận lỗi và xin lỗi người khác. Lúc đó người kia sẽ hiểu và thông cảm cho mình.

- GV nhận xét, tuyên dương và chốt ý:

Nói năng hòa nhã, dịu hiền

Dẫu ai có giận, có phiền cũng nguôi.

5. Củng cố, dặn dò:

- GV liên hệ thực tế giáo dục HS.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

(25)

SINH HOẠT TUẦN 25

I. MỤC TIÊU

- HS nhận biết được những ưu nhược điểm trong tuần vừa qua.

- Biết tự nhận xét và sửa chữa, rút kinh nghiệm trong các tuần tới.

- Nâng cao tinh thần đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ổn định tổ chức 2.Tiến hành sinh hoạt

………

………

………

……….

………

………

………

……….

………

………

………

……….

………

……….

3. Phương hướng tuần 25:

- Tiếp tục phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng (, 26/3)

- Tăng cường rèn luyện chữ viết chuẩn bị cho hội thi cấp Thị xã.

- Duy trì tốt các nề nếp, tích cực rèn đọc tập đọc, rèn viết chính tả cỡ chữ nhỏ.

- Học bài, làm bài đầy đủ để nắm chắc kiến thức.

- Chú ý thực tốt ATGT đội mũ BH , không chơi các trò chơi, đồ chơi nguy hiểm, - Không tàng trữ, mua bán sử dụng pháo nổ, đốt thả đèn trời..., không leo trèo, không chơi gần ao, hồ, sông, suối khi không có người lớn đi kèm..

- Tiếp tục kiểm tra sự tiến bộ của các đôi bạn.

- Tổ chức tổng vệ sinh và tiếp tục trang trí lớp học, chăm sóc bồn hoa

(26)
(27)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá