• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 4

Ngày soạn: 25/9/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021 MÔN TIN HỌC

CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

TIẾT 7+8: BÀI 4: BÀN PHÍM MÁY TÍNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được khu vực chính của bàn phím máy tính.

- Chỉ ra được vị trí của các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máy tính.

- Biết đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính.

- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và học cách bảo vệ các bộ phận của máy tính.

- Có ý thức bảo vệ thiết bị học tập: máy tính, bàn phím,…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên : Tivi, máy tính, phòng máy.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động mở đầu(5 phút) - Ổn định lớp.

- Em hãy nhắc lại các bộ phận chính của máy tính?

- Nhận xét và cho HS quan sát hình ảnh bàn phím máy tính.

- Chuyển ý: Chúng ta đã biết bàn phím máy tính là một trong các bộ phận chính của máy tính để bàn. Vậy khu vực chính của bàn phím máy tính gồm những hàng phím nào? Và cách sử dụng ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay “Bàn phím máy tính”.

- Vào bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: (5’) Tìm hiểu về bàn phím máy tính

- Đọc thông tin trong sách trang 20 và cho học sinh quan sát, cảm nhận bàn phím máy tính và chỉ ra khu vực chính trên bàn phím máy tính.

-Y/c Hs làm việc theo nhóm.

- Y/c HS báo cáo kết quả thực hiện - Nhận xét, tuyên dương

- HS báo cáo sĩ số - HS nhắc lại.

- Quan sát

- Lắng nghe

- Ghi bài

- Hs đọc thông tin.

- Quan sát và chỉ ra khu vực chính của bàn phím máy tính.

- HS thảo luận theo nhóm

- HS lên bảng chỉ ra khu vực chính trên bàn phím máy tính - Lắng nghe, nhận xét

(2)

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết bàn phím máy tính gồm các khu vực sau: khu vực chính, các phím số, các phím mũi tên (phím di chuyển), phím chức năng…

Hoạt động 2: (20’) Khu vực chính của bàn phím

- Đọc thông tin trong SHD/20, trao đổi với bạn chỉ ra và gọi tên các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máy tính.

-Y/c Hs làm việc theo nhóm.

- Y/c HS báo cáo kết quả thực hiện - Nhận xét, tuyên dương

- Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm máy để xác định vị trí các hàng phím.

- Gọi vài HS đại diện các nhóm lên xác định vị trí các hàng phím trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS xác định 2 phím có gai.

- Nhận xét, chốt ý và giải thích ý nghĩa của hai phím có gai.

- Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’) Hoạt động 1

GV tổ chức học sinh theo nhóm để chơi trò chơi gọi tên hàng phím.

- GV hướng dẫn học sinh cách ghi điểm trong khi chơi trò chơi: Một bạn đọc tên một phím trên khu vực chính của bàn phím, bạn còn lại sẽ đọc ra đó là hàn phím nào? Và ngược lại. Mỗi lần chơi được 1 điểm. Sau 10 lần đọc, hai bạn đổi vai cho nhau rồi tính điểm xem bạn nào nhiều điểm hơn.

- Nhận xét, tuyên dương Hoạt động 2

GV yêu cầu hs quan sát bàn phím máy tính, điền tiếp các số và chữ cái còn thiếu trên các hàng phím rồi so sánh kết quả với bạn.

- Lắng nghe

- Đọc thông tin và thảo luận thực hiện yêu cầu.

- HS thảo luận theo nhóm - 2 -3 HS gọi tên hàng phím.

+ Hàng phím số + Hàng phím trên + Hàng phím cơ sở + Hàng phím dưới + Hàng phím dưới cùng

- Hoạt động nhóm để thực hiện.

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS xác định.

- Lắng nghe, nhận xét - Lắng nghe.

- Thực hiện theo cặp đôi - Lắng nghe

- Thi gữa các bạn trong nhóm - Đổi vai 2 bạn cho nhau

Lắng nghe

- Quan sát và điền các số và chữ cái còn thiếu trên các hàng phím

(3)

GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.

- Cho HS báo cáo kết quả đã làm được.

- GV nhận xét, tuyên dương - GV chốt lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá tiết học

- Nhắc nhở HS về học bài và xem trước nội dung tiếp theo

Tiết 2 1. Hoạt động mở đầu (5 phút) - Ổn định lớp.

- Cho HS quan sát video gõ các phím trên bàn phím bằng 10 ngón tay.

- Em có nhận xét gì về tốc độ và độ chính xác khi gõ phím ở video trên?

- Nhận xét và nêu tác dụng của việc gõ phím bằng 10 ngón tay.

- Chuyển ý: Vậy việc gõ phím bằng 10 ngón tay như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài

“Bàn phím máy tính”.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 3: (20’) Cách đặt tay lên bàn phím máy tính

- Cho HS xem tranh về cách đặt tay lên bàn phím và trả lời câu hỏi

+ Ngón trỏ tay trái đặt lên phím nào?

+ Ngón trỏ tay phải đặt lên phím nào?

+ Ngón giữa tay trái đặt lên phím nào?

+ Ngón giữa tay phải đặt lên phím nào?

+ Ngón áp út tay trái đặt lên phím nào?

+ Ngón áp út tay phải đặt lên phím nào?

+ Ngón út tay trái đặt lên phím nào?

+ Ngón út tay phải đặt lên phím nào?

+ Hai ngón cái đặt lên phím nào?

- HS thực hiện

- Báo cáo kết quả thực hiện - Lắng nghe

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm - HS thực hiện

- Ổn định lớp - Quan sát.

- Trả lời: Nhanh và chính xác.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe

- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

+ Đặt lên phím F + Đặt lên phím J + Đặt lên phím D + Đặt lên phím K + Đặt lên phím S + Đặt lên phím L + Đặt lên phím A + Đặt lên phím ; + Đặt lên phím cách - Lắng nghe, nhận xét

(4)

- Nhận xét, chốt ý:

+ Hai bàn tay đặt nhẹ lên bàn phím

+ Hai ngón trỏ đặt lên hai phím có gai F và J + Hai ngón cái đặt lên phím cách

+ Các ngón còn lại đặt lần lượt lên D, S, A và K, L, ; như hình trang 21

- Quan sát bàn phím điền các chữ còn thiếu vào đâu (...)

+ Hai phím có gai đó là phím .... và phím ... Hai phím này thuộc hàng phím...

+ Trên bàn phím có phím dài nhất, còn gọi là phím cách. Phím cách ở hàng phím ...

- Cho HS báo cáo kết quả đã làm được.

- Nhận xét, đánh giá và giải thích cho học sinh hiểu rằng việc đặt tay đúng là cơ sở để gõ bàn phím nhanh, chính xác.

- Yêu cầu HS đặt tay trên bàn phím

- Quan sát cách đặt tay lên bàn phím của học sinh, hỗ trợ và giúp đỡ nếu học sinh đặt tay lên bàn phím sai.

- GV nhận xét, chốt lại

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5’) GV yêu cầu học sinh cả lớp tập đặt tay đúng cách trên bàn phím.

- Quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS - GV nhận xét, tuyên dương.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10’) Hoạt động 1

GV hướng dẫn HS quan sát cách đặt tay lên bàn phím máy tính và xác định tư thế đặt tay lên bàn phím máy tính sai trong hai hình vẽ.

- Quan sát, nhận xét, tuyên dương Hoạt động 2

Yêu cầu HS quan sát cách đặt tay lên bàn phím máy tính của bạn. Nếu bạn đặt chưa đúng, em hãy giúp bạn điều chỉnh lại cho đúng.

- Quan sát, nhận xét, tuyên dương Củng cố, dặn dò

- Lắng nghe

- HS quan sát và đọc thông tin - HS điền từ còn thiếu

+ Hai phím có gai đó là phím F và phím J Hai phím này thuộc hàng phím cơ sở

+ Trên bàn phím có phím dài nhất, còn gọi là phím cách. Phím cách ở hàng phím dưới cùng - HS báo cáo kết quả đã làm được - Nhận xét

- Lắng nghe - HS thực hiện

- Lắng nghe và sửa sai.

- Lắng nghe

- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu - Thực hiện sửa đúng cách đặt tay lên bàn phím

- Lắng nghe

Chú ý lắng nghe HS thực hiện

Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho bản thân khi đặt tay lên bàn phím máy tính

- Lắng nghe - HS thực hiện - Sửa lỗi khi đặt sai

- Lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi - HS trả lời câu hỏi

(5)

- Kể tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím máy tính?

- Trong khu vực chính có hai phím có sự khác biệt so với các phím khác trên hàng phím, đó là những phím nào?

- Nêu lại cách đặt tay đúng trên bàn phím.

- Nhận xét tiết học

Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.

- HS trả lời câu hỏi

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá