• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 23 Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022 Tập đọc – Kể chuyện

NHÀ ẢO THUẬT I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, đọc hiểu nội dung bài tập đọc, kể lại câu chuyện đó.Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy cả bài, chú ý các từ ngữ: nổi tiếng,lỉnh kỉnh, uống trà, nhận lời, nắp lọ. Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. Biết nghe và nhận xét lời kể theo từng vai của các bạn.

- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài. Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

Hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi SGK.

- HS chủ động đọc và tìm hiểu nội dung bài; yêu thích môn học.

HS yêu thích hoạt động nghệ thuật trong đó ảo thuật.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI:

- Thể hiện sự cảm thông.

- Tự nhận thức bản thân.

- Tư duy sáng tạo: Bình luận, nhận xét.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, loa 2. Học sinh:Sách giáo khoa

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hạt động của học sinh TIẾT 1

1. Hoạt động mở đầu (3- 5 phút) - GV cho HS chơi trò chơi: Khám phá bí ẩn

- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi: Có 1 bức tranh bí ẩn dưới 4 mảnh ghép. HS sẽ lựa chọn các mảnh ghép, mỗi mảnh ghép sẽ ứng với 1 câu hỏi, trả lời đúng mảnh ghép sẽ được lật mở. Trả lời sai nhường quyền trả lời cho bạn khác.

Câu hỏi ở các mảnh ghép:

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

(2)

+ Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ

“Cái cầu”

+ Bạn nhỏ yêu cây cầu nào nhất?

Vì sao?

+ Nội dung của bài nói lên điều gì?

- GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét, tổng kết trò chơi - Kết nối kiến thức - Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài mới

- Ghi đầu bài lên bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Luyện đọc (30-33 phút)

a.GV đọc mẫu bài + giới thiệu tác giả

- Đọc với giọng kể bình thản ( đoạn 1,2,3). Lời chú Lý: Thân mật, hồ hởi. Đoạn 4 đọc nhịp nhanh hơn, đầy ngạc nhiên, bất ngờ qua mỗi chi tiết.

b. Luyện đọc câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GV sửa sai cho HS

c. Luyện đọc đoạn

- GV chia đoạn: Gồm 4 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu … mẹ rất cần tiền

- Đoạn 2: Tiếp theo … phiền người khác

- Đoạn 3: Tiếp theo … cháu rất ngoan.

- Đoạn 4: còn lại

- YC HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần - Giải nghĩa từ, đọc câu văn dài.

- HS đọc thộc lòng bài thơ

+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu trong bức ảnh mà cha gửi về, vì bạn nhỏ rất yêu và tự hào về cha của mình, nên bạn đã yêu luôn chiếc cầu mà cha bạn xây dựng. Bạn tự hào gọi luôn chiếc cầu là cầu của cha.

+ Bài thơ cho ta thấy bạn nhỏ trong bài là người con rất tự hào về người cha của mình, vì tình yêu đó mà với bạn, chiếc cầu cha và đồng nghiệp xây lên là chiếc cầu đẹp nhất.

- HS tham gia trò chơi

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2 sửa phát âm.

+ nổi tiếng, lỉnh kỉnh, uống trà, nhận lời, nắp lọ

- 4 HS nối tiếp đọc 3 đoạn lần 1

- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - HS giải nghĩa từ trong SGK

- Ảo thuật: Nghệ thuật dùng sự khéo

(3)

* Đoạn 1

+ Con biết gì về ảo thuật?

* Đoạn 2

+ Con hiểu thế nào là Tình cờ?

+ Đặt câu với từ tình cờ?

+ Hướng dẫn cách ngắt nghỉ, đọc đúng giọng thể hiện tình cảm khi đọc lời thoại.

“Biết hai chị em thích xem ảo thuật ... làm phiền người khác.”

- GV gọi 2 HS thể hiện lại - GV nhận xét, tuyên dương

* Đoạn 3 + 4

- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ trong SGK

d. Luyện đọc đoạn trong nhóm:

- GV phân nhóm.

- GV nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm.

- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

TIẾT 2

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10- 12 phút):

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:

+ Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?

+ Đoạn 1 cho biết điều gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:

+ Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?

+ Vì sao hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp?

léo tạo ra nhiều biến hóa...có phép lạ.

- Tình cờ: Bất ngờ, không định trước, không hướng trước.

- HS trả lời

- HS nêu cách ngắt nghỉ

- HS đọc thể hiện lại

- Chứng kiến: Chính mình trông thấy - Thán phục: Đành giá cao tài năng của người khác.

- Đại tài: Rất tài

- HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.

- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:

+ Vì bố của bạn đang nằm viện, mẹ rất cần tiền để chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé 1. Lý do chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật

- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:

+ Tình cờ gặp chú Lý ở ga, hai chị em đã giúp chú Lý mang những đồ lỉnh kỉnh đến rạp xiếc

- Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn

2. Chị em Xô-phi giúp chú Lý

+ Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất

(4)

+ Nội dung đoạn 2 cho biết gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3- 4, trả lời:

+ Vì sao Lý tìm đến nhà Xô-phi và Mác?

+ Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người ngồi uống trà?

+ Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?

=> GV giảng tranh khắc sâu:

Nhà ảo thuật nổi tiếng Trung Quốc đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của các bạn đã được đền đáp,...

+ Nội dung đoạn 3, 4 cho biết gì?

- GV tiểu kết bài

+ Câu chuyện ca ngợi điều gì?

- Gọi HS nhắc lại

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

Hoạt động 3: Luyện đọc lại (4-5 phút)

- GV gắn bảng phụ đoạn 4.

- Gọi 1HS đọc + Nêu giọng đọc?

+ Nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng của đoạn 4

- Gọi 2 HS đọc thể hiện lại - GV nhận xét, tuyên dương

Hoạt động 4: Kể chuyện (15-18 phút):

a. GV nêu yêu cầu (1-2p):

Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện Nhà ảo thuật bằng lời của Xô-phi hoặc Mác

b. Hướng dẫn kể từng đoạn câu

ngoan đã giúp đỡ chú

+ Xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, một cái bánh bỗng biến thành hai cái, các dải bằng vải đủ màu sắc từ lọ đường biến ra, một chú thỏ trắng mắt hồng nằm trên chân Mác

+ Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật tại nhà

3. Hai chị em Xô-phi được xem ảo thuật tại nhà

* Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác...

- 2HS nhắc lại

- HS đọc đoạn 4:

+ Nhưng/ hai chị em không dám xin tiền mẹ mua vé/ vì bố của bạn đang nằm viện, mẹ rất cần tiền. //

+ Nhưng/ từ lúc chú Lý ngồi vào bàn / cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Xô - phi lấy một cái bánh, / đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái bánh ... chú thỏ trắng mắt hồng. //

- HS thể hiện lại - HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu - HS trả lời

- HS quan sát và nêu nội dung tranh

(5)

chuyện

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

+ Yêu cầu của kể chuyện là gì?

- GV cho quan sát tranh, nêu nội dung tranh

- GV nhắc HS: Khi nhập vai mình là Xô phi hay Mác em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó

- GV gọi 1 HS kể mẫu tranh 1 - GV yêu cầu HS kể theo nhóm 4 (4’)

- GV gọi các nhóm lên thi kể trước lớp

- GV yêu cầu nhóm khác nhận xét - GV gọi 1- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện

- GV yêu cầu HS bình chọn nhóm, cá nhân kể đúng, hay

- GV chốt.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng, trải nghiệm (3 - 5 phút)

* Liên hệ bản thân:

+ Hãy kể về một nhà ảo thuật có tài lại thương yêu trẻ em mà mình biết?

- Sưu tầm thêm những câu chuyện kể về những đứa trẻ ngoan, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu chuyện ca ngợi điều gì?

- GV liên hệ, giáo dục HS

- GV tóm tắt nội dung, nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà về nhà chuẩn bị bài sau

- Tranh 1: Hai chị em Xô-phi xem quảng cáo về buổi biểu diễn nghệ thuật ...

- Tranh 2: Chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc

- Tranh 3: Nhà ảo thuật tìm đến tận nhà Xô-phi cảm ơn

- Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xảy ra

- Ví dụ: David Blaine, Dynamo...Huy Nguyễn

- HS sưu tầm

+ Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác...

- HS lắng nghe

Toán

Tiết 117: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số - Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.

- HS có năng khiếu làm bài 3.

(6)

-Rèn kĩ năng nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

- HS có năng khiếu làm bài 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động khởi động (5 phút)

- Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”

- GV tổ chức cho học sinh chơi:

+ Muốn nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào?

+ Muốn chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số làm như thế nào?

+ Thực hiện phép tính sau: 1502 x 4=?

+ Thực hiện phép tính sau: 1257 : 4=?

(…)

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ Củng cố cho các em cách thực hiện phép tính nhân chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Ghi đầu bài lên bảng.

2.Hoạt động luyện tập, thực hành (25 phút)

* Mục tiêu

- Thực hiện nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

- Vận dụng giải bài toán có 2 phép tính.

* Cách tiến hành

Bài 1(Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - HS đọc yêu cầu.

- Bài có mấy yêu cầu, là những yêu cầu nào ?

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

- HS tham gia chơi

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc

- Có 2 yêu cầu, đặt tính ,rồi tính - Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp

a) 821 b) 1012 c) 308 d) 1230 x x x x 4 5 7 6 _____ _____ _____

3284 5060 2156 7380

(7)

* GV chốt: Bài 1 củng cố KT gì?

- Khi thực hiện nhân, chia ta thực hiện như thế nào?

Bài 2 (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) -HS đọc yêu cầu.

- Bài có mấy yêu cầu , là những yêu cầu nào ?

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

* GV Lưu ý: Khi chia hàng nghìn không chia được lấy sang hàng trăm chia thì chỉ có 3 lượt chia nên thương chỉ là số có ba chữ số

Bài 3 (Cá nhân - Lớp) - HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì?

- GV ghi tóm tắt.

- Bài toán giải bằng mấy phép tính?

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

3284 4 5060 5 2156 7 08 821 00 1012 05 308 04 06 56 0 10 0 0

- Củng cố cách nhân chia số có bốn chữ số

- Khi thực hiện nhân ta thực hiện từ phải qua trái. Khi thực hiện chia ta thực hiện từ trái qua phải.

- 1 HS đọc

- Có 2 yêu cầu, đặt tính ,rồi tính - Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp

4691 2 1230 3 1607 4 06 2345 03 410 00 401 09 00 07 11 0 3 1

- 2 HS đọc

- Có 5 thùng, mỗi thùng 306 quyển , số sách chia đều

- Mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển.

- HS theo dõi

- Bài toán giải 2 phép tính Tóm tắt

5 thùng

1 thùng : 306 quyển, Chia đêu : 9 thư viện Mỗi thư viện….quyển?

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

(8)

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 4 (Cá nhân - Lớp) - HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ,?

- Bài toán hỏi gì?

- Gọi HS lên bảng ghi tóm tắt.

- Bài toán giải bằng mấy phép tính?

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

- Nhận xét,tuyên dương.

* GV chốt: Bài 4 củng cố KT gì?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút)

Áp dụng viết biểu thức cho bài tập sau:

Đặt tính rồi tính:

9845 : 6 1089 x 3 4875 : 5 2005 x 4

- GV nhận xét, tuyên dương

- Muốn chia số có bốn chữ số với số có một chữ số cần lưu ý gì ?

- Nhận xét giờ học .

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải Số sách tất cả là:

306 x 6 = 1530( quyển sách) Mỗi thư viện được chia:

1530 : 9 = 170( quyển sách) Đáp số: 170 quyển sách

- 2 HS đọc - HS nêu

Tóm tắt

Sân hình chữ nhật có Chiều rộng: 95m

Chiều dài: gấp 3 lần rộng.

Chu vi: ...m?

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải.

Chiều dài sân vận động là : 95 x 3 = 285(m) Chu vi sân vận động là:

(95 + 285 ) x 2 = 760 ( m ) Đáp số : 760 m

- Bài 4 củng cố cách tính chu vi HCN

- HS thực hiện

- HS nêu: Ta cần lưu ý cách đặt tính và tính từ trái qua phải.

- HS lắng nghe

(9)

Chính tả: (Nghe - viết)

NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Rèn kỹ năng về viết chính tả.

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn: “Người sáng tác Quốc ca Việt Nam”.

- Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.

- Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho) chứa tiếng bắt đầu bằng âm đầu hoặc vần dễ lẫn. Tìm đúng các từ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng:

l/n/ ; ut/uc.

- Hiểu được nội dung đoạn viết. Biết cách trình bày một đoạn văn.

- Giáo dục học sinh chăm chỉ, có ý thức rèn chữ viết. Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt .

* GDQPAN: Nêu ý nghĩa Quốc ca Việt Nam II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Vở viết chính tả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 3-5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”:

- GV tổng kết trò chơi.

- GV kết nối, giới thiệu bài và ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 25')

a. Trao đổi về nội dung bài viết

- Giáo viên đọc bài chính tả một lượt.

* GV nêu ý nghĩa Quốc ca: Quốc ca nói chung là một bài hát ái quốc khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đất nước công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, hoặc được người dân sử dụng nhiều thành thông lệ.

+ Bài hát Quốc ca Việt Nam có tên là gì?

Do ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh

- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: lặng lẽ, lúc lắc, nuông chiều,…

- HS nhận xét, chữa - 1, 2 HS đọc đầu bài.

- 1 học sinh đọc lại.

+Có tên là Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn

(10)

nào?

+ Con cảm thấy như thế nào khi nghe bài hát?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

c. Viết chính tả(15p) - GV đọc lại cho HS nghe.

- GV đọc cho HS viết bài - GV đọc cho HS soát bài d. Nhận xét, chữa bài. (5p) - GV chữa 5-7 bài

- GV nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 9-10’)

Hoạt động 1: Bài 2a: Điền vào chỗ trống.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Giáo viên trợ giúp học sinh gặp khó khăn trong học tập.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng, trải nghiệm

( 3-4')

- GV hướng dẫn chơi: 2 đội học sinh (4HS/1 đội) nối tiếp .Tìm và viết ra 4 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.

- GV nhận xét tuyên dương

+ Con được củng cố lại kiến thức gì qua tiết học?

- GV tóm tắt nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học

- Dặn dò: Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả;

Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn. Chuẩn

Cao sáng tác. Ông sáng tác bài hát này trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa.

* Yêu nước, tự hào…

+ ... 4 câu.

+ Viết hoa chữ đầu tên bài, các chữ đầu câu, tên riêng: Văn Cao, Việt Nam,...

- Học sinh nêu các từ: nhạc sĩ Văn Cao, sáng tác, vẽ tranh, làm thơ, nhanh chóng, khởi nghĩa,...

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

- HS nghe.

- HS viết bài - HS soát bài - HS nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

- Học sinh làm bài cá nhân -> chia sẻ nhóm 2 -> cả lớp.

- Dự kiến đáp án:

+ Nhà em có nồi cơm điện.

+ Mắt con cóc rất lồi. (...)

- HS chơi trò chơi: Tiếp sức “ Tìm tiếng bắt đầu bằng l/n.

- HS nhận xét các đội chơi

+ Viết và trình bày đoạn văn, phân biệt l/n, ut/uc

- HS lắng nghe

(11)

bị bài sau.

Tự nhiên và Xã hội ĐỘNG VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.

- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.

- Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.

* GDMT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

* GDMTBĐ: Liên hệ một số loài động vật biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình vẽ SGK/95, 96; Sưu tầm ảnh động vật -PTN: Bộ tiêu bản các loài động vật độc hại III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- Tổ chức cho HS thi:

+ Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Chúng ta đã biết được thực vật có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người.

Vậy còn động vật thì sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Động vật.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 15 phút )

a) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận + Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát các hình/

SGK/94, 95 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được, quan sát tiêu bản các loài động vật độc hại thảo luận theo gợi ý sau:

- Nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật?

- Chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con

- HS thi kể tên - Nhận xét.

- HS theo dõi nghe

- Các nhóm quan sát tranh, ảnh sưu tầm được và các hình vẽ SGK.

- Các nhóm thảo luận.

(12)

vật?

- Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng?

+ Bước 2: Hoạt động cả lớp - Gọi đại diện nhóm trình bày

- GV kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm có 3 phần:

đầu, mình và cơ quan di chuyển.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.

+ Bước 1: Vẽ và tô màu

- GV yêu cầu lấy giấy và bút chì màu để vẽ một con vật mà mình ưa thích.

- GV lưu ý HS: tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ.

+ Bước 2: Trình bày

- GV yêu cầu HS giới thiệu bức tranh của mình trước lớp.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút )

- HS chơi trò chơi: “Đố bạn con gì?’

Cách chơi:

+ Một HS được GV đeo hình vẽ một con vật ở sau lưng, em đó không biết đó là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.

+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng/

sai để đoán xem đó là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.

Ví dụ:

- Con này có 4 chân (hay có 2 chân, hay không có chân) phải không?

Sau 5 câu hỏi, em học sinh phải đoán được tên con vật, nếu không, coi như thua cuộc

- Đại diện nhóm trình bày.

- Hình dạng, kích thước các con vật khác nhau.

- HS chỉ cấu tạo của con vật: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 HS nêu lại.

- HS lấy giấy, bút chì và vẽ theo yêu cầu.

- HS tô màu, ghi chú thích.

- HS lần lượt giới thiệu.

- Nhận xét, bình chọn.

- HS nghe phổ biến cách chơi.

- 1, 2 em lên chơi thử.

- HS chơi thật

- Theo dõi nhận xét, tuyên dương bạn

(13)

- GV nhận xét, tuyên dương.

* GDBVMT: Các em phải làm gì để bảo vệ các động vật đó?

* GDBĐ: Các loài động vật ở biển đảo có tầm quan trọng như thế nào?

- Động vật ở biển đảo là nguồn giá trị cung cấp thức ăn cho người, vì vậy chúng ta phải bảo vệ chúng, không được thải rác bừa bãi, nguồn nước thải chưa được xử lí làm ô nhiễm môi trường biển.

- Nhận xét giờ học

chơi tốt.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ chúng ....

- Chúng là nguồn giá trị chính cung cấp thức ăn cho người dân sống ở vùng biển đảo.

- Lắng nghe

Đạo đức

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.

- Bước đầu biết cảm thông với đau thương, mất mát người thân của người khác.

- HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.

II. KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- KN thể hiện sự cảm thông; KN ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa truyện, bảng phụ, phiếu học tập, , vở BT Đạo đức.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Hoạt động mở đầu(5p)

+ Em cần làm gì khi gặp đám tang?

+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ? - Nhận xét.

Giới thiệu bài:

- Tiết đạo đức ngày hôm nay các con sẽ biết các việc cần làm khi gặp đám tang.

- Ghi tên bài: Tôn trọng đám tang (Tiết 2).

B. Hoạt động luyện tập thực hành (30p) Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.

- Gọi HS đọc đề bài BT3.

- GV lần lượt đọc to từng ý kiến.

- Yêu cầu lớp theo dõi và bày tỏ thái độ của mình bằng cách giơ thẻ(Thẻ xanh:

đồng ý, thẻ đỏ: không đồng ý; thẻ vàng:

- 2 HS lên bảng trả lời.

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1 HS nhắc lại tên bài.

- 1 HS đọc.

- Lắng nghe, giơ thẻ bày tỏ thái độ theo quy ước.

+ Thẻ xanh: b, c + Thẻ đỏ: a

(14)

lưỡng lự ).

- Nhận xét, chốt KL.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống - Gọi HS đọc BT4.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm TL một tình huống ở BT4( 4 phút).

- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- Nhận xét, kết luận: Phải biết tôn trọng đám tang và chia sẻ, cảm thông với gia đình người đã khuất.

Hoạt động 3: Trò chơi Nên và Không nên.

- Chia lớp thành 3 nhóm.

- Phổ biến cách chơi, luật chơi: Thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang lên tờ giấy theo 2 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất thì nhóm đó sẽ thắng.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

* KL chung: Phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì ảnh hưởng đến tang lễ.

C. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (5p) - Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS biết thể hiện sự tôn trọng đám tang.

- Giải thích cho ý kiến của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc.

- Các nhóm thảo luận cách xử lí TH.

- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lý TH bằng cách đóng vai.

+TH1: Không nên gọi bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng bạn một đoạn đường.

+ TH2: Không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi...

+ TH3: Nên hỏi thăm, chia buồn cùng bạn.

+ TH4: Nên khuyên ngăn các bạn.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm trao đổi, thảo luận.

- Đại diện 3 nhóm lên bảng điền vào các cột theo hình thức thi tiếp sức.

- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc ghi nhớ cuối bài.

- Lắng nghe, ghi đầu bài.

Ngày soạn: 12/2/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2022 Toán

TIẾT 118: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu HS làm quen với các chữ số La Mã.

(15)

- HS nhận biết được các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết “thế kỉ XX, thế kỉ XXI”).

- HS vận dụng viết, sắp xếp được các số La Mã.

- Rèn kĩ năng đọc, viết các số La mã.

- HSNK làm được bài 3b.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: - Mặt đồng hồ (loại to) có ghi số bằng số La Mã, bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”

+ GV điều hành HS lên hái hoa có ghi câu hỏi (yêu cầu), suy nghĩ trả lời:

+ Khi nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?

+ Thực hiện phép tính: 1023 x 4

+ Khi chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?

+ Thực hiện phép tính: 1205 : 5 (…) + GV tổng kết, đánh giá.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12 phút)

Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp

- GV giới thiệu mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã. Cho HS xem mặt đồng hồ (hình vẽ SGK) trên bảng tương tác, hỏi:

+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- GV giới thiệu cho HS biết các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng các số La Mã.

- GV giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X.

+ GV viết lên bảng chữ số I và nêu đây là chữ số La Mã đọc là một, tương tự với chữ số V (năm) và X (mười)

+ GV giới thiệu cách đọc, viết các số từ một đến mười hai.

* GV giới thiệu quy tắc viết các số: thêm vào bên trái là để chỉ giá trị ít hơn, bên phải là giá trị tăng thêm.

3. Hoạt động luyện tập thực hành (SGK - 121)

- Học sinh tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

- Cả lớp quan sát.

- 1 HS trả lời.

- Nhận xét, nhắc lại.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

- 1, 2 HS đọc.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

(16)

(10 phút)

Bài 1:Đọc các số viết bằng chữ số La Mã (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)

- GV theo dõi, hỗ trợ HS còn lúng túng.

- GV chỉ các chữ số bất kì cho HS đọc.

Bài 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ ? (Cá nhân - Cả lớp) - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

A: 6 giờ đúng (VI) B: 12 giờ đúng (XII) C: 3 giờ đúng (III)

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (13 phút) Bài 3:Viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV chiếu bài của HS lên bảng tương tác.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: II, IV, V, VI, VII, IX, XI.

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: XI, IX, VII, VI, V, IV, II.

Bài 4:Viết các số từ 1 đến 12 bằng các số La Mã (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII

* Củng cố, dặn dò

- Gọi vài HS đọc lại các chữ số La Mã.

- Dặn HS xem lại bài.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

- HS trao đổi cặp đôi.

- HS trao đổi trước lớp:

I (một); II (hai); III (ba); IV (bốn);

IX (chín); XI (mười một); XXI (hai mươi mốt); …

- HS đọc theo thứ tự bất kì, ghi nhớ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát hình vẽ SGK, tập xem đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã: chỉ giờ đúng.

- HS nối tiếp nhau chia sẻ trước lớp.

- HS chữa bài.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

- HS trao đổi cặp đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS chữa bài.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- HS trao đổi cặp đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS chữa bài.

- 3, 4 HS đọc.

- HS thực hiện.

(17)

Tập đọc

CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC (1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ ngữ: xiếc, đặc sắc, dí dỏm, biến hoá, nhào lộn, khéo léo, lứa tuổi, giảm giá, liên hệ, …

- Đọc đúng, rành mạch. Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài.

- Hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài.

- Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.

- Giáo dục tính cẩn thận, yêu thích môn tiếng việt.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận; ra quyết định; quản lí thời gian.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi câu dài.

- HS: SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút

- Trò chơi : hộp quà bí mật - Cho HS chơi 2 lượt

- HS kể câu chuyện: Nhà ảo thuật bằng lời của của Xô-phi hoặc Mác.

- Nhận xét.

- Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Tranh vẽ gì? Giới thiệu vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 20 phút)

- Yêu cầu quan sát tranh và nhận xét cách trình bày tờ quảng cáo?

2. Luyện đọc:

a, GV đọc toàn bài: đọc rõ ràng, rành mạch, vui.

b, Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- 2 HS kể câu chuyện Nhà ảo thuật bằng lời của của Xô-phi hoặc Mác.

- Nêu nội dung tranh vẽ.

- HS theo dõi.

- HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc và trả lời câu hỏi.

(18)

* Đọc từng câu: GV theo dõi kết hợp sửa phát âm:

1 - 6, (mồng một tháng sáu), 50% (năm mươi phần trăm), 10%, 5180360, …

* Đọc từng đoạn trước lớp: Chia bản quảng cáo thành 4 đoạn:

+ Tên chương trình và tên rạp xiếc.

+ Tiết mục mới.

+ Tiện nghi và mức giảm giá vé.

+ Thời gian biểu diễn. Cách liên hệ và lời mời.

- GV nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng:

Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu//

Xiếc thú vui nhộn,/ dí dỏm//

Ảo thuật biến hóa bất ngờ/ thú vị//

Xiếc nhào lộn khéo léo/ dẻo dai.//

- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải và giải nghĩa thêm : 19 giờ, 15 giờ

* Đọc từng đoạn trong nhóm

3. Tìm hiểu bài:

- GV yêu cầu HS đọc thầm bản quảng cáo và trả lời câu hỏi:

+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo để làm gì?

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bản quảng cáo, suy nghĩ về nội dung quảng cáo và trả lời câu hỏi:

+ Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? Nói rõ vì sao?

- Yêu cầu HS đọc lại tờ quảng cáo, trao đổi nhóm và trả lời:

+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?

(về lời văn, trang trí)

- HS nối đọc từng câu (2 lượt) - HS luyện đọc.

- Luyện phát âm đúng - 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn.

- Vài HS luyện đọc.

- HS đọc chú giải SGK.

- HS đọc nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc thầm bản quảng cáo.

- HS trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc)

- Nhiều HS phát biểu.

+ Thích phần quảng cáo tiết mục mới vì phần này cho biết chương trình biểu diễn rất đặc sắc, nhiều tiết mục lần đầu ra mắt, có cả xiếc thú và ảo thuật là những tiết mục em rất thích,…)

+ Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm nhất: tiết mục, điều kiện của rạp, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé, …)

(19)

+ Em thường thấy quảng cáo ở đâu?

- GV nói thêm về những chỗ không nên dán quảng cáo: trên cột điện, tường nhà…

- GV giới thiệu thêm một số tờ quảng cáo đẹp, phù hợp.

3. Hoạt động luyện tập thực hành (10 phút)

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.

- Giáo viên đưa đoạn mẫu luyện đọc.

- Đọc mẫu nêu cách đọc.

- Gọi HS luyên đọc cá nhân.

- GV chọn một đoạn trong tờ quảng cáo, hướng dẫn HS luyện đọc (Đoạn 4)

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Người ta quảng cáo nhằm mục đích gì?

- Khi trình bày một tờ quảng cáo cần chú ý những gì?

+ Ghi nhớ đặc điểm nội dung và hình thức tờ quảng cáo. Chuẩn bị bài TLV

+ ở nhiều nơi: đường phố, sân vận động, khu vui chơi, ti vi, cửa hàng, cửa hiệu, …)

- HS giới thiệu quảng cáo các em sưu tầm được.

- 1 HS đọc cả bài.

- 4, 5 HS thi đọc quảng cáo.

- 2 HS thi đọc cả bài.

- Nhận xét, bình chọn.

- HS trả lời - HS trả lời

- HS lắng nghe, ghi đầu bài.

Tự nhiên và Xã hội CÔN TRÙNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.

- Kể được một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.

- Nêu một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.

- Nắm được côn trùng là những động vật không xương sống,chân có đốt,phần lớn đều có cánh

* GDMT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; tiêu diệt các loại côn trùng có hại.

(20)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình vẽ SGK/96, 97.

*PTN : Tiêu bản các loài bướm,Tiêu bản các loài bọ. Thiết bị xem mẫu vật

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút )

- Cho HS thi:

+ Kể tên một số loại côn trùng mà em đã gặp?

+ Em có biết loại côn trùng nào có lợi và loại côn trùng nào có hại không?

- GV nhận xét, giới thiệu vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 15 phút )

a) Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các côn trùng SGK và sưu tầm được. Tiêu bản các loài bướm,Tiêu bản các loài bọ. Thiết bị xem mẫu vật

Yêu cầu thảo luận theo gợi ý:

+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?

+ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày

- GV yêu cầu cả lớp rút ra đặc điểm chung của côn trùng?

- GV kết luận: Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.

- HS thi kể tên - 2, 3 HS nêu

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

- HS quan sát và thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi của GV.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Vài HS nêu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 HS nhắc lại.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Các nhóm trình bày bộ sưu tập

(21)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút )

b) Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng có thật và các tranh ảnh sưu tầm được.

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trùng thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không có ảnh hưởng gì đén con người. (có thể viết tên hoặc vẽ thêm những côn trùng không sưu tầm được)

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu HS thuyết minh trước lớp về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng; những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó.

- GV giúp HS hiểu: Có nhiều loài côn trùng có hại cho sức khỏe con người (ruồi, muỗi, …) vì vậy cần luôn làm vệ sinh chuồng trại …Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng (sâu đục thân, châu chấu,…) dùng thuốc trừ sâu…

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút)

* GDKNS: Côn trùng nào có tác hại đối với con người? Chúng ta phải làm gì để tiêu diệt chúng?

+ Côn trùng nào có ích đối với con người? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ chúng chúng?

* GDBVMT: Trong môi trường sống có nhiều loại côn trùng có lợi và có hại cho sức khoẻ con người .Vì vậy đối với côn trùng có hại các em cần phải thường xuyên làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia súc, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống và biết sự cần thiết phải bảo vệ các côn

của mình trước lớp.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 HS nhắc lại.

- HS nêu: Dán, muỗi, ruồi,....

- Đánh, bắt, phun thuốc,...

- Ong, bướm,...không bắt chúng - HS nêu:

- HS nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe

(22)

trùng có lợi.

- Liên hệ thực tế: thông tin về việc nuôi ong lấy mật.

- Nhận xét tiết học

Ngày soạn: 13/2/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2022 Toán

Tiết 119: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS đọc, viết và nhận biết được giá trị của các số La Mã đã học.

- HS vận dụng xếp các que diêm thành các số La Mã theo yêu cầu.

- Rèn kĩ năng đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học.

- HSNK làm được bài 4c, bài 5.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - 6 que diêm (BT4, BT5)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (3- 5 phút)

- Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”

+ GV hướng dẫn chơi.

+ GV tổng kết, đánh giá.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động lyện tập, thực hành (SGK - 122) (20 phút)

Bài 1:Đồng hồ chỉ mấy giờ? (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)

- GV theo dõi, hỗ trợ HS còn lúng túng.

- GV củng cố cách xem đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã: giờ đúng, giờ hơn, giờ kém.

Bài 2:Đọc các số (Cá nhân - Cả lớp) - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc xuôi, đọc ngược các số La Mã đã cho.

- HS tham gia chơi.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

- HS trao đổi cặp đôi.

- HS chia sẻ trước lớp:

A: 4 giờ

B: 8 giờ 15 phút

C: 8 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút - HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện.

- HS nối tiếp nhau chia sẻ trước lớp: I

(23)

Bài 3:Đúng ghi Đ, sai ghi S (Cặp đôi - Cả lớp)

III: ba VII: bảy VI: sáu VIIII: chín IIII: bốn IX: chín IV: bốn XII: mười hai

- GV lưu ý: Khi viết số La Ma, mỗi chữ số không được lặp lại quá 3 lần.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (SGK - 122) (15 phút)

Bài 4:Dùng các que diêm để xếp thành các số II, V, X (Cá nhân - Cả lớp)

a) Có 5 que diêm, hãy xếp thành số 8, số 21.

b) Có 6 que diêm, hãy xếp thành số 9 - Hướng dẫn HS làm bài.

+ Với 3 que diêm có thể xếp được những số nào ?

(xếp được các số III, IV, VI, IX, XI và nối 3 que diêm thành số I).

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 5 (Cặp đôi - Cả lớp)

-Hướng dẫn HS làm: Có 3 que diêm xếp thành số 11 (XI). Hãy nhấc một que diêm và xếp lại để được số 9.(XI IX)

* Củng cố, dặn dò

- Trò chơi “Đố bạn”: Có 4 que diêm xếp được những số La Mã nào?

- Dặn HS xem lại bài.

(một); III (ba); IV (bốn); VI (sáu); VII (bảy); IX (chín); XI (mười một); VIII (tám); XII (mười hai)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài theo cặp.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS ghi nhớ

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS theo dõi.

- HS làm bài cá nhân.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài theo nhóm đôi.

- Đại diện nêu cách làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS tham gia chơi.

- HS thực hiện.

Luyện từ và câu

NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Đ Đ

S Đ

S Đ Đ Đ

(24)

- Tìm được những vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn ( Bài tập 1).

- Trả lời được câu hỏi Như thế nào?

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (Bài tập 3 a/c/d hoặc b/c/d).

- Rèn kĩ năng cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?

- Giúp học sinh yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, một đồng hồ hoặc mô hình đồng hồ có 3 kim.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Trò chơi “Dấu câu”:

- TBHT điều hành:

+ Nhân hoá là gì?

+ Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. Hoạt động thực hành (25 phút):

Bài tập 1:

Cá nhân – Nhóm đôi – Cả lớp) - Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Gọi học sinh đọc bài thơ “đồng hồ báo thức”.

- Cho học sinh quan sát chiếc đồng hồ, chỉ cho học sinh thấy: kim giờ chạy chậm ... Tác giả tả rất đúng.

- Cho học sinh làm bài (phiếu học tập).

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.

- TBHT điều hành

- Đại diện nhóm dán tờ phiếu lên bảng lớp -> báo cáo

+ Trong bài thơ trên những vật nào được nhân hóa?

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

- Một học đọc yêu cầu bài tập 1.

- Hai em đọc bài thơ.

- Cả lớp quan sát các kim đồng hồ trả lời kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.

- Học sinh làm bài (phiếu học tập).

- Học sinh chia sẻ nhóm 2 -> cả lớp:

+ Kim giờ gọi là: bác, tả bằng từ ngữ: thận trọng nhích từng li, từng

(25)

+ Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?

+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Giáo viên củng cố hiểu rõ về các cách nhân hóa.

Bài tập 2:

(Làm việc nhóm đôi-> Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu trao đổi theo cặp.

- Mời 1 số cặp lên bảng chia sẻ nội dung.

- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3: (Làm việc cá nhân -

>Cả lớp)

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài cá nhân.

+ Yêu cầu đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu.

- Nhận xét chốt lời giải đúng.

- Giáo viên củng cố cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10 phút)

- Hoạt động nhóm 4 (5 phút) - Tìm trong sách giáo khoa đoạn văn hoặc đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa rồi chỉ ra phép nhân hóa đó.

li.

+ Kim phút gọi bằng anh, tả bằng từ ngữ: lầm lì đi từng bước, từng bước.

+ Kim giây gọi bằng bé, tả bằng từ ngữ: tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.

+ ...

- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.

- Một học sinh đọc bài tập 2.

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Học sinh trao đổi theo cặp.

- Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.

- Một học sinh đọc đề bài tập 3.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ bài trước lớp.

+ Nhiều học sinh lên nối tiếp đặt câu hỏi.

+ Cả lớp nhận xét bổ sung.

Dự kiến đáp án:

a/Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?

b/ Ê - đi - xơn làm việc như thế nào ?

c/ Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào ?

d/ Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ? - HS viết bài

- Nhóm thảo luận

(26)

- GV chốt lại , củng cố bài

- Nhận xét giờ học và dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

- Báo cáo kết quả, nhận xét - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

Ngày soạn: 14/2/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2022 Toán

THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ + THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TIẾP THEO)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Xem được đồng hồ chính xác đến từng phút.

- Rèn kĩ năng xem đồng hồ và biểu tượng về thời gian.

* Ghép thành chủ đề. KHông dạy bài 39(tr124), bài 3 (tr126) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mô hình đồng hồ

- Máy tính, bảng tương tác

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

- GV tổ chức cho HS hát kết hợp biểu diễn tại chỗ bài hát Đồng hồ quả lắc.

- GV dẫn dắt giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 - 12 phút)

Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút):

- GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ: giới thiệu các vạch chia phút.

- GV yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong SGK trên bảng tương tác, hỏi:

+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- GV hướng dẫn HS quan sát tiếp đồng hồ thứ 2, yêu cầu:

+ Xác định vị trị kim ngắn, kim dài?

- Tương tự với đồng hồ thứ 3: 6 giờ 56 phút

- HS thực hiện.

- HS ghi tên bài.

- HS theo dõi và quan sát.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- 1 HS nêu, HS khác nhắc lại.

- Vài HS nhắc lại.

(27)

hay 7 giờ kém 4 phút.

- GV giới thiệu cho HS hai cách đọc giờ: giờ hơn và giờ kém.

* GV lưu ý HS nếu kim dài ở bên phải của số 6 thì đọc giờ hơn, (Ví dụ…); nếu kim dài ở bên trái của số 6 thì đọc giờ kém. (Ví dụ …)

3. Hoạt động luyện tập thực hành (SGK - 123) (18 - 20 phút)

Bài 1(trang 123)Đồng hồ chỉ mầy giờ? (Cá nhân - Cả lớp)

- GV hướng dẫn HS làm phần 1 (đồng hồ A):

+ Xác định vị trí kim ngắn, kim dài ? + Nêu: Đồng hồ A chỉ 2 giờ 9 phút.

- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại rồi chữa bài:

Đồng hồ B: 5 giờ 16 phút Đồng hồ C: 11giờ 21 phút

Đồng hồ D: 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút Đồng hồ E: 10 giờ 39 phút hay 11 giờ kém 21 phút Đồng hồ G: 3 giờ 57 phút hay 4 giờ kém 3 phút - Yêu cầu HS nêu 2 cách đọc giờ đối với đồng hồ D, E, G.

Bài 2(trang 123): Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ (Cá nhân - Cả lớp)

- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Có thể cho HS làm trên mô hình đồng hồ cá nhân. Ví dụ:

a) 8 giờ 7 phút b) 12 giờ 34 phút c) 4 giờ kém 13 phút

Bài 1(trang 125)(Làm việc cá nhân - Cả lớp) - GV gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh rồi trả lời câu hỏi.

Câu hỏi gợi ý:

+ An tập thể dục lúc mấy giờ? (6 giờ sáng) + An đến trường lúc mấy giờ? (7 giờ 12 phút)

- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS tổng hợp toàn bài, mô tả lại các hoạt động trong một ngày của bạn An.

* Gv củng cố cách đọc giờ ( Bước 1: xem kim chỉ giờ. Bước 2: xem kim chỉ phút. Bước 3:

- HS theo dõi, ghi nhớ.

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS quan sát đồng hồ.

- HS theo dõi, trả lời.

- HS làm tiếp các phần còn lại.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

- Vài HS đọc.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

- HS chữa bài trên mô hình đồng hồ.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- 1 HS nêu: Xem tranh trả lời các câu hỏi:

- Cả lớp tự làm bài.

- HS chia sẻ trả lời câu hỏi.

- 2, 3 HS nêu.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

(28)

đọc giờ)

Lưu ý thêm: Bởi vì 1 ngày có 24 giờ nhưng mặt đồng hồ số chỉ có 12 số tương ứng với 12 giờ. Thế nên, để phù hợp sẽ chia là 12 giờ sáng và 12 giờ tối.

Bài 2(trang 125)( Làm việc cặp đôi – Cả lớp) - Gv gọi hs đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS xem đồng hồ có kim và đồng hồ điện tử, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS làm một câu: 19 : 03 thời gian ứng với 7 giờ 3 phút tối.

- Cho HS thảo luận cặp đôi làm tiếp các phần còn lại.

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt kết quả:

H – B; I – A; K – C; L – G; M – D; N – E.

*Gv củng cố xem giờ trên mặt đồng hồ điện tử và mặt đồng hồ có số La Mã.

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (2 - 3 phút)

- Trò chơi: “Đố bạn”: Hãy quay đồng hồ để có:

9 giờ 45 phút 3 giờ kém 25 phút 12 giờ đúng

- GV tổng kết, tuyên dương những HS quay đúng.

* Củng cố, dặn dò

+ Nêu lại cách đọc giờ hơn và giờ kém?

- Dặn HS xem lại bài.

+ Vào buổi chiều hoặc buổi tối, 2 Đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?

- HS theo dõi mẫu của GV làm.

- HS làm bài theo cặp.

- Vài cặp HS chia sẻ kết quả.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

- 1, 2 HS nêu.

- HS thực hiện.

Tập viết ÔN CHỮ HOA Q I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q (1 dòng), Ph, B (1dòng); viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng ) và viết câu ứng dụng: Quê em đồng lúa, nương dâu. Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang.

(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Hiểu được nghĩa của từ ứng dụng và câu ứng dụng. Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

(29)

- Giáo dục HS chăm học, viết cẩn thận.

* GDBVMT: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu thơ: Quê em đồng lúa, nương dâu. Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:Mẫu chữ hoa P (Ph) Tên riêng Phan Bội Châu và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li, Tranh Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, 2. Học sinh:Vở tập viết, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp”

- Học sinhlên bảng viết:

+ Phan Bội Châu.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 10-12p)

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết a. Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

- GV treo chữ mẫu.

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

b.Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

c. Hướng dẫn viết từ ứng dụng

- Giới thiệu từ ứng dụng: Quang Trung.

=>Quang Trung (1753–1792),là một anh hùng dân tộc có công trong cuộc đại phá quân Thanh.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con.

d. Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Câu thơ tả cảnh đẹp bình dị của một mền quê.

- Hát: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh tham gia thi viết.

- Lắng nghe.

+ Q, T, B.

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh viết bảng con: Q, T, B.

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

+ 2 chữ: Quang Trung.

+ Chữ Q, g, T cao 2 li rưỡi, chữ r cao hơn 1 li, chữ u, a, ncao 1 li.

- Học sinh viết bảng con: Quang Trung.

- Học sinh đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

Quê em đồng lúa, nương dâu

(30)

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho học sinh luyện viết bảng con.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p)

Hoạt động 1: Thực hành viết

* Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa P.

+ 1 dòng chữa Ph.

+ 1 dòng tên riêng Phan Bội Châu.

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

* Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

Hoạt động 2: Nhận xét, chữa bài - Giáo viên chữa 3 - 5 bài.

- Nhận xét, đánh giá

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng, trải nghiệm

(3-5p)

- GV nêu câu hỏi

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ viết về các địa danh ở nước ta.

- GV nhận xét, tuyên dương

+ Con rèn được kĩ năng gì qua bài học?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Về nhà viết bài và tự luyện viết cho đẹp hơn.

Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.

- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.

- Học sinh viết bảng: Quê, Bên.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

- HS lắng nghe

- HS nêu theo hiểu biết:.

- Viết chữ hoa Q, từ và câu ứng dụng.

- HS lắng nghe

Chính tả (Nghe –viết) ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

(31)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nghe- viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện: Đối đáp với vua

- Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu, dấu thanh dễ lẫn: s/x; thanh hỏi/

thanh ngã

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu (3p)

- Tổ chức cho HS hát tập thể - GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.

Giới thiệu bài

- Nêu mục đích yêu cầu giờ học.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

Hướng dẫn HS viết bài a) Trao đổi nội dung đoạn viết - GV đọc đoạn văn 1 lượt.

- Vì sao Vua bắt Cao Bá Quát đối?

- Hãy đọc câu đối của Vua và vế đối lại của Cao Bá Quát?

b) Hướng dẫn cách trình bày + Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào?

c) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm và nêu các từ khó hay viết sai khi viết chính tả.

- GV yêu cầu HS tự tập viết những chữ dễ mắc lỗi: ra lệnh, tức cảnh, nước trong leo lẻo, nắng chang chang …

C. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

Hướng dân viết chính tả - GV đọc cho HS viết bài.

+ Lưu ý tư thế ngồi của HS và cách cầm bút cho HS

- GV đọc cho HS soát lỗi.

- Thu một số bài chữa, nhận xét.

Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

- HS hát

- Nhận xét, chữa bài bạn.

- 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm SGK.

- Vì nghe nói cậu là học trò.

- Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

Trời nắng chang chang người trói người.

- Đoạn văn có 5 câu

- Những chữ đầu câu và tên riêng Cao bá Quát.

- Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li.

- HS tìm và nêu.

- 3 HS lên bảng, cả lớp viết nháp.

- HS viết bài vào vở.

- HS sửa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

(32)

Bài 2/a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/xcó nghĩa như sau:

- Nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài tập

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 3/a: Thi tìm những từ ngữ chỉ hoạt động:

- Nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài tập

- GV lưu ý: Những từ chỉ hoạt động, chứa tiếng bắt đầu bằng s/ x.

D. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3- 5p)

- Đặt câu với 1 từ em tìm được ở bài 3a - GV hệ thống bài. Lưu ý HS sửa lỗi chính tả và quy tắc viết chính tả.

- GV nhận xét giờ học.

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân.

- 2 HS lên bảng thi viết nhanh lời giải.

- Vài HS đọc lại lời giải.

- Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi: sáo.

- Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn, … của người và thú : xiếc.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp làm bài.

- Vài HS đọc lại các từ v

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ việc phân tích giá trị của sự đa dạng, phong phú của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống con người" giáo dục HS ý thức bảo vệ sự đa dạng, phong phú

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người?. Nhận biết sự cần thiết phải bảo

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người2. Nhận biết sự cần thiết phải

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người2. Nhận biết sự cần thiết phải

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.. Nhận biết sự cần thiết phải

+ Thể khí/hơi: các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.. + Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước,

Bài 8.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là.. chất rắn,

- Tình trạng khai thác rừng. - Sử dụng than làm chất đốt trong đời sống và sản xuất. - Khai thác cát trên sông. - Sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. b)