• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐOẠN VĂN MẪU VÀO 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐOẠN VĂN MẪU VÀO 10"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài tập 3: Phân tích khổ thơ 2-3 trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương (1976) (Đoạn diễn dịch, có thành phần tình thái và phép lặp, câu bị động)

(1) Khổ thơ thứ hai và ba trong bài thơ “ Viếng lăng Bác“ của Viễn Phương đã thể hiện niềm xúc động thiêng liêng và lòng biết ơn thành kính của tác giả khi cùng đoàn người vào lăng viếng Bác. (2) Đoạn thơ bắt đầu bằng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên ngày ngày đi qua trên lăng gợi sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ. (3) Và đối xứng với mặt trời thiên nhiên ấy là mặt trời trong lăng rất đỏ . Hình ảnh Bác Hồ vĩ đại như mặt trời đang toả sáng trong trái tim mỗi người con đất Việt được thể hiện qua nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc ở câu thơ thứ hai.(4) Bác là nguồn ánh sáng ấm áp soi đường dẫn lối cho dân tộc ta thoát khỏi nô lệ đói nghèo, Bác mãi là vầng thái dương yêu thương trong tâm hồn chúng con dù Người đã đi xa.

(5)Với hình ảnh thơ gợi cảm và giọng thơ trang nghiêm thành kính, Viễn Phương đã cho người đọc cảm nhận được niềm kính yêu và biết ơn vô hạn cùa mỗi người dân miền Nam với Bác Hồ:

“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

(6)Điệp từ “ngày ngày” cùng hình ảnh ẩn dụ sâu sắc đã đem cho câu thơ vẻ đẹp của sự liên tưởng đầy sáng tạo: Nhìn dòng người vào lăng viếng Bác trong thương nhớ, nhà thơ cảm nhận những người con ấy như đang kết tràng hoa kính dâng lên Người; cuộc đời chúng con đã được nở hoa dưới ánh sáng của Người. (7) Cùng với đó là hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân”

thể hiện sâu sắc niềm kính yêu của Viễn Phương trước cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân.(8)Ta như đang bước chân chầm chậm cùng dòng người vào lăng viếng Bác, ngắm nhìn Bác trong giấc ngủ bình yên:

“ Bác nằm trong…

…………dịu hiền.”

(9)Hai câu thơ diễn tả rất chính xác ánh sáng dìu dịu trong lăng, vừa gợi tả tinh tế những cảm xúc của người con miền Nam khi được vào lăng viếng Bác; “Vầng trăng sáng dịu hiền” là hình ảnh ẩn dụ đẹp khiến chúng ta liên tưởng tới vẻ đẹp tâm hồn thanh cao và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Bác Hồ;Trong niềm xúc động lớn lao, Viễn Phương thấy tim mình đau nhói- nỗi đau xót trước sự thực Bác Hồ đã đi xa mãi mãi. (10) Hình ảnh ẩn dụ sâu sắc“trời xanh là mãi mãi” như muốn nói hộ lòng chúng ta: Dù đã đi xa nhưng Bác còn sống mãi với non sông đất nước, Bác tồn tại vĩnh hằng và bất diệt như bầu trời xanh kia còn mãi ở trên cao.(11) Dù biết vậy nhưng lòng chúng con sao tránh khỏi xót xa đau đớn, một từ “nhói” đặt giữa câu

(2)

thơ dường như biến nỗi đau tâm hồn thành nỗi đau thực thể chẳng dễ gì nguôi. (12) Câu thơ cuối đoạn cho ta cảm nhận được niềm xúc động nghẹn ngào và niềm đau xót, tiếc thương vô hạn của người con miền Nam khi vào lăng viếng Bác.

BT4: Phân tích khổ cuối bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật- 1969.

(Mô hình đoạn T-P-H, có thành phần cảm thán , phép thế và câu ghép) (1) Khổ thơ cuối thi phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã thể hiện ý chí chiến đấu vì miền Nam yêu dấu của những người lính lái xe trên con đường Trường Sơn. (2)Với hai câu thơ đầu, nhà thơ đã trở lại hình ảnh những chiếc xe không kính để khắc hoạ nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh:

“ Không có kính…

………. có xước.”

(3) Những chiếc xe không chỉ không kính mà còn không có đèn, không có mui xe và thùng xe xước; nghệ thuật liệt kê cùng điệp từ “ không có” giúp người đọc cảm nhận sự tàn phá của những làn mưa bom bão đạn trên tuyến đường Trường Sơn bất tử; sự trở lại của hình ảnh những chiếc xe không kính đã xuất hiện ở đầu bài thơ như một điểm nhấn độc đáo cho toàn bài(4) Hình ảnh thơ chân thực đến “ trần trụi”, giọng thơ phóng khoáng ngang tàng phần nào thể hiện phong cách thơ mạnh mẽ, sôi nổi của nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. (5)Những dấu bằng trắc xen kẽ giữa hai dòng thơ như những khúc quanh gấp khúc trên con đường lịch sử. (6)Và đối lập với tất cả những cái không có ở trên là một cái có ở hai câu thơ cuối:

Xe vẫn chạy vì…

……….một trái tim.”

(7) Dù mất mát , tổn thương, hỏng hóc nặng nề, những chiếc xe không kính vẫn băng băng tiến về phía trước không hề nao núng; từ “vẫn chạy” gợi ta cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe anh hùng không khuất phục trước mưa bom bão đạn. (8)Xe vẫn chạy vì một động lực tinh thần mạnh mẽ, vì trong xe có một trái tim yêu nước nồng nàn, một ý chí nghị lực sắt đá và tinh thần chiến đấu vì miền Nam thân yêu. (9) Chao ụi, ý chí của những chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn thật đáng cảm phục biết bao! (10) Nghệ thuật hoán dụ và từ “chỉ cần” đã nhấn mạnh sức mạnh tinh thần lớn lao, ý chí chiến đấu kiên cường của những người lính lái xe trên cung đường Trường Sơn lịch sử.(11) Nói tóm lại, ở khổ thơ cuối của bài thơ, với ngôn ngữ thơ bình dị và hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi, Phạm Tiến Duật đã ca ngợi ý chí chiến đấu của những người lính lái xe cũng là của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- “Mặt trời trong Lăng rất đỏ ” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ánh sáng tư tưởng của Hồ Chí Minh, Người đã soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam đưa dân tộc ta

Hình ảnh tả thực, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ đã khẳng định được sự vĩ đại lớn lao của Bác, t×nh yªu th ¬ng vµ lòng kính trọng sâu sắc của nhân dân đối với Bác.. Ngày

+ Niềm xúc động pha lẫn nỗi xót đau, cùng những suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác thể hiện qua các hình ảnh thơ giản dị và những hình ảnh ẩn dụ sâu

Câu 6: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp ( có sử dụng phép lặp, câu cảm thán và có một câu chứa thành phần phụ chú )

THỐNG YÊN H THỊNH NG THẢO MỸ NT P.CHI THỤC TRANG TR BÍCH 2 ÁI KHANH M PHƯƠNG1 A DANH.TTĐT H. PHƯƠNG.TTĐT QUANG.NT N ĐIỆP1 MỸ NGỌC THANH TÂM H.QUYÊN VÕ

Với cảm xúc dạt dào, lời thơ tha thiết, hình tượng thơ độc đáo, sử dụng điệp từ...đoạn thơ cho thấy những suy nghĩ sâu sắc về người bà kính yêu, về bếp lửa và niềm

 Thông qua hình ảnh ẩn dụ trên, tác giả vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, nhà thơ đối với Bác,thể hiện

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, em hãy phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác”, trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và phép