• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử và đáp án môn văn vào 10 năm học 2021-2022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử và đáp án môn văn vào 10 năm học 2021-2022"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN I NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm).

Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng.

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó…Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…

(Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập 2)

Câu 1: Truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê kể theo ngôi thứ mấy?

A. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất.

C. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ ba.

Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

A. Nghị luận. B. Thuyết minh. C. Tự sự. D. Biểu cảm.

Câu 3: Xét về cấu tạo, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?

Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.

B. Câu đặc biệt. B. Câu rút gọn. C. Câu đơn. D. Câu ghép.

Câu 4: Dòng nào nêu đúng nội dung chính của đoạn văn trên?

A. Miêu tả trận mưa đá trên cao điểm.

B. Kể về tuổi thơ của Phương Định.

C. Thể hiện nỗi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ của Phương Định.

D. Giới thiệu về cuộc sống và công việc của Phương Định.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm).

Câu 5: (3,0 điểm).

Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự giác trong cuộc sống.

Trong đoạn văn có sử dụng một phép thế để liên kết câu. (gạch chân dưới phương tiện liên kết mà em đã dùng).

Câu 6: (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương.

---HẾT---

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

(2)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC HDC ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN I NĂM HỌC 2021- 2022

MÔN: NGỮ VĂN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm).

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1 2 3 4

Đáp án B D C C

II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm).

Câu 5: (3,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có cấu trúc chặt chẽ, lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:

Phần Nội dung Điểm

Mở đoạn

Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần tự giác của con người

trong cuộc sống. 0,25

Thân đoạn

* Giải thích và nêu biểu hiện.

- "Tự giác" là sự chủ động tìm hiểu và làm những công việc thuộc trách nhiệm của bản thân mà không cần ai nhắc nhở, đôn đốc.

- Người có tính tự giác sẽ luôn chủ động hoàn thành tốt công việc của mình mà không bao giờ đùn đẩy công việc của mình cho người khác.

* Bàn luận :

- Tinh thần tự giác là một phẩm chất tốt đẹp của con người, nó giúp chúng ta trở nên nhanh nhạy trong việc nhận thức vấn đề và những yêu cầu trong học tập, công việc.

- Khi có ý thức tự giác, con người sẽ chủ động, không quản ngại những khó khăn, thách thức thực hiện những công việc, kế hoạch cá nhân, nhờ vậy mà mang đến kết quả công việc tốt, hoàn thành

những mục tiêu và nâng cao giá trị của bản thân.

- Người có tinh thần tự giác nhận được sự yêu quý, tín nhiệm của mọi người xung quanh.

=> Mỗi người trong xã hội đều có tinh thần tự giác sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh.

( Học sinh lấy dẫn chứng: VD Học sinh tự giác học tập không chỉ mang đến kết quả học tập tốt, giúp người học tiến bộ và hoàn thiện từng ngày mà còn giúp cho thầy cô và bố mẹ vui lòng... ) Mở rộng

0,25

0,75

0,25

(3)

- Trong cuộc sống vẫn có rất nhiều người thiếu tinh thần tự giác, sống ích kỉ, ỷ nại, thiếu trách nhiệm. Đây là lối sống cần lên án, bài trừ.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Tinh thần tự giác có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ý thức tự giác không phải là năng lực bẩm sinh, nó được hình thành do quá trình rèn luyện lâu dài.

- Mỗi cá nhân chúng ta cần chủ động, tích cực tự giác trong học tập, rèn luyện mà không cần ai nhắc nhở, đốc thúc; luôn tôn trọng tập thể, có ý thức trách nhiệm trước những công việc chung.

0,25 0,5

Kết đoạn

- Khẳng định ý nghĩa của tinh thần tự giác trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân. 0,25

- Đoạn văn có sử dụng một phép thế để liên kết câu 0,5 Câu 6 (5,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

Phần Nội dung Điểm

Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Khái quát nội dung bài thơ: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

0,25 Thân

bài

1. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước được độc lập, lăng Bác vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác.

- Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác: Bắt đầu là cảm xúc về cảnh vật bên ngoài lăng, cảm xúc khi vào lăng viếng Bác, cảm xúc khi ra về.

0,5

2. Cảm nhận về bài thơ

a. Cảm xúc về cảnh vật bên ngoài lăng Bác.(Khổ 1)

- Câu thơ đầu gọn như một thông báo nhưng chứa đựng bao tình cảm thân thương của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong đợi bây giờ mới được ra viếng lăng Bác.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

+ Tác giả xưng con gọi Bác thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính như của một người con với người cha.

+ Nhà thơ sử dụng cách nói giảm nói tránh ra thăm vừa thể hiện

0, 75

(4)

tình cảm gần gũi vừa giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.

- Ra thăm lăng Bác, hình ảnh đầu tiên và cũng là hình ảnh gây ấn tượng đậm nét với nhà thơ về cảnh ở ngoài lăng là hình ảnh hàng tre.

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

……….

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

+ Hình ảnh hàng tre là hình ảnh rất đỗi thân thương, quen thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam.

+ Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.

=> Với lời thơ tự sự, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị tự nhiên, khổ thơ thứ nhất đã diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi vừa tới lăng Bác, những cảm nhận ban đầu về cảnh vật bên ngoài lăng.

b. Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác và sự vĩ đại của Bác. ( Khổ 2)

Khổ thơ 2 được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi.

- Hình ảnh mặt trời gợi cho tác giả những liên tưởng mới mẻ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất mang nghĩa thực . Đó là mặt trời của thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng, ngày ngày đi qua trên lăng.

+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai mang nghĩa ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Nếu mặt trời của tự nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật thì Bác Hồ đem lại nền độc lập cho dân tộc, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Từ rất đỏ gợi hình ảnh trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì Nhân dân và tràn đầy tình yêu thương của Bác.

+ Nhà thơ Tố Hữu cũng ví Bác như mặt trời: Người rực rỡ một mặt trời cách mạng nhưng đặt mặt trời chỉ Bác Hồ sóng đôi và trường tồn cùng với mặt trời thiên nhiên là một sáng tạo riêng của Viễn Phương . Cách nói này vừa ngợi ca sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhà thơ, của nhân dân với Bác.

- Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân.

+ Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực chỉ dòng người trong nỗi xúc động, niềm tiếc thương khi vào lăng viếng Bác. Nhưng dòng người được ví với hình ảnh tràng hoa lại là một ẩn dụ độc đáo.

+ dâng bảy mươi chin mùa xuân là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho cuộc đời Bác với 79 mùa xuân đã làm nên mùa xuân cho đất nước.

=> Với sự kết hợp các biện pháp tu từ và sự sáng tạo độc đáo của 1,0

(5)

nhà thơ, khổ thơ thứ hai đã diễn tả lòng thành kính của tác giả và của mọi người đối với Bác.

c. Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác ( Khổ 3)

- Bước vào trong lăng, không gian yên tĩnh và hình ảnh Bác nằm yên nghỉ đã gây xúc động trong lòng nhà thơ:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

+ Câu thơ đầu diễn tả sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác

+ Câu thơ thứ 2 gợi tả hình ảnh Bác đang yên nghỉ. Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác

- Tâm trạng xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác được thể hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim.

+ Hình ảnh trời xanh cũng như hình ảnh mặt trời, vầng trăng đều là hình ảnh của thiên nhiên vĩnh hằng. Đây là hình ảnh ẩn dụ gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, trường tồn ở Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi. Người đã hóa thân vào thiên nhiên, sông, núi. Sự nghiệp của Người là bất tử, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Bác sống như trời đất của ta.

+ Dù vẫn tin như vậy, nhưng trái tim nhà thơ vẫn nhói đau khi nghĩ rằng Bác không còn nữa. Nỗi đau xót ấy được nhà thơ biểu hiện cụ thể, trực tiếp Mà sao nghe nhói ở trong tim.

=> Bốn câu thơ đã diễn tả sâu sắc, chân thành cảm xúc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

d. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi ra về ( Khổ 4)

- Câu thơ Mai về miền Nam thương trào nước mắt như một lời giã biệt. Từ trào diễn tả cảm xúc mãnh liệt, lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ không muốn rời xa lăng Bác.

- Nhà thơ có ước nguyện muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác ………..

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

+ Điệp ngữ Muốn làm đã diễn tả cụ thể ước nguyện của nhà thơ là mong được ở gần Bác, mãi mãi bên Người: Nhà thơ muốn làm con chim hót quanh lăng Bác; muốn làm đóa hoa tỏa hương thơm nơi Bác yên nghỉ; làm cây tre trung hiếu canh giấc ngủ cho Người.

+ Hình ảnh hàng tre được lặp lại tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. Cây tre ở khổ thơ đầu được nhấn mạnh ở phẩm chất kiên cường còn cây tre ở khổ cuối được nhấn mạnh ở phẩm chất trung hiếu. Hình ảnh thơ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với Bác

.=> Khổ thơ cuối khép lại bài thơ bằng hình ảnh giản dị gần gũi, đoạn thơ đã diễn tả ước nguyện chân thành và lòng biết ơn của

1,0

0,75

(6)

nhà thơ và của toàn dân tộc đối với vị lãnh tụ vĩ đại.

0,5 3. Đánh giá

- Bằng thể thơ tám chữ với cách gieo vần linh hoạt; sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ; sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ; giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha, tự hào…, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động, thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn, niềm tự hào khi vào lăng viếng Bác. Đó là những tình cảm chân thành, sâu sắc của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác.

- Bài thơ ra đời xuất phát từ cảm xúc chân thành của người cầm bút, là thế hệ bạn đọc hôm nay cần trân trọng và đồng điệu với những cảm xúc trong sáng thiêng liêng ấy.

Kết bài - Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

0,25 Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.

Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 – 10.

Điểm lẻ làm tròn tính đến 0.5.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Hình ảnh hoa về trong đêm hơi thật đẹp, vừa khắc họa vẻ thơ mộng của núi rừng Tây Bắc vừa gợi nét lạc quan ở những người lính trẻ và chất lãng mạn

Đây còn là hình ảnh những đóa hoa li-la tím (Tử Đinh Hương) của người đời tưởng niệm Lor-ca, cũng có thể hiểu là muôn đóa hoa của sự sống đang nảy nở từ

+ Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ một hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến:

Với cảm xúc dạt dào, lời thơ tha thiết, hình tượng thơ độc đáo, sử dụng điệp từ...đoạn thơ cho thấy những suy nghĩ sâu sắc về người bà kính yêu, về bếp lửa và niềm

C. Bảy sáu nghìn hai trăm ba mươi tám D. Bảy nghìn sáu trăm ba mươi tám 2. Một hình chữ nhật có chiều dài 32cm, chiều rộng 9cm. Diện tích hình chữ nhật đó là?4. A.

+ Và trong bóng Hà Nội nào có quên một dáng “kiều thơm”, đó là bóng hình của những người bạn gái Hà thành thanh lịch yêu kiều, diễm lệ, với ý nghĩa ấy

Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước

Một khúc gỗ đặc có dạng hình trụ, bán kính hình tròn đáy là 10 cm, chiều cao bằng 20 cm, người ta tiện bỏ bên trong khúc gỗ một vật dạng hình nón có bán kính hình tròn đáy