• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mô hình sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở đồng bằng Bắc Bộ và các nhân tố tác động

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mô hình sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở đồng bằng Bắc Bộ và các nhân tố tác động "

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Mô hình sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở đồng bằng Bắc Bộ và các nhân tố tác động

Nguyễn Hữu Minh Charles Hirschman

I. Nơi ở sau khi kết hôn ở Việt Nam: truyền thống và thực trạng

Theo tập tục ở Việt Nam, sau khi kết hôn, những cặp vợ chồng mới thường ở lại sống cùng gia đình nhà chồng một thời gian. Đó là cơ sở hình thành nên các gia đình lớn, nhiều thế hệ. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở rộng gia đình bằng cách nhận thêm thành viên mới, cũng diễn ra quá trình phân giải gia đình lớn ra thành các đơn vị gia đình nhỏ hơn. Sống với gia

đình bố mẹ sau khi kết hôn chỉ là một khoảng thời gian tạm thời đối với các cặp vợ chồng trẻ.

Sự phân giải gia đình xuất hiện ở những thời điểm khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình. Qúa trình này phản ánh phong tục “luân chuyển nơi ở sau khi kết hôn” của gia đình Việt Nam trong đó mỗi người con trai mới lấy vợ sẽ rời gia đình cha mẹ sau một thời gian chung sống, chỉ để lại người con cả hoặc con út ở lại chăm sóc bố mẹ khi về già (Đỗ Thái

Đồng 1991).

Những điều vừa mô tả giúp chúng ta hình dung, dù là sơ lược và cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm, về cấu trúc gia đình truyền thống. Tuy nhiên những nghiên cứu thực nghiệm gần đây gợi ý rằng tổ chức gia đình Việt Nam trong thực tế có thể khác biệt so với bức tranh truyền thống được nhiều người thừa nhận. Hickey (1964) gợi ý rằng việc sắp xếp nơi ở của người Việt Nam không phải luôn luôn tuân thủ qui tắc sống chung với gia đình nhà chồng sau khi kết hôn, mà nó phụ thuộc vào khả năng về nhà ở và đất đai. Một số nghiên cứu khác cho thấy, kiểu gia đình chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ vẫn là gia đình hạt nhân, tức là gia

đình chỉ bao gồm bố mẹ và con cái. Ngoài ra, phần lớn trong số những người ở với cha mẹ sau khi kết hôn là sống chung với gia đình chồng (Lê Ngọc Văn 1991; Phí Văn Ba 1991).

Những kết quả khác nhau vừa nêu có thể xuất phát từ việc không thống nhất cách đo cấu trúc gia đình. Thông thường người ta dùng phép đo dựa trên cấu trúc gia đình hiện tại.

Tuy nhiên cơ cấu gia đình đo tại thời điểm hiện tại bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố liên quan

đến sự hiện diện và sự gần gũi của những người trong gia tộc vào thời điểm đó. Vì vậy, nó không tính đến một cách đầy đủ thực tế sống chung với gia đình chồng của người được hỏi.

Chẳng hạn, cha mẹ còn sống hay đã mất, và số lượng anh chị em trong gia đình vào thời điểm phỏng vấn có tác động đáng kể đến cơ cấu gia đình tại thời điểm đó. Ngoài ra cơ cấu gia đình còn bị tác động của các chính sách của nhà nước. Số liệu tổng điều tra dân số 1989 gợi ra rằng tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi mà mô hình sống chung thường được nghĩ là chiếm tỉ lệ cao do chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn của hệ tư tưởng nho giáo, qui mô gia đình thực tế lại tương đối nhỏ do kết quả của các chính sách xã hội và nông nghiệp áp dụng tại vùng này trong thời kỳ tập thể hóa. Nhiều người già muốn sống riêng để nhận được sự chu cấp của

(2)

chính quyền. Nhiều cặp vợ chồng trẻ cũng muốn sống riêng để được nhận đất xây dựng nhà (Tổng Cục Thống Kê 1991).

Như vậy, tỉ lệ các gia đình chung sống nhiều thế hệ đo lường được ở thời điểm hiện tại nhất thiết phải nhỏ hơn tỉ lệ các gia đình đã từng trải qua cuộc sống chung. Tình huống này diễn ra tương tự ở nhiều nước khác. Số liệu ở Đài Loan chỉ ra rằng tỉ lệ những người từng sống với gia đình bố mẹ chồng ngay sau khi kết hôn là cao hơn 2 lần so với những người sống trong gia đình nhiều thế hệ tính vào thời điểm điều tra (Weinstein và đồng nghiệp 1994).

Nhằm tránh hạn chế của cách đo dựa trên cấu trúc gia đình hiện tại, Hirschman và Vũ Mạnh Lợi (1996) đo cấu trúc gia đình vào thời điểm khi người được phỏng vấn còn nhỏ (khoảng 10 tuổi): gia đình gốc của người được phỏng vấn có bao giờ sống cùng hoặc sống gần với họ hàng. Cách đo này có ưu điểm là đưa ra một thời kỳ chuẩn (khoảng 10 tuổi) để so sánh cho tất cả mọi người. Sử dụng số liệu cuộc Điều tra lịch sử cuộc sống Việt Nam 1991 các tác giả này đã xác nhận rằng hình thức sống chung với gia đình chồng là phổ biến hơn so với sống chung với gia đình vợ. Tuy nhiên kiểu gia đình sống riêng, chỉ bao gồm bố mẹ và con cái, vẫn là phổ biến nhất. Kết quả này đúng cho cả mẫu nghiên cứu ở miền Nam và miền Bắc, cả

vùng đô thị và nông thôn.

Mặc dù những phát hiện này cần được kiểm chứng ở một phạm vi rộng hơn bởi tính chất không đại diện của mẫu, kết quả của cuộc điều tra gợi ra rằng sẽ là không hợp lý nếu người ta coi cấu trúc gia đình Việt Nam là sự sao chép hệ thống gia đình Khổng giáo Đông á.

Trái lại cấu trúc gia đình Việt Nam phản ánh ảnh hưởng từ cả hai nền văn hóa Đông á và

Đông Nam á. Đáng tiếc là do hạn chế của số liệu các tác giả đã không thể phân tích sâu hơn mô hình nơi ở sau khi kết hôn. Chúng ta có thể thấy rằng việc đo cấu trúc gia đình vào thời

điểm người phỏng vấn còn nhỏ, mặc dù khắc phục được một số nhược điểm của cách đo vào thời điểm phỏng vấn, vẫn không phản ánh chính xác mức độ phổ biến của mô hình sống chung với gia đình bố mẹ. Vào lúc người phỏng vấn 10 tuổi thì cha mẹ người đó đã xây dựng gia đình ít nhất là 10 năm. Quãng thời gian đó đủ để cho cha mẹ người được phỏng vấn kịp tạo dựng một căn hộ riêng và rời khỏi gia đình ông bà. Cũng trong thời gian đó nhiều sự kiện có thể xảy ra trong gia đình, chẳng hạn ông bà có thể mất, một số anh em của bố mẹ có thể đã

rời đi lập gia đình riêng, v.v. Chính vì vậy tỉ lệ những người có sống chung với ông bà và họ hàng vào lúc còn nhỏ không phản ánh hoàn toàn quá trình mở rộng và phân giải của gia đình Việt Nam.

Dựa vào kết quả nghiên cứu tại Hải Dương và Hưng Yên năm 1993, Goodkind (1997) nhận xét rằng sống chung với nhà chồng là mô hình sắp xếp nơi ở sau khi kết hôn phổ biến nhất ở đồng bằng sông Hồng trong suốt 45 năm qua. Tỉ lệ sống chung với nhà chồng giảm phần nào trong những năm 1960-1974 và 1990-1993 so với thời kỳ 1975-1984. Kết hôn muộn, hôn nhân tự nguyện, và sống tại vùng đô thị là các nguyên nhân chính làm giảm khả năng sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn. Theo tác giả, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và sự biến đổi kinh tế-xã hội mạnh mẽ sau thời gian đó là yếu tố quan trọng làm giảm tỉ lệ những người sống chung với gia đình chồng trong thời kỳ 1960-1974, còn mức sống tăng lên trong thời kỳ Đổi Mới là nguyên nhân chính làm giảm tỉ lệ sống chung với gia đình chồng trong những năm 1990-1993.

Điều dễ được mọi người thừa nhận là việc tổ chức nơi ở của các gia đình Việt Nam đã

có nhiều thay đổi do tác động của những biến động kinh tế-xã hội và chính trị trong suốt nửa thế kỷ qua ở Việt Nam. Tuy nhiên sự thay đổi đó diễn ra theo xu hướng nào và những yếu tố

(3)

gì đóng vai trò quyết định trong quá trình thay đổi đó thì chưa được phân tích đầy đủ trong các nghiên cứu đã nêu ra ở trên. Mục tiêu của chúng tôi trong bài này là sử dụng phép đo

“sống chung với gia đình nhà chồng sau khi kết hôn” để tìm hiểu khuôn mẫu tổ chức nơi ở của gia đình Việt Nam. Phép đo này cung cấp một chuẩn thời gian để có thể so sánh toàn bộ những người được hỏi về cách thức sắp xếp nơi ở đã từng xảy ra trong đời sống gia đình họ.

II. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc sắp xếp nơi ở gia đình

Các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, và văn hóa có vai trò quan trọng trong việc tổ chức nơi ở gia đình thông qua tác động của chúng đến khả năng có thể, tính khả thi, và sự mong muốn một kiểu tổ chức gia đình nhất định (dùng thuật ngữ của Dixon 1971). Chính vì thế cấu trúc gia đình và kiểu sắp xếp nơi ở thay đổi tùy theo mỗi xã hội và mỗi thời kỳ.

Khả năng có thể xuất hiện một loại gia đình nào đó phụ thuộc vào sự hiện diện của

ông bà cha mẹ, số lượng anh chị em, .v.v. Tính khả thi của việc sắp xếp nơi ở liên quan đến mức độ bảo đảm các điều kiện tài chính và xã hội cho kiểu sắp xếp đó. Nói cách khác, nếu một người muốn sống trong căn hộ riêng nhưng anh/chị ta không có tiền hay đất đai để thực hiện dự định thì điều đó cũng không thể xảy ra. Sự mong muốn một kiểu tổ chức gia đình cụ thể thể hiện nguyện vọng cá nhân về việc sắp xếp nơi ở của mình.

Goode (1982) cho rằng kiểu gia đình với cặp vợ chồng là trung tâm là sản phẩm của công nghiệp hóa. Tuy nhiên, công nghiệp hóa không trực tiếp, mà thông qua 4 hệ quả chủ yếu sau đây của nó, góp phần sản sinh và củng cố hệ thống gia đình này. Trước hết đó là tính cơ

động về không gian cao; hai là tính cơ động xã hội cao; ba là vai trò tương đối yếu của gia

đình trong việc quyết định nghề nghiệp cho các thành viên; và bốn là sự phân định sâu sắc về chức năng trong cấu trúc xã hội (Lee 1987: trang 66). Thông qua các biến số trung gian này công nghiệp hóa tác động đến khả năng có thể, tính khả thi, và sự mong muốn chung sống cùng bố mẹ sau khi kết hôn.

Xã hội hiện đại tăng khả năng hỗ trợ phúc lợi cho các cá nhân, đặc biệt là các hình thức giúp đỡ cuộc sống của những người già, cho phép các cặp vợ chồng trẻ bớt băn khoăn khi không thể trực tiếp chăm sóc bố mẹ. Những cơ hội mới tăng thêm thu nhập giúp các gia đình trẻ sớm xây dựng căn hộ độc lập. Quyền quyết định tăng lên của các cá nhân trong việc sắp xếp hôn nhân và nơi ăn chốn ở nhờ tác động của công nghiệp hóa cũng là một nguyên nhân làm giảm khả năng sống với bố mẹ sau khi kết hôn (Kim và đồng nghiệp 1994) cũng như rút ngắn thời gian chung sống với bố mẹ sau khi kết hôn (Lavely và Ren 1992).

Công nghiệp hóa làm tăng mức độ cơ động không gian, vì thế các cặp vợ chồng trẻ càng có ít khả năng sống cùng địa phương với cha mẹ họ. Theo Freedman và đồng nghiệp (1994), di cư là một nhân tố quan trọng quyết định việc sống chung với cha mẹ sau khi kết hôn ở Đài Loan. Nghiên cứu của Unger (1993) cũng chỉ ra sự tác động của di cư đối với việc sống chung với cha mẹ, trước hết làm giảm rồi sau đó làm tăng tỉ lệ những người sống chung với cha mẹ ở các thành phố của Trung Quốc. Trong thập kỷ đầu tiên của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa những thanh niên di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn đã không có một sự lựa chọn nào khác ngoài việc tự mình tạo dựng một nơi ở độc lập khi kết hôn. Tuy nhiên,

đến những năm 1960 và 1970, khi thế hệ di cư đầu tiên đã ổn định cuộc sống, lớp con cái họ, nếu có ý định, hoàn toàn có thể sống chung với cha mẹ.

(4)

Tác động của các yếu tố hiện đại hóa đến việc sắp xếp nơi ở sau khi kết hôn được thể hiện rõ ở nhiều nước châu á. Nghiên cứu ở Nhật Bản chỉ ra rằng những người sống ở các vùng đô thị và những người làm các nghề nghiệp hiện đại có ít khả năng sống chung với bố mẹ sau khi kết hôn hơn những người khác (Martin và Tsuya 1994). ở Thái Lan, đa số dân cư

đô thị sống trong căn hộ riêng sau khi kết hôn, trong khi đó chỉ một bộ phận nhỏ các cặp vợ chồng ở nông thôn làm như vậy.

Tuy nhiên ảnh hưởng của các yếu tố hiện đại hóa đến mô hình nơi ở gia đình không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. Nghiên cứu của Chamratrithirong và đồng nghiệp đối với trường hợp Thái Lan cho thấy tác động của yếu tố học vấn tương đối yếu ớt (1986: trang 32). Các yếu tố học vấn và nghề nghiệp của người vợ, cùng với yếu tố nơi ở của người chồng (đô thị hay nông thôn) cũng không có ảnh hưởng đáng kể đến việc sống chung với gia đình nhà chồng sau khi kết hôn ở Đài Loan (Sun và Liu 1994). Trong một số trường hợp, nếu các yếu tố trung gian cần thiết không được đưa vào mô hình phân tích đa biến, tác động của các yếu tố hiện đại hoá có thể bộc lộ theo chiều ngược lại. Chẳng hạn, những người sống ở các vùng đô thị thường được coi là có nhiều mong muốn sống trong căn hộ độc lập sau khi kết hôn hơn so với dân cư nông thôn. Tuy nhiên mong muốn của dân cư đô thị lại rất khó được thực hiện do tình trạng thiếu thốn nhà cửa tại các thành phố. Điều đó giải thích tại sao ở một số nước châu á người thành thị có tỉ lệ sống với cha mẹ sau khi kết hôn cao hơn người nông thôn (Martin 1989).

Sự khác nhau về mô hình nơi ở gia đình tại các vùng là tất yếu do trình độ hiện đại hóa không đồng nhất của các xã hội. Ngoài ra, các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, và phong tục văn hóa có vai trò độc lập trong việc khuôn định cấu trúc gia đình. Có thể thấy rõ điều này qua ví dụ về áp lực của yếu tố nhân khẩu đối với việc sắp xếp nơi ở gia đình. Một người càng có nhiều anh chị em cùng sống trong gia đình vào thời điểm kết hôn thì người đó càng có ít khả năng tiếp tục sống ở đó vì đã có nhiều người chia sẻ trách nhiệm chăm sóc bố mẹ già.

Ngoài ra, nhiều anh chị em cũng đồng nghĩa với sự đông đúc chật chội của hộ gia đình và mối quan hệ gia đình phức tạp. Điều này làm cho cặp vợ chồng mới cưới sẽ cảm thấy ít thoải mái hơn khi tiếp tục sống với cha mẹ.

Khó khăn về kinh tế, đặc biệt là khả năng có được chỗ ở riêng, cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản buộc nhiều cặp vợ chồng mới cưới chọn giải pháp sống chung với cha mẹ. Khả năng kinh tế có liên quan chặt chẽ với độ tuổi kết hôn của các cặp vợ chồng. Tuổi kết hôn càng cao thì cặp vợ chồng càng có nhiều khả năng có một đời sống kinh tế độc lập.

Theo kết quả nghiên cứu của Lavely và Ren (1992) ở Trung Quốc, nam giới kết hôn muộn có ít khả năng sống với cha mẹ sau khi kết hôn hơn so với những người kết hôn sớm.

Một lý do quan trọng khác duy trì mô hình sống cùng cha mẹ sau khi kết hôn là các phong tục liên quan đến việc tổ chức nơi ở gia đình. Chẳng hạn, sống chung với gia đình chồng được coi là chuẩn mực ở các nước Đông á, trong khi đó phong tục tại một số nước Đông Nam á lại là sống chung với gia đình vợ. Những người con trai cả trong các nước Đông á có nhiều khả năng sống với cha mẹ sau khi kết hôn vì xã hội truyền thống kỳ vọng người con trai cả sẽ chăm sóc bố mẹ khi về già và được thừa kế các tài sản từ cha mẹ (Martin và Tsuya 1994; Kim và đồng nghiệp 1994). Những phong tục này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành chuẩn hành vi cho mọi người. Do vậy, nếu một người đã từng sống với

ông bà và họ hàng khi còn nhỏ thì người đó dễ chấp nhận mô hình sống chung hơn so với những người chưa từng sống chung.

(5)

Do sự chi phối của những phong tục trong xã hội, các yếu tố về tuổi tác, sức khỏe của cha mẹ cũng như việc cha mẹ còn song toàn hay không vào thời điểm kết hôn trở nên rất quan trọng đối với quyết định của các cặp vợ chồng về cách sắp xếp cuộc sống. Cha mẹ đã già hoặc chỉ một người còn sống thường có nhu cầu giúp đỡ cao hơn, do đó người con có nhiều khả

năng sống chung và sống chung lâu dài với cha mẹ hơn so với những người ở các gia đình khác. Đặc biệt, đối với những người chỉ còn cha hoặc mẹ vào thời điểm kết hôn và không còn anh chị em sống cùng, việc rời khỏi gia đình sau khi kết hôn thường rất dễ bị quy thành hành vi bất hiếu với cha mẹ.

Tiếp tục sống với cha mẹ sau khi kết hôn và việc tách khỏi gia đình gốc để tạo dựng căn hộ độc lập là hai khía cạnh khác nhau của cách thức tổ chức cuộc sống mặc dù chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Những yếu tố quyết định việc ở lại với gia đình gốc sau khi kết hôn không nhất thiết là có ảnh hưởng đáng kể đến độ dài thời gian sống chung. Chẳng hạn, với phong tục “luân chuyển nơi ở sau khi kết hôn” tại một số nước châu á, vị thế con trai cả hay con trai út có thể không quan trọng đối với việc ở lại một thời gian với cha mẹ sau khi kết hôn, nhưngvị thế đó lại có thể đóng vai trò quyết định đối với khoảng thời gian người đó tiếp tục sống với cha mẹ. Kết quả nghiên cứu của Freedman và đồng nghiệp (1994) cho thấy vị thế di cư vào thời điểm kết hôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc sống chung với cha mẹ chồng vì nó liên quan đến khả năng sống cùng một địa phương của những người con và cha mẹ họ. Tuy nhiên yếu tố di cư không hề tác động đáng kể đến độ dài thời gian sống chung với cha mẹ chồng.

III. giả thuyết, nguồn số liệu, và phương pháp phân tích

Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định xu hướng sắp xếp nơi ở của dân cư đồng bằng sông Hồng khi lập gia đình riêng, tìm ra những nhân tố quyết định việc sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn và độ dài thời gian sống chung, dựa trên số liệu từ vòng cơ sở của cuộc Nghiên cứu Lịch Đại Việt Nam 1995. Chúng tôi sẽ kiểm tra về mặt thực nghiệm những giả thuyết chính sau: những người có các đặc trưng hiện đại (kết hôn trong thời gian gần đây, học vấn cao, làm công việc phi nông nghiệp vào lúc kết hôn, tuổi lúc kết hôn cao, hôn nhân tự nguyện, có cha mẹ làm việc trong khu vực nhà nước) có ít khả năng sống cùng và sống lâu dài với cha mẹ chồng sau khi kết hôn hơn những người có các đặc trưng truyền thống; những người ở xa cha mẹ vào thời điểm kết hôn có ít khả năng sống cùng và sống lâu dài với cha mẹ sau khi kết hôn hơn những người khác; những người theo đạo Thiên Chúa có nhiều khả năng sống cùng và sống lâu dài với cha mẹ sau khi kết hôn hơn những người không theo đạo Thiên Chúa; những người con trai cả trong gia đình có nhiều khả năng sống cùng và sống lâu dài với cha mẹ sau khi kết hôn hơn những người con khác; những người đã

từng sống với ông bà hoặc họ hàng khác về bên nội có nhiều khả năng sống cùng và sống lâu dài với cha mẹ chồng sau khi kết hôn hơn những người khác; những người có đông anh chị em vào thời điểm kết hôn thì có ít khả năng sống cùng và sống lâu dài với cha mẹ sau khi kết hôn hơn nhũng người có ít anh chị em.

Việc sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn và độ dài thời gian chung sống sẽ

được phân tích riêng rẽ với hai biến phụ thuộc khác nhau. Biến phụ thuộc thứ nhất là “Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn” với hai khả năng loại trừ nhau: Không hoặc có sống chung. Biến phụ thuộc thứ hai là “Thời gian sống chung với gia đình chồng” với hai khả

năng: Sống chung không quá 3 năm; Sống chung hơn 3 năm. Lưu ý rằng về cơ bản, phạm trù

(6)

sống chung với gia đình chồng ngụ ý so sánh với phạm trù sống ở căn hộ độc lập sau khi kết hôn.

Những biến độc lập sau đây sẽ được đưa vào phân tích (số lượng biến sẽ thay đổi tùy thuộc vào mỗi phân tích): lớp thế hệ kết hôn; khu vực kinh tế nơi cha mẹ làm việc khi cá nhân trưởng thành (từ nay viết tắt là khu vực cha mẹ làm việc); loại hình gia đình gốc khi cá nhân trưởng thành, sống theo đằng bố hay theo đằng mẹ (từ nay viết tắt là loại hình gia đình gốc);

tôn giáo của gia đình gốc; học vấn của vợ/chồng khi kết hôn (viết tắt là học vấn của vợ/chồng);

nghề nghiệp của vợ/chồng khi kết hôn (viết tắt là nghề nghiệp của vợ/chồng); nghề nghiệp của vợ và chồng; kiểu kết hôn; tuổi kết hôn; cha mẹ chồng còn sống hay mất; tuổi tối thiểu của cha mẹ chồng; số anh chị em của chồng; con trai cả trong gia đình; con trai út trong gia đình;

người chồng đã từng di cư. Các biến số độc lập đều là biến số loại [categorical variable]. Phân loại của các biến số độc lập được thể hiện cụ thể trong các Bảng 1, 2.

Để bảo đảm trật tự nhân quả của các biến độc lập và biến phụ thuộc, tất cả các biến

độc lập đều đo đặc trưng của cá nhân (hoặc vợ/chồng) vào thời điểm kết hôn, ngoại trừ biến số

“người chồng đã từng di cư” tính vào thời điểm phỏng vấn. Như đã trình bày, một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc sống chung là nơi ở của cá nhân vào lúc kết hôn có gần nơi ở của cha mẹ hay không. Những người con làm việc xa cha mẹ và kết hôn tại nơi làm việc sẽ khó có thể sống cùng cha mẹ sau khi kết hôn. Đáng tiếc là chúng tôi không có thông tin về nơi ở của cá nhân tại thời điểm kết hôn mà chỉ có thông tin về nơi sinh và nơi ở hiện tại. Chúng tôi sử dụng biến số “người chồng đã từng di cư” như một phép đo xấp xỉ khả

năng di cư của cá nhân vào thời điểm kết hôn. Trong khi biến số này có thể đo một cách gần

đúng khả năng di cư của những người mới kết hôn, nó có thể sai lệch nhất định với khả năng di cư của những người kết hôn đã lâu. Tuy nhiên, theo chúng tôi việc sử dụng biến số trên sẽ không làm thay đổi đáng kể kết quả nghiên cứu so với biến số “người chồng đã từng di cư” đo vào thời điểm kết hôn.

Biến số “lớp thế hệ kết hôn” được sử dụng như một chỉ báo về sự biến đổi lịch sử của khuôn mẫu sắp xếp nơi ở sau khi kết hôn. Để tránh những sai lệch trong kết quả nghiên cứu chúng tôi không đưa vào mẫu phân tích những người kết hôn trước năm 19561.

Các phân tích nhị biến được thực hiện bằng việc so sánh tỉ lệ sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn cũng như tỉ lệ sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm, theo các lớp thế hệ kết hôn và theo các chỉ báo kinh tế-xã hội, văn hóa và nhân khẩu. Tiếp đó chúng tôi kiểm tra khả năng tác động đồng thời của hai hay nhiều biến số độc lập lên khả năng sống chung với gia đình chồng và khả năng sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm [interaction effects]. Kết quả (không trình bày ở đây) cho thấy sự tác động đó là không đáng kể về mặt thống kê. Điều đó có nghĩa là sự tác động của một biến số độc lập nào đó trong mô

hình lên biến số phụ thuộc là giống nhau đối với các phân nhóm của bất kỳ biến độc lập khác.

Cuối cùng chúng tôi sử dụng mô hình phân tích đa biến với phương trình hồi quy logistic [logistic regression] để đánh giá ảnh hưởng riêng của mỗi yếu tố lên biến phụ thuộc.

Sống chung với cha mẹ chồng không thể xảy ra nếu cha mẹ chồng đã mất. Vì vậy trong phần IV, khi phân tích khuôn mẫu sống chung với gia đình nhà chồng, chúng tôi chỉ

1 Độc giả có thể tìm hiểu thêm ý nghĩa của biến số “lớp thế hệ kết hôn” đối với việc đo lường sự biến đổi lịch sử của một hành vi nào đó (được đo bằng biến số phụ thuộc, ví dụ trong trường hợp này là “sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn”), cũng như lý do của việc loại ra khỏi mẫu những người kết hôn trước năm 1956, trong bài viết của tác giả

trên tạp chí Xã hội học số 1, năm 1999.

(7)

đưa vào mẫu những người có ít nhất cha hoặc mẹ còn sống vào thời điểm người đó kết hôn.

Tổng cộng có 1.525 nam và 1.489 nữ đã kết hôn được đưa vào mẫu phân tích.

Mẫu dùng cho phân tích về độ dài thời gian sống cùng với nhà chồng (phần V) bao gồm chỉ những người có sống chung, kết hôn sau năm 1955 và kết hôn chỉ một lần, và có ít nhất cha hoặc mẹ chồng còn sống vào thời điểm người đó rời ra ở riêng. Ngoài ra chúng tôi cũng loại ra khỏi mẫu những người mới kết hôn trong vòng 3 năm, từ năm 1992 đến 1995, vì

trong số này có nhiều người vẫn còn sống với cha mẹ chồng và chúng ta không thể biết được liệu rồi họ có đi ở riêng sau 3 năm hay không. Như vậy có 1.092 nam giới và 1.047 phụ nữ

được đưa vào mẫu phân tích.

IV. Khuôn mẫu sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn và các yếu tố tác động

Tỉ lệ nam và nữ trả lời có sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn, phân theo lớp thế hệ kết hôn và các chỉ báo kinh tế-xã hội được trình bày trên Bảng 1.

Điều hết sức ấn tượng là tỉ lệ sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn là rất cao: khoảng 80 phần trăm đối với cả nam giới và phụ nữ. Tỉ lệ này gần như không thay đổi cho cả hai giới trong suốt vài thập kỷ.

Mối quan hệ giả thuyết giữa các yếu tố hiện đại hóa và mô hình sống chung với nhà chồng sau khi kết hôn thể hiện rõ ràng qua Bảng 1. Tỉ lệ sống chung với nhà chồng là thấp nhất ở các nhóm có học vấn lớp 10 trở lên, những người làm nghề phi nông nghiệp, những người kết hôn ở tuổi 25 trở lên, và những người có chồng từng sống xa quê hương. Mối quan hệ này được giữ khá ổn định qua thời gian. Đáng chú ý là việc sống chung với nhà chồng dường như không phải là kết quả thuần tuý sự tác động của nghề nghiệp của mỗi cá nhân mà là do sự kết hợp nghề nghiệp của cả hai vợ chồng. Điều này gợi ý rằng mức độ gần gũi với nhà của cha mẹ là yếu tố rất quan trọng trong việc dự đoán khả năng sống chung với gia đình chồng bởi lẽ trong trường hợp cả hai vợ chồng làm nghề phi nông nghiệp họ thường sống cách xa nhà cha mẹ hơn so với trường hợp cả hai vợ chồng làm nghề nông (đặc biệt đối với những người sinh ra ở vùng nông thôn).

Tác động của các yếu tố văn hóa và nhân khẩu như “loại hình gia đình gốc”, “con trai cả”, “số lượng anh chị em”, không được thể hiện rõ qua phân tích hai biến. Trong số các yếu tố còn lại, “kiểu kết hôn” và “tôn giáo gia đình gốc” có quan hệ khá lỏng lẻo với khả năng sống chung. Các kết quả này cho thấy việc sống chung với nhà chồng có thể phụ thuộc nhiều hơn vào tính khả thi so với khả năng có thể và sự mong muốn sống chung.

Trong mô hình phân tích đa biến các biến số “nghề nghiệp của vợ và chồng” và “tuổi kết hôn” đã được nhóm loại lại. Biến số “ người chồng đã từng di cư” không được đưa vào mô

hình phân tích vì có mối liên hệ chặt với biến số “nghề nghiệp của vợ và chồng”. Các biến số

được đưa vào mô hình phân tích đa biến là: Lớp thế hệ kết hôn; Khu vực cha mẹ làm việc; Loại hình gia đình gốc; Tôn giáo gia đình gốc; Học vấn của người được hỏi; Học vấn của vợ/chồng;

Nghề nghiệp của hai vợ chồng; Kiểu kết hôn; Tuổi kết hôn; Tuổi cha mẹ chồng; Số anh chị em bên chồng; và Thứ tự sinh của chồng (con cả hay không phải con cả). Kết quả phân tích đa biến về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế-xã hội đến khả năng sống chung với gia đình chồng

(8)

sau khi kết hôn2 chỉ ra rằng nhìn chung, sau năm 1960 có sự tăng lên liên tục về tỉ lệ sống chung với nhà chồng, đối với cả nam và nữ. Xu hướng tăng lên này có chậm lại sau năm 1975 với sự dao động nhỏ qua các thời kỳ 1976-1985 và 1986-1995. Sự tăng tỉ lệ sống chung với nhà chồng cho thấy mức độ bảo tồn mạnh mẽ khuôn mẫu truyền thống về sắp xếp nơi ở sau khi kết hôn tại đồng bằng sông Hồng.

Những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sống chung với nhà chồng sau khi kết hôn trong suốt 40 năm qua là nghề nghiệp của hai vợ chồng và tuổi kết hôn của vợ và chồng. Những người kết hôn muộn và những người mà cả hai vợ chồng đều làm nghề phi nông nghiệp là ít có khả năng sống chung với nhà chồng sau khi kết hôn hơn những người còn lại. ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố này xác nhận vai trò quan trọng của hiện đại hoá đối với việc khuôn định mô hình ở sau khi kết hôn tại đồng bằng sông Hồng. Các kết quả cũng chỉ ra tầm quan trọng của khả năng có thể và tính khả thi của việc sống chung so với sự mong muốn của các cá nhân. Cho dù người chồng có là con cả hay không, cho dù cha mẹ chồng có nhiều tuổi hay không, và cho dù gia đình chồng có đông anh chị em vào thời điểm kết hôn hay không, điều đó không tạo ra sự khác biệt giữa mọi người về khả năng sống cùng với nhà chồng.

V. Thời gian sống cùng với nhà chồng sau khi kết hôn và các yếu tố tác động Thời điểm mà mỗi người con cùng gia đình riêng rời nhà cha mẹ để tạo lập cuộc sống mới tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ đồng thời cũng tùy thuộc vào việc người con nào sẽ ở lâu dài với cha mẹ. Theo nghĩa đó, các chuẩn mực văn hóa có vai trò quan trọng trong việc quyết định độ dài thời gian mà mỗi người con sẽ sống với cha mẹ sau khi kết hôn. Ngoài ra sự tác động của một số yếu tố kinh tế-xã hội và nhân khẩu cũng đáng lưu tâm mặc dù các yếu tố đó có thể không đóng vai trò quan trọng đối với việc sống chung với cha mẹ bên chồng.

Chẳng hạn, số anh chị em của người chồng không có ý nghĩa quan trọng quyết định khuôn mẫu sắp xếp nơi ở nhưng yếu tố này có thể ảnh hưởng rất quan trọng đến độ dài thời gian sống chung với gia đình nhà chồng. Mối quan hệ phức tạp trong gia đình đông anh chị em có thể khiến cho cặp vợ chồng mới mong muốn rời nhà cha mẹ sau vài năm sống tạm thời. Đông anh chị em chia sẻ trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già cũng làm cho những người rời đi đỡ áy náy hơn.

Tỉ lệ nam và nữ trả lời có sống chung với nhà chồng hơn 3 năm phân theo các lớp thế hệ kết hôn và các chỉ báo kinh tế-xã hội, văn hóa khác được trình bày trên Bảng 2. Tính chung, trong số những người có sống chung với cha mẹ chồng sau khi kết hôn có khoảng 50 phần trăm tiếp tục sống cho đến hơn 3 năm. Kết quả này trùng hợp với phong tục “luân chuyển nơi ở sau khi kết hôn” ở vùng đồng bằng sông Hồng. Rốt cuộc chỉ có một số ít người con trai sau khi xây dựng gia đình tiếp tục sống lâu dài với cha mẹ.

Có sự giảm dần tỉ lệ “sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm” qua các lớp thế hệ kết hôn, đặc biệt là sau năm 1975. Xu hướng này thể hiện rõ ở tất cả các nhóm xã hội.

Nhìn chung không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm có đặc trưng kinh tế-xã hội và nhân khẩu khác nhau về tỉ lệ “sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm”, ngoại trừ đối với chỉ báo tuổi kết hôn và số lượng anh chị em của chồng.

2 Để tránh khó khăn đối với một số độc giả chưa được làm quen với các kỹ thuật phân tích đa biến chúng tôi không trình bày kết quả cụ thể các mô hình phân tích đa biến thuộc phần IV và V trong bài này. Độc giả nào quan tâm đến vấn đề này xin liên hệ trực tiếp với tác giả Nguyễn Hữu Minh, Viện Xã hội học, Hà Nội.

(9)

Bảng 1: Tỉ lệ những người sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn theo lớp thế hệ kết hôn và theo các biến số chọn lọc khác (Điều tra lịch đại Việt Nam 1995)a

Nam Năm kết hôn

Nữ

Năm kết hôn Các biến số độc lập

1956 -60

1961 -75

1976 -85

1986 -95

Tổng (N)

1956 -60

1961 -75

1976 -85

1986 -95

Tổng (N) Tổng

Khu vực cha mẹ làm việc Không phải nhà nước Nhà nước

Loại hình gia đình gốc Không sống với bên bố Từng sống với bên bố Tôn giáo gia đình gốc Thiên chúa giáo Không phải TCG Học vấn Lớp 0-5 Lớp 6-9 Lớp 10 và cao hơn Nghề nghiệp Nông nghiệp Không phải NN Nghề nghiệp hai vợ chồng Cả hai làm nông nghiệp Vợ/chồng làm NN Cả hai làm phi NN Kiểu kết hôn Hôn nhân sắp xếp Hôn nhân tự nguyện Tuổi kết hôn <= 20 21-22 23-24 >=25 Di cư của chồng Chưa từng di cư

Đã từng di cư

Thứ tự sinh của chồng Không là con trai cả

Con trai cả

Số anh chị em chồng 0-3

4-5

6 hoặc nhiều hơn Tuổi cha mẹ chồng 54 hoặc ít hơn 55 hoặc nhiều hơn

80

82 67*

84 74

86 77

81 86 20*

83 72

83 94*

46*

83 71

90 82 53*

82*

86 56*

76 81

78 81 83*

75 91

79

82 57

77 82

93 76

88 81 69

90 73

90 96 53

90 75

96 83 85 65

89 49

79 81

80 80 78

84 74

79

81 70

79 79

86 77

80 85 63

89 71

89 92 54

86 77

89 91 85 65

89 40

79 79

79 78 80

80 77

85

86 80

85 85

90 84

82 90 74

93 70

93 82 64

90 84

90 93 92 75

91 47

84 85

85 87 83

88 83

81 (1525)

83 (1233) 74 (287)

81 (759) 81 (762)

89 (267) 79 (1256)

84 (177) 85 (958) 68 (390)

90 (770) 71 (754)

91 (736) 91 (349) 56 (431)

88 (334) 79 (1191)

91 (222) 89 (335) 87 (370) 69 (598)

90 (1230) 45 (295)

81 (883) 81 (617)

80 (474) 82 (536) 81 (515)

83 (745) 79 (757)

79

81 50*

78 83

86 77

81 73 0*

85 46*

83 94*

42*

84 68

79 79*

83*

67*

79

80 69

80 78

93 75

90 76 65

93 51

91 93 51

88 75

87 74 70 56

79

82 51

81 77

89 77

90 83 58

91 54

91 87 54

89 76

90 85 61 51

83

86 77

82 84

90 82

78 87 73

91 59

93 81 56

89 82

89 87 81 58

80 (1489)

83 (1117) 73 (363)

81 (860) 80 (626)

90 (251) 78 (1238)

86 (254) 83 (958) 66 (277)

91 (1048) 55 (441)

91 (735) 89 (345) 53 (405)

88 (337) 78 (1152)

88 (733) 83 (374) 70 (197) 55 (185)

a Tính cho mẫu gồm những người kết hôn sau năm 1955, kết hôn một lần, có ít nhất cha hoặc mẹ còn sống tại thời điểm kết hôn.

* Số lượng các trường hợp thuộc nhóm này nhỏ hơn 20

(10)

Bảng 2: Tỉ lệ những người sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn lâu hơn 3 năm theo lớp thế hệ kết hôn và theo các biến số chọn lọc khác (Điều tra lịch đại Việt Nam 1995)a

Nam Năm kết hôn

Nữ

Năm kết hôn Các biến số độc lập

1956 -60

1961 -75

1976 -85

1986 -95

Tổng

%(N)

1956 -60

1961 -75

1976 -85

1986 -95

Tổng

%(N) Tổng

Khu vực cha mẹ làm việc Không phải nhà nước Nhà nước

Loại hình gia đình gốc Không sống với bên bố Từng sống với bên bố Tôn giáo gia đình gốc Thiên chúa giáo Không phải TCG Học vấn Lớp 0-5 Lớp 6-9 Lớp 10 và cao hơn Nghề nghiệp Nông nghiệp Không phải NN Nghề nghiệp hai vợ chồng Cả hai làm nông nghiệp Vợ/chồng làm NN Cả hai làm phi NN Kiểu kết hôn Hôn nhân sắp xếp Hôn nhân tự nguyện Tuổi kết hôn <= 20 21-22 23-24 >=25

Cha mẹ chồng còn sống Cả hai cha mẹ còn sống Cha hoặc mẹ đã mất Tuổi cha mẹ chồng 54 hoặc ít hơn 55 hoặc nhiều hơn Chồng là con trai cả

Chồng không là con cả

Chồng là con cả

Chồng là con trai út Chồng không là con út Chồng là con út Số anh chị em chồng 0-3

4-5

6 hoặc nhiều hơn

68

64 100*

68 68

50*

74

56 79 100*

62 80

63 73*

83*

65 74*

61 75*

63*

86*

71 63

73 63*

54 77

69 67*

70 58*

80*

60

59 81*

57 64

49 64

40 64 70

57 62

57 60 64

58 61

59 61 69 53

61 58

58 64

57 63

59 64

69 56 51

46

46 46

53 40

38 48

31 48 44

46 46

47 47 43

51 45

58 53 41 39

43 57

39 55

46 46

43 71

60 50 31

43

43 45

46 41

32 46

47*

44 42

42 47

41 50 46

46 43

70 50 34 43

41 54

37 47

42 49

42 48

51 44 39

50 (1.092)

50 (916) 51 (175)

53 (537) 48 (552)

41 (211) 52 (879)

42 (137) 51 (730) 51 (225)

48 (597) 53 (494)

48 (573) 53 (301) 51 (212)

54 (267) 49 (825)

60 (183) 56 (258) 45 (291) 44 (360)

48 (832) 57 (260)

47 (556) 54 (520)

47 (630) 54 (448)

48 (917) 61 (165)

62 (327) 50 (397) 39 (368)

68

66 100*

78 57

50*

75

64 100*

69 67*

66 71*

80*

66 75*

65 71*

80*

100*

69 67

61

61 62

64 56

50 64

51 65 70

59 66

58 62 64

60 61

60 73 56 39*

62 57

47

47 46

49 43

37 49

36 49 40

48 42

48 46 45

50 46

47 48 49 37

43 58

42

40 45

43 40

38 43

23*

45 36

42 43

41 53 36

44 41

43 43 38 37

39 54

50 (1.047)

51 (815) 48 (227)

53 (608) 46 (439)

42 (198) 52 (849)

49 (199) 52 (691) 42 (157)

50 (832) 49 (215)

48 (566) 54 (287) 50 (192)

54 (261) 49 (786)

51 (562) 53 (278) 49 (120) 38 (87)

48 (799) 58 (248)

a Tính cho mẫu gồm những người kết hôn sau năm 1955 và trước năm 1992, kết hôn một lần, có sống với cha mẹ chồng, có ít nhất cha hoặc mẹ còn sống tại thời điểm rời nhà cha mẹ.

* Số lượng các trường hợp thuộc nhóm này nhỏ hơn 20

(11)

Tuy nhiên, những mối quan hệ bộc lộ qua mô hình phân tích hai biến chỉ có tính chất gợi ý. Tác động của một vài yếu tố đến độ dài thời gian sống chung với cha mẹ chồng có thể bị

ảnh hưởng của những yếu tố khác. Tỉ lệ sống chung với cha mẹ chồng lâu hơn 3 năm cao hơn ở những người có học vấn cao so với những người có học vấn thấp có thể là do những người học vấn cao có ít anh chị em hơn. Vì vậy chúng tôi sử dụng mô hình phân tích đa biến để kiểm tra tác động độc lập của từng yếu tố đến độ dài thời gian sống chung với cha mẹ chồng trên cơ sở tính đến các yếu tố khác. Các biến số đưa vào mô hình phân tích đa biến là: Lớp thế hệ kết hôn; Khu vực cha mẹ làm việc; Loại hình gia đình gốc; Tôn giáo gia đình gốc; Học vấn của người được hỏi; Học vấn của vợ, chồng; Nghề nghiệp của hai vợ chồng; Kiểu kết hôn; Tuổi kết hôn; Cha mẹ chồng có còn sống lúc người được hỏi kết hôn; Tuổi cha mẹ chồng; Số anh chị em bên chồng; và Thứ tự sinh của chồng (con cả hay không phải con cả).

Nhìn chung, trái với sự ổn định của tỉ lệ sống chung với cha mẹ chồng sau khi kết hôn, có xu hướng giảm đáng kể tỉ lệ nam và nữ sống chung với nhà chồng với thời gian lâu hơn 3 năm trong vòng 40 năm qua. Mức độ giảm có chậm lại trong những năm 1961-1975 có lẽ bởi vì khi nam giới được huy động vào cuộc chiến tranh và các nhiệm vụ xã hội khác của

đất nước, phụ nữ thường được động viên đảm nhiệm chăm sóc gia đình chồng. Xu hướng đông anh chị em hơn của người chồng vào thời điểm kết hôn trong những năm gần đây do kết quả

của giảm tỉ lệ tử vong, cũng như xu hướng kết hôn muộn là những yếu tố cơ bản lý giải cho sự biến đổi lịch sử rút ngắn thời gian sống chung với nhà chồng.

Học vấn của người chồng, tuổi kết hôn, tuổi cha mẹ chồng, người chồng là con trai cả, và số lượng anh chị em của người chồng, là những yếu tố quan trọng nhất quyết định độ dài thời gian sống chung với nhà chồng. Các yếu tố này tác động theo những hướng khác nhau.

Phù hợp với các giả thuyết đã nêu, những người kết hôn sớm, tuổi cha mẹ chồng nhiều hơn 54, người chồng là con trai cả3, và người chồng có ít anh chị em, có nhiều khả năng hơn “sống với gia đình chồng lâu hơn 3 năm” so với những người khác. Tuy nhiên học vấn cao của người chồng lại có liên hệ thuận với độ dài thời gian sống chung. Kết quả này trái với giả thuyết về mối quan hệ giữa giáo dục và mô hình sống chung. Điều đó cho thấy tính phức tạp của các lực tác động khác nhau của yếu tố giáo dục. Một mặt, những người có học vấn cao được giả định là thích sống riêng sau khi kết hôn hơn so với người khác. Tuy nhiên những người này, thường là cán bộ nhà nước và cư dân đô thị, gặp nhiều khó khăn về nhà ở. Lưu ý rằng những người có khả năng có được căn hộ riêng đã tách ra ngay sau khi kết hôn, và như vậy họ không nằm trong mẫu phân tích. Mặt khác, quan niệm coi việc chăm sóc cha mẹ già như là một biểu hiện của lòng hiếu thảo đã được duy trì qua nhiều thế hệ như là chuẩn mực cho những người có giáo dục và nó được khuyến khích của các cấp chính quyền.

VI. Một vài nhận xét

Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn vẫn tiếp tục là mô hình sắp xếp nơi ở phổ biến nhất của dân cư tại đồng bằng sông Hồng. Tính trung bình có 80 phần trăm người

được hỏi, cả nam và nữ, đã từng sống chung với cha mẹ chồng sau khi xây dựng gia đình.

Nghề nghiệp phi nông nghiệp của cả hai vợ chồng, kết hôn muộn, và hôn nhân tự nguyện là những yếu tố quan trọng nhất làm giảm khả năng sống chung với nhà chồng sau khi kết hôn.

(12)

Mặc dù xu hướng sống chung với nhà chồng sau khi kết hôn ổn định trong gần nửa thế kỷ qua ở đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ những người “sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm” đã giảm đi đáng kể, đặc biệt đối với những người kết hôn sau thời kỳ tập thể hóa và chiến tranh. Kết quả này trùng hợp với những phát hiện khác trong các nước láng giềng rằng, song song với sự duy trì khuôn mẫu sống chung với nhà chồng, độ dài của thời gian sống chung ngày càng rút ngắn hơn (Lavely và Ren 1992; Weinstein và đồng nghiệp 1994;

Freedman và đồng nghiệp 1994). Những yếu tố chủ yếu quyết định việc rút ngắn độ dài thời gian sống chung là: kết hôn muộn của nam và nữ; người chồng có nhiều anh chị em; tuổi của cha mẹ chồng; và người chồng là con trai cả.

Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận những khía cạnh khác biệt giữa hai quá trình mở rộng và phân giải gia đình. Việc sống chung trong những năm đầu có thể do nhu cầu hỗ trợ từ phía những cặp vợ chồng mới kết hôn, trong khi đó chung sống lâu dài với cha mẹ phản ánh nhiều hơn nhu cầu giúp đỡ của các bậc cha mẹ khi đến tuổi già. Vì thế tác động của các yếu tố kinh tế-xã hội, nhân khẩu, và văn hóa đến hai khía cạnh này là rất khác nhau. Sự mở rộng các loại hình nghề nghiệp phi nông nghiệp không tác động đáng kể đến việc rút ngắn độ dài của thời gian sống chung mặc dù đó là nhân tố quan trọng nhất giảm khả năng chung sống với cha mẹ chồng sau khi kết hôn. Sự kỳ vọng của xã hội đối với người con trai cả sẽ sống chung lâu dài với cha mẹ thể hiện rất rõ ràng, trong khi đó không có sự khác biệt giữa con cả

và những người con trai khác về khả năng sống chung.

Cấu trúc gia đình Việt Nam không phản ánh mô hình sống theo đằng bố nếu nó được

đo vào thời điểm hiện tại hoặc vào thời điểm người được phỏng vấn còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng phép đo “sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn” thì cấu trúc gia

đình Việt Nam không khác với khuôn mẫu chung đo được ở các xã hội Đông á. Kết quả khác nhau giữa hai phép đo này có thể được giải thích bằng phong tục “luân chuyển nơi ở sau khi kết hôn”. Theo phong tục này những người con trai trẻ hơn sẽ lần lượt rời nhà cha mẹ để tạo dựng hộ gia đình riêng, chỉ để lại một người con trai (thường là con trai cả) sống lâu dài cùng cha mẹ và chăm sóc cha mẹ già. Phong tục này hầu như không thay đổi ở đồng bằng sông Hồng trong suốt bốn thập kỷ qua bất kể những biến động dữ dội về kinh tế-xã hội. Xét về mặt tổ chức nơi ở, có thể coi gia đình Việt Nam thuộc loại hình mà chúng tôi tạm gọi là 3 thế hệ không đầy đủ theo đằng bố trong đó chỉ có một người con trai cùng với gia đình riêng của anh ta ở lại cùng với cha mẹ [stem family].

Kết quả nghiên cứu bước đầu4 gợi ra rằng mô hình sống chung ở đồng bằng sông Hồng trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng của đôi vợ chồng mới tạo dựng một căn hộ độc lập. Ngoài ra, tác động mạnh của yếu tố số lượng anh chị em bên chồng cũng như

vị trí con cả của người chồng chỉ ra sự bền chặt qua thời gian của phong tục “luân chuyển nơi ở sau khi kết hôn”. Liệu rằng phong tục này sẽ còn kéo dài bao lâu nữa còn tuỳ thuộc vào khả

năng của xã hội xác lập nên một hệ thống an sinh xã hội có thể giúp con cái lo chu toàn việc chăm sóc cha mẹ mà không cần sống chung. Theo quan niệm truyền thống các cặp vợ chồng mới kết hôn ở Việt Nam nên sống chung với gia đình nhà chồng, ít nhất là cho đến khi những người anh em khác trong gia đình kết hôn, để chăm sóc bố mẹ già. Mô hình tổ chức nơi ở này

4 Một số biến số đo lường khả năng có thể và tính khả thi của mô hình sống chung như tình trạng kinh tế của gia đình

nhà chồng vào thời điểm kết hôn và cấu trúc gia đình nhà chồng -- gia đình nhiều thế hệ hay gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và con cái chưa xây dựng gia đình--, còn chưa được đưa vào mô hình phân tích của chúng tôi do sự hạn chế của số liệu. Chúng tôi đã sử dụng một số biến số xấp xỉ để đo lường các yếu tố nêu trên. Các biến số đó cần được bổ sung khi số liệu mới cho phép.

(13)

cũng thể hiện mong muốn của các bậc cha mẹ giúp đỡ con cái trước khi những người con ra ở riêng. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho những người con dâu mới về nhà chồng nhanh chóng làm quen với cuộc sống của gia đình chồng và đáp ứng được những kỳ vọng của mọi người trong gia đình chồng. Nói cách khác, khuôn mẫu truyền thống của việc sống chung với bố mẹ sau khi kết hôn củng cố trách nhiệm của các thế hệ trẻ chăm sóc bố mẹ già, đồng thời là một chiến lược gia đình nhằm hỗ trợ lẫn nhau giữa các thế hệ.

Như vậy khuôn mẫu sống chung với cha mẹ chồng sau khi kết hôn ở đồng bằng sông Hồng không phải đơn giản chỉ là sự tiếp tục chuẩn mực truyền thống mà nó còn là sản phẩm của những quyết định duy lý hiện đại. Mô hình này sẽ còn được duy trì chừng nào nó còn là nguồn đời sống tình cảm và nguồn hỗ trợ kinh tế cho cả các bậc cha mẹ và những người con mới xây dựng gia đình. Các thành quả kinh tế của chính sách nhà nước và quá trình công nghiệp hóa sẽ giúp những cặp vợ chồng mới cưới có nhiều khả năng độc lập hơn trong các quyết định về hôn nhân và sắp xếp nơi ở của mình. Những thành quả đó cũng tạo điều kiện

để người già có thể sống thoải mái hơn cho dù không được sự trợ giúp từ con cái. Tuy nhiên quá trình xác lập một mô hình mới về sắp xếp nơi ở đòi hỏi bao nhiêu thời gian nữa vẫn còn là một câu hỏi để mở.

Tài liệu trích dẫn

1. Chamratrithirong, Aphichat; S. Philip Morgan; and Ronald R. Rindfuss 1986. When to marry and Where to Live? A Sociological Study of Post-nuptial Residence and Age of Marriage Among Central Thai Women. IPSR publication number 102, September.

2. Dixon, Ruth 1971. Explaining Cross-cultural Variation in Age at Marriage and Proportions never Marrying. Population Studies, Vol. 25, No. 2. Pp. 215-234.

3. Đỗ Thái Đồng 1991. Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam. Trong Tương Lai và Rita Liljestrom (đồng chủ biên): Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 71-84.

4. Freedman, Ronald; Arland Thornton; and Li-Shou Yang 1994. Determinants of Co-residence in Extended Households. Trong Thornton, Arland and Hui-Sheng Lin (eds): Social Change and The Family in Taiwan. The University of Chicago Press. Pp. 335-358.

5. Goode, William J. 1982. The Family. Second edition. Prentice-hall Foundations of Modern Sociology Series.

6. Goodkind, Daniel 1997. Post-marital Residence Patterns Amidst Socialist Transformation in a Northern Province of Vietnam, 1948-1993. Paper presented at the Annual Meeting of the Association for Asian Studies, Chicago. 1997.

7. Hickey, Gerald Cannon 1964. Village in Vietnam. Yale University Press.

8. Hirschman, Charles and Vu Manh Loi 1996. Family and Household Structure in Vietnam: Some Glimpses from a Recent Survey. Pacific Affairs, Vol. 69, No. 2, Summer. Pp. 229-249.

9. Kim, Nam-Il; Soon Choi; and Insook Han Park 1994. Rural Family and Community Life in South Korea: Changes in Family Attitudes and Living Arrangements for the Elderly. Trong Cho, Lee-Jay

(14)

and Yada, Moto (eds). Tradition and Change in the Asian Family. Pp. 273-317. East-West Center, Honolulu.

10. Lavely, William and Ren Xinhua 1992. Patrilocality and Early Marital Co-residence in Rural China, 1955-1985. The China Quarterly, No. 130, June. Pp. 378-391.

11. Lee, Gary R. 1987. Comparative Perspectives. In Sussman, Marvin B. and Suzanne K. Steinmetz (eds): Handbook of Marriage and the Family. New York: Plenum Press. Pp. 59-80.

12. Lê Ngọc Văn 1991. Cơ cấu, chức năng, và quan hệ thân tộc của gia đình ở một xã nông thôn Bắc Bộ.

Tạp chí Xã hội học, Số 4 (36). Hà Nội. Trang 47-54.Martin, Linda G. 1989. Living Arrangements of the Elderly in Fiji, Korea, Malaysia, and the Philippines. Demography, Vol. 26, No. 4. Pp. 627-643.

13. Martin, Linda G. and Noriko O. Tsuya 1994. Middle-Aged Japanese and Their Parents:

Coresidence and Contact. Trong Cho, Lee-Jay and Yada, Moto (eds). Tradition and Change in the Asian Family. Pp. 153-178. East-West Center, Honolulu.

14. Phí Văn Ba 1991. Hệ thống kinh tế hộ gia đình đồng bằng: hiện trạng và triển vọng. Tạp chí Xã hội học, Số 4 (36). Hà Nội. Trang 31-37.

15. Sun, Te-Hsiung and Yin-Hshing Liu 1994. Chagnes in Intergenerational Relations in the Chinese Family: Taiwan’s Experience. Trong Cho, Lee-Jay and Yada, Moto (eds). Tradition and Change in the Asian Family. Pp. 319-361. East-West Center, Honolulu.

16. Tổng cục thống kê 1991. Phân tích kết quả điều tra mẫu. Tổng điều tra dân số 1989. Hà Nội.

17. Unger, Jonatha 1993. Urban Families in the Eighties: An Analysis of Chinese Surveys. Trong Davis, Deborah and Stevan Harrell (eds): Chinese Families in the Post-Mao Era. University of California Press. Berkeley-Los Angeles London. Pp. 25-49.

18. Weinstein, Maxine; Te-Hsiung Sun; Ming-Cheng Chang; and Ronald Freedman 1994. Co-residence and other ties linking couples and their parents. Trong Thornton, Arland and Hui-Sheng Lin (eds):

Social change and the family in Taiwan. The University of Chicago Press. Pp. 305-334.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

NhÞp sèng c«ng nghiÖp ®· khiÕn cho c¸c thµnh viªn cña nhiÒu gia ®×nh Ýt khi ngåi cïng víi nhau trong b÷a ¨n hµng ngµy.. ë thµnh phè, nhiÒu bËc phô huynh cã rÊt

Vì oâng laø ngöôøi nöôùc ngoaøi, khoâng phaûi laø coâng daân Vieät Nam, oâng khoâng coù quoác tòch Vieät Nam.... Quyền có

- Trang phôc lµ mét trong nh÷ng yÕu tè quan träng thÓ hiÖn v¨n hãa cña con ng-êi nãi chung, cña häc sinh trong nhµ tr-êng nãi riªng. mµ trong c¸ch trang phôc cÇn gi¶n

- Trang phôc lµ mét trong nh÷ng yÕu tè quan träng thÓ hiÖn v¨n hãa cña con ng-êi nãi chung, cña häc sinh trong nhµ tr-êng nãi riªng. mµ trong c¸ch trang phôc cÇn gi¶n

Các nghiên cứu cho thấy tiêm Bevacizumab nội nhãn làm giảm đáng kể nồng độ VEGF trong thủy dịch ở bệnh VMĐTĐ và có sự liên quan giữa nồng độ VEGF

‹Moái töông quan noàng ñoä – phaûn öùng ñöôïc xaùc ñònh qua caùc giaù trò: LC 50 , LD 50 , möùc ñoä aûnh höôûng khoâng quan saùt ñöôïc, khung an toaøn, chæ muïc

9 Laø moät quaù trình vaän chuyeån thuaän nghòch caùc ñoäc chaát giöõa maùu vaø caùc moâ, giöõa noäi baøo vaø ngoaïi baøo. 9 Coù söï thaåm thaáu caùc chaát qua maøng

DÕ MÌn phiªu l u kÝ kh«ng chØ hÊp dÉn ng êi ®äc bëi nh÷ng bµi häc vÒ cuéc sèng rÊt thùc mµ cßn bëi c¸ch viÕt rÊt hÊp dÉn cña