• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 10/10/2021 Tiết 11,12 CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN DẸP

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

- Tìm hiểu về đời sống, cấu tạo, sinh sản của một số đại diện ngành giun dẹp.

- Cách phòng tránh các bệnh liên quan tới giun dẹp.

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học: Gồm các bài

+ Nội dung : Tiết 11: Bài 11: SÁN LÁ GAN

+ Nội dung : Tiết 12: Bài 12: MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC.

- Thời lượng 2 tiết

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học I. Mục tiêu của chủ đề:

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm về ngành giun dẹp.Nêu được những đặc điểm chính của ngành

- Mô tả được hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diên trong ngành Giun dẹp . Ví dụ Sán lá gan có mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám, ruột và cơ quan sinh sản phát triển

- Phân biệt được hình dạng, cấu tạo , các phương thức sống của một số đại diện giun dẹp như sán dây, sán bã trầu…

- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số giun dẹp kí sinh.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.

* Các KNS cơ bản được giáo dục.

(2)

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo lận nhóm về cách phòng tránh bệnh sán lá gan.

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh để tìm hiểu đặc điểm nơi sống, cấu tạo dinh dưỡng , sinh sản và vòng đời của sán lá gan.

- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh sán lá gan:

+ Giữ vệ sinh ăn uống, nên ăn chín, uống sôi, nếu ăn rau sống phải rửa sạch. Phải giữ vệ sinh cá nhân và môi trường. Tuyên truyền cho người khác biết về tác hại và cách phòng chống bệnh giun sán.

+ Hiểu được vòng đời và các yêu cầu sinh thái đối với từng giai đoạn sống của sán lá gan, các sẽ biết cách phòng chống sán lá gan kí sinh ở vật nuôi: Tránh ăn rau sống (đặc biệt là các rau sống dưới nước), gỏi cá tôm, tránh lội nước, diệt ốc là vật chủ trung gian của sán lá gan để tránh bị sán lá gan xâm nhập vào cơ thể.1.3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán ký sinh cho vật nuôi

4. Những năng lực cần hướng tới :

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ ,năng lực tự học, hợp tác khi thảo luận nhóm , quan sát, ghi ghép, phát hiện và tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

*Giáo dục bảo vệ môi trường

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán ký sinh cho vật nuôi

- Trên cơ sở vòng đời của giun sán ký sinh, giáo dục cho HS phải ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch để hạn chế giun sán ký sinh qua gia súc và thức ăn của con người. Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường.

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao - Trình bày được khái niệm

về ngành giun dẹp.

- Học sinh mô tả được hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại

- Phân biệt được hình dạng, cấu tạo , các phương thức sống của một số đại diện

(3)

- Nêu được những đặc điểm chính của ngành

diên trong ngành giun dẹp như sán dây, sán bã trầu…

- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số giun dẹp kí sinh.

Bước 5: Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả

-Nhận biết

Câu 1.Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:

+ Trứng sán lá gan không gặp nước

+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp + Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác ăn thịt

+ Kén sán bám vào rau, bèo ... chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải Đáp án: Vòng đời sán lá gan sẽ bị gián đoạn

Câu 2. Sán lá gan thích nghi với cách phát tán nòi giống như thế nào?

Đáp án

- Sán đẻ nhiều trứng

- Ấu trùng có cơ quan di chuyển và có khả năng sinh sản làm tăng số lượng sán. Dù tỉ lệ chết rất cao nhưng chúng vẫn còn một tỉ lệ đáng kể để tồn tại và phát triển

Câu 3. Sán dây có đặc điểm nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?

Đáp án

Đặc điểm sán dây thích nghi cao với đời sống kí sinh trong ruột người: cơ quan bám tăng cường (4 giác bám và có thêm một móc bám), dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng qua thành cơ thể, mỗi đốt đều có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

Câu 4.Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?

Đáp án

Sán lá gan, sán dây xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các đường ăn uống là chủ yếu. Riêng sán lá máu, ấu trùng xâm nhập qua da.

Câu 5. Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? Vì sao?

Đáp án

Giun dẹp thường kí sinh ở máu, ruột, gan, cơ vì những nơi này có nhiều chất dinh dưỡng Câu 6.Trình bày vòng đời của sán lá gan?

Đáp án:

Gặp nước sinh sản

Trứng ---> ấu trùng lông (kí sinh trong ốc) ---> ấu bám vào cây trâu, bò ăn

trùng có đuôi ---> kén kén ---> bệnh sán lá gan.

-Thông hiểu

(4)

Câu 7:Cấu tạo .của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

Đáp án:

-Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, ruột, mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển.

-Cơ quan tiêu hoá phát triển giúp đồng hoá nhiều chất dinh dưỡng

-Cơ quan sinh dục phát triển, sán đẻ nhiều trứng, ấu trùng có cơ quan di chuyển và có khả năng sinh sản làm tăng số lượng sán.

Câu 8.Sán kí sinh gây tác hại như thế nào cho vật chủ ?

Đáp án: Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu -Vận dụng

Câu 9.Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Đáp án:

Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước, trong môi trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan. Ngoài ra trâu, bò thường uống nước và ăn các cây cỏ thiên nhiên, các kén sán bám ở đó rất nhiều.

Câu 10..Để đề phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống, giữ gìn vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* Giáo viên:

- Tranh sán lông và sán lá gan.

- Tranh vòng đời của sán lá gan.

- Chuẩn bị tranh một số giun dẹp kí sinh.

* Học sinh :

- HS kẻ bảng 1 vào vở.

- HS kẻ phiếu học tập vào vở.

2. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm

- Vấn đáp, tim tòi, gởi mở, nêu vấn đề

(5)

- Trình bày trên tranh.

3. Tổ chức hoạt động:

Tiết 1

A. Hoạt động 1: Khởi động – 5p a. Mục tiêu hoạt động:

- Huy động các kiến thức đã học, đã biết của học sinh về ngành giun dẹp, tạo hứng thú cho học sinh tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.

b. Phương thức tổ chức hoạt động.

- Gv: yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong sgk và hình vẽ trang 40 - Sán lông thuộc ngành nào?Nơi sống của sán lông?

- Hs: Sán lông thuộc ngành giun dẹp, sống thích nghi với lối sống bơi lội tự do, thường gặp ở ven biển, ẩn náu trong các khe đá để tìm thức ăn.

? Đặc điểm cơ thể ?

- Hs: Cơ thể sán lông hình lá, hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng, nhờ lông bơi sán lông bơi lội nhẹ nhàng trong môi trường nước hay trượt trên giá thể. Sán lông có đầu bằng, hai bên là thùy khứu giác, giữa là hai mắt đen, đuôi sán lông nhọn, có miệng nằm ở mặt bụng. Tiếp miệng là các nhánh ruột, chưa có hậu môn.

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về giun dẹp khác và hỏi:

? Theo em dự đoán đây là con gì, thuộc ngành nào, nó sống ở đâu, tác hại gì?

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của học sinh

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HĐ 1: Tìm hiểu về sán lá gan (40p) a. Mục tiêu hoạt động:

- Hs biết được nơi sống, cấu tạo và cách di chuyển của sán lá gan - HS hiểu được cách dinh dưỡng, vòng đời của sán lá gan

b. Phương thức tổ chức HĐ:

Hoạt động 1.1: Tìm hiểu nơi sống, cấu tạo và di chuyển của sán lá gan (15p)

Hoạt động hỗ trợ của GV Hoạt động của HS

(6)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1 trong SGK trang 41, đọc thông tin trong SGK Trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm , cấu tạo, di chuyển của sán lá gan?

- GV quan sát hoạt động của các nhóm, giúp đỡ các nhóm yếu.

- Gọi nhiều nhóm trả lời

- GV ghi ý kiến bổ sung lên bảng để HS nhận xét.

(Nếu ý kiến chưa đúng, GV gợi ý để HS nhận biết kiến thức).

- Cho HS theo dõi phiếu chuẩn kiến thức.

- Cá nhân HS quan sát tranh và hình SGK, kết hợp với thông tin về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản...

- Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến - Yêu cầu nêu được:

+ Cấu tạo của cơ quan tiêu hoá, di chuyển, giác quan.

+ Cách di chuyển.

+ ý nghĩa thích nghi

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và và bổ sung.

- HS tự theo dõi và sửa chữa nếu cần.

- GV yêu cầu HS nhắc lại:

- Sán lông thích nghi với đời sống bơi lội trong nước như thế nào?

- Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh trong gan mật như thế nào?

- Một vài HS nhắc lại và rút ra kết luận.

Kết luận:

- Nơi sống: Sống kí sinh ở gan và mật trâu bò.

- Cấu tạo : Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2- 5cm, màu đỏ máu. Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển.

- Di chuyển: nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển-> chun dãn, luồn lách trong môi trường kí sinh.

(7)

Hoạt động 1.2: Dinh dưỡng (10p)

Hoạt động hỗ trợ của GV Hoạt động của HS

Gv : Nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa : Dinh dưỡng của sán lông ?

Hs : Nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi

+ Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu khẻo giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ vừa để tiêu hóa vừ dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thiếu hậu môn.

* Kết luận: sgk/41

Hoạt động 1.3: Vòng đời của sán lá gan (15p)

Hoạt động hỗ trợ của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 11.2 trang 42, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập mục : Vòng đời sán lá gan ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra tình huống sau:

+ Trứng sán không gặp nước.

+ Ấu trùng nở không gặp cơ thể ốc thích hợp

+ Ốc chứa ấu trùng bị động vật khác ăn mất.

+ Kén bám vào rau bèo nhưng trâu bò không ăn phải.

-Yêu cầu HS viết sơ đồ biểu diễn vòng đời của sán lá gan.

- Sán lá gan thích nghi với sự phát tán

- Cá nhân đọc thông tin, quan sát hình 11.2 và ghi nhớ kiến thức

- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và hoàn thành bài tập.

Yêu cầu:

+ Không nở được thành ấu trùng.

+ ấu trùng sẽ chết.

+ Ấu trùng không phát triển

+ Kén hỏng và không nở thành sán được.

(8)

nòi giống như thế nào?

- Muốn tiêu diệt sán lá gan ta phải làm gì?

- GV gọi các nhóm lên chữa bài.

- GV lưu ý vì có nhiều nội dung thảo luận nên GV cần ghi tóm tắt ý kiến và phần bổ sung của HS.

- Sau khi chữa bài, GV thông báo ý kiến đúng, nếu chưa rõ, GV giải thích thêm.

- Cho HS liên hệ thực tế và có biện pháp đề phòng cụ thể.

- GV gọi 1, 2 HS lên trình bày.

*Giáo dục bảo vệ môi trường

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán ký sinh cho vật nuôi

- Trên cơ sở vòng đời của giun sán ký sinh, giáo dục cho HS phải ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch để hạn chế giun sán ký sinh qua gia súc và thức ăn của con người. Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường.

- Dựa vào hình 11.2 trong SGK viết theo chiều mũi tên, chú ý các giai đoạn ấu trùng và kén.

+ Trứng phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ.

+ Diệt ốc, xử lí phân diệt trứng, xử lí rau diệt kén.

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS liên hệ thực tế và trình bày.

HS lắng nghe

Kết luận:

- Vòng đời của sán lá gan

Gặp nước sinh sản

Trứng ---> ấu trùng lông (kí sinh trong ốc) ---> ấu bám vào cây trâu, bò ăn

trùng có đuôi ---> kén sán ---> bệnh sán lá gan.

c. Sản phẩm :

(9)

- Câu trả lời của học sinh.

Tiết 2

Hoạt đông 2: Một số giun dẹp khác.

a. Mục tiêu hoạt động:

- Nêu một số đặc điểm của giun dẹp kí sinh .

- Phân biệt được hình dạng, cấu tạo , các phương thức sống của một số đại diện giun dẹp như sán dây, sán bã trầu…

- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số giun dẹp kí sinh.

- Giáo dục HS: Giữ vệ sinh ăn uống, nên ăn chín, uống sôi, nếu ăn rau sống phải rửa sạch. Phải giữ vệ sinh cá nhân và môi trường. Tuyên truyền cho người khác biết về tác hại và cách phòng chống bệnh giun sán.

b. Phương thức tổ chức:

Hoạt động 2.1: Một số giun dẹp khác(20p) Hoạt động hỗ trợ của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK,

quan sát hình 12.1; 12.2; 12.3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

- Kể tên một số giun dẹp kí sinh?

- Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật?

Vì sao?

? Trình bày đặc điểm đặc trưng của mối đại diện ?

Gv: Sán lá máu phân tính, nhưng con đực và con cái luôn cặp đôi với nhau( đưc ở ngoài, cái ở trong) đến mức gần như một cơ thể lưỡng tính.

Sán lá máu có kích thước rất nhỏ và ấu

- HS tự quan sát tranh hình SGK trang 44 và ghi nhớ kiến thức.

- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi, yêu cầu:

+ Kể tên

+ Bộ phận kí sinh chủ yếu là: máu, ruột,gan, cơ.

+ Vì những cơ quan này có nhiều chất dinh dưỡng.

(10)

trùng sâm nhập vào da người khi tắm rửa ở những nơi nước ô nhiễm.

- San bã trầu : Kí sinh phổ biến ở ruột non lợn, làm lợn gầy rộc châm lớn.

Cấu tạo giống sán lá gan

- Sán dây: Gọi là sán bò để phân biệt với sán dây lợn. Sở dĩ giới thiệu sán dây bò vì nước ta dâng có thói quen ăn thịt bò tái. Điều này rất nguy hiểm nếu ăn phải thịt lợn gạo. Người mắc bệnh sán dây dễ nhận biết vì thỉnh thoảng đốt sán đứt dần, có thể di chuyển vài giờ, chui ra khỏi hậu môn trông giống như xơ mít.

- Để phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?

- GV cho các nhóm phát biểu ý kiến.

- GV cho HS đọc mục “Em có biết”

cuối bài và trả lời câu hỏi:

- Sán kí sinh gây tác hại như thế nào?

- Em sẽ làm gì để giúp mọi người tránh nhiễm giun sán?

- GV cho HS tự rút ra kết luận.

- GV giới thiệu thêm một số sán kí sinh: sán lá song chủ, sán mép, sán chó.

GV : Giữ vệ sinh ăn uống, nên ăn chín, uống sôi, nếu ăn rau sống phải rửa sạch. Phải giữ vệ sinh cá nhân

- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, yêu cầu nêu được:

+ Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ,làm cho vật chủ gầy yếu.

+ Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn, bò gạo.

(11)

và môi trường. Tuyên truyền cho người khác biết về tác hại và cách phòng chống bệnh giun sán.

Tiểu kết:

- Một số sán kí sinh:

+ Sán lá máu trong máu người.

+ Sán bã trầu trong ruột lợn

+ Sán dây trong ruột người và cơ ở trâu, bò, lợn.

c. Sản phẩm :

- Câu trả lời của học sinh.

C. Hoạt động luyện tập (15p) a. Mục tiêu hoạt động:

- Củng cố khắc sâu những kiến thức trong bài về cấu tạo của hoa, cách phân loại và sắp xếp của hoa trên cây.

b. Phương thức tổ chức:

- Hệ thống câu hỏi kiểm tra - Đánh giá

Câu 1(Nhận biết).Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:

+ Trứng sán lá gan không gặp nước

+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp + Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác ăn thịt

+ Kén sán bám vào rau, bèo ... chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải Đáp án: Vòng đời sán lá gan sẽ bị gián đoạn

Câu 2(Nhận biết).Sán lá gan thích nghi với cách phát tán nòi giống như thế nào?

Đáp án

- Sán đẻ nhiều trứng

- Ấu trùng có cơ quan di chuyển và có khả năng sinh sản làm tăng số lượng sán. Dù tỉ lệ chết rất cao nhưng chúng vẫn còn một tỉ lệ đáng kể để tồn tại và phát triển

Câu 3(Nhận biết).Sán dây có đặc điểm nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?

Đáp án

Đặc điểm sán dây thích nghi cao với đời sống kí sinh trong ruột người: cơ quan bám tăng cường (4 giác bám và có thêm một móc bám), dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng qua thành cơ thể, mỗi đốt đều có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

(12)

Câu 4(Nhận biết).Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?

Đáp án

Sán lá gan, sán dây xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các đường ăn uống là chủ yếu. Riêng sán lá máu, ấu trùng xâm nhập qua da.

Câu 5(Nhận biết).Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? Vì sao?

Đáp án

Giun dẹp thường kí sinh ở máu, ruột, gan, cơ vì những nơi này có nhiều chất dinh dưỡng Câu 6:(Nhận biết).Trình bày vòng đời của sán lá gan?

Đáp án:

Gặp nước sinh sản

Trứng ---> ấu trùng lông (kí sinh trong ốc) ---> ấu bám vào cây trâu, bò ăn

trùng có đuôi ---> kén kén ---> bệnh sán lá gan.

Câu 7: (Thông hiểu)Cấu tạo .của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

Đáp án:

-Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, ruột, mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển.

-Cơ quan tiêu hoá phát triển giúp đồng hoá nhiều chất dinh dưỡng

-Cơ quan sinh dục phát triển, sán đẻ nhiều trứng, ấu trùng có cơ quan di chuyển và có khả năng sinh sản làm tăng số lượng sán.

Câu 8(Thông hiểu).Sán kí sinh gây tác hại như thế nào cho vật chủ ?

Đáp án: Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu Câu 9(Vận dụng).Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Đáp án:

Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước, trong môi trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan. Ngoài ra trâu, bò thường uống nước và ăn các cây cỏ thiên nhiên, các kén sán bám ở đó rất nhiều.

Câu 10(Vận dụng).Để đề phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống, giữ gìn vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?

Đáp án

Giữ vệ sinh ăn uống cho người và gia súc: vệ sinh môi trường sống, ăn chín uống sôi, không ăn quả xanh, không ăn rau sống khi chưa rửa sạch để hạn chế con đường lây lan của của giun sán kí sinh qua gia súc và thức ăn của con người.

(13)

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của hs

D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, vận dụng.(10p) a. Mục tiêu hoạt động:

- HS vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của hs.

b. Phương thức tổ chức:

- GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn nguồn tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi.

Câu hỏi:

1.Trình bày vòng đời của sán lá gan qua sơ đồ sau và cho biết:

- Trong điều kiện nào trứng không nở thành ấu trùng?

- Ấu trùng sẽ chết khi gặp điều kiện bất lợi nào?

- Con người cần làm gì để phòng tránh bệnh giun dẹp?

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của hs

(14)

Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. B1: HS đọc thông tin SGK và quan sát hình

- Mô tả được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.. - HS mô

- Năng lực nhận thức: Xác định được có sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Từ đó phát biểu được cường độ dòng điện chạy

- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.. - Học

- Trình bày được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng.. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất

- Trình bày được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng.. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn (10’) Mục tiêu: Nêu được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn.. Nội dung: Giá trị

- Năng lực nhận thức: Xác định được có sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Từ đó phát biểu được cường độ dòng điện chạy qua một