• Không có kết quả nào được tìm thấy

Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến - Giáo dục tiếu học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài: Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến

I. Hướng dẫn giải phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 92

Chuyển câu kể thành câu khiến:

- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào!

- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

- Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

I. Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 93

Câu 1 (trang 93 sgk Tiếng Việt 4): Chuyển các câu kể sau thành câu khiến Trả lời:

Dựa vào phần ghi nhớ đã học, em chỉ cần thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải... vào trước động từ hoặc thêm các từ lên, đi, thôi, nào... vào cuối câu. Và cũng có thể thêm các từ đề nghị, xin, mong vào đầu câu, em sẽ có được những câu cầu khiến.

- Nam hãy đi học!

- Thanh đi lao động đi!

- Đề nghị Ngân hãy chăm chỉ hơn!

- Mong Giang phấn đấu học giỏi!

Câu 2 (trang 93 sgk Tiếng Việt 4): Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 93) .

Trả lời:

Em có thể đặt câu như sau:

a) Với bạn: - Phương thông cảm cho mình mượn cái bút với!

(2)

- Phương ơi, bút của mình bị hỏng, cậu cho mình mượn cái bút kia đi!

b) Với bố của bạn: - Dạ, bác làm ơn cho cháu được nói chuyện với Hoàng ạ!

- Nhờ bác chuyển máy cho Hoàng, cháu xin phép được nói chuyện cùng Hoàng ạ!

c) Với một người lớn: - Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp nhà bạn Hà ở đâu ạ!

- Chú làm ơn chỉ nhà bạn Hà cho cháu với ạ!

Câu 3 (trang 93 sgk Tiếng Việt 4): Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu khiến có:

a. Hãy ở trước động từ

b. Đi, thôi, nào ở sau động từ c. Xin, mong ở trước chủ ngữ Trả lời:

Dựa vào cách thức tạo ra câu khiến đã học, căn cứ vào nội dung đã cho, em đặt vào câu khiến theo yêu cầu câu hỏi.

Em có thể đặt như sau:

a. - Em hãy ở nhà, bữa khác chị sẽ cho đi! - Con hãy học bài đi!

b. - Chúng minh ra bờ hồ dạo mát đi! - Chúng mình cùng học bài đi nào!

c. - Mong cậu giữ đúng lời hứa! - Xin bố cho con được học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi!

Câu 4 (trang 93 sgk Tiếng Việt 4): Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.

Trả lời:

- Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập- - Có thể dùng câu b khi yêu cầu tập thể cho bạn Nam vào thi đấu vật.

- Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

Bác kim giờ thận trọng Bộ kim giây tinh nghịch Nhích từng li, từng li Chạy vút lên trước hàng Anh kim phút lầm lì Ba kim cùng tới đích. Đi từng bước,

Bài 3: Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo ( thầy giáo).. Đặt câu khiến để nói

Em hãy nói một câu với bác để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.. c/ Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy

Em dựa vào hướng dẫn phía trên để hoàn thành bài tập.. Thanh đi lao động. Ngân chăm chỉ. Giang phấn đấu học giỏi. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để

Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau:.. - Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ,

Câu 3 (trang 62 sgk Tiếng Việt 3): Dựa vào bài Hội vật, hãy trả lời câu hỏi : a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông ?. b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt

Các sự vật cũng có hành động, ý nghĩa như người : trăng sao biết trốn, đất nóng lòng chờ đợi, đất hả hê uống nước, ông sấm vỗ tay cười, ông trời bật lửa xem lúa trổ