• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23

Ngày soạn: 20/2/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021 Toán

CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số).

2. Kĩ năng:

- Vận dụng phép tính chia để làm tính và giải toán.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính

- Hs: Đồ dùng học tập, vở , ĐTTM.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:(3 phút) Gọi HS làm bài 2, 3 (116).

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1 phút)

b. Hướng dẫn phép chia: (10 phút) - Gọi HS đọc phép chia, GV ghi bảng.

6369 : 3 = ?

- Yêu cầu đặt tính và chia.

- GV cùng HS nhận xét.

- Gọi HS nêu cách chia, GV ghi bảng.

6369 3 03 2123 06

09 0

- HD phép chia 1276 : 4 = ?

- Cho HS thực hiện bảng lớp và nháp.

- GV ghi bảng 1276 4 07 319 36

00

- Khi nào phải lấy tới 2 chữ số ở số bị chia để chia trong lần chia thứ nhất?

cThực hành: (25 phút) Bài 1: Tính

- GV yêu cầu HS làm bài vào nháp.

- Yêu cầu HS nêu cách tính.

- Nhận xét, chữa bài Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc bài toán và tìm hiểu bài

- 2 HS lên bảng

- 1 HS đọc: 6369 : 3

- 1 HS thực hiện ở bảng lớp, dưới làm nháp.

- 1 HS nêu từng bước chia, quy trình chia từ trái sang phải.

- 1 HS đọc phép chia.

- 1 HS lên bảng, dưới nháp.

- HS nêu cách chia.

- Chữ số hàng đầu tiên của SBC <SC 1 Lớp thực hiện các phép tính vào nháp, 3 HS đọc làm.

- Nhận xét

- HS đọc đề toán.

(2)

toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở và chữa bài.

Bài 3: Tìm x:

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết của phép nhân.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở và chữa bài - Nhận xét, chữa bài

3. Củng cố dặn dò

- Nêu cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số?

- Nhận xét giờ học.

- HS làm bài vào vở- một HS lên chữa bài

Bài giải

Số gói bánh có trong mỗi thùng là:

1648:4=412(gói) Đáp số: 412 gói - Hs đọc yêu cầu

- HS làm bài và chữa bài.

- 2 HS lên chữa bài.

a) 923 b) 526

Tập đoc - Kể chuyện NHÀ ẢO THUẬT

I. MỤC TIÊU

A. TẬP ĐỌC:

1. Kiến thức: - Hiểu được từ ngữ mới (ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài).

- Hiểu được nội dung câu chuyện : Khen ngợi hai chị em Xô - phi và Mác là những đứa trẻ ngoan, chú Lý là nhà ảo thuật có tài lại rất thương yêu trẻ.

2. Kĩ năng:- Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, chứng kiến, nắp lọ, ...

- Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện đựa theo tranh minh họa.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

*QTE: Trẻ em có quyền có gia đình, được vui chơi, giải trí.

B. KỂ CHUYỆN:

1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi (hoặc Mác).

2. Rèn kỹ năng nghe.

II. GDKNS

- Thể hiện sự cảm thông.

- Tự nhận thức bản thân

- Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính - HS: ĐTTM

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. kiểm tra bài cũ(5 phút)

- HS đọc bài “Cái cầu” và nêu nội dung bài.

- Nhận xét- đánh giá 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1 phút) chiếu slide 1 giới thiệu bài.

- 2 HS đọc và trả lời.

- HS nghe.

- HS theo dõi.

(3)

b. Luyện đọc: (25 phút) a) GV đọc cả bài.

- Yêu cầu quan sát tranh SGK.

b) GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩ từ:

- Đọc từng câu.

- Đọc từng đoạn trước lớp

- Giảng từ: chứng kiến, thán phục, đại tài.

- Đọc từng đoạn trong nhóm - Gọi HS thi đọc đoạn 4.

- GV cùng HS nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất.

c. Tìm hiểu bài: (10 phút)

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:

- Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ?

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:

- Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ?

- Vì sao hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp ?

* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3,4.

- Vì sao chú Lý đến tận nhà 2 chị em ? - Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?

- Theo em chị em Xô-phi đã được xem ảo thụât chưa?

- GV chốt lại.

- Qua hai đoạn câu chuyện em thấy 2 chị em Xô phi có gì đáng khen?

*QTE: Trẻ em có quyền có gia đình, được vui chơi, giải trí. (liên hệ)

d. Luyện đọc lại: (10 phút)

- GV đọc mẫu đoạn 4, chiếu slide 2 đoạn văn mẫu.

- Khi đọc đoạn này cô đã nhấn giọng ở các từ ngữ nào?

- GV kết luận.

- Yêu cầu luyện đọc đoạn 4.

- Gọi HS thi đọc, nhận xét.

- HS quan sát, nêu nội dung.

- HS đọc nối câu.

-HS đọc tiếp nối 4 đoạn.

- 1 HS đặt câu với từ thán phục.

- HS đọc theo cặp.

- 4 HS đọc thi.

- HS đọc thầm đoạn 1.

- Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.

- HS đọc thầm đoạn 2.

- Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.

- Hai chị em nhớ lời dặn của mẹ.

- HS đọc thầm đoạn 3,4.

- HS tự do phát biểu.

- HS trả lời, nhận xét.

- Hai chị em được xem ngay tại nhà.

- Là người con ngoan, biết thương yêu bố mẹ, là người tốt bụng.

- HS gạch trong SGK.

- 2 HS đọc đoạn 4.

- 2 HS thi đọc, 1 HS đọc cả bài.

- 1 HS đọc yêu cầu

KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN (TIẾT 2)

GV nêu nhiệm vụ: (1 phút)

(4)

Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi (hoặc Mác).

. HD HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh: (18 phút)

- Bài yêu cầu kể bằng lời của nhân vật nào?

- Như vậy lời kể cần xưng hô thế nào?

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. Chiếu slide tranh minh họa kể chuyện.

- Gọi HS kể mẫu.

- GV cùng HS nhận xét.

- Yêu cầu kể theo nhóm.

- Gọi HS kể trước lớp.

- Gọi HS thi kể, GV cùng HS nhận xét.

3. Củng cố dặn dò:(1 phút)

- Câu chuyện cho em biết điều gì?

- GV nhận xét tiết học, về kể lại cho người thân nghe.

- Xô phi hoặc Mác.

- Là tôi, tớ hay mình.

- HS quan sát tranh.

- 1 HS khá kể lại.

- 2 HS kể lại cho nhau nghe.

- 3 HS kể trước lớp, nhận xét.

- 2 HS thi kể.

Ngày soạn: 20/2/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021 Toán

CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ( tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

- HS biết thực hiện chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có bốn chữ số hoặc ba chữ số)

- Biết vận dụng phép chia để làm tính và giải toán . - Giáo dục HS tính chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính - Hs: ĐTTM.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Hát

1.Kiểm tra bài cũ . 5’

- GV yêu cầu HS chữa bài tập VBT - Nhận xét

2. Bài mới.

a.Giới thiệu bài. 1’ GV giới thiệu trực tiếp b.Hướng dẫn thực hiện PC số có bốn CS cho số có một CS. 10’

* HD thực hiện PC: 9365:3

- GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép tính chia.

- Yêu cầu HSD nhận xét phép chia(phép chia có dư, thương có 4 chữ số)

* Tương tự với phép chia 3349:4

- 4 HS lên chữa bài.

- Nhận xét

- HS nêu lại cách chia.

9365 3 03 3121 06

05

2 9365:3=3121(dư 2)

(5)

* Lưu ý: Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bộ hơn số chia thỡ phải lấy hai chữ số.

c.HD làm bài tập SGK/118. 20’

*Bài 1: Tớnh

- GV yờu cầu HS làm bài vào bảng con.

- Yờu cầu HS nờu cỏch tớnh.

- Nhận xột, chữa bài

*Bài 2:

- GV yờu cầu HS đọc bài toỏn và tỡm hiểu bài toỏn.

H: Bài toỏn cho biết gỡ?

H: Bài toỏn hỏi gỡ?

- GV hướng dẫn cỏch làm bài và trỡnh bày bài giải.

- GV yờu cầu HS làm bài vào vở và chữa bài.

*Bài 3: Tổ chức cho HS thi ghộp hỡnh theo mẫu đó cho.

3. Củng cố- dặn dũ. 3’

- GV chốt lại ND bài

- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện phộp chia 2249:4 vào giấy nhỏp.

- HS nhận xột kết quả hai phộp tớnh

- Lớp thực hiện cỏc phộp tớnh vào bảng con, 2 HS lờn bảng làm.

- Nhận xột

- 3 HS đọc đề toỏn.

- HS làm bài vào vở- một HS lờn chữa bài Bài giải

Ta phải thực hiện phộp chia:

1250:4=312(dư 2)

Vậy 1250 bỏnh xe lắp được nhiều nhất vào 312 xe và cũn thừa 2 bỏnh xe

Đỏp số: 312 xe; thừa 2 bỏnh xe.

- 4 HS lờn thi ghộp hỡnh trước lớp.

Đạo đức

TễN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 2)

I. mục tiêu

1.Kiến thức: - Biết đợc những việc cần làm khi gặp đám tang.

2.Kĩ năng: - Bớc đầu biết cảm thông với những đau thơng, mất mát ngời thân của ngời khác.

3. Thỏi độ: - Giáo dục HS có thái độ tôn trọng đám tang, không làm gì xúc phạm đến tang lễ, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có ngời vừa mất.

II. các kỹ năng sông đợc giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thong sự đau buồn của người khỏc.

- Kĩ năng ứng xử phự hợp khi gặp đỏm tang.

III.chuẩn bị

- GV: Mỏy tớnh - Hs: ĐTTM

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ (4')

- Khi gặp đám tang em phải làm gì?

- Nên làm gì và không nên làm gì khi gặp

đám tang

- HS + GV nhận xét đánh giá

2. Bài mới

aGiới thiệu bài(1')

b. Hoạt động 1: (10')Bày tỏ ý kiến - Gv lần lợt đọc từng phơng án ở BT3 để học sinh giơ các tấm thẻ.

HS trả lời

- Hs đọc yêu cầu bài tập 3

(6)

+ Thẻ đỏ: tán thành

+ thẻ xanh: không tán thành + Thẻ vàng: lỡng lự

- GV kết luận: tán thành ý kiến b, c +Không tán thành ý kiến a

- Vì sao em chọn ý kiến đó

c. Hoạt động 2: (10')Xử lý tình huống.

- GV treo bảng phụ chép bài tập 4.

- Yêu cầu thảo luận nhóm.Chia nhóm giao việc

+ GV kết luận:

d. Hoạt động 3(7') Chơi trò chơi nên và không nên

- Hớng dẫn chơi

- Gọi 4 HS lên thi viết nhanh

- Khi gặp đám tang em phải có thái độ nh thế nào ?

- GV cùng lớp nhận xét.

+ GV kết luận: Khi gặp đám tang không nên cời đùa, bóp còi xe, luồn lách vợt lên trớc mà phải ngả mũ, nón và nhờng đờng.

3. Củng cố, dặn dò: (3')

- Vì sao phải tôn trọng đám tang?

- Nhận xét đánh giá chung giờ học.

- Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện việc tôn trọng

đám tang.

- HS suy nghĩ bày tỏ thái độ - Tán thành ý kiến b, c - Không tán thành ý kiến a - Hs nêu

-Hs thảo luận cách xử lý BT4

- Đại diện nhóm báo cáo, lớp trao đổi bổ sung

- 2 HS ghi những việc nên làm và 2 HS ghi những việc không nên làm - Dới lớp cổ vũ

- NX đánh giá bổ sung

Tự nhiờn và xó hội LÁ CÂY

I. MỤC TIấU

- HS biết được cấu tạo ngoài của lỏ cõy, biết được sự đa dạng về màu sắc, hỡnh dạng và độ lớn của lỏ cõy.

- HS biết phõn loại cỏc loại lỏ cõy sưu tầm được.

- Biết chăm súc cỏc loại cõy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mỏy tớnh - HS: ĐTTM

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Nờu chức năng của rễ cõy?

- Hóy nờu ớch lợi của một số loài rễ cõy đối với đời sống con người.

- Nhận xột- tuyờn dương hs

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1’Yờu cầu học sinh hỏt bài hỏt cú tờn lỏ cõy.

GV dựa vào bài hỏt giới thiệu ghi đề bài.

b. Hoạt động 1: 13’Làm việc cỏ nhõn.

- Yờu cầu HS quan sỏt cỏc hỡnh trong SGK và kết hợp quan sỏt lỏ cõy thật mang đến lớp

- Rễ cõy cú chức năng hỳt nước và muối khoỏng hoà tan cú trong đất để nuối cõy.

đồng thời cũn bỏm chặt bỏm chặt vào đất để giữ cho cõy khỏi bị đỗ.

- Một số rễ cõy làm thức ăn, làm thuốc, làm đường,..

- Nhận xột - HS hỏt.

- HS làm việc cỏ nhõn

(7)

thảo luận theo nội dung sau:

- Hãy nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được?

-Hãy chỉ ra đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được?

KL: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây thường có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá; trên phiến lá có gân lá..

+ GV chốt lại Kết hợp giáo dục học sinh.

Xung quanh, trường lớp ta thấy lá cây có nhiều hình dạng, màu sắc, độ lớn khác nhau trông thật là đẹp. Vậy chúng ta cần làm gì để lá cây luôn được tươi tốt?

c. Hoạt động 2: 10’ Làm việc với vật thật.

- GV yêu cầu HS sắp xếp các lá cây thật các em đã chuẩn theo từng nhóm có kích thước, hình dạng, màu sắc tương tự nhau.

+ Nhóm lá kim + Nhóm lá nhỏ + Nhóm lá dài + Nhóm lá bầu dục - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét tuyên dương hs nào sưu tầm được nhiều lá, trình bày đẹp, nhanh.

3. Củng cố- Dặn dò. 5’

- GV chốt lại ND bài.

H: Nhà em thường trồng những cây gì? lá của chúng như thế nào? Em gì với các cyaa đã trồng?

GV liên hệ giáo dục học sinh.

- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm một số loại lá cây.

- HS trình bày.

- Thường xuyên chăm sóc bảo vệ, tưới nước, không bẻ cành.

- HS sắp xếp

- HS trình bày trước lớp.

Ngày soạn: 20/2/2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021 Toán

CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ( tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

- HS biết thực hiện chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương)

- Biết vận dụng phép chia để làm tính và giải toán . - Giáo dục HS tính chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(8)

1.Kiểm tra bài cũ. 5’

- GV yêu cầu HS làm bài:

3452 : 3; 4975 : 4

- Nhận xét- tuyên dương hs 2. Bài mới.

a.Giới thiệu bài.1’ GV giới thiệu trực tiếp b.Hướng dẫn thực hiện PC số có bốn CS cho số có một CS. 10’

* HD thực hiện PC: 4218:6

- GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép tính chia.

- Yêu cầu HSD nhận xét phép chia (phép chia hết, thương có chữ số 0 )

* Tương tự với phép chia 2407:4

* Lưu ý: Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số.

c.HD làm bài tập SGK/119. 20’

*Bài 1: Tính

- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con.

- Yêu cầu HS nêu cách tính.

- Nhận xét, chữa bài

*Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc bài toán và tìm hiểu bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo hai bước:

+ Số mét đường đã sửa.

+ Số mét đường còn phải sửa.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở và chữa bài.

*Bài 3: Yêu cầu HS tính nhẩm để tìm ra phép tính đúng, sai- GV giải thích.

3. Củng cố- dặn dò - GV chốt lại ND bài - Dặn HS về ôn lại bài.

- Nhận xét tiết học

- Hs làm vào nháp, 2 hs đọc bài làm.

- Nhận xét

- HS nêu lại cách chia.

4218 6 01 703 18 0

- HS thực hiện phép chia 2407: 4 vào giấy nháp.

- HS nhận xét kết quả hai phép tính

- Lớp thực hiện các phép tính vào bảng con, 2 HS lên bảng làm.

- HS đọc đề toán.

- HS làm bài vào vở- một HS lên chữa bài Bài giải

Số mét đường đã sửa là:

1215:3=405(m) Số mét đường còn phải sửa

1215-405=810(m) Đáp số: 810 m đường

- HS làm bài và chữa bài.

Tập đọc

CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặt điểm về nội dung, hình thức trình bày mục đích của một tờ quảng cáo.

2. Kĩ năng:

(9)

- Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương : xiếc, đặc sắc, dí dỏm, biến hoá, nhào lộn, khéo léo, tu bổ, lứa tuổi, giảm giá, liên hệ,...- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

*QTE: Trẻ em có quyền tham gia (kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật).

II. GDKNS:

- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận.

- Ra quyết định.

- Quản lí thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5 phút)

- GV cho HS đọc bài: Nhà ảo thuật và TLCH - Nhận xét, đánh giá

2 Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1 phút)

b. Luyện đọc: (10 phút) GV đọc bài.

* Đọc từng câu.

Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.

- GV ghi bảng : 1 – 6, 50%, 10%, 5180360

* Đọc từng đoạn trước lớp (HD chia đoạn) - Giải nghĩa và đặt câu từ: tiết mục, tu bổ, hân hạnh.

* Đọc từng đoạn trong nhóm - Gọi HS thi đọc đoạn 4.

- GV cùng HS nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất.

c. Tìm hiểu bài: (15 phút) YC HS quan sát tranh.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?

- Trong quảng cáo em thích nội dung nào?vì sao ? - Quảng cáo đưa ra các thông tin quan trọng như thế nào?

- Cách viết thông báo như thế nào? có ngắn gọn rõ ràng không ?

- Ngoài phần thông tin, quảng cáo còn được trang trí như thế nào?

- Em thường thấy quảng cáo ở đâu?

d. Luyện đọc lại. (5 phút)

- GV đọc mẫu đoạn giới thiệu các tiết mục mới.

- Gọi HS đọc đoạn này chú ý ngắt nghỉ đúng dấu câu, nhấn giọng ở các từ ngữ in đậm.

- GV cùng HS nhận xét.

3. Củng cố dặn dò:(3 phút) - Qua bài em hiểu thêm điều gì?

Liên hệ gd QTE: Khi chúng ta xem một buổi biểu diễn nghệ thuật, chúng ta có nhiều cảm xúc vui vẻ, phấn khởi,…và các em có quyền tham gia.

- 2 HS đọc bài và TLCH - Nhận xét

- HS nghe GV đọc mẫu.

* HS đọc nối câu.

- HS luyện đọc

* HS đọc tiếp nối 4 đoạn.

- 1 HS đặt câu với từ thán phục.

* HS đọc theo cặp.

- 4 HS đọc thi.

- 2 HS thi đọc cả bài.

* HS quan sát tranh SGK.

- Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.

- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- Thông báo thông tin cần thiết để người xem quan tâm.

- Ngắn gọn rõ ràng, dễ nhớ.

- Tranh minh hoạ làm cho quảng cáo hấp dẫn - quan sát tranh SGK.

- Băng treo trên đường, nóc các toà nhà cao tầng, khu vui chơi,..

- HS theo dõi SGK.

- 1 HS đọc, nhận xét.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 3 HS thi đọc.

- 1 HS nêu

(10)

Luyện từ và câu

NHÂN HOÁ - ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:

NHƯ THẾ NÀO ?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.

- Ôn luyện cách đặt câu và trả lời câu hỏi Như thế nào ? 2. Kĩ năng:

- Hs có kĩ năng đặt câu và trả lời câu hỏi Như thế nào?

3. Thái độ:

- Hs yêu môn học, cảm nhận cái hay, đẹp của văn thơ khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phòng học zoom

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

- Nêu 5 từ chỉ trí thức và 5 từ chỉ hoạt động của họ.

- Nhân hoá là gì?

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1 phút)

b. Hướng dẫn làm bài tập: (30 phút)

* Bài tập 1 (22): Đọc bài thơ...

- Gọi HS đọc bài thơ.

- GV cho HS quan sát đồng hồ.

- Yêu cầu HS làm vở bài tập.

- GV dán tờ phiếu lên bảng, mời 3 HS thi trả lời đúng, nhanh các ý a, b của bài.

- GV cùng HS chữa bài.

- Trong bài thơ đã sử dụng mấy cách nhân hoá?

- Vì sao khi tả các kim đồng hồ tác giả lại dùng từ bác, anh, bé, thận trọng, nhích từng li, ....?

* Bài tập 2 (22): Dựa vào bài thơ trên, viết câu trả lời cho các câu hỏi sau.

- GV cho HS làm theo cặp.

- GV viết nhanh một vài câu lên bảng.

- GV cùng HS chữa bài.

* Bài tập 3 (22): Viết câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi HS từng cặp trả lời cho câu hỏi.

- GV cùng HS nhận xét, chốt lại LG đúng:

Câu a: Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế

- 2 HS nêu

- Là gọi hoặc tả con vật, đồ đác, cây cối...bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả người.

- Nhận xét - Lắng nghe

* 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- 1 HS đọc bài thơ.

- HS quan sát, nêu nêu hoạt động của 3 kim.

- HS làm vở bài tập.

- 2 cách: Dùng từ chỉ người để gọi sự vật và từ để miêu tả người để miêu tả sự vật.

- HS suy nghĩ trả lời.

* 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS làm việc theo cặp và trả lời miệng.

- HS làm bài vở bài tập.

* 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS thảo luận trong 2 phút.

- Từng cặp HS nối tiếp nhau: 1 HS

(11)

nào?

Câu b: Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?

Câu c: Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?

Câu d: Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?

3. Củng cố dặn dò:(3 phút) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn hs về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

đặt câu hỏi, 1 HS trả lời.

Ngày soạn: 20/2/2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Học sinh có kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số trường hợp thương có chữ số 0 và vận dụng giải bài toán có hai phép tính

2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng chia đúng ,nhanh cho hs 3.Thái độ: - Hs tích cực tự giác học tốt.

II. ĐỒ DÙNG

- Máy tính

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

Đặt tính rồi tính 2718 : 9 3250 ; 8

- Nhận xét tuyên dương HS 2. Bài mới:

a ) Giới thiệu bài: 1’

b) Hướng dẫn luyện tập:

*Bài 1 : Đặt tính rồi tính : 7’

GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV yêu cầu hs làm bài và đọc bài làm

- Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn

- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính

- GV Nhận xét tuyên dương

*Bài 2 : Tìm x : 6’

- Lớp làm vào nháp, 2 hs đọc bài làm - Nhận xét

- Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu và làm bài - Hs làm bài

1608 4 2105 3 00 402 00 701 08 05 0 2

b) 2035 5 2413 4 03 807 01 603 35 13 0 1 c) 4218 6 3052 5 01 703 05 610 18 02 0 2 - HS đọc yêu cầu

- Học sinh nhắc lại cách tìm thừa số

(12)

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi học sinh lên sửa bài.

- Giáo viên nhận xét

*Bài 3 : 7’

- GV gọi HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?

- Bài toán thuộc dáng toán nào - HS lên bảng làm

- Lớp làm vở bài tập - NX chữa bài

*Bài 4 : Tính nhẩm 7’

- GV gọi HS đọc đề bài.

- Gv đưa mẫu

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi học sinh lên sửa bài.

- Giáo viên nhận xét 3. Củng cố – Dặn dò: 3’

- Nêu lại cách thực hiện chia số có 4 cs với số có 1cs

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị : Luyện tập chung.

chưa biết - HS làm bài.

a) x x 7 = 2107 x = 2107 : 7 x = 301 b) 8 x x = 1640 x = 1640 :8 x = 205 c) x x 9 = 2763 x = 2763 : 9 x = 307

- HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu - Hs nêu

Tóm tắt

Có : 2024kg Bán : 1/4 Còn :...? kg.

Bài giải Bán số kg gạo là:

2024 : 4 = 506(kg) Còn lại số kg gạo là:

2024 - 506 =1518(kg) Đáp số: 1518kg.

- HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu - Hs nêu cách tính nhẩm

- HS làm bài.

6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000 9000 : 3 = 3000 - Hs nêu

Tập làm văn

LUYỆN TẬP KỂ VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về viết văn kể về người lao động trí óc.

2. Kĩ năng: HS biết viết một đoạn văn hoàn chỉnh về kiểu bài kể gồm ba phần. Thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc các chi tiết khi kể. Đoạn viết bố cục đầy đủ, câu văn đúng ngữ pháp.

Bước đầu biết dùng từ ngữ hình ảnh gợi tả trong đoạn văn.

3. Thái độ: GD cho HS tính tự giác tích cực làm bài.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

(13)

II. Đồ dùng: Máy tính III. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ

- Kể những người lao động trí óc - Nhận xét.

2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động

HĐ 1: Tìm hiểu đề

Đề bài: Em hãy kể về người lao động trí óc mà em biết (VD:cô giáo, bác sĩ...).

- GV lưu ý HS người đó phải là người lao động trí óc chứ không phải là người lao động chân tay.

HĐ2: Nói

- GV treo bảng phụ câu hỏi gợi ý + Người đó tên là gì? làm nghề gì?

+ Người em kể bao nhiêu tuổi, hình dáng và tính tình ra sao?

+ Công việc hằng ngày của người đó là gì?

+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết ntn?

Mức độ cần cù, thông minh, sáng tạo của người đó?

+ Kết quả của những công việc đã làm?

+Em có thích làm việc như người đó không?

- Tổ chức cho HS nói trong nhóm theo câu hỏi gợi ý.

- Lưu ý HS sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí; Dùng từ chính xác, diễn đạt thành câu;

Đoạn văn giàu hình ảnh, có cảm xúc.

HĐ 3: Viết

- HS đọc đề, xác định yêu cầu.

- HS nêu người mình định kể là ai, làm nghề gì với bạn trong nhóm cặp.

- Vài HS nêu trước lớp.

- 2HS đọc gợi ý, HS lớp đọc thầm.

- HS làm việc nhóm cặp.

- Nhiều HS nói trước lớp.

VD: Mẹ em là giáo viên dạy Trường Tiểu học. Năm nay, mẹ ngoài 30 tuổi. Dáng người mẹ dong dỏng cao và nước da trắng hồng với nụ cười luôn nở trên môi...Công việc hằng ngày của mẹ em là nghiên cứu và giảng bài cho các học sinh thân yêu của mình. Mẹ rất yêu công việc của mình. Tối nào em cũng thấy mẹ say mê đọc sách, đọc báo hoặc làm việc trên máy vi tính...Mẹ đã đạt giáo viên giỏi được rất nhiều học sinh yêu mến, phụ huynh kính trọng. Em mơ ước sau này sẽ trở thành một cô giáo giỏi như mẹ.

(14)

- Yêu cầu HS trình bày bài vảo vở

- Lưu ý HS trình bày rõ ràng, chữ viết sạch đẹp.

- HS làm cá nhân, đọc chữa bài trong nhóm cặp.

- Nhiều HS đọc bài trước lớp; HS lớp nghe nhận xét, bổ sung.

*HS viết câu văn có hình ảnh.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Dặn hs về xem lại bài và xem trước bài sau

Tự nhiên và xã hội

KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CUẢ LÁ CÂY

I.MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh biết:

- Nêu chức năng của lá cây.

- Kể ra được những ích lợi của lá cây.

- Sưu tầm và phân loại được một số lá cây dựa theo ích lợi của chúng. Có ý thức bảo vệ cây xanh.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây.

- Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặn, ứng phó với những hành vi làm hại cây.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Máy tính

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

1.Kiểm tra bài cũ (5p):

- Hãy mô tả đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.

-Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Nội dung:

Hoạt động 1:(12p) Làm việc cá nhân - G.viên đưa hình minh hoạ, giới thiệu:

Đây là hình minh hoạ quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước của lá cây. Mũi tên quay vào chỉ khí mà cây hấp thụ , mũi tên quay ra chỉ khí cây thải ra môi trường.

- Yêu cầu học trả lời theo gợi ý sau:

+ Quá trình quang hợp diễn ra khi nào?

+ Trong quá trình quang hợp lá cây thải ra khí gì? Hấp thụ khí gì?

+ Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?

+ Trong quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì? Thải ra khí gì?

- Một số học sinh trình bày.

- Lớp nhận xét.

- Hs quan sát tranh minh hoạ.

- Hs thực hiện yêu cầu

(15)

+ Ngoài hô hấp và quang hợp lá cây còn có chức năng gì?

- Gọi một số hs trình bày.

- Gviên nhận xét, tuyên dương.

- Hỏi :+ Lá cây có mấy chức năng chính ? + Em có nhận xét gì về hai quá trình quang hợp và hô hấp ?

+ Quá trình nào thải ra khí cần cho con người?

+ Vì sao đứng dưới tán cây vào ban ngày ta thấy mát mẻ ?

- Gviên chốt kiến thức, liên hệ cây chuối, cây xương rồng, cây bàng…

Hoạt động 2:(10p) Làm việc cá nhân.

- Đưa hình vẽ, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: Lá cây được dùng để làm gì?

- Gọi một số học sinh lên trình bày kết hợp chỉ tranh.

- Hỏi: Lá cây có thể dùng làm gì?

+ Chốt: Lá cây để gói bánh, lợp nhà, làm thức ăn cho người và con vật, làm thuốc…

Hoạt động 3: (8p)Trưng bày sản phẩm - Chia lớp thành 4 nhóm.

- Nêu yêu cầu: Trưng bày lá cây sưu tầm được và nêu ích lợi của chúng.

- Yêu cầu các nhóm làm việc.

- Goị các nhóm lên trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm sưu tầm được nhiều, nêu được ích lợi của lá cây và trình bày rõ ràng.

3. Củng cố, dặn dò:(5p)

- Hỏi : Lá cây có mấy chức năng chính ? Lá cây có những ích lợi gì ?

Liên hệ: Chúng ta cần trồng, chăm sóc và bảo vệ cây, rau….

- Nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh xem lai nội dung bài.

- Một số hs trình bày dưới hình thức hỏi đáp. Lớp nhận xét, bổ sung.

- Thực hiện yêu cầu của gviên.

- HS trình bày.

- Học sinh nghe.

- Hs làm việc cá nhân.

- Một số học sinh trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh trả lời.

- Lớp chia nhóm, các nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên.

- Học sinh trưng bày nêu

- Các nhóm trình bày. Lớp theo dõi, nhận xét.

- Học sinh trả lời,

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá