• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả: Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 76,5%, chưa tham gia 23,5%

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kết quả: Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 76,5%, chưa tham gia 23,5%"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ THAM GIA

BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI, NĂM 2018 - 2019

Đinh Ngọc Nhân*, Dương Phúc Lam Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

* Email: bsdinhngocnhan@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bảo hiểm y tế là chính sách chính về an sinh xã hội, mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, tạo cơ chế tài chính, chia sẻ rủi ro, giảm gánh nặng chi trả từ người bệnh. Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân. Đề tài nghiên cứu: Tình hình, các yếu tố liên quan và đánh giá kết quả can thiệp truyền thông tham gia Bảo hiểm y tế của người dân huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2018- 2019". Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỉ lệ người dân tham gia và tìm hiểu một số yếu tố liên quan việc không tham gia bảo hiểm y tế ở người dân huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2018; (2) Đánh giá kết quả can thiệp bằng truyền thông năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng trên 400 hộ dân tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, năm 2018. Kết quả: Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 76,5%, chưa tham gia 23,5%. Có mối liên quan giữa tham gia bảo hiểm y tế với dân tộc, địa chỉ và thái độ không ủng hộ bảo hiểm y tế. Sau can thiệp, tham gia BHYT 76,5% tăng lên 99,0% hiệu quả can thiệp đạt 29,4%, p<0,001; tỷ lệ sủ dụng BHYT 69,2%

tăng lên 96,7%. hiệu quả can thiệp đạt 39,7%; tỷ lệ tiếp tục sử dụng thẻ BHYT 74,8% tăng lên 97,5%, hiệu quả can thiệp đạt 30,3%, p<0,001. Kết luận: Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của người dân ở huyện Định Quán năm 2018 là 76,5%. Có liên quan giữa tham gia BHYT với dân tộc, địa chỉ và thái độ không ủng hộ BHYT. Sau can thiệp, tỷ lệ tham gia BHYT, tỷ lệ sử dụng BHYT, tỷ lệ tiếp tục sử dụng thẻ BHYT điều tăng, p<0,001.

Từ khóa: Tham gia bảo hiểm y tế.

ABSTRACT

RESEARCHING THE SITUATION AND RELATED FACTORS AND EVALUATING THE RESULTS OF COMMUNICATION INTERVENTIONS TO

PARTICIPATE IN HEALTH INSURANCE OF PEOPLE IN DINH QUAN DISTRICT,

DONG NAI PROVINCE IN 2018-2019

Dinh Ngoc Nhan*, Duong Phuc Lam Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Health insurance is a key policy in the system of social security policies, a preeminent policy on social security of our Party and State in order to create a financial mechanism, an essential social security network, share risks, reduce the burden of payments from patients and create important resources for health care for people. However, there are still many challenges and factors affecting the roadmap for the implementation of the goal of universal health insurance, from 2015 to 2020. Our research topic is the relevant factors and results of communication interventions to participate in people's health insurance in Dinh Quan district, Dong Nai province in 2018-2019. Objectives: (1) To determine the proportion of people participating in health insurance and to find out some factors related to non-participation in health insurance among people in Dinh Quan district, Dong Nai province in 2018; (2) To evaluate results of media interventions on participation in health insurance in Dinh Quan District, Dong Nai Province, 2018.

Materials and methods: A cross-sectional descriptive study with retrospective analysis of data and non- controlled intervention was conducted on 400 households in communes and towns in Dinh Quan district,

(2)

Dong Nai province, 2018. Results: the rate of participating in health insurance in the district was 76.5%, the rate of not participating in health insurance was 23.5%. There was a link between behaviors of participating in health insurance and ethnic characteristics, the address and the attitude of not supporting health insurance. After the intervention, the proportion of behaviors participating in health insurance increased from 76.5% to 99.0%, the intervention effectiveness reached 29.4% (p <0.001); the proportion of people using health insurance increased from 69.2% to 96.7%. The intervention effectiveness was 39.7%;

the proportion of continuing to use health insurance cards increased from 74.8% to 97.5%, the intervention effectiveness reached 30.3%, p <0.001. Conclusion: The percentage of people participating in health insurance in Dinh Quan district in 2018 was 76.5%. There was a correlation between the act of participating in health insurance and ethnic characteristics, the address of the residence and the attitude of not supporting health insurance. After the intervention, the rates of participation in health insurance, using health insurance, and continuing to use the health insurance card were increased, p <0.001.

Keywords: Health insurance.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sau hơn 20 năm tổ chức triển khai thực hiện, đặc biệt là từ khi Quốc hội ban hành Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), chính sách BHYT ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, góp phần tích cực trong xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Tình hình tham gia BHYT tại Đồng Nai, số người tham gia BHYT năm 2014: 1.827.520, người đạt tỷ lệ 64,37%; năm 2015 là 2.004.420 người, 70,6% dân số; năm 2016, 79,5% dân số; năm 2017: 2.387.537 người, đạt bao phủ 81,6% dân số.

Tại huyện Định Quán, tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện đến cuối năm 2014 là 58,84% (127.681/211.895). Tuy nhiên, từ 01/01/2015 việc triển khai Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 thì các đối tượng đồng bào dân tộc không thuộc vùng đặc biệt khó khăn, không còn được hổ trợ mua Bảo hiểm y tế, điều này đồng nghĩa với số lượng lớn thẻ Bảo hiểm y tế giảm đi, thì năm 2015: tỉ lệ này là 52,44%; năm 2016: 71,63% và năm 2017: 76,42% dân số [1], [2].

Liên quan đến vấn đề BHYT đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới bàn về vấn đề này ở nhiều khía cạnh. Qua một số nghiên cứu cũng thấy rõ mô hình tài chính từ thuế, mô hình tài chính y tế cũng liên quan đến BHYT. Những khó khăn về tài chính cho hoạt động y tế là một vấn đề mang tính toàn cầu. Bất cứ quốc gia nào cũng đang phải giải quyết vấn đề huy động nguồn lực tài chính để đáp nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế ngày càng tăng của người dân. Nhiều nghiên cứu cũng đã tìm hiểu khía cạnh bảo hiểm y tế nằm trong mối quan hệ với phúc lợi và an sinh xã hội. Nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức và phát hiện về các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội và khung phân tích chính sách cùng các nhân tố cơ bản để hoàn thiện và đổi mới hệ thống phúc lợi xã hội.

Hiện nay, các quốc gia nhìn nhận, đánh giá đúng hơn với vai trò của BHYT bởi lẽ đây vừa là một mô hình, kiểu tổ chức nhóm có tính cộng đồng và nhân văn cao, đồng thời lại là mô hình tài chính y tế phát triển theo định hướng công bằng và hiệu quả. Khi xã hội còn tồn tại những vấn nạn như nghèo đói, bất bình đẳng trong thu nhập và chăm sóc y tế thì BHYT như một yếu tố để hỗ trợ cho một nhóm nào đó trong xã hội đặc biệt nhóm có hoàn cảnh khó khăn. Qua các nghiên cứu đã tiến hành ở Việt Nam với việc sử dụng phương pháp định lượng và định tính về cơ bản giúp chúng ta có cách nhìn rõ hơn về thực tế, đánh giá của người dân về chính sách bảo hiểm y tế nói riêng và chính sách phúc lợi xã hội cũng như an sinh xã hội nói chung.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Nhằm hai mục tiêu sau:

(3)

1. Xác định tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc không tham gia bảo hiểm y tế của người dân tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, năm 2018.

2. Đánh giá kết quả can thiệp bằng truyền thông về tham gia Bảo hiểm y tế tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, năm 2018.

II. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng thời gian, địa điểm nghiên cứu: Người dân tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, năm 2018 - 2019.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, có phân tích hồi cứu số liệu, kết hợp nghiên cứu can thiệp không đối chứng.

2.2.2. Cỡ mẫu và tiêu chuẩn chọn mẫu: Cỡ mẫu cho mục tiêu 1và 2 nghiên cứu mô tả cắt ngang, kích thước mẫu trong nghiên cứu sử dụng công thức tính cỡ mẫu sau:

Z2(1-α/2) x P (1 – P ) n = Trong đó : d2

n : Là cỡ mẫu nghiên cứu

Z: Hệ số giới hạn tin cậy 95% → Z = 1.96 (Dựa vào bảng phân phối chuẩn).

P: để n lớn nhất, chúng tôi chọn p=0,5.

d: Sai số trung bình (c = 0,07); n = 196, do chọn mẫu nhiều giai đoạn nên chúng tôi chọn hiệu lực thiết kế =2, tính thêm hao hụt mẫu làm tròn 400.

Cở mẫu cho mục tiêu đánh giá can thiệp: tiến hành can thiệp trên toàn bộ những người trong nghiên cứu mô tả bao gồm cả những người không tham gia BHYTTN.

2.2.3. Nôi dung nghiên cứu

- Tính tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, các yếu tố liên quan đến hành vi không tham gia bảo hiểm y tế gồm yếu tố cá nhân đặc điểm dân số, hỏi người dân về thái độ ủng hộ và không ủng hộ đối với chính sách bảo hiểm y tế, thông qua Bộ câu hỏi tự điền với 13 câu hỏi về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu; 13 câu hỏi về tình hình tham gia thẻ BHYTTN; 06 câu hỏi về thái độ ủng hộ; 06 câu hỏi về thái độ không ủng hộ của đối tượng được phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến BHYT.

- Đánh giá kết quả can thiệp trong quá trình điều tra, trực tiếp truyền thông chuyển đổi hành vi cho 400 đại diện hộ gia đình tham gia khảo sát bằng cung cấp thông tin về Luật BHYT 2014, các chủ trương, chính sách về BHYT, quyền lợi của người tham gia BHYT, các biện pháp khuyến khích tham gia BHYT; giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham gia BHYT và tuyên truyền qua hệ thống cộng tác viên, loa đìa địa phương, hệ thống đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp người dân tại hộ gia đình.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm chương trình Stata 12.0 và phân tích với các test thống kê y học phần mềm SPSS.19.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm nhân khẩu học –xã hội nghiên cứu

Bảng 1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=400)

Biến số n %

Giới tính Nam 197 49,30

(4)

Nữ 203 50,80

Dân tộc Kinh 290 72,50

Khác 110 27,50

Trình độ học vấn Cấp 1 13 3,30

Cấp 2 186 46,50

Cấp 3 127 31,80

Sơ, trung cấp 72 18,00

Cao đẳng, đại học 1 0,30

Sau đại học 1 0,30

Thu nhập <200.000 VND/th 1 0,30

200.000 -1 triệu 43 10,80

>trên 1 triệu 356 89,00

Nhận xét: Bảng 1 cho thấy số người tham gia nghiên cứu, nam giới 203 người, chiếm tỷ lệ 50,80% và nữ giới 197 người, chiếm tỷ lệ 49,30%. Có 290 người là dân tộc Kinh, chiếm tỷ lệ 72,50%; 110 người là dân tộc khác, chiếm 27,50%. Số người tham gia nghiên cứu có học vấn chiếm cao nhất là cấp 1, 46,5%; kế là cấp 2, 31,8%; kế tiếp là cấp 3, 18%; mù chữ 3,3% và thấp nhất 0,6% trên cấp 3. Thu nhập đầu người/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 89,0% trên 1 triệu; kế đến >

200.000 - 1 triệu, chiếm 10,8% và thấp nhất là dưới 200.000, chiếm 0,3%.

3.2 Tình hình tham gia Bảo hiểm y tế

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế (n=400)

Nhận xét: Biểu đồ 1 cho thấy có 76,5 % có tham gia Bảo hiểm y tế và 23,5% không tham gia Bảo hiểm y tế.

- Hình thức tham gia bảo hiểm y tế Bảng 2. Hình thức tham gia

Hình thức tham gia n %

1. Cá nhân 14 3,50

2. Hộ gia đình 261 65,25

3. Lao động 05 1,25

4. Khác 26 6,50

5. Không tham gia 94 23,50

Tổng 400 100.0

Nhận xét: Bảng 2 cho thấy đối tượng nghiên cứu có hình thức tham gia BHYTTN, chiếm tỷ lệ cao nhất là hộ gia đình 65,25%; không tham gia 23,5%; tiếp theo tham gia khác 6,5%; kế đến là cá nhân 3,5% và thấp nhất là theo lao động 1,25%.

- Lý do không tham gia bảo hiểm y tế

Không tham gia BHYT,

23.5

Có Tham gia BHYT,

76.5

(5)

Biểu đồ 2: Lý do không tham gia BHYT (n=94)

Nhận xét: Qua kết quả biểu đồ 2 cho thấy, lý do đối tượng nghiên cứu không tham gia bảo hiểm y tế, chủ yếu là chiếm tỷ lệ thấp hơn 23,4%. Thuốc và trang thiết bị kém chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,45%.

Bảng 3. Đánh giá hoạt động khám chữa bệnh

Đánh giá n %

1. Thiếu trang thiết bị 50 12,50

2. Chuyên môn không tốt 52 13,00

3. Cán bộ y tế chưa nhiệt tình 43 10,75

4. Thuốc khám BHYT thiếu 50 12,50

5. Mất nhiều thời gian chờ đợi 205 51,25

Tổng 400 100

Nhận xét: Qua kết quả bảng 3 người dân đánh giá hoạt động khám chữa bệnh chủ yếu chờ lâu chiếm cao nhất 51,25%, kế là chuyên môn cán bộ chưa tốt 13,0% và thấp nhất là thiếu trang thiết bị, thiếu thuốc đều 12,50%.

3.3 Yếu tố liên quan

Bảng 4. Liên quan giữa hành vi tham gia BHYT với địa chỉ nơi ở (n=400)

Địa chỉ Tham gia BHYT 2 p

Không

n % n %

Phú Ngọc 54 41,5 76 58,5 37,735 <0,01

Phú Vinh 16 12,3 114 87,7

Thị trấn ĐQ 14 17,1 116 82,9

Nhận xét: Kết quả bảng 4 cho thấy hành vi không tham gia BHYT cao nhất là Xã Phú Ngọc chiếm 41,5%; kế đến Thị trấn Định Quán chiếm 17,1%, và thấp nhất Xã Phú Vinh chiếm 12,3%;, p<0,01.

Bảng 5. Liên quan giữa hành vi tham gia BHYT với dân tộc (n=400)

Dân tộc Tham gia BHYT OR

KTC 95%

2 p

Không

n % n %

Kinh (n=290) 77 26,6 213 73,4 1,97

(1,10-3,52)

5,46 0,019

Khác (n=110) 17 15,5 93 84,5

Hành chánh phức tạp, 23,4

Chờ đợi lâu, 45,75 Cán bộ không nhiệt tình],

23,4

Thuốc,TTB, 7,45

(6)

Nhận xét : Kết quả bảng 5 cho thấy tỷ lệ dân tộc kinh không tham gia BHYT cao hơn 1,97 lần dân tộc khác, sự khác biệt giữa dân tộc kinh và dân tộc khác có ý nghĩa thống kê (26,6% so với 15,5%), p<0,05.

Bảng 6. Liên quan giữa hành vi tham gia BHYT với thái độ không ủng hộ (thái độ tiêu cực)

Thái độ tiêu cực Tham gia BHYT OR

KTC 95%

2 p

Không

n % n %

Thấp (n=122) 17 13,9 105 86,1 0,41

(0,24-0,71)

8.934 0,001

Cao (n=278) 77 27,7 201 72,3

Nhận xét: Kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ người có thái độ tiêu cực cao thì khả năng không tham gia bảo hiểm y tế cao hơn người có thái độ tiêu cực thấp (27,7% so với 13,9%), với p<0,001.

3.4. Kết quả can thiệp:

Bảng 7. Tỷ lệ hành vi tham gia BHYT trước và sau can thiệp (n=400)

Tham gia BHYT Trước can thiệp Sau can thiệp 2 p

n % n %

306 76,5 396 99,0

80,82 <0,001*

Không 94 23,5 04 1,0

*Test Mc Nemar

Nhận xét: Kết quả bảng 7 cho thấy sau can thiệp tỷ lệ hành vi có tham gia BHYT từ 76,5%

tăng lên 99,0, p<0,001. %, hiệu quả can thiệp đạt 29,4%

Bảng 8: Tỷ lệ tiếp tục hành vi tham gia BHYT khi thẻ hết hạn trước sau can thiệp (n=400) Tham gia tiếp

BHYT

Trước can thiệp Sau can thiệp 2 p

n % n %

299 74,8 390 97,5

567.455 0,000*

Không 101 25,3 10 02,5

*Test Mc Nemar

Nhận xét: Bảng 8 cho thấy sau can thiệp tỷ lệ hành vi tiếp tục có tham gia BHYT khi thẻ hết hạn từ 74,8% tăng lên 97,5% với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 30,3%.

Bảng 9. Tỷ lệ hành vi sử dụng BHYT trước sau can thiệp (n=309) Sử dụng

BHYT

Trước can thiệp Sau can thiệp 2 p

n % n %

214 69,2 299 96,7

756.829 0,000*

Không 95 30,8 10 03,3

*Test Mc Nemar

Nhận xét: Bảng 9 cho thấy sau can thiệp tỷ lệ hành vi sử dụng BHYT từ 69,2% sau can thiệp tăng lên 96,7% với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 39,7%.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ tham gia bào hiểm y tế của người dân và yếu tố liên quan

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai chưa cao chiếm 76,5%, lý do mà người dân đưa ra chủ yếu phải chờ đợi lâu chiếm 45,75%, do thiếu hụt nguồn nhân lực đặc biệt là bác sĩ đa khoa, nhu cầu ngày cao của người dân và sự quá tải trong khám chữa bệnh là nguyên nhân chính khi người dân khám chữa bệnh tại đây phải chờ đợi lâu và thủ tục hành chính phức tạp, chiếm 23,40%, nhân viên y tế không nhiệt tình

(7)

cũng chiếm 23,40% đồng thời thuốc và trang thiết bị còn yếu kém phần nào đã không thu hút được người dân tham gia, ngoài ra do nghề nghiệp chủ yếu làm ruộng chiếm cao nhất do vậy mức thu nhập dưới 1 triệu mỗi tháng chiếm gần 11,1% đối tượng, làm ảnh hưởng việc tham gia BHYT của họ . Chúng tôi tìm thấy 3 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với hành vi không tham gia bảo hiểm y tế của người dân, đó là đặc điểm dân tộc,địa chỉ nơi ở và thái độ không ủng hộ bảo hiểm y tế.

4.2. Kết quả can thiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi có tham gia BHYT của đối tượng nghiên cứu từ 76,5% trước can thiệp tăng lên 99,0% sau can thiệp bằng truyền thông, hiệu quả can thiệp đạt 29,4%, sự khác biệt trước và sau can thiệp trên có ý nghĩa thống kê, p<0,001.

Sau can thiệp tỷ lệ tiếp tục hành vi sử dụng BHYT của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp là 69,2% sau can thiệp tăng lên 96,7%, hiệu quả can thiệp đạt 39,7% khác biệt trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê, p<0,001.

Sau can thiệp hành vi tiếp tục tham gia BHYT khi thẻ hết hạn của đối tượng nghiên cứu, trước can thiệp là 74,8% sau can thiệp tăng lên 97,5% với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 30,3%.

Sau can thiệp thái độ ủng hộ cao BHYT (thái độ tích cực) của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp là 33,3%, sau can thiệp tăng lên 36,5% khác biệt trước và sau can thiệp chưa có nghĩa thống kê, p>0,05.

Sau can thiệp thái độ không ủng hộ BHYT (thái độ tiêu cực) của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp là 37,8%, sau can thiệp giảm xuống 36,5% khác biệt trước và sau can thiệp chưa có nghĩa thống kê, p>0,05.

Có thể thấy rằng, sau can thiệp tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn huyện Định Quán tăng lên đáng kể, bằng nhiều giải pháp và truyền thông chuyển đổi hành vi qua hệ thống điều tra viên, cộng tác viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số và tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, tư vấn từng hộ gia đình đã mang lại hiệu quả, mỗi cá nhân, người dân đã ý thức được việc cần thiết tham gia BHYT trong khám chữa bệnh, thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài, những thuận lợi tiện ích trong việc khám chữa bệnh bằng BHYT kết quả cũng cho thấy sự nỗ lực của cả hệ thống tổ chức chính trị - xã hội của huyện vùng cao, miền núi Định Quán trong thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, phù hợp với xu thế, quá trình hội nhập, phát triển; đời sống ngày càng được nâng lên, người dân ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn và quan tâm hơn vấn đề sức khỏe. cho thấy về ý nghĩa thiết thực của việc thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân.

V. KẾT LUẬN

1. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Định Quánh tỉnh Đồng Nai năm 2018 chiếm tỷ lệ 76,5%. Có 3 yếu tố liên quan đến hành vi không tham gia bải hiểm y tế là đặc điểm dân tộc, địa chỉ nơi ở và thái độ không ủng hộ bảo hiểm y tế.

2. Sau can thiệp tỷ lệ hành vi có tham gia BHYT từ 76,5% tăng lên 95,7% hiệu quả can thiệp đạt 25,09%, p<0,001. Sau can thiệp tỷ lệ hành vi sử dụng BHYT từ 62,2% tăng lên 96,7%, hiệu quả can thiệp đạt 39,7%, p<0,001. Sau can thiệp tỷ lệ hành vi tiếp tục sử dụng thẻ BHYT khi hết hạn từ 74,8%

tăng lên 97,5%, hiệu quả can thiệp đạt 30,3%, p<0,001.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội huyện Định Quán (2017), Thống kê BHYT năm 2017, Đồng Nai.

2. Bảo hiểm xã hội huyện Định Quán (2018), Thống kê BHYT năm 2018, Đồng Nai.

3. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020”, Hà Nội.

(8)

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016, của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội "về việc hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016 -2020", Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 07/2014/TT-BYT, ngày 25/2/2014 của Bộ Y tế quy định về "Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế", Hà Nội.

6. Cao Minh Lễ (2013), ""Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp tư vấn cộng đồng làm thay đổi kiến thức, thái độ thực hành về tham gia BHYT tự nguyện ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang"".

7. Nguyễn Khánh Phương Đặng Đức Phú, Nguyễn Thị Xuyên, (2010), "Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế cho người nghèo và tác động của chính sách này đối với khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở vùng nông thôn", "Tạp chí chính sách y tế", tr 27-31.

8. Nguyễn Thị Thanh (2004), "Đánh giá thực trạng bảo hiểm y tế tự nguyện nông dân tại Thái Bình",

"Y học thực hành", tr 66-68.

9. Quốc Hội (1992), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, Hà Nội.

10. Quốc Hội (2014), Luật Bảo hiểm y tế, số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 của Quốc hội khóa XIII,

"Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12", Hà Nội.

11. UBND huyện Định Quán (2018), "Báo cáo số liệu cụ thể cấp thẻ Bảo hiểm y tế từ nguồn kết dư quỹ Bảo hiểm y tế của năm 2016", Đồng Nai.

(Ngày nhận bài: 01/09/2019 - Ngày duyệt đăng bài: 02/10/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ và sự quan tâm của họ đối với dịch vụ bảo hiểm cũng góp phần ảnh hưởng đến quyết định tham gia của khách hàng với mức độ mạnh yếu khác nhau tùy

Thứ ba: Khả năng tổ chức thực hiện của hệ thống BHYT: liên quan đến cơ sở khám chữa bệnh, số lượng và chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong hệ thống y tế, thái

Đề tài tiến hành nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu một chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm trên 5 năm và doanh số mỗi tháng đem lại cho Ngân hàng về mảng bảo

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết tham gia BHXHTN: Theo kết quả phân tích hồi quy, biến hiểu biết về chính sách BHXHTN có

Xuất phát từ kết quả phân tích, nghiên cứu này đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện tốt hơn vấn đề tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn của các hộ tham gia mô hình

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thực trạng tham gia của cộng đồng trong du lịch theo giới tính, số người trong gia đình, trình độ học vấn/chuyên

Đa số người dân chưa từng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà và phần đông người dân và hộ gia đình của họ sẵn sàng tham gia các dịch vụ này trong

Nghiên cứu này có mục tiêu cơ bản là xác định các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của