• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/11/2019 Tiết 28 Ngày giảng: 25 /11 /2019

VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

1. Mục tiêu bài học:

1.1. Về kiến thức:

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội; những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Biết được những biểu hiện, giải pháp hạn chế với biến đổi khí hậu

1.2. Về kĩ năng: Biết đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu, xác lập mối liên hệ địa lí.

1.3. Về thái độ:

- Giáo dục hs có thái độ cảm thông, chia sẻ với những khó khăn người dân miền Trung gặp phải.

- Giáo dục đạo đức: Lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước bằng các việc làm cụ thể, siêng năng chăm chỉ học tập. Sẵn sàng tham gia bảo vệ giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc

-> TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC.

1.4. Về năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác...

- Năng lực bộ môn: tư duy tổng hợp lãnh thổ, sử dụng lược đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung bộ . - Tranh ảnh về vùng Duyên hải Nam Trung bộ . 3. Phương pháp:

- Phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút

4- Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

4.1 Ổn định ( kiểm tra sĩ số ): 1 4.2 Kiểm tra bài cũ: 5’

? Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ. Hướng khắc phục?

(2)

Ngành Thành tựu Khó khăn Hướng khắc phục Nông

nghiệp (5đ)

- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản

- Trồng rừng và cây vông nghiệp phát triển

- Đất ít, kếm mầu mỡ, nhiều thiên tai;

- CSVCKT nghèo nàn - trình độ dân cư chưa đều

- Trồng rừng -> bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân

Công nghiệp (5đ)

- phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Do hạ tầng cơ sở yếu kém

- Hậu quả của chiến tranh kéo dài

- Cải thiện cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng.

4.3 Bài mới: 34’

- Đặt vấn đề: 1’ Các em vừa tìm hiểu xong vùng đất Bắc Trung Bộ đầy thiên tai, thử thách hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về dải đất miền trung nối tiếp này, đó là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng kinh tế có vị trí quan trọng và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội.

* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lạnh thổ.

- Mục tiêu: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng

- Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, HS làm việc cá nhân, động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian: 9 p

- Cách thức tiến hành:

Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học HS dựa vào hình: 25.1, hoặc Atlat kết

hợp kiến thức đã học:

? Nhận xét về lãnh thổ của vùng DH Nam Trung Bộ?

? Nêu các vị trí tiếp giáp của vùng.

? Xác định vị trí 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Lý Sơn, Phú Quý.

Nhận xét?

TRAO ĐỔI NHÓM BÀN 1’

- Nêu ý nghĩa của vị trí, giới hạn?

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

- Vị trí:

+ Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ + Phía Tây giáp Tây Nguyên, Lào.

+ Phía Nam giáp Đông Nam Bộ + Phía Đông giáp biển

- Có nhiều đảo, quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Ý nghĩa:

+ Cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ và Tây Nguyên + Nối Tây Nguyên với biển

+ Thuận lợi cho lưu thông và trao đổi

(3)

GV mở rộng thêm về tình hình biển đông, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta.

hàng hóa

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước

* Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Mục tiêu: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng

- Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, HS làm việc cá nhân, động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian: 18 p - Cách thức tiến hành:

Dựa vào hình 25.1 và Atlat địa lí Việt Nam ( trang 6, 7, 8 ) và kết hợp kiến thức đã học:

? Nhận xét về đặc điểm địa hình của vùng DH Nam Trung Bộ?( thảo luận cặp)

? Xác định trên bản đồ của vùng Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, các bãi tắm và điểm du lịch nổi tiếng.

- HS xác định trên bản đồ, gv chuẩn kiến thức.

? Thế mạnh nổi bật nhất của vùng là gì?

? Dựa vào SGK và kiến thức đã học em hãy nêu những khó khăn về mặt tự nhiên của vùng?

? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung Bộ?

- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức,lưu ý HS

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Đặc điểm: Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

- Thuận lợi:

+ Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển (biển nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu,…), du lịch

+ Có một số khoáng sản ( vàng, titan, cát thủy tinh,...).

- Khó khăn: nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa).

(4)

+ Bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng ở địa phương.

+ Là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão. Vì vậy chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ với khó khăn người dân miền Trung

+ Hiện tượng hoang mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

* Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế.

- Mục tiêu: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng

- Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, HS làm việc cá nhân, động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian: 6 p

- Cách thức tiến hành:

GV giới thiệu về dân cư vùng DH Nam Trung Bộ, cho HS xem ảnh một số dân tộc của vùng.

? HS dựa vào hình 25.1, 25.2, kết hợp vốn hiểu biết: Nhận xét sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển và các vùng núi, đồi gò phía Tây? So sánh với Bắc Trung Bộ?

- HS làm việc theo cặp, trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.

? Dựa vào bảng 25.2 hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.

? Em có nhận xét gì về đặc điểm người dân nơi đây?

? Cho biết vùng có những tài nguyên du lịch nhân văn nào? Xác định trên bản đồ?

? Đời sống dân cư có khó khăn gì?

- HS trả lời.GV chuẩn kiến thức. Kết luận.

III. Đặc điểm dân cư và xã hội

- Đặc điểm: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm.

+ Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn) - Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

(5)

4.4 - Củng cố: 3’

1) Trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thận lợi và khó khăn gì ?

2) Phân bố dân cư duyên hải Nam Trung Bộ có những đặc điểm gì ? Tại sao phải giảm nghèo ở vùng núi phía Tây ?

3) Tại sao du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng . 4.5- Hướng dẫn học sinh về nhà- chuẩn bị bài mới : 2’

- Học thuộc bài ;

- Làm bài tập thực hành sách bài tập thực hành .

- Đọc bài " Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ " tiếp theo . 5- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Sông Nin: nằm ở phía đông bắc châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải. + Sông Ni-giê và Xê-nê-gan: nằm ở phía tây bắc châu Phi, đổ ra vịnh Ghi-nê. + Sông Công-gô: nẳm ở

+ Phía đông nam có khí hậu mang tính chất lục địa; thảm thực vật chủ yếu là Thảo nguyên ôn đới; nhóm đất chính là Đất đen thảo nguyên ôn đới.. + Phía nam có khí hậu

- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.. + Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp (ĐB. Tây Xi-bia

Trả lời câu hỏi trang 132 SGK Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở châu

- Đánh giá được vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta2.

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.. - Phân tích được

Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á, trình bày đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á?. Khu vực Tây Nam Á có các dạng

Học sinh cần nắm được các đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư-xã hội và tình hình phát triển kinh