• Không có kết quả nào được tìm thấy

TAI LIEU DIA LI 11 ON TAP HKII

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TAI LIEU DIA LI 11 ON TAP HKII"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LIÊN BANG NGA

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ CỦA LBN.

- LBN là đất nước rộng lớn, có diện tích lớn nhất TG (trên 17 triệu km2).

- Nằm ở cả 2 châu lục Á, Âu; có biên giới chung với nhiều quốc gia.

- Thủ đô Mat – xcơ – va.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.

1. Đặc điểm tự nhiên:

Tự nhiên LBN rất đa dạng: cao ở phía Đông, thấp dần ở phía Tây. Giữa phần phía Tây và phần phía Đông có sự khác biệt rõ rệt về địa hình và khí hậu.

2. Tài nguyên thiên nhiên:

LBN rất giàu TNTN:

- Khoáng sản với trữ lượng lớn - Sông, hồ có giá trị về nhiều mặt.

- Rừng có diện tích đứng đầu TG.

3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế:

* Thuận lợi:

- Đồng bằng rộng lớn, đất đai tương đối màu mỡ => phát triển nông nghiệp.

- Sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, du lịch.

- Nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn => phát triển công nghiệp.

- Nhiều rừng.

* Khó khăn:

- Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.

- Vùng phía Bắc có khí hậu lạnh giá.

- Tài nguyên tập chung ở miền núi hoặc vùng lạnh giá khó khai thác.

NHẬT BẢN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

- Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, gồm 4 đảo lớn: Hô – cai – đô, Hôn – su, Xi – cô – cư, Kiu – xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.

- Thủ đô Tô – ki - ô.

2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

a. Đặc điểm tự nhiên:

- Địa hình chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, ít đồng bằng.

- Khí hậu gió mùa.

- Sông ngòi ngắn, dốc.

- Nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản.

- Nhiều thiên tai.

b. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển KT.

* Thuận lợi:

- Nhật Bản là quốc đảo nên dễ dàng giao lưu với các nước trên TG.

(2)

- Vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo thành nhiều ngư trường lớn, có nhiều cá.

* Khó khăn:

- Thiếu nguyên vật liệu.

- Đất nông nghiệp hạn chế.

- Nhiều thiên tai: núi lửa, động đất, sóng thần.

TRUNG QUỐC 1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc

- Là nước lớn, nằm ở Đông và Trung Á, gần một số nước và lãnh thổ có nền kinh tế phát triển. Thủ đô Bắc Kinh.

- Đường bờ biển dài, tạo thuận lợi cho việc giao lưu với thế giới.

2. Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế

- Đặc điểm tự nhiên: Thiên nhiên đa dạng với 2 miền Đông, Tây khác biệt.

+ Miền đông: Chiếm khoảng 50% diện tích cả nước. Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.

+ Miền Tây: Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt. Thượng lưu Hoàng hà, Trường Giang. Tài nguyên: rừng, đồng cỏ, khoáng sản.

- Thuận lợi: Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim.

- Khó khăn: thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (động đất, lũ, lụt, bão cát).

3. Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế

- Dân cư: số dân lớn nhất thế giới(trên 1,3 tỉ người). Đã triệt để áp dụng chính sách dân số, bên cạnh những kết quả đạt được còn dẫn đến mất cân bằng giới. Dân cư tập trung ở miền Đông.

- Ảnh hưởng của chúng tới kinh tế : nguồn lao động dồi dào, có truyền thống, chất lượng lao động đang cải thiện, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

ĐÔNG NAM Á I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ.

- Nằm ở Đông Nam châu Á, có lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn. Gồm 11 quốc gia (kể ra).

- Gồm 2 bộ phận:

+ Đông Nam Á lục địa (bán đảo Trung - Ấn) ...kể tên các nước ....

+ Đông Nam Á biển đảo (quần đảo Mã-lai). ...kể tên các nước ....

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

a. Đông Nam Á lục địa:

- Đồng bằng phù sa sông màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Thảm thực vật nhiệt đới gió màu.

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng.

b. Đông Nam Á biển đảo:

(3)

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.

- Thảm thực vật nhiệt đới và xích đạo phong phú.

- Giàu khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.

2. Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển KT.

a. Thuận lợi:

- Tài nguyên khí hậu, đất trồng và sông ngòi rất thuận lợi cho phát triển nền NN nhiệt đới.

- Có lợi thế về biển thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển tổng hợp KT biển.

- Tài nguyên khoáng sản, rừng rất phong phú là nguyên – nhiên liệu cho phát triển KT.

b. Khó khăn: Nhiều thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần, bão nhiệt đới, lũ lụt.

II. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG TỚI KINH TẾ.

1. Đặc điểm dân cư.

- Dân số đông, gia tăng tương đối nhanh và thuộc dân số trẻ.

- Mật độ dân số cao.

- Phân bố dân cư rất không đồng đều.

- Đa dân tộc, đa tôn giáo.

- Người dân có nhiều nét tương đồng về phong tục tập quán, lịch sử, sinh hoạt văn hóa.

2. Ảnh hưởng tới kinh tế.

- Nguồn LĐ dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn tạo điều kiện cho phát triển KT.

- Chất lượng LĐ còn hạn chế, xã hội chưa thật ổn định gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm và phát triển KT của nhiều quốc gia trong khu vực.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Năm 2005 dự trữ ngoại tệ của Liên Bang Nga đứng hàng thứ mấy trên thế giới ? A.Thứ 3 B. Thứ 4. C.Thứ 5. D.Thứ 6.

Câu 2: Tốc độ tăng trưởng của Liên Bang Nga vào năm 2005 là A. 6,4%. B.7,5%. C.8,6%. D. 9,7%.

Câu 3: Các ngành công nghiệp truyền thống nổi tiếng của Liên Bang Nga không phải là A.luyện kim đen, luyện kim màu. B.năng lượng, chế tạo máy .

C.khai thác vàng, điện tử - tin học. D.khai thác gỗ và sản xuất giấy ,bột xen-lu-lô Câu 4: Các ngành công nghiệp hiện đại của Liêng Bang Nga là

A.cơ khí, sản xuất ô tô. B. hóa dầu, luyện kim đen.

C.năng lượng, chế tạo máy. D.điện tử - tin học, hàng không Câu 5: Vùng trung ương của Liên Bang Nga có đặc điểm là

A.có dãi đất đen phì nhiêu. B. kinh tế chậm phát triển.

C. tập trung ít ngành công nghiệp. D. sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.

Câu 6: Năm 2006 Liên Bang Nga đứng đầu thế thế giới về sản lượng khai thác A.than đá và quặng sắt . B. vàng và kim cương.

C. phốt phát và môlipđen D. dầu thô và khí tự nhiên.

(4)

Câu 7: Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực

A. Đông Bắc Á. B. Đông Á.

C. Đông Nam Á. D.Tây Nam Á.

Câu 8: Quần đảo Nhật Bản trải theo một vòng cung dài khoảng bao nhiêu km trên Thái Bình Dương?

A.3800 km. B. 4900 km. C.5200 km. D.6400km.

Câu 9: Địa hình đồi núi chiếm hơn bao nhiêu phần trăm diện tích diện tích lãnh thổ Nhật Bản?

A.60%. B.70%. C.80%. D.90%.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồng bằng ở Nhật Bản?

A.đồng bằng nhỏ hẹp. B. Phân bố ở ven biển.

C.đất đai kém màu mỡ. D. Chiếm khoảng 13% diện tích.

Câu 11: Can tô là đồng bằng lớn nhất Nhật Bản, nằm trên đảo

A. Hô-cai-đô. B. Hôn- su. C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu.

Câu 12: Điểm nào sau đây không đúng với bờ biển và vùng biển Nhật Bản?

A. có đường bờ biển dài 29750km. B. phần lớn biển bị đóng băng.

C. bờ biển bị chia cắt tạo thành nhiều vịnh. D. biển của nhật bản có nhiều cá.

Câu 13: đảo lớn nhất của Nhật Bản là

A. Hô-cai-đô. B. Hôn- su. C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu.

Câu 14: Phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở

A. đảo Hô-cai-đô. B. trung tâm bán đảo.

C. đồng bằng can tô. D.các thành phố ven biển.

Câu15 : Núi cao nhất ở Nhật Bản có tên là

A.Trường Sơn. B. Phú Sĩ. C. An-Pơ. D. Thiên Sơn.

Câu 16: Gió mùa hạ thổi vào Nhật Bản theo hướng

A.Tây Bắc. B.Tây Nam. C. Đông Bắc. D. Đông Nam.

Câu 17: Hướng gió mùa đông của Nhật Bản là

A.Đông Bắc. B.Tây Bắc. C. Tây Nam. D.Đông Nam.

Câu 18: Với số dân 127,7 triệu người (năm 2005) trên diện tích 378 nghìn km2, mật độ dân số trung bình của Nhật Bản là

A. gần 338 người /km.2 B. gần 348 người /km.2 C. gần 358 người /km.2 D. gần 368 người /km.2

Câu 19: Theo con số thống kê năm 2005, Nhật Bản là nước đứng thứ mấy thế giới về kinh tế, tài chính ?

A.Thứ 1. B.Thứ 2. C.Thứ 3. D.Thứ 4.

Câu 20 : Thập niên 50 của thế kỷ XX, Nhật Bản tập trung đầu tư phát triển ngành then chốt nào?

A.luyện kim. B. cơ khí chính xác.

C.điện lực. D.giao thông vận tải.

Câu 21 : Năm 2004 tỉ lệ dân đô thị của Nhật Bản là

A.59%. B.69%. C.79%. D.89%.

Câu 22: Nhật Bản chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm sản lượng tàu biển xuất khẩu của thế giới ?

(5)

A.21%. B.31%. C.41%. D.51%.

Câu 23: Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản xuất

A.ô tô các loại. B.vi mạch và chất bán dẫn . C.vật liệu truyền thông. D. điện và thép.

Câu 24: Vật liệu truyền thông của Nhật Bản đứng hàng thứ mấy trên thế giới ? A.Thứ 1. B.Thứ 2. C.Thứ 3. D.Thứ 4.

Câu 25: Sản xuất ô tô của Nhật Bản chiếm khoảng

A.25% sản lượng ô tô thế thế giới. B. 36% sản lượng ô tô thế thế giới.

C.47% sản lượng ô tô thế thế giới. D.58% sản lượng ô tô thế thế giới.

Câu 26 : Các trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở A.trung tâm đảo Hôn-su. B. thượng lưu sông lớn.

C.đồng bằng Can-tô. D.ven biển.

Câu 27: Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản A.chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004 )

B.đứng hàng thứ 4 trên thế giới về thương mại .

C.giao thông vận tải hiện đang đứng hàng thứ 5 thế giới.

D.ngành tài chính ,ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.

Câu 28 : Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP của Nhật Bản hiện chỉ chiếm khoảng A.1%. B.3%. C.50%. D.60%.

Câu 29: Khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích đất canh tác ở Nhật Bản dùng để trồng lúa gạo?

A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 60%.

Câu 30: Các loại cây công nghiệp được trồng phổ biến ở Nhật Bản là A.mía, lạc, thuốc lá. B. chè, thuốc lá, dâu tằm.

C.cao su, hồ tiêu, chè. D. dâu tằm, bông, cà phê.

Câu 31: Vật nuôi chính ở Nhật Bản không phải là

A. Bò B. Lợn C. Gà D. Trâu Câu 32: Củ cải đường ở Nhật Bản được trồng chủ yếu trên đảo

A. Hô-cai-đô. B. Hôn- su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.

Câu 33: Các ngành công nghiệp nặng phát triển nhất ở đảo Kiu-Xiu là

A. khai thác quặng đồng và sản xuất ô tô. B. khai thác quặng sắt và đóng tàu.

C. khai thác than và luyện thép. D. khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy.

Câu 34: Cây công nghiệp và cây ăn quả trên đảo Kiu-Xiu được trồng nhiều ở miền A.Đông Bắc. B.Đông Nam. C.Tây Bắc. D.Tây Nam.

Câu 35: Ngành công nghiệp phát triển trên đảo Xi-cô-cư là A.sản xuất ô tô. B.khai thác than

C.khai thác quặng sắt D. khai thác quặng đồng

Câu 36: Ngành công nghiệp nào chưa phát triển trên đảo Hô-cai-đô của Nhật Bản A.luyện kim đen. B.sản xuất giấy và bột xenlu lô

(6)

C. khai thác thanh đá ,quặng sắt. D.sản xuất ô tô.

Câu 37: Trên đất liền Trung Quốc giáp với

A.13 quốc gia B.14 quốc gia C.15 quốc gia D.16 quốc gia Câu 38: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A.đồi núi thấp và đồng bằng. B. Cao nguyên và bồn địa C.núi cao và hoang mạc D.bồn địa và núi thấp Câu 39: Trung Quốc không giáp với biển nào?

A.Hoàng Hải. B.biển Hoa Đông. C.Biển Đông. D.biển Nhật Bản.

Câu 40: Đường bờ biển của Trung Quốc dài khoảng

A.6000km. B.7000km. C. 8000km. D.9000km.

Câu 41: Số thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc là

A.3 thành phố. B.4 thành phố. C.5 thành phố. D.6 thành phố.

Câu 42: Dãy núi nào sao đây không thuộc miền tây Trung Quốc A.Thiên Sơn. B.Côn Luân.

C.Nam Sơn. D.Đại Hưng Nam.

Câu 43: Năm 2005 tỉ lệ dân thành thị của Trung Quốc là:

A.26 % B.37 % C.48 % D.59 % Câu 44: Số lượng đô thị trên 8 triệu dân của Trung Quốc là

A.2. B.3. C.4. D.5.

Câu 45: Đô thị có quy mô dân số trên 5-8 triệu người ở Trung Quốc là

A.Cáp Nhĩ Tân. B. Thẩm Dương. C. Hồng Công. D.Trùng Khánh.

Câu 46: Quốc gia non trẻ nhất ở khu vực Đông Nam Á là

A. Bru-nây. B. In-đô-nê-xi-a. C. Đông Ti-mo. D. Phi-lip-pin.

Câu 47: Khu vực đông nam á tiếp giáp với các khu vực nào của châu á A. Tây Nam Á và Bắc Á. B. Nam Á và Đông Á . C. Đông Á và Tây Nam Á. D. Bắc Á và Nam Á.

Câu 48: Quốc gia nào sao đây không thuộc bộ phận Đông Nam Á lục địa

A.Mi-an-ma. B. Thái lan. C. Cam-pu-chia. D.In-đô-nê-xi-a Câu 49: Năm 2005, mật độ dân số trung bình của Đông Nam Á là

A.124 người/km.2 B. 135người/km.2 C.146 người/km.2 D.157 người/km.2 Câu 50: 80% dân số Phi-lip-pin theo đạo nào?

A.Phật giáo. B. Hồi giáo. C.Thiên chúa giáo. D. Do thái giáo.

Câu 51: Năm 2004, sản lượng lúa của khu vực Đông Nam Á là

A.161 triệu tấn. B. 270 triệu tấn. C. 382 triệu tấn. D.493 triệu tấn.

Câu 52: Nước có sản lượng lúa gạo đứng đầu khu vực Đông Nam Á là

A. Thái Lan. B. Việt Nam. C.In-đô-nê-xi-a . D. Ma-lai-xi-a.

Câu 53 : Quốc gia nào ở Đông Nam Á trồng nhiều cao su ?

A. Thái Lan. B.Mi-an-ma. C.In-đô-nê-xi-a . D. Việt Nam.

(7)

Câu 54: Trong khu vực Đông Nam Á, loại cây được trồng nhiều nhất ở Việt Nam là A. Cao su. B.Lúa gạo. C. Dừa. D.Cà phê.

Câu 55 : Nước nào sau đây không phải là một trong năm thành viên ban đầu của ASEAN A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-lip-pin. C.Bru-nây. D. Ma-lai-xi-a.

Câu 56 : ASEAN được thành lập vào năm

A. 1956. B.1967. C. 1978. D.1989.

Câu 57: Thành viên của ASEAN được kết nạp vào năm 1995 là

A. Bru-nây. B. Việt Nam. C. Mi-an-ma. D.Lào.

Câu 58 : Năm 2004 nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất ở ASEAN là

A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Việt Nam.

Câu 59: Mi-an-ma và Lào gia nhập ASEAN vào năm

A. 1984. B.1995. C. 1997. D.1999.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 7: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của các vùng lãnh thổ Hoa Kì.. Câu 8: Phân

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.. - Trình bày được đặc điểm dân cư-

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội... - Trình bày được đặc điểm dân cư-

- Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế xã hội?... ®iÒu kiÖn tù nhiªn

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.. - Phân tích được

Những trưa đồng đầy nắng Trâu nằm nhai bóng râm Tre bần thần nhớ gió Chợt về đầy tiếng chim.. Mặt trời xuống núi ngủ Tre nâng vầng trăng lên Sao, sao treo đầy cánh

Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á, trình bày đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á?. Khu vực Tây Nam Á có các dạng

Học sinh cần nắm được các đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư-xã hội và tình hình phát triển kinh