• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 3: hdhtchudethang11-dia-9_1711202110

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 3: hdhtchudethang11-dia-9_1711202110"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định

HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP MÔN: ĐỊA LÍ 9

---o0o---

CHỦ ĐỀ 5: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Bài 17 + 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I. Thời gian thực hiện: tuần 10 (8/11 – 13/11)

II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của vùng.

- Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Đánh giá được sự tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

- Phân tích được thế mạnh trong phát triển các ngành kinh tế vùng TD&MNBB.

- Đánh giá được hiện trạng phát triển các ngành kinh tế vùng.

- Đề xuất giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của vùng gắn với phát triển bền vững.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 9 từ trang 61 đến trang 69 (có thể tham khảo SGK điện tử của NXB GD) và tập bản đồ Địa lí 9, trả lời các câu hỏi in nghiêng trong và sau bài, phân tích bảng 17.1, quan sát hình 17.1, 18.1, 18.2 để khắc sâu thêm kiến thức.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức GV cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

- Làm bài tập để củng cố kiến thức: bài 2 SGK tr.65; bài 1, 2, 3 SGK tr.69.

IV. Nội dung chính:

I/ Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm vùng lãnh thổ rộng lớn phía Bắc và vùng biển giàu tiềm năng.

- Vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội với ĐB sông Hồng, Bắc Trung Bộ, với Nam Trung Quốc và thượng Lào.

II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Thiên nhiên có sự khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc. (bảng 17.1) - Thế mạnh:

+ TN phong phú, đa dạng, giàu khoáng sản, trữ năng thủy điện lớn nhất nước.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thuận lợi trồng cây cận nhiệt và ôn đới.

(2)

+ Có tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế biển.

- Khó khăn:

+ Địa hình chia cắt phức tạp.

+ Thời tiết thất thường.

+ Khoáng sản có trữ lượng nhỏ.

+ Chất lượng môi trường giảm sút.

III/ Đặc điểm dân cư, xã hội: (HS tự học) IV/ Tình hình phát triển kinh tế:

1. Công nghiệp:

- Thế mạnh là ngành công nghiệp điện và khai thác khoáng sản (than, sắt, đồng…).

- Một số ngành khác như: luyện kim, cơ khí, hoá chất…

2. Nông nghiệp:

- Phát triển đa dạng.

- Thế mạnh là: cây công nghiệp lâu năm (chè, hồi), nghề rừng, chăn nuôi gia súc (trâu, bò), rau quả cận nhiệt và ôn đới.

- Diện tích và sản lượng chè cao nhất nước.

- Nghề rừng phát triển theo hướng nông - lâm kết hợp.

3. Dịch vụ:

- Giao lưu thương mại với đồng bằng sông Hồng qua đường sắt, đường bộ và cảng ở Quảng Ninh.

- Giao lưu buôn bán với Trung Quốc, Thượng Lào.

- Thế mạnh về du lịch như: Hạ Long, Sa Pa, Ba Bể, Đền Hùng, Pác Bó…

V/ Các trung tâm kinh tế:

- Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim.

- Việt Trì: hóa chất, chế biến lâm sản, chế biến LT-TP, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Hạ Long: VLXD, chế biến LT-TP, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí.

- Lạng Sơn: sản xuất hàng tiêu dùng …

Bài 20 + 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG I. Thời gian thực hiện: tuần 11 (15/11 – 20/11)

II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và đánh giá được ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của vùng

(3)

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng; vị thế của Thủ đô Hà Nội. (Hướng dẫn bổ sung của Sở GD)

- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế của ĐBSH.

- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn của vùng ĐBSH.

- Tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 9 từ trang 71 đến trang 79 (có thể tham khảo SGK điện tử của NXB GD) và tập bản đồ Địa lí 9, trả lời các câu hỏi in nghiêng trong và sau bài, phân tích bảng 21.1, quan sát hình 20.1, 21.1, 21.2, 21.3, 21.4 để khắc sâu thêm kiến thức.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức GV cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

- Làm bài tập để củng cố kiến thức: bài 3 SGK tr.75; bài 3 SGK tr.79.

** Nội dung cần bổ sung vào chương trình hiện hành:

- Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng; vị thế của Thủ đô Hà Nội.

- Sưu tầm tư liệu và trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Phần sẽ được bổ sung: Bổ sung vào bài 20, mục III - SGK Địa 9, hiện hành.

Hướng bổ sung:

Giáo viên cung cấp kiến thức:

- Vấn đề đô thị hóa ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện ở việc phát triển các thị xã, các thành phố nhỏ trong Đồng bằng sông Hồng; quy mô dân số ngày càng tăng, các đô thị ngày càng được nâng cấp, Đồng bằng sông Hồng có nhiều đô thị lớn và đô thị cỡ vừa.

- Vị thế của thủ đô Hà Nội: là thủ đô của cả nước, là trung tâm thu hút đầu tư, hạt nhân tạo vùng đồng thời là đầu mối chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục quan trọng. Từ Hà Nội trục kinh tế tỏa ra các hướng giúp các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ có quan hệ chặt chẽ với thủ đô. Đặc biệt, Hà Nội – Hải Phòng là một trục cực kì quan trọng đối với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bài tập vận dụng:

- Học sinh sử dụng tập bản đồ Địa lí 9 trang 5, xác định tên các đô thị của vùng Đồng bằng sông Hồng và mật độ dân số trung bình ở đây.

- Sưu tầm tư liệu và trình bày về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. GV hướng dẫn HS về cách sử dụng Internet để tìm kiến thức.

(4)

(Cho học sinh làm theo nhóm và trình bày vào tiết học sau).

IV. Nội dung chính:

I/ Vị trí và giới hạn lãnh thổ:

- Bao gồm vùng đồng bằng châu thổ phía Bắc, dải đất rìa trung du và vùng vịnh Bắc Bộ.

- Thuận tiện cho giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước.

II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Đất phù sa màu mỡ cho thâm canh lúa nước.

- Khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp, trồng cây ôn đới, cận nhiệt. Nhưng thời tiết thất thường.

- Khoáng sản: đá xây dựng, sét cao lanh, than nâu, khí thiên nhiên.

- Tài nguyên biển và du lịch phong phú.

III/ Đặc điểm dân cư - xã hội: (HS tự học) IV/ Tình hình phát triển kinh tế:

1. Công nghiệp:

- Xuất hiện sớm nhất nước.

- Tăng mạnh về giá trị và tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP.

- Ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

2. Nông nghiệp:

- Trình độ thâm canh cao. Diện tích và sản lượng lương thực đứng thứ 2 cả nước.

- Nhất nước về năng suất lúa.

- Vụ đông với nhiều loại cây ưa lạnh đang trở thành vụ chính.

- Tỉ trọng đàn lợn lớn nhất nước. Nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang chú ý phát triển.

3. Dịch vụ:

Phát triển mạnh vận tải, du lịch, bưu chính viễn thông…

V/ Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm:

- Trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giúp chyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Bài 22: Thực hành: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI I. Thời gian thực hiện: tuần 12 (22/11 – 27/11)

II. Nội dung cần tìm hiểu:

(5)

- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người qua biểu đồ.

- Đánh giá hiện trạng vấn đề Kinh tế - xã hội của ĐBSH và đề xuất giải pháp phát triển bền vững.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 9 trang 80 (có thể tham khảo SGK điện tử của NXB GD), phân tích bảng số liệu 22.1.

- Hoàn thành bài thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.

IV. Nội dung chính:

Câu 1:

- GV hướng dẫn cho HS vẽ.

- Các số liệu đã được xử lý sẵn trong bảng.

Cách vẽ:

- Vẽ trục tọa độ. Lấy trục tung làm giá trị %. Gốc lấy giá trị = 0.

- Trục hoành làm đơn vị thời gian (chú ý khoảng cách năm).

- Biểu hiện từng đối tượng qua các năm (vẽ 3 đường 3 màu hoặc kí hiệu khác nhau).

- Làm chú thích, ghi tên biểu đồ.

Câu 2: (HS tự học).

Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ I. Thời gian thực hiện: tuần 12 (22/11 – 27/11)

II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Trình bày được vị trí địa lí của vùng BTB và nêu được ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển KT-XH.

- Nhận xét được đặc điểm tự nhiên của vùng trên bản đồ và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển KT-XH.

- Trình bày được vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

(Hướng dẫn bổ sung của Sở GD) III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 9 từ trang 81 đến trang 85 (có thể tham khảo SGK điện tử của NXB GD) và tập bản đồ Địa lí 9, trả lời các câu hỏi in nghiêng trong và sau bài, phân tích, quan sát hình ảnh 23.1, 23.2, 23.3 để khắc sâu thêm kiến thức.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức GV cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

- Làm bài tập để củng cố kiến thức: bài 3 SGK trang 85.

(6)

** Nội dung cần bổ sung vào chương trình hiện hành

- Trình bày được vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

Phần sẽ dược bổ sung: Bổ sung vào bài 23, mục II – SGK Địa lí 9 hiện hành.

Hướng bổ sung:

Trình bày được vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

GV cung cấp thông tin về thiên tai miền Trung thông qua bài báo/ đoạn clip…để yêu cầu học sinh tìm hiểu các nội dung sau:

- Thiên tai xảy ra ở Bắc Trung Bộ như thế nào?

- Em hãy đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong vùng.

IV. Nội dung chính:

I/ Vị trí địa lí và giới hạn:

- Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam.

- Là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mêkông ra biển Đông và ngược lại.

II/ Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Thiên nhiên có sự khác biệt giữa Bắc - Nam và Đông - Tây.

- Vùng có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, biển và tài nguyên du lịch.

- Vùng thường xuyên xảy ra thiên tai: bão, lụt, lũ quét, cát bay, gió Tây khô nóng, hạn hán…

III/ Đặc điểm dân cư, xã hội: (HS tự học)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 7: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của các vùng lãnh thổ Hoa Kì.. Câu 8: Phân

ĐỌC BẢN ĐỒ- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ. 2.Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.. - Trình bày được đặc điểm dân cư-

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội... - Trình bày được đặc điểm dân cư-

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đóng góp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thấp, trước hết phải kể đến là do cơ sở vật chất phục vụ

- Qua hai khái niệm trên, chúng ta có thể diễn giải một cách nôm na về thương hiệu như sau: Thương hiệu thuật ngữ dùng trong ngành marketing là tập hợp những hình

Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình Đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.. Trình bày điều kiện tự nhiên để phát triển ngành

Học sinh cần nắm được các đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư-xã hội và tình hình phát triển kinh