• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 25/10/2019 Tiết 20 Ngày giảng: 28/10 /2019

SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

1. Mục tiêu bài học :

1.1. Về kiến thức: Sau bài học các em cần nắm được :

- Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lý : một số thế mạnh và khó khăn của điều kiên tự nhiên thiên nhiên, và tài nguyên thiên nhiên: Đặc điểm dân cư - xã hội của vùng.

- Hiểu sâu hơn khác biệt giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc : Đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường phát triển kinh tế - xã hội .

1.2. Về kĩ năng:

- Xác định được ranh giới của vùng phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội .

1.3. Về thái độ

- Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lí

- Có tinh yêu lao động tạo ra nguồn của cải vật chất cho xã hội.

1.4 Về năng lực:

- Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp.

- Năng lực bộ môn: sử dụng lược đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp lãnh thổ.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

2.1. Giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên vùng núi trung du và miền núi Bắc bộ . - Bản đồ địa lý tự nhiên hoạc bản đồ hành chính Việt Nam 2.2. Học sinh: Vở, SGK, soạn bài.

3. Ph¬ng ph¸p:

- Trực quan, phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, động não, trình bày 1 phút, sơ đồ tư duy.

4. Tiến trình giờ dạy- giáo dục : 4.1.Ổn định ( kiểm tra sĩ số ): 1’

SL 1: Nhiệt liệt chào mừng...

.4.2. Kiểm tra bài cũ : 5’

GV chiếu SL 2: Học sinh theo dõi trên màn hình máy chiếu.

? Dựa vào lược đồ em hãy cho biết: Lãnh thổ nước ta được phân chia thành mấy vùng kinh tế? Lên bảng xác định và kể tên các vùng kinh tế?

- Nước ta được phân chia làm 7 vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

-> GV nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.

(2)

4.3. Bài mới : 34’

- Đặt vấn đề (1’)GV dẫn vào bài mới: Như vậy qua câu trả lời của bạn, các em đã nắm được lãnh thổ nước ta được phân chia làm 7 vùng kinh tế. Ở mỗi vùng lại có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư lao động và tốc độ phát triển kinh tế riêng. Và bài học ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những đặc điểm trên ở vung kinh tế đầu tiên là: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

* Hoạt động 1: Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:

- Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của nó đối với vấn đề kinh tế, xã hội.

- Phương pháp: Trực quan, phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian: 10p

- Cách thức tiến hành:

Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học GV chiếu SL2

GV: Vùng trung du và MNBB là vùng lãnh thổ rộng lớn, gồm có hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

? Em hãy đọc tên các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc?

-> HS: Dựa vào SGK đọc tên - Gồm 15 tình thành:

+ Đông Bắc gồm 11 tỉnh thành

+ Tây Bắc gồm 4 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

? Vậy vùng có diện tích và dân số là bao nhiêu?

- Diện tích: 100 965 km2.

- Dân số: 11,5 triệu người ( 2002).

GV chiếu SL2:

? Dựa vào lược đồ, em hãy xác định vị trí, giới hạn và các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ?

-> HS lên bảng xác định.

- Vị trí địa lí : nằm ở phía bắc đất nước.

- Chỉ phần giới hạn trên lược đồ.

- Chỉ các vùng tiếp giáp : Chiếu SL 3 + Phía Bắc giáp các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc.

+ Phía Tây giáp Thượng Lào.

I- Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ :

- Vị trí: ở phía Bắc đất nước. Tiếp giáp:

+ Phía Bắc : Trung Quốc.

+ Phía Tây: Lào.

(3)

+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ ( Biển Đông)

+ Phía Nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

? Em có nhận xét gì về đường bờ biển của vùng?

-> HS: đường bờ biển dài hơn 200km từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh, đây là vùng biển giàu tiềm năng du lịch, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản và giao thông đường biển.

GV chiếu SL4: Lược đồ các vùng kinh tế.

? Qua phần xác định giới hạn và kết hợp quan sát lược đồ, em có nhận xét gì về diện tích của vùng so với cả nước ?

- Là vùng lãnh thổ rộng lớn phía Bắc.

- Chiếm 30,7% diện tích cả nước.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI: 1 phút SL 5

? Cho biết vị trí, giới hạn của vùng có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

-> Các bàn báo cáo.

-> GV nhận xét và chốt lại kiến thức trên màn chiéu ( chiếu SL 5 phần hiệu ứng ý nghĩa)

- Có điều kiện giao lưu kinh tế xã hội với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời giao lưu với các tỉnh phía Nam Trung Quốc và Thượng Lào.

- Có vùng biển giàu tiềm năng du lịch và hải sản và giao thông biển.

- Vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.

+ Phía Đông Nam : biển.

+ Phía Nam: ĐB sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

- Lãnh thổ rộng lớn:chiếm 30,7%

diện tích cả nước.

- Ý nghĩa: Giao lưu trong nước, nước ngoài. Giàu tiềm năng phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.

* Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : - Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

- Phương pháp: Trực quan, phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian: 14p GV chiếu SL 6:

? Dựa vào lược đồ cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc trưng gì về mặt địa hình?

II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :

(4)

-> HS trả lời.

- Là vùng có địa hình cao, cắt xẻ mạnh.

-> HS trả lời. Chiếu SL 6: Phần hiệu ứng. Gồm 2 phần:

- Miền núi Bắc Bộ:

+ Phía tây bắc núi cao, chia cắt sâu.

+ Phía đông bắc: núi trung bình và núi thấp.

- Trung du Bắc Bộ: đồi bát úp xen kẽ những đồng bằng thung lũng bằng phẳng.

GV: Cho HS quan sát địa hình trung du: Chiếu SL 7

? Theo em địa hình trung du ở đây mang lại thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế, xã hội?

-> HS: Là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè. Đây là vùng khá đông dân, lại có nhiều đô thị quan trọng như các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long..

? Dựa vào những kiến thức đã học em hãy cho biết đặc điểm khí hậu nước ta?

-> Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trong năm có hai loại gió hoạt động: mùa hè là gió mùa tây nam, mùa đông là gió mùa đông bắc.

Đặc bịêt gió mùa đông bắc hoạt động rất mạnh ở miền Bắc nước ta vào mùa đông.

GV: Chiếu SL 8

? Vậy với vị trí và địa hình mà ta đã tìm hiểu đã ảnh hưởng gì tới khí hậu của vùng?

-> HS: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

GV: Tuy nhiên tính chất nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh lại không đồng nhất trong toàn vùng.

+ Vùng Đông Bắc nhìn vào phần màu sắc chúng ta thấy địa hình ở đây chủ yếu là núi thấp và núi trung bình, chỉ có núi Tây Côn Lĩnh ( 2419m) là núi cao nhất. Các dãy núi lại chạy theo hình cánh cung: cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.Các cánh cung núi quy tụ lại ở núi Tam Đảo tạo thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc ( vào mùa đông) dễ dàng xâm nhập và tiến sâu vào vùng nên mùa đông ở đây đến sớm, rất lạnh và kết

- Là vùng có địa hình cao, cắt xẻ mạnh.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

(5)

thúc muộn nhất cả nước.

+ Vùng Tây Bắc: chủ yếu là núi cao: núi Pu Sam Sao ( 1897m), núi Pu Si Lung ( 3076m), cao nhất là đỉnh Phaxipăng ( 3142m), lại chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên địa hình ở đây rất cao và hiểm trở ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hơn khiến mùa đông ở đây đến muộn, ít lạnh và kết thúc sớm.

GV chiếu SL 8:

GV: Dựa vào bảng ước hiệu và quan sát lược đồ.

? Xác định trên lược đồ các mỏ: than, sắt, thiếc, aptít và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện: Sông Đà, sông Gâm, sông Lô, sông Chảy.

->HS: lên bảng xác định.?

GV: Chiếu SL 9: Các hiệu ứng về khoáng sản và sông ngòi.

Qua phần xác định vừa rồi và kết hợp với quan sát bảng.... Chiếu SL 10

? Em có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thuỷ điện của vùng so với cả nước?

-> HS: Giàu tài nguyên, khoáng sản và trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước ta.

GV: Trên đây là những đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của toàn vùng. Nhưng Trung du miền núi Bắc Bộ lại gồm có hai tiểu vùng : Đông Bắc và Tây Bắc giữa chúng lại có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế. Hãy quan sát bảng 17.1: Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

? Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của mỗi vùng?

- Đầu tiên là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên.

-> HS: Dựa vào bảng trả lời: thiên nhiên có sự khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

GV: Chiếu SL 11: Phần hiệu ứng ĐKTN

Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên nên tiềm năng về kinh tế của hai tiểu vùng cũng có sự khác biệt. Em hãy chỉ ra sự khác biệt về thế mạnh kinh tế?

- Giàu tài nguyên, khoáng sản và trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước ta

(6)

->HS trả lời: Đông Bắc có nhiều thế mạnh kinh tế hơn Tây Bắc nên tiểu vùng này có trình độ phát triển hơn hăn..

-> GV: Chốt trên SL 11

? Qua tìm hiểu, theo em điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã mang lại thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế?

-> HS: Phát triển kinh tế đa ngành.

-> Chiếu SL 12: Một số hoạt động kinh tế.

GV: Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay vùng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Em hãy cho biết những khó khăn chủ yếu của vùng?

-> HS: Trả lời

-> GV: Chốt trên máy chiếu SL 13

- Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường -> Trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải và tổ chức đời sống, sản xuất.

- Khoáng sản nhiều, khá tập trung nhưng trữ lượng nhỏ -> Điều kiện khai thác phức tạp.

- Việc chặt phá rừng bừa bãi -> Chất lượng môi tr- ường đang bị giảm sút nghiêm trọng: xói mòn, sạt lở đất, lũ quét...

- GV: Chiếu SL 14

? Vậy để khắc phục những khó khăn đó Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp gì?

-> HS Báo cáo

-> GV chuẩn lại kiến thức: Chiếu SL 15: Biện pháp.

GV: Đó là những biện pháp được áp dụng chung đối với vùng. Còn đối với Hạ Long của chúng ta thì sao.

? Là học sinh các em cần làm gì để bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long?

-> HS: Liên hệ bản thân

->Phát triển kinh tế đa ngành.

- Khó khăn: GTVT, khai thác khoáng sản, môi trường,...

* Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư , xã hội:

- Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm dăn cư- xã hội của vùng.

- Phương pháp: Trực quan, phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, động não, sơ đồ tư duy.

- Thời gian: 9p

- Cách thức tiến hành:

? Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của những dân tộc nào?

III- Đặc điểm dân cư , xã hội :

(7)

-> HS trả lời

- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông, Tày... Người Kinh cư trú ở khắp các địa phương.

-> GV nhận xét: Chiếu SL 16,17: các dân tộc. Đây là nơi tập trung nhiều dân tộc nên đã tạo cho vùng nhiều nét đặc sắc và đa dạng về văn hoá.

? Đồng bào dân tộc ở đây có kinh nghiệm gì trong sản xuất?

- HS: có nhiều kinh nghiệm trong canh tác trên đất dốc, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

- GV chiếu SL 18,19: Các hình ảnh về sản xuất của vùng.

Tuy người dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhưng trình độ phát triển lại không đồng đều giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

GV chiếu SL 20

? Quan sát bảng 17.2 và nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.giữa hai tiểu vùng?

-> HS trả lời.

-> GV nhận xét

- Có sự chênh lệch lớn giữa Đông Bắc và Tây Bắc về trình độ phát triển dân cư, xã hội. Tiểu vùng Đông Bắc các tiêu chí đều vượt trội hơn Tây Bắc:....

nên đời sống người dân ở đây phát triển hơn hẳn.

? Tại sao tiểu vùng Đông Bắc lại có trình độ phát triển dân cư xã hội cao hơn hẳn Tây Bắc?

-> HS: Do có nhiều điều kiên tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi hơn: địa hình thấp hơn, giao thông đi lại thuận lợi hơn. Nhiều tài nguyên khoáng sản hơn. Lại gần với đồng bằng sông Hồng đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên có nhiều điều kiện giao lưu trao đổi hàng hoá nên đời sống phát triển hơn. Nhưng cả hai tiểu vùng đều có trình độ phát triển dân cư xã hội thấp hơn hẳn mức trung bình của cả nước.

GV chiếu SL 20: phần hiệu ứng

? Từ đó em có nhận xét gì về đời sống của người dân nơi đây?

- HS: Trình độ phát triển dân cư, xã hội còn thấp,

- Là địa bàn cư trú của của nhiều dân tộc .

- Trình độ phát triển ở Đông Bắc và Tây Bắc có sự chệnh lệch.

- Đời sống người dân còn khó khăn nhưng đang từng bước được cải thiện.

(8)

đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều xã nghèo.

GV: Tuy nhiên nhờ công cuộc đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước mà đời sống của đồng bào các dân tộc đã được cải thiện.

? Em hãy cho biết một số thành tựu đạt được nhờ công cuộc đổi mới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

-> HS: Đầu tư phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, phát triển giao thông, trồng rừng, xây dựng thuỷ điện, trường, trạm, điện nước sạch.

Chiếu sơ đồ tư duy: 21

KL: SGK/ 65 4.4. Củng cố( 3/ )

- Hình thức : gọi HS lên bảng chỉ bản đồ về vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùngHoặc: đưa ra câu hỏi kiểm tra- đánh giá

?1. Nêu những mặt mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên hiên của nTrung du và miền núi Bắc Bộ.

?2. Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế-xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?

4.5. Hướng dẫn HS về nhà- Chuẩn bị bài:( 2/ ) - Học bài cũ theo câu hỏi và bài tập

- Nghiên cứu trước bài mới: bài 18: Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) 5. Rút kinh nghiệm

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài ra, sự kém minh bạch trong môi trường thông tin của công ty niêm yết dẫn đến một số cổ đông nội bộ có lợi thế hơn về mặt thông tin, sẽ trục lợi cho bản thân và

Đảo Bạch Long Vĩ - Một trong những đảo xa bờ nhất ở nước ta.. + Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ. + Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để

Bài 2 trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy

Cảng Hải Phòng, Hải Phòng - Một trong những cảng trung chuyển lớn nhất nước ta Câu hỏi trang 142 sgk Địa lí lớp 9: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa

Bài 2 Trang 39 Tập Bản Đồ Địa Lí: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Nhật Bản để phát triển kinh tế theo dàn ý trong bảng sau:.. Đặc

(2) Về thực tiễn: luận án đã đánh giá tổng thể quy mô và chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM hoạt động tại vùng KTTĐ miền Trung qua

Học sinh cần nắm được các đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư-xã hội và tình hình phát triển kinh