• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 30/11/2019 Tiết 31 Ngày giảng: 7 /12 /2019

ÔN TẬP

1- Mục tiêu bài học: Sau bài học các em cần nắm được : 1.1. Về kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức đã học phần: Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế, Sự phân hoá lãnh thổ.

1.2 Về kĩ năng:

- Khai thác Atlát Địa lí Việt Nam.

- Phân tích bảng số liệu, xử lí số liệu và vẽ các dạng biểu đồ thích hợp.

- Phân tích các mối quan hệ giữa tự nhiên, dân cư- xã hội với sự phát triển kinh tế.

1.3 Về thái độ

- Giáo dục ý thức tự học.

1.4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực bộ môn: sử dụng lược đồ, số liệu thống kê.

2. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:

- GV: Chuẩn bị đề cương ôn tập, soạn bài.

- HS : Làm đề cương ôn tập ở nhà . 3. Phương pháp ôn tập

- Đàm thoại vấn đáp, thuyết trình, hoạt động cá nhân.

4- Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

4.1 Ổn định ( kiểm tra sĩ số ): 1’

4.2 Kiểm tra bài cũ: 1’? Em hãy nêu tên các chủ đề địa lí đã học từ đầu chương trình cho tới nay?

- Các chủ đề: Địa lí dân cư. Địa lí kinh tế. Sự phân hoá lãnh thổ.

4.3. Bài mới: 38’ Giới thiệu bài: Đây cũng chính là những chủ đề mà cô và các em sẽ ôn lại trong tiết học ngày hôm nay.

* Hoạt động 1: Lý thuyết

- Mục tiêu: GV Hướng dẫn HS: Hệ thống hoá kiến thức đã học phần: Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế, Sự phân hoá lãnh thổ.

- Phương pháp: Đàm thoại vấn đáp, thuyết trình, hoạt động cá nhân - Thời gian: 20 p

- Cách thức tiến hành:

Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học GV : Chiếu sile

? Quan sát các bảng, biểu đồ và lược đồ trên, cho biết nước ta có những sự chuyển dịch cơ cấu nào? Trình bày những sự chuyển dịch đó ?

- HS : Trả lời, GV hiệu ứng.

A. Lý thuyết I. Địa lí kinh tế.

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chuyển dịch cơ

(2)

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

? Dựa vào H 6.3, hãy xác định các vùng kinh tế nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm ?

- HS : Lên bảng xác định, GV Hiệu ứng.

GV : Trong 3 sự chuyển dịch này, các em lưu ý sự chuyển dịch cơ cấu ngành là quan trọng nhất được thể hiện ở sự phát triển của các ngành kinh tế : nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Nhưng chúng ta chỉ tập trung ôn lại 2 ngành đó là nông nghiệp và công nghiệp.

GV : ở cả hai ngành này trọng tâm ôn tập yêu cầu chúng ta tập tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố.

? Vậy có mấy nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của nông nghiệp và công nghiệp ?

-> 2 nhóm nhân tố : Tự nhiên

Các nhân tố kinh tế xã hội

GV : Ta sẽ ôn lại các nhân tố này ở ngành nông nghiệp đầu tiên.

? Em hãy phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Nhân tố tự nhiên:

+ Tài nguyên đất: Đất là tư liệu của ngành sản xuỏt nụng nghiệp .

Nước ta có 2 nhóm đất cơ bản :

- Đất phù sa : Tập trung các đồng bằng châu thổ và các đồng bằng ven biển miền Trung. Đất phù sa có diện tích 3 triệu ha thích hợp trồng các loại cây lương thực, công nghiệp ngắn ngày.

- Đất feralit tập trung chủ yếu miền núi và trung du. Các loại đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, 1số cây hoa màu . + Khí hậu: Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn thời tiết và khớ hậu:

cấu ngành.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

2. Các ngành kinh tế

a, Nông nghiệp

* Các nhân tố : - Các nhân tố tự nhiên.

(3)

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm : Làm cho cây cối phát triển quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể tiến hành nhiều vụ trong năm .

- Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng : Có thể trồng nhiều loại cây trồng nhiệt đới , cận nhiệt , ôn đới -> đa dạng cỏc sản phẩm trong sản xuất nụng nghiệp .

Tuy nhiên khí hậu nước ta có nhiều mưa bão, lũ lụt, hạn hán, các loại nấm mốc, sâu bệnh có hại dễ phát sinh, phát triển ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm . + Nước: mạng lưới ao hồ dày đặc-> nguồn nước dồi dào, nhưng phân bố không đồng đều trong năm: mùa mưa gây lũ lụt ảnh hưởng tới mùa màng, tính mạng, tài sản nhân dân, mùa khô thiếu nước.

+ Sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng vật nuôi.

- Kinh tế- xã hội:

+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ trọng cao, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

+ Cơ sở vật chất- kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện.

+ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng.

Gv: Trong nền nông nghiệp có 3 ngành kinh tế:

- Ngành nông nghiệp.

- Ngành lâm nghiệp.

- Ngành thuỷ sản.

GV: Chúng ta sẽ đi vào ôn lại sự phát triển của 2 ngành:

nông nghiệp và thuỷ sản.

GV: Trong nông nghiệp: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng trong đó trồng trọt vẫn là ngành chính.

GV: Chiếu sile bảng 10.1. Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ( nghìn ha).

? Hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích gieo trồng của các nhóm cây?

- Từ năm 1990- 2002 diện tích gieo trồng các nhóm cây đều tăng:

+ Cây lương thức tăng từ 6474,6 nghìn ha-> 8320,3 nghìn ha -> tức tăng....

+ Cây công nghiệp từ 1199,3 nghìn ha -> 2337,3 nghìn ha-

> tức tăng....

+ Cây TP, cây ăn quả, cây khác từ 1366,1 nghìn ha ->

2173,8 nghìn ha -> tức tăng....

- Các nhân tố kinh tế- xã hội.

*Tình hình phát triển.

- Sự phát triển :

+ Nông nghiệp . Trồng trọt.

(4)

? Từ bảng số liệu hãy tính tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây. Rút ra nhận xét.

GV: Nhóm 1, 2 tính năm 1990 Nhóm 3,4 tính năm 2002.

- Các nhóm báo cáo kết quả, GV chuẩn kiến thức: Chiếu sile 5.

Nhận xét: Tỉ trọng của các nhóm cây từ năm 1990- 2002 của các nhóm cây có sự thay đổi:

- Cây LT giảm từ 71,6-> 64,9%

- Cây CN tăng từ 13,3-> 18,2%

- Cây TP, cây ăn quả, cây khác tăng từ 15,1 -> 16,9 %

? Sự thay đổi này nói lên điều gì?

-> Sự giảm tỉ trọng cây LT mà cây lúa là cây lương thực chính cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa và ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng. Sự tăng nhanh tỉ trọng cây CN và các cây khác cho thấy nông nghiệp nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho CN chế biến và xuất khẩu.

? Từ bảng số liệu này hãy lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây?

- Biểu đồ hình tròn.

? Nhắc lại cách vẽ biểu đồ hình tròn?

GV: Hướng dẫn lại cách vẽ.

Chiếu sile 6.

? Trình bày tình hình phát triển của ngành chăn nuôi.

- Chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp: đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh.

GV: Tiếp theo là tình hình phát triển ngành thuỷ sản.

? Em hãy trình bày sự phát triển của ngành thuỷ sản?

- Khai thác hải sản: sản lượng tăng khá nhanh

- Nuôi trồng thuỷ sản: Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá.

- Xuất khẩu thuỷ sản đã có những bước phát triển vượt bậc.

GV: Như vậy vừa rồi chúng ta đã ôn lại sự phát triển của:

nông nghiệp và thuỷ sản. Còn sự phân bố thì sao

GV: ở phần này các em có thể dựa vào atlat để trình bày sự phân bố.

. Chăn nuôi

+ Thuỷ sản.

- Sự phân bố

(5)

VD: sự phân bố của cây lương thực mà cây lúa là cây trồng chính. Các em dựa vào atlat trang 19 phần cây lúa.

? Dựa vào kí hiệu diện tích và sản lượng lúa các tỉnh, diện tích trồng lúa và diện tích trồng cây lương thực.

Cho biết những tỉnh đứng đầu về diện tích và sản lượng lúa. Những vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước?

- Các tỉnh dẫn đầu về diện tích và sản lượng lúa: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp Mười...

- Vùng có diện tích trồng lúa cao: Đồng bằng sông Cửu Long, ĐB Sông Hồng.

GV: Đối với sự phân bố của cây công nghiệp, ngành chăn nuôi, ngành thuỷ sản các em sẽ dựa vào atlat trình bày tương tự.

GV: Tiếp theo chúng ta sẽ đi ôn lại kiến thức phần công nghiệp.

? Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

- Các nhân tố tự nhiên:

+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu CN đa ngành.

+ Sự phân bố tài nguyên tạo thế mạnh khác nhau của các vùng.

- Các nhân tố kinh tế- xã hội

+ Dân cư và lao động: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, có khả năng tiếp thu khoa học- kĩ thuật.

+ Cơ sở vật chất kĩ thật trong CN và cơ sở hạ tầng: đang được cải thiện song còn nhiều hạn chế

+ Chính sách phát triển CN: có nhiều chính sách phát triển công nghiệp.

+ Thị trường ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt.

GV: Lưu ý cho HS: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp. Việc đánh giá không đúng các tài nguyên thế mạnh của cả nước hay từng vùng có thể dẫn đến các sai lầm đáng tiếc trong lựa chọn cơ cấu ngành công nghiệp.

GV: Vậy với nguồn tài nguyên phong phú như trên hiện nay nước ta đang phát triển mạnh các ngành CN trọng điểm nào.

Chiếu sile

? Dựa vào biểu đồ hãy nêu tên các ngành CN trọng điểm ở

b, Công nghiệp

* Các nhân tố : - Tự nhiên

- Kinh tế- xã hội.

* Các ngành công nghiệp trọng điểm

(6)

nước ta?

- Khai thỏc nhiờn liệu.

- Điện

- Cơ khớ, điện tử - Hoỏ chất

- Vật liệu xõy dựng

- Chế biến lương thực, thực phẩm - Dệt may

- Cỏc ngành cụng nghiệp khỏc.

? Cho biết sự phõn bố của cỏc ngành CN này?

- HS dựa vào đề cương trả lời.

GV: Tiếp theo chỳng ta sẽ chuyển sang phần ụn tập chủ đề 3.

GV: Chiếu lược đồ 7 vựng kinh tế. Đõy là lược đồ mà cỏc em vừa sử dụng ở phần ụn tập trước. Cỏc bạn đó xỏc định được ở nước ta cú 7 vựng kinh tế. Trong chương trỡnh từ đầu đến giờ chỳng ta đó được tỡm hiểu 4 vựng.

? Nhắc lại tờn 4 vựng kinh tế?

GV: Xỏc định nhanh vị trớ giới hạn của 4 vựng kinh tế.

GV: Chỳng ta sẽ khỏi quỏt lại cả 4 vựng kinh tế này ở đặc điểm tự nhiờn- tài nguyờn thiờn nhiờn, dõn cư- xó hội và những thuận lợi, khú khăn của nú đối với sự phỏt triển kinh tế- xó hội qua bảng thống kờ sau:

GV: Chiếu bảng: sile

GV: Chỳng ta sẽ ụn lại vựng Trung du miền nỳi Bắc Bộ.

Chia lớp làm 3 nhúm

Nhúm 1: Trỡnh bày đặc điểm vị trớ giới hạn và ảnh hưởng của nú đền sự phỏt triển kinh tế vựng.

III. Sự phõn hoỏ lónh thổ.

- Vựng Trung miền nỳi Bắc Bộ

- Vựng đồng bằng sụng Hồng.

- Vựng Bắc Trung Bộ

- Vựng Duyờn hải Nam Trung Bộ.

Dân cư - xã

hội

Điều kiện tự nhiên,ư

tài nguyên thiên nhiên Vịưtrí địa lí và giới hạnư

lãnh thổ

Duyên hải Namư

Trung Bộ BắcưTrung

Bộ

ĐBưsông Hồng Trung du

miền núi Bắcư

Bộ

(7)

Nhóm 2: Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- Xã hội.

Nhóm 3: Trình bày đặc điểm dân cư- xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- Xã hội.

Đại diện các nhóm trình bày.

- Vị trí, giới hạn:

Vùng TDMNBB nằm ở phía Bắc đất nước, giáp: Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ, ĐB Sông Hồng, biển Đông.

-> Giáp TQ, Lào-> có vị trí chién lược về an ninh quốc phòng, giao lưu với các nước bằng đường sắt, đường bộ qua các cửa khẩu.

- Giáp ĐBSH-> vùng KT sôi động tạo động lực cho vùng phát triển kinh tế- xã hội.

- Giáp biển Đông-> 1 vùng biển giàu tiềm năng-> phát triển KT biển và giao lưu quốc tế.

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

+ Đặc điểm: Địa hình cao, cắt xẻ mạnh; Khí hậu có mùa đông lạnh; nhiều loại khoáng sản; trữ năng thuỷ điện dồi dào.

+ Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.

+ Khó khăn: Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn, sạt lở đất, lũ quét

- Dân cư- xã hội

+ Đặc điểm: là địa bàn cư trú của nhiều DT ít ngời. Trình độ dân cư- xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Đời sống đồng bào bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới.

+ Thuận lợi: Đồng bào có nhiều kinh nghiệm sản xuất ( canh tác trên đất dốc, trồng cây CN, dược liệu...) Đa dạng về văn hoá.

+ Khó khăn: Trình độ văn hoá, kĩ thuật của ngời lao động còn hạn chế.

Đời sống ngời dân còn nhiều khó khăn.

GV: Như vậy qua phần ôn lại vừa rồi các em thêm một lần nữa thấy được mối quan hệ giữa tự nhiên, dân cư- xã hội đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

Các vùng còn lại các em sẽ về hoàn thành tiếp theo bảng.

* Hoạt động 2: Bài tập

(8)

- Mục tiêu: GV Hướng dẫn HS: Hướng dẫn học sinh làm bài tập kĩ năng - Phương pháp: Đàm thoại vấn đáp, thuyết trình, hoạt động cá nhân

- Thời gian: 17 p - Cách thức tiến hành:

GV: Trong phần trọng tâm ôn tập các em đã được yêu cầu những kĩ năng nào?

GV: Chiếu sile 11

Gv: ở phần A, xen kẽ với các bài lí thuyết cô đã hướng dẫn lại cho các em các kĩ năng: Khai thác atlát địa lí, phân tích bảng số liệu và vẽ biểu đồ hình tròn, phân tích các mối quan hệ giữa tự nhiên, dân cư- xã hội với sự phát triển kinh tế.

Đối với các dạng biểu đồ. Trong chương trình học kì 1 lớp 9, qua các bài thực hành và bài tập các em đã được làm quen và tập vẽ với 4 dạng biểu đồ: cột, tròn, đường và miền.

Thời gian không có nhiều trên lớp nên cô sẽ hướng dẫn lại cho các em thêm 1 dạng biểu đồ nữa, đó là biểu đồ miền.

GV: Chiếu sile 12 hướng dẫn

Các dạng biểu đồ còn lại về nhà các em sẽ vẽ lại theo bảng thống kê của cô giáo.

Biểu đồ tròn Bài 2/ 23 Bài 1/ 38 Biểu đồ cột Bài 3/ 10 Bài 2/ 33 Bài 3/ 37 Bài 3/ 69 Bài 3/ 75 Bài 2/ 99

B. Bài tập

- Khai thác atlat địa lí Việt Nam.

- Phân tích bảng số liệu, xử lí số liệu và vẽ các dạng biểu đồ thích hợp.

- Phân tích các mối quan hệ giữa tự nhiên, dân cư- xã hội với sự phát triển kinh tế.

(9)

Biểu đồ đờng Bài 2/ 38 Bài 1/ 80 Biểu đồ miền Bài 1/ 60

4.4- Hướng dẫn học sinh về nhà- Chuẩn bị bài mới - Làm xong đề cương ôn tập .

- Học thuộc bài ,

- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I . 5- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư xã hội ở đây, thầy và các em cùng tiếp tục tìm hiểu vùng kinh tế thứ 7 của nước ta qua bài 35 Vùng

- Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển ngành sản xuất nông nghiệp.. *

- Miền có những trở ngại khó khăn về mặt tự nhiên: địa hình núi, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh. - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường giúp kinh

- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.. - Xác định được thuận

- Hiểu dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết

* Kĩ năng bài học: Củng cố các kĩ năng biểu đồ, bản đồ; Phát triển khả năng tổng hợp, khái quát xác lập mối quan hệ địa lí giữa yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với

- Nhận biết về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu được ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên