• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 5/ 3/ 2021 Tiết 42 Ngày giảng:...

KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX

I. Mục tiêu 1.Kiến thức

- Nắm được hoàn cảnh bùng nổ và phát triển, quy mô của phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế. nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.

2.Kĩ năng

- Miêu tả, tường thuật sự kiện

- Sử dụng lược đồ lịch sử, so sánh, phân tích đánh giá sự kiện.

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy, hợp tác, lắng nghe 2.Thái độ

- Khác sâu hình ảnh người nông dân Việt nam: Cần cù, chất phác, yêu tự do, căm thù quân giặc.

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ...

4. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ - Năng lực quan sát, năng tư duy, năng lực phân tích, nhận xét

* Giáo dục đạo đức: Tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm khi tổ quốc bị xâm lăng II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu.

- HS: SGK, vở bài tập, trả lời các câu hỏi trong SGK III. Phương pháp/ KT

- PP: Hỏi đáp, thảo luận, nêu vấn đề, trực quan - KT: Động não, đặt câu hỏi, nhóm

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p)

? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê và ý nghĩa?

* Đáp án - Diễn biến

+ Giai đoạn 1: …. (3 điểm) + Giai đoạn 2:…( 3 điểm)

- ý nghĩa : Là cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu trong phong trào Cần Vương,..(4 điểm)

(2)

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (1’) Gv giới thiệu bài:

Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa tiêu biêu trong phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ, hưởng ứng phong trào Cần Vương do các văn thân sĩ phi phát động, một phong trào khởi nghĩa của những người nông dân cũng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Phong trào đó phát triển như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

* Hoạt động hình thành kiến thức (30p)

- Mục tiêu: HS hiểu được diễn biến kc chống Pháp - PP: vấn đáp, phân tích, trực quan, thảo luận - KT: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Tư liệu, SGK, máy chiếu

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1 (32p)

- Mục tiêu học sinh nắm được nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế

- PP: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, tương thuật

- KT: Động não, đặt câu hỏi, chia nhóm - Tích hợp với môn Địa lí, tích hợp giáo dục đạo đức

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Cách tiến hành

GV chiếu lược đồ vùng đất Yên Thế Yêu cầu HS quan sát lược đồ Yên Thế.

? Quan sát lược đồ, em hãy giới thiệu đôi nét về vị trí địa lí vùng núi yên Thế?

- HS dựa vào kiến thức địa lí và sự hiểu biết trình bày

? Em có nhận xét gì về căn cứ Yên Thế?

HS dựa vào kiến thức địa lí trả lời.

GV giới thiệu khái quát vị trí, địa hình, dân cư, thành phần lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên thế.

? Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa Yên thế?

HS dựa vào SGK trả lời.

GV gọi 1 HS đọc phần diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913)

* Căn cứ

- Yên Thế nằm phía tây bắc tỉnh Bắc Giang

- Địa thế hiểm trở

* Nguyên nhân

- Do Thực dân Pháp đánh chiếm lên Yên Thế, nông dân nổi dậy chống Pháp bảo vệ xóm làng…

(3)

? Mục đích của KN Yên Thế là gì?có những đặc điểm gì khác và giống với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

HS thảo luận cặp đôi (2’)

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét lẫn nhau

? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế - GV: Hướng dẫn HS lập bảng thống kê khái quát các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa

? ở giai đoạn 1 phong trào diễn ra như thế nào?

HS trả lời trong SGK

GV tường thuật diễn biến giai đoạn 1 cuộc k/n trên lược dồ.

GV yêu cầu HS quan sát H97

? Em biết gì về Hoàng Hoa Thám?

- Giới thiệu khái quát về Hoàng Hoa Thám - GV giao nhiệm vụ từ tiết trước

? Ở giai đoạn hai phong trào diễn ra như thế nào?

HS dựa vào SGK trả lời

GV tường thuật diễn biến giai đoạn 2 cuộc k/n trên lược dồ

? Tại sao Hoàng Hoa Thám lại đề nghị tạm hoà với địch?

HS thảo luận cặp đôi (2’)

- Hòa để gây dựng lại lực lương

? Giai đoạn 3 của cuộc khởi nghĩa bắt đầu như thế nào?

? Kết quả của cuộc khởi nghĩa yên Thế như thế nào?

- Khởi nghĩa bị thất bại GV 1/1909,15.000 quân,..

- Đề Thám hy sinh ở 1 khu cách chợ Gồ 2 km - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tìm hiểu

2. Diễn biến-Kết quả:

Bảng thống kê khái quát các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa

- Giai đoạn 1:1884 -1892

Dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm nhân dân Yên Thế đã nổi dậy khởi nghĩa, tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa còn hoạt động riêng rẽ -4/1892 Đề Nắm mất, Hoàng Hoa Thám trở thành vị chỉ huy tối cao

Giai đoạn 2:1893 -1908

- Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

- Quân Pháp tập trung tấn công, nghĩa quân hai lần phải tìm cách giảng hoà với Pháp

+ Lần 1:

+ Lần 2: 1897-1908 Giai

đoạn 3:

1909- 1913.

- Quân Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, sau nhiều trận càn liên tiếp.

Lực lượng nghĩa quân hao mòn dần đến 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

- Kết quả: Khởi nghĩa yên Thế bị thất bại

(4)

nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

+ So sánh lực lượng giữa nghĩa quân và Pháp chênh lệch quá lớn

+ Thực dân Pháp và phong kiến câu kết với nhau đàn áp cuộc k/n

+ Thiếu vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến

+ Địa bàn hoạt động bị cô lập

? Vì sao đây là cuộc k/n lâu dài hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương?

- Lực lượng tham gia đông đảo là nông dân - Hoạt động trên địa bàn rộng lớn

- Thủ lĩnh của nghĩa quân mưu trí, dũng cảm

? Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có tính chất gì?

- K/n mang tính dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước của nông dân

* Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian: (10’)

Làm bài tập 1, 2, 3 trong vở bài tập.

HS làm bài

GV nhận xét, sửa chữa.

* Hoạt động 4: Vận dụng (2,5 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

HS: Hệ thống lại KT của bài bằng sơ đồ tư duy

* Tích hợp giáo dục đạo đức: ý thức trách nhiệm của mỗi người khi tổ quốc bị xâm lăng

? Khi tổ quốc bị xâm lăng, em sẽ làm gì?

HS: Em sẽ đấu tranh bảo vệ tổ quốc

- Em sẽ tập hợp mọi người đoàn kết để đấu tranh chống lại kẻ thù

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (2,5 phút)

Sưu tầm tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Yên Thế Tìm hiểu thêm về các cuộc khởi nghĩa cùng thời 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà (5p)

? Tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

(5)

- Các em về nhà học bài và tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa yên Thế + Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa yên Thế

+ Trả lời câu hỏi 1,2 SGK.

- Các em về nhà tìm hiểu về lịch sử địa phương

Bài 3: KHU MỎ THAN – MỘT TRONG NHỮNG CHIẾC NÔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

- Tình hình khai thác than trước khi thực dân Pháp xâm chiếm khu mỏ

? Than đá ở khu vực Đông Triều được khai thác vào thời gian nào?

? Khối lượng than khai thác trong thời kì này ntn?

- Nhà Nguyễn cho vận chuyển 10 vạn kg than Đông Triều về kinh đô.

? Năm 1838, Tổng đốc Hải An đã có ý định gì đối với việc khai thác mỏ than Quảng Ninh?

? Vì sao Tổng đốc Hải An lại xin vua để khai thác vùng than Quảng Ninh?

? Dưới thời vua Tự Đức, khu mỏ than QN do ai cai quản?

? Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có hành động gì đối với mỏ than QN?

- Sự ra đời của công nhân mỏ than Quảng Ninh

? Công nhân mỏ than Quảng Ninh được hình thành trong hoàn cảnh và điều kiện ntn?

? Các mỏ than nào có số lượng công nhân tham gia đông?

- Tiết sau học lịch sử địa phương V/ Rút kinh nghệm

………

………

………

………

…………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Những sĩ phu văn thân yêu nước, có chung nỗi

Giáo dục đạo đức: Em học tập được gì từ tinh thần của các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương. * Hoạt động 3:

Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa tiêu biêu trong phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ, hưởng ứng phong trào Cần Vương do các văn thân sĩ

- Lí giải được vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương3.

Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa tiêu biêu trong phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ, hưởng ứng phong trào Cần Vương do các văn thân sĩ

- Lí giải được vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương..

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

[r]