• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : ... Tiết 41 Ngày giảng: ...

CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THỂ KỶ XIX

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh biết được

- Diễn biến chính của 3 cuộc khỏi nghĩa lớn Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

- Vai trò của các văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào trào Cần Vương.

- Thấy được quy mô tính chất của phong trào.

2. Kỹ năng

- Sử lược đồ, phân tích sự kiện lịch sử

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư huy, hợp tác, lắng nghe 3. Thái độ:

- GD cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

- Biết ơn những năm thân, sĩ phu đã hy sinh cho độc lập tự do 4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực phân tích , năng lực tự học, năng lực tư duy

* Giáo dục đạo đức: Tinh thần đoàn kết, ý thức, trách nhiệm khi tổ quốc bị xâm lăng II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, lược đồ k/n Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

- HS: SGK, vở bài tập, đọc và trả lời câu hỏi SGK III. Phương pháp/ KT

- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề - KT: Động não, đặt câu hỏi

IV.Tiến trình tổ chức dạy và học 1. ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (5p)

* Câu hỏi: Trình bày hoàn cảnh, diễn biến cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế?

* Đáp án:

- Hoàn cảnh (3 điểm)

+ Sau điều ước 1883 - 1884 phe chủ chiến hy vọng giành lại quyền từ tay Pháp.

+ Đưa Hàm Nghi lên ngôi vua.

+ Chuẩn bị phản công.

- Diễn biến: Đêm mồng 4,rạng sáng 5/7/1885,...(7 điểm) 3. Bài mới

(2)

GV giới thiệu bài (1p)

Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX và tìm hiểu chiếu Cần Vương. Bài học hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HĐ1 (5p)

- Mục tiêu học sinh biết được cuộc khởi nghĩa Ba Đình, điểm mạnh, điểm yếu của căn cứ này

- PP: Đàm thoại, phân tích, trực quan - KT: hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân, nhóm

? Khởi nghĩa Ba Đình nổ ra ở đâu do ai lãnh đạo?

HS trả lời

- chiếu lược đồ căn cứ Ba Đình.

? Căn cứ Ba Đình được XD như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của căn cứ Ba Đình?

HS trao đổi cặp đôi (2’)

- Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả

GV giới thiệu vị trí căn cứ Ba Đình Địa thế hiểm yếu, phòng thủ tốt nhưng dễ bị cô lập nếu bị giặc Pháp dùng lực lượng lớn để tấn công.

? Cuộc KN Ba Đình diễn ra như thế nào?

- HS tìm hiểu trong SGK/127

...

...

* HĐ2: Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892) - Thời gian (5p)

- Mục tiêu học sinh tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy - PP: Đàm thoại, phân tích, thảo luận

- KT: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu, tài liệu tham khảo

- Hình thức: Cá nhân, nhóm Chiếu lược đồ căn cứ bãi Sậy

II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào cần vương.

1.Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)

- Từ 12/1886 - > 1/1887 nghĩa quân chiến đấu trong 24 ngày đêm, đẩy lùi 5 cuộc tấn công của địch. Nhưng giặc Pháp đã phun lửa triệt hạ căn cứ , nghĩa quân phải mở đường máu rút lên căn cứ Ma Cao.

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)

(3)

? Bãi Sậy là vùng ntn? Ai lãnh đạo cuộc k/n?

HS thảo luận cặp đôi (2’)

- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả

- Bãi Sậy là 1 vùng đầm lầy Lau Sậy um tùm thuộc tỉnh Hưng Yên.

1883 - 1885 Đinh Gia Quế lãnh đạo.

1885 - 1892 do Nguyễn Thiệt Thuật lãnh đạo.

? KN Bãi Sậy diễn ra như thế nào?

? Điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Ba Đình và Bãi Sậy ?

- Thảo luận hóm (3’)

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét

- Ba Đình: Địa thế hiểm yếu, phòng thủ là chủ yếu, khi bị bao vậy khó có đường thoát.

- Bãi Sậy: Địa bàn rộng khắp các tỉnh, Hưng Yến, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, nghĩa quân dựa vào lối đánh du kích tiêu diệt diệt giặc.

...

...

- Hoạt động 3 (23p)

- Mục tiêu học sinh biết được cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương

- PP: Đàm thoại, phân tích, thảo luận

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

HV đọc SGK - và quan sát H94.

Chiếu chân dung Phan Đình Phùng

? Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai? Em hãy nêu hiểu biết của mình về người lãnh đạo?

HS trả lời theo hiểu biết của bản thân ( GV đã giao nhiệm vụ từ tiết trước)

? Cuộc KN Hương Khê diễn ra như thế nào?

+ Từ 1883 - 1892 nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích đánh địch. Quân giặc nhiều lần bao vây tiêu diệt nghĩa quân nhưng không được - 1892 khởi nghĩa tan rã.

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895)

- Phan Đình Phùng lãnh đạo năm 1885 ông chiều mộ nghĩa quân khởi nghĩa.

- Cao Thắng (1864 - 1893) là trợ thủ đắc lực của ông.

* Diễn biến:

- Giai đoạn 1 (1885 - 1888)

(4)

? Để đối phó với lực lượng nghĩa quân, thực dân Pháp đã làm gì?

? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

- Thảo luận nhóm (3’)

- Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả + Thời gian tồn tại lâu dài : 30 năm

+ Quy mô lớn: Hoạt động trên khắp 4 tỉnh với lối đánh linh hoạt: (Phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện...)

+ Được đông đảo nhân dân hưởng ứng

Giáo dục đạo đức: Em học tập được gì từ tinh thần của các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương

- Ý thức trách nhiệm của công dân mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng

Xây dựng căn cứ và chuẩn bị lực lượng, rèn đúc vũ khí.

- Giai đoạn 2 (1888 - 1895) Nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tiến công địch, chỉ huy thống nhất đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.

- Thực dân Pháp tập trung lực lực lượng bao vây, cô lập nghĩa quân và tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi

- 28/12/1895 nghĩa quân tan dã.

4. Củng cố (2’)

? Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài kết hợp với SGK

+ Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương + Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK/ 130.

- Chuẩn bị trước bài 27

+ Tìm hiểu về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế

(5)

+ Sưu tầm những mẩu chuyện về Hoàng Hoa Thám

+ Sưu tầm tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

+ Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi diễn ra như thế nào V/ Rút kinh nghiệm

...

………...

...

...

---

Ngày soạn : / /2020 Tiết 42 Ngày giảng: ...

KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX

I. Mục tiêu 1.Kiến thức

- Nắm được hoàn cảnh bùng nổ và phát triển, quy mô của phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế. nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.

2.Kĩ năng

- Miêu tả, tường thuật sự kiện

- Sử dụng lược đồ lịch sử, so sánh, phân tích đánh giá sự kiện.

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy, hợp tác, lắng nghe 2.Thái độ

- Khác sâu hình ảnh người nông dân Việt nam: Cần cù, chất phác, yêu tự do, căm thù quân giặc.

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ...

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu.

- HS: SGK, vở bài tập, trả lời các câu hỏi trong SGK III. Phương pháp/ KT

- PP: Hỏi đáp, thảo luận, phân tích, trực quan - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút

(6)

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p)

? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê và ý nghĩa?

* Đáp án - Diễn biến

+ Giai đoạn 1: …. (3 điểm) + Giai đoạn 2:…( 3 điểm)

- ý nghĩa : Là cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu trong phong trào Cần Vương,..(4 điểm) 3. Bài mới

Gv giới thiệu bài (1p)

Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa tiêu biêu trong phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ, hưởng ứng phong trào Cần Vương do các văn thân sĩ phi phát động, một phong trào khởi nghĩa của những người nông dân cũng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Phong trào đó phát triển như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1 (32p)

- Mục tiêu học sinh biết được nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế - PP: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, tương thuật

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm

- Tích hợp với môn Địa lí, tích hợp giáo dục đạo đức

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Cách tiến hành

GV chiếu lược đồ vùng đất Yên Thế Yêu cầu HS quan sát lược đồ Yên Thế.

? Quan sát lược đồ, em hãy giới thiệu đôi nét về vị trí địa lí vùng núi yên Thế?

- HS dựa vào kiến thức địa lí và sự hiểu biết trình bày

? Em có nhận xét gì về căn cứ Yên Thế?

HS dựa vào kiến thức địa lí trả lời.

GV giới thiệu khái quát vị trí, địa hình, dân cư, thành phần lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa

I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913)

* Căn cứ

- Yên Thế nằm phía tây bắc tỉnh Bắc Giang

- Địa thế hiểm trở

(7)

Yên thế.

? Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa Yên thế?

HS dựa vào SGK trả lời.

GV gọi 1 HS đọc phần diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

? Mục đích của KN Yên Thế là gì?có những đặc điểm gì khác và giống với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

HS thảo luận cặp đôi (2’)

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét lẫn nhau

? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế

- GV: Hướng dẫn HS lập bảng thống kê khái quát các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa

? ở giai đoạn 1 phong trào diễn ra như thế nào?

HS trả lời trong SGK

GV tường thuật diễn biến giai đoạn 1 cuộc k/n trên lược dồ.

GV yêu cầu HS quan sát H97

? Em biết gì về Hoàng Hoa Thám?

- Giới thiệu khái quát về Hoàng Hoa Thám - GV giao nhiệm vụ từ tiết trước

? Ở giai đoạn hai phong trào diễn ra như thế nào?

HS dựa vào SGK trả lời

GV tường thuật diễn biến giai đoạn 2 cuộc k/n trên lược dồ

? Tại sao Hoàng Hoa Thám lại đề nghị tạm hoà với địch?

HS thảo luận cặp đôi (2’)

- Hòa để gây dựng lại lực lương

? Giai đoạn 3 của cuộc khởi nghĩa bắt đầu như thế nào?

* Nguyên nhân

- Do Thực dân Pháp đánh chiếm lên Yên Thế, nông dân nổi dậy chống Pháp bảo vệ xóm làng…

2. Diễn biến-Kết quả:

Bảng thống kê khái quát các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa

- Giai đoạn 1:188 4- 1892

Dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm nhân dân Yên Thế đã nổi dậy khởi nghĩa, tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa còn hoạt động riêng rẽ -4/1892 Đề Nắm mất, Hoàng Hoa Thám trở thành vị chỉ huy tối cao Giai

đoạn 2:189 3- 1908

- Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

- Quân Pháp tập trung tấn công, nghĩa quân hai lần phải tìm cách giảng hoà với Pháp

+ Lần 1:

+ Lần 2: 1897-1908 Giai

đoạn 3:

1909- 1913.

- Quân Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, sau nhiều trận càn liên tiếp. Lực lượng nghĩa quân hao mòn dần

(8)

? Kết quả của cuộc khởi nghĩa yên Thế như thế nào?

- Khởi nghĩa bị thất bại GV 1/1909,15.000 quân,..

- Đề Thám hy sinh ở 1 khu cách chợ Gồ 2 km

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tìm hiểu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

+ So sánh lực lượng giữa nghĩa quân và Pháp chênh lệch quá lớn

+ Thực dân Pháp và phong kiến câu kết với nhau đàn áp cuộc k/n

+ Thiếu vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến

+ Địa bàn hoạt động bị cô lập

? Vì sao đây là cuộc k/n lâu dài hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương?

- Lực lượng tham gia đông đảo là nông dân - Hoạt động trên địa bàn rộng lớn

- Thủ lĩnh của nghĩa quân mưu trí, dũng cảm

? Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có tính chất gì?

- K/n mang tính dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước của nông dân

...

...

...

đến 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

- Kết quả: Khởi nghĩa yên Thế bị thất bại

4. Củng cố (3p)

? Tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

(9)

5. Hướng dẫn về nhà (3p)

- Các em về nhà học bài và tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa yên Thế + Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa yên Thế

+ Tìm hiểu thêm về các cuộc khởi nghĩa cùng thời + Trả lời câu hỏi 1,2 SGK.

- Các em về nhà tìm hiểu về lịch sử địa phương

Bài 3: KHU MỎ THAN – MỘT TRONG NHỮNG CHIẾC NÔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

- Tình hình khai thác than trước khi thực dân Pháp xâm chiếm khu mỏ

? Than đá ở khu vực Đông Triều được khai thác vào thời gian nào?

? Khối lượng than khai thác trong thời kì này ntn? - Nhà Nguyễn cho vận chuyển 10 vạn kg than Đông Triều về kinh đô.

? Năm 1838, Tổng đốc Hải An đã có ý định gì đối với việc khai thác mỏ than Quảng Ninh?

? Vì sao Tổng đốc Hải An lại xin vua để khai thác vùng than Quảng Ninh?

? Dưới thời vua Tự Đức, khu mỏ than QN do ai cai quản?

? Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có hành động gì đối với mỏ than QN?

- Sự ra đời của công nhân mỏ than Quảng Ninh

? Công nhân mỏ than Quảng Ninh được hình thành trong hoàn cảnh và điều kiện ntn?

? Các mỏ than nào có số lượng công nhân tham gia đông?

- Tiết sau học lịch sử địa phương V/ Rút kinh nghệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Những sĩ phu văn thân yêu nước, có chung nỗi

Giáo dục đạo đức: Em học tập được gì từ tinh thần của các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương. * Hoạt động 3:

Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa tiêu biêu trong phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ, hưởng ứng phong trào Cần Vương do các văn thân sĩ

Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa tiêu biêu trong phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ, hưởng ứng phong trào Cần Vương do các văn thân sĩ

- Lí giải được vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương3.

- Lí giải được vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương..

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

[r]