• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
61
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Ngày soạn: 15/10/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021 TOÁN

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo) A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.

C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Hoạt động khởi động

- Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 6 đã học.

II. Hoạt động thực hành, luyện tập

- HS thực hiện

Bài 3. phân tích mầu rồi vận dụng đế tìm kết quả các phép tính cho trong bài.

- GV yêu cầu HS làm bài - GV cùng hs nhận xét.

- HS quan sát

- HS làm bài Bài 4. – ChoHS quan sát tranh, suy nghĩ

và tập kể cho bạn nghe tình huống trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.

- HS quan sát tranh, Chia sẻ trước lớp.

a)Bên trái có 3 con ong. Bên phải có 3 con ong. Có tất cả bao nhiêu con ong?

- HS suy nghĩ làm bài.

- 1 số hs đọc kết quả

(2)

Ta có phép cộng 3 + 3 = 6. Vậy có tất cả 6 con ong.

b) Có 3 bạn đang ngồi đọc sách. Có thêm 2 bạn đi đến. Có tất cá bao nhiêu bạn?

Ta có phép cộng 3 + 2 = 5. Vậy có tắt cả 5 bạn.

III. Hoạt động vận dụng

- HS nghĩ ra một số tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.

- HS thực hiện

* Củng cố, dặn dò:2'

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS lắng nghe

_____________________________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 27: V v X x ( tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết và đọc đúng âm v, x và các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có âm v, x; Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc; Viết đúng chữ v, x và các tiếng, từ ngữ chứa chữ v, x; Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm v, x có trong bài học; Phát triển vốn từ ngữ và sự hiểu biết về thành phố và nông thôn.

Biết cách so sánh sự giống và khác nhau giữa thành phố và nông thôn.

- Giao tiếp - hợp tác: Tham gia thảo luận nhóm trả lời câu hỏi nội dung tranh vẽ, ghép âm, tiếng chứa âm vừa học; Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa; Cảm nhận được mối liên hệ của mỗi người với quê hương qua đoạn đọc ngắn về chuyến thăm quê của Hà.

- Yêu quý quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên

- Máy tính, TBPHTM, hình ảnh trong bài học, bộ chữ 2. Học sinh

- Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 1 1. Mở đầu:

- Gọi HS đọc nội dung 2,4 trang 64, 65 - Viết chữ ph, qu, pha, quê.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1. Nhận biết:

- Cho HS quan sát tranh, hỏi:

+ Em thấy ai trong tranh?

+ Bạn Hà đang làm gì?

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. " Hà vẽ xe đạp".

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

+ Tiếng nào chứa âm v, tiếng nào chứa âm x?

- GV KL: Trong câu trên tiếng vẽ, chứa âm v. Tiếng xe chứa âm x. Âm x và âm v được in màu đỏ;

Hoạt động 2. Đọc a. Đọc âm v, x

- Gắn thẻ chữ V và v, giới thiệu chữ V in hoa và chữ v in thường.

- GV đọc mẫu "vờ"

- Yêu cầu HS đọc

- GV lắng nghe, sửa lỗi.

- Gắn thẻ chữ X và x, giới thiệu chữ X in hoa và chữ x in thường.

- GV đọc mẫu "xờ"

- Yêu cầu HS đọc

- GV lắng nghe, sửa lỗi. Lưu ý HS phát âm phân biết "xờ" và "sờ".

b. Đọc tiếng

- 4-5 HS đọc trước lớp.

- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.

- Lớp nhận xét, đánh giá

- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi + … bạn Hà.

+ .. vẽ xe đạp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

"Hà /vẽ xe đạp"

- 1 HS đọc tiếng có âm v, 1 HS đọc tiếng có âm x.

- 1 HS lên bảng chỉ.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp)

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp)

(4)

* Đọc tiếng mẫu:

- Yêu cầu HS lấy âm v gắn lên bảng cài, lấy âm e gắn bên phải cạnh âm v dấu ngã trên đầu âm e.

+ Ta được tiếng gì?

- GV đưa mô hình tiếng vẽ

v e

vẽ

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.

- Yêu cầu HS ghép tiếng xe, nêu cách ghép

- Đưa mô hình tiếng xe, yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.

x e

xe

- Đọc lại âm và tiếng: v, x, xe, vẽ

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa các tiếng: võ, vở, vua, xỉa, xứ, xưa.

+ Những tiếng nào có âm đầu v?

+ Những tiếng nào có âm đầu x?

- Yêu cầu HS đọc trơn, phân tích, đánh vần từng tiếng. Lưu ý phát âm những tiếng có âm đầu x.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- Yêu cầu HS ghép tiếng có chứa âm v hoặc âm x rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

- HS thực hành

+ … được tiếng vẽ

+ Tiếng vẽ có 2 âm. Âm v đứng trước, âm e đứng sau, dấu ngã trên âm e. Vờ- e - ve- ngã - vẽ. (CN, lớp) - Thực hành, nêu cách ghép: Thay âm v bằng âm x, bỏ dấu ngã.

+ Tiếng xe có 2 âm. Âm x đứng trước, âm e đứng sau. Xờ - e - xe.

(CN, lớp)

- Đánh vần, đọc trơn (CN-nhóm - lớp) - HS đọc thầm, trả lời câu hỏi

+ … võ, vở, vua.

+ …, xỉa, xứ, xưa.

- HS đọc (CN- nhóm - lớp)

- HS thực hành ghép chữ cái tạo tiếng, đọc cho bạn nghe.

VD: xa, xê, xu, và, vớ, vô

- 3-5 HS trình bày trước lớp. Nêu cách ghép tiếng.

- Lớp phân tích, đọc đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn tìm được.

(5)

c. Đọc từ ngữ:

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho từ ngữ vở vẽ, vỉa hè, xe lu, thị xã, đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS phân tích, đánh vần tiếng có âm v, hoặc x sau đó đọc trơn cả từ.

VD: Đưa tranh 3, hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

- GV đưa từ xe lu. Yêu cầu HS phân tích, đánh vần tiếng xe - đọc trơn từ xe lu.

- GV giải nghĩa cho HS hiểu thị xã.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- Yêu cầu HS đọc lại nội dung 2 trang 66

*Vận động giữa giờ Hoạt động 4: Viết bảng

* Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ v, hỏi:

+ Chữ v gồm mấy nét?

+ Chữ v cao mấy li? Rộng mấy ô li?

- GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết:

- Đặt bút khoảng giữa ĐK 2 và ĐK 3 viết nét móc 2 đầu, cuối nét được kéo dài tới gần ĐK 3 thì lượn sang trái, tới ĐK 3 thì lượn bút trở lại sang phải, tạo thành vòng xoắn nhỏ (cuối nét); dừng bút gần ĐK 3.

- GV đưa chữ x cho HS quan sát.

+ Chữ x gồm mấy nét?

+ Chữ x cao mấy li? Rộng mấy ô li?

- GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết:

- N1: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết nét cong phải; dừng bút ở giữa ĐK1 và ĐK2.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

+ … xe lu.

+ Tiếng xe gồm có 2 âm, âm x đứng trước, âm e đứng sau. Xờ- e - xe. Xe lu. (CN- nhóm - lớp)

- Lắng nghe.

- HS nối tiếp nhau đọc (CN - nhóm, lớp).

- HS quan sát, trả lời câu hỏi.

+ … gồm 1 nét.

+ .. cao 2 li, rộng gần 3 li.

- Quan sát, lắng nghe.

+… 2 nét: cong phải và cong trái.

+ .. cai 2 ly, rộng 3 ly.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết 2 lần chữ x, 2 lần chữ v - HS quan sát, lắng nghe

(6)

- N2: Từ điểm dừng bút của N1, lia bút sang phải (dưới ĐK 3 một chút) viết tiếp nét cong trái cân đối với nét cong phải.

Chú ý: 2 nét cong chạm lưng vào nhau, tạo ra hai phần đối xứng.

- YCHS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, uốn nắn, sửa lỗi.

* Viết chữ ghi tiếng vẽ, xe

- GV đưa tiếng vẽ, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

- GV viết mẫu chữ vẽ, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút giữa ĐK 2 và ĐK 3 viết chữ v, từ điểm dừng bút của chữ v đưa tiếp nối liền chữ e. Từ điểm dừng bút của chữ e lia bút lên đầu chữ e viết dấu ngã. Lưu ý: Vòng xoắn của chữ v hơi to một chút.

- GV đưa tiếng xe, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

- GV viết mẫu chữ xe, vừa viết vừa mô tả quy trình viết:

- Đặt bút dưới ĐK 2 viết chữ x, từ điểm dừng bút của chữ x, đưa bút viết tiếp chữ e. Ta được chữ xe.

Lưu ý: Chữ x và chữ e phải liền nét với nhau.

- Yêu cầu HS viết bảng con

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

Tiết 2 3. Luyện tập thực hành Hoạt động 4. Viết vở

- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 21, nêu yêu cầu bài viết

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và

- HS phân tích, đánh vần (CN, lớp) +… Tiếng vẽ gồm có 2 âm, âm v đứng trước âm e đứng sau, dấu ngã trên âm e. Vờ - e - ve - ngã - vẽ.

+ … âm t trước âm ô sau.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS đọc (CN, lớp)

+… Tiếng xe gồm có 2 âm, âm x đứng trước âm e đứng sau. xờ - e - xe.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con 1 chữ xe, 1 chữ vẽ.

- Nhận xét chữ viết của bạn.

- 1-2 HS nêu: Tô 1 dòng chữ x,1 dòng chữ v, viết 1 dòng chữ x, 1 dòng chữ v, 1 dòng vở vẽ và 1 dòng chữ xe lu - HS viết bài.

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS vận động.

- Đọc thầm câu "Nghỉ hè, bố mẹ cho Hà về quê. Quê Hà là xứ sở của dừa."

+… 2 câu.

(7)

bút viết), nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở.

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

Lưu ý HS: khi viết chữ x, 2 nét cong phải chạm lưng vào nhau.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

*Vận động giữa tiết Hoạt động 5 Đọc câu

- GV đưa đoạn cần luyện đọc, yêu cầu HS đọc thầm.

+ Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm tiếng có âm x, tiếng có âm v.

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần về, xứ.

- GV đọc mẫu "Nghỉ hè,/ bố mẹ /cho Hà / về quê. Quê Hà /là xứ sở/ của dừa."

- Lưu ý HS nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, đoạn.

- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.

* Tìm hiểu nội dung tranh - Cho HS quan sát tranh + Tranh vẽ ai?

+ Hà được bố mẹ cho đi đâu?

+ Quê Hà có gì đặc biệt?

- GV tóm tắt nội dung tranh, giải thích xứ sở của dừa: nơi trồng nhiều dừa (Bến Tre, Phú Yên)

+ Quê em ở đâu?

+ Em có hay về quê không? Quê em có gì đặc biệt?

- GDHS về tình cảm của con người đối

+ Tiếng có âm đầu x là xứ.

+ Tiếng có âm đầu v là về.

- HS đọc trơn, phân tích tiếng, đánh vần (CN, nhóm, lớp)

- Lắng nghe.

- HS đọc (CN, nhóm, lớp)

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

+ … bố, mẹ và Hà.

+ … về quê.

+ … là xứ sở của dừa.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

(8)

với quê hương.

Hoạt động 6: Nói theo tranh

* Nói theo tranh:

- GV giới thiệu chủ đề: Thành phố và nông thôn

- Cho HS quan sát tranh, yêu cầu thảo luận nhóm câu hỏi về nội dung từng tranh.

+ Em thấy những gì trong mỗi bức tranh?

- Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- Nêu câu hỏi để HS suy luận:

+ Tranh 1 vẽ cảnh ở đâu? Tại sao em biết.

+ Tranh 2 vẽ cảnh ở đâu? Tại sao em biết?

* Liên hệ, giáo dục

+ Em đang ở thành phố hay nông thôn?

+ Cuộc sống ở đó như thế nào?

- GDHS: Thành phố và nông thôn, mỗi nơi có một cuộc sống khác nhau, có những đặc trưng khác nhau, nhưng dù ở đâu thì đều có những điều thú vị.

4.Vận dụng, ứng dụng

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Yêu cầu HS tìm từ có âm v hoặc x, đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- Quan sát tranh, thảo luận, trả lời câu hỏi

- Đại diện 2-3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

+ Tranh 1: có nhiều nhà cao tầng, đường nhựa to, nhiều xe cộ đi lại.

+ Tranh 2: có đường đất, trâu kéo xe, ao hồ, người câu cá, đống rơm, … +… cảnh thành phố.

+… cảnh nông thôn.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:

- Lắng nghe. Ghi nhớ.

+ …. âm v, x

- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.

- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.

- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

….

………

………

_____________________________________________

(9)

BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT BÀI 28: Y y (tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận biết và đọc đúng âm y và các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có âm y; Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc; Viết đúng các chữ y và các tiếng, từ ngữ chứa chữ y; Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm y có trong bài học; Biết cách nói lời cảm ơn trong một số tình huống và cách thức cảm ơn.

- Giao tiếp - hợp tác: Tham gia thảo luận nhóm trả lời câu hỏi nội dung tranh vẽ, ghép âm, tiếng chứa vần vừa học; Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa; Chăm học, chăm làm đoàn kết yêu thương: Cảm nhận được tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè.

- Yêu quý những người thân trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Máy tính, TB PHTM, hình ảnh trong bài học, bộ chữ 2. Học sinh

- Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu: 5'

- Gọi HS đọc nội dung trang 66, 67.

- Kiểm tra viết âm x, v, vở vẽ, xe lu.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

2. Hình thành kiến thức mới: 20' Hoạt động 1. Nhận biết:

- Cho HS quan sát tranh, hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh gì?

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. " Thời gian quý hơn vàng bạc."

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- 4-5 HS đọc trước lớp.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.

- Lớp nhận xét, đánh giá

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … hai bạn nhỏ và đồng hồ đang dắt tay nhau chạy tung tăng.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

"Thời gian/ quý hơn/ vàng bạc."

(10)

+ Tiếng nào chứa âm y?

- GV Trong câu trên tiếng quý, chứa âm y.

Âm y được in màu đỏ;

Hoạt động 3. Đọc a. Đọc âm y

- Gắn thẻ chữ Y và y lên bảng, giới thiệu chữ Y in hoa và chữ y in thường.

- GV đọc mẫu "y".

- Yêu cầu HS đọc.

b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu quý

- Yêu cầu HS lấy âm y gắn lên bảng cài, lấy âm qu gắn bên trái cạnh âm y, dấu sắc trên âm y.

+ Ta được tiếng gì?

- GV đưa mô hình tiếng quy qu y

quý

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.

* Đọc các tiếng trong SGK

- GV đưa các tiếng: quy, quỹ, quý, quỳ, quỵ, ý.

+ Những tiếng trên có điểm nào chung?

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- Yêu cầu HS ghép tiếng có chứa âm y rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

c. Đọc từ ngữ:

- 1 HS đọc tiếng quý - HS quan sát SGK.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp)

- Thực hành.

+ … được tiếng quý

+ Tiếng quý có 2 âm. Âm qu đứng trước, âm y đứng sau, dấu sắc trên âm y. Quờ - y - quy- sắc - quý. Quý.

- HS đọc thầm + … chưa âm y.

- HS đọc (CN- nhóm - lớp)

- HS thực hành ghép chữ cái tạo tiếng đọc cho bạn nghe.

VD: quy, quỳ, quý, quỷ,....

3-5 HS trình bày trước lớp, nêu cách ghép tiếng.

- Lớp phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn tìm được.

(11)

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho từng từ ngữ y tá, dã quỳ, đá quý, đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh. GV đưa từ dưới tranh, HS phân tích, đánh vần tiếng có âm y sau đó đọc trơn cả từ.

VD: Đưa tranh 1, hỏi:

+ Tranh vẽ ai?

- GV đưa từ y tá. Yêu cầu HS đọc trơn từ y tá.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- Yêu cầu HS đọc lại nội dung 2 trang 68 Vận động giữa giờ

Hoạt động 4. Viết bảng

* Viết chữ ghi âm

- GV đưa mẫu chữ y, hỏi:

+ Âm y gồm mấy nét? Là những nét nào?

+ Chữ y cao mấy li, rộng mấy li?

- GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết:

- N1: Đặt bút trên ĐK 2 (trên) viết nét hất, đến ĐK 3 thì dừng lại.

- N2: từ điểm dừng bút của N1, chuyển hướng bút để viết nét móc ngược (phải).

- N3: Từ điểm dừng bút của N2, rê bút thẳng lên ĐK 3 (trên) rồi chuyển hướng ngược lại để viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống ĐK 4 phía dưới); dừng bút ở ĐK 2 (trên).

- YCHS viết bảng con.

- GV quan sát, nhận xét, uốn nắn, sửa lỗi.

* Viết chữ ghi tiếng quý

- GV đưa tiếng quý, yêu cầu HS phân tích, đánh vần.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

+ … cô y tá.

- HS đọc (CN- nhóm - lớp)

- HS nối tiếp nhau đọc (CN - nhóm, lớp).

- HS quan sát.

+ … gồm 3 nét: N1: Nét hất, N2: Móc ngược (phải), N3: Khuyết ngược.

+ … cao 5 li, 2 li trên, 3 li dưới.

- Quan sát, lắng nghe.

+ … gồm 2 âm: Âm i và âm a.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết 2 lần chữ y

+ Tiếng quý gồm có 2 âm, âm qu đứng

(12)

- GV viết mẫu chữ quý, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 2 viết chữ qu, từ điểm dừng bút của chữ qu viết tiếp chữ y. Từ điểm dừng bút của chữ y, lia bút lên trên đầu chữ y viết dấu sắc. Ta được chữ quý.

- Yêu cầu HS viết bảng con

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi.

Tiết 2

3. Luyện tập thực hành Hoạt động 5. Viết vở

- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 22, nêu cầu bài viết.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết), nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở.

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS.

Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ và khoảng cách giữa các chữ trong từ.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

*Vận động giữa tiết

Hoạt động 6. Đọc câu, đoạn

- GV đưa đoạn cần luyện đọc, yêu cầu HS đọc thầm.

+ Đoạn luyện đọc có mấy câu? Đọc từng câu.

- Tìm tiếng có âm y.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các câu trong đoạn.

trước âm y đứng sau, dấu sắc đặt trên đầu âm y. Quờ - y - quy - sắc - quý.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con 2 chữ quý.

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá.

- 1- 2 HS nêu: Tô 1 dòng chữ y, viết 1 dòng chữ y, 1 dòng chữ y tá, 1 dòng đá quý.

- HS viết bài.

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS vận động.

- Đọc thầm "Mẹ và Hà ghé nhà dì Kha.

Dì kể cho Hà nghe về bà. Hà chú ý nghe dì kể."

+ .. . 3 câu. HS đọc từng câu.

+ …tiếng có âm y là ý.

- Lần lượt 3 HS đọc nối tiếp

(13)

- GV lưu ý HS ngắt hơi giữa các cụm từ.

"Mẹ và Hà /ghé nhà dì Kha. Dì kể cho Hà nghe /về bà. Hà chú ý /nghe dì kể."

- Gọi HS đọc cả đoạn.

- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

* Tìm hiểu nội dung tranh Cho HS quan sát tranh, hỏi:

+ Tranh vẽ những ai?

+ Dì Kha đang làm gì?

+ Hà đang làm gì?

+ Người được gọi là dì có mối quan hệ thế nào với em?

- GV cho HS biết: Miền Trung và miền Nam gọi chị gái và em gái của mẹ bằng dì còn miền Bắc chỉ gọi em gái của mẹ bằng dì, chị gái của mẹ gọi là bác.

Hoạt động 7. Nói theo tranh - GV giới thiệu chủ đề: Cảm ơn - GV đưa tranh 1, hỏi:

+ Em nhìn thấy ai trong tranh?

+ Bạn Nam đang làm gì?

+ Em thử đoán xem bạn Hà sẽ nói gì với bạn Nam?

- GV đưa tranh 2, hỏi:

+ Em thấy ai trong tranh?

+ Bà đang làm gì?

+ Bạn nhỏ sẽ nói gì với bà?

+ Quan sát 2 bức tranh, ánh mắt của người cảm ơn trong 2 bức tranh có gì khác nhau?

Theo em người nào có ánh mắt phù hợp khi cảm ơn?

+ Cần ghi nhớ điều gì khi nói lời cảm ơn?

* Liên hệ, giáo dục

- GDHS: Cần cảm ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là việc nhỏ, cần thể

- HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- 3-5 HS thi đọc trước lớp - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ .. Mẹ Hà, dì Kha và Hà.

+ … kể về bà cho Hà nghe.

+ …. chăm chú nghe dì kể.

+ … em gái của mẹ.

- Lắng nghe.

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ … Nam và Hà đang đi học.

+ … che ô cho Hà.

+ .. Hà sẽ nói lời cảm ơn Nam.

+ …. ông bà và bạn nhỏ.

+ … cho bé gói bánh.

+ … nói lời cảm ơn bà.

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ … Bạn nhỏ

+ … thể hiện ánh mắt, cử chỉ, hành động chân thành.

(14)

hiện sự chân thành khi cảm ơn.

4.Vận dụng, ứng dụng + Chúng ta vừa học bài gì?

- Yêu cầu HS tìm từ có âm y và nói 1 câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.

- Nhắc HS về nhà học bài, thực hành giao tiếp ở nhà.

- Lắng nghe + …. âm y.

- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.

- Lớp nhận xét, đánh giá.

- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

D. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...…………

_______________________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 29: LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm vững các quy tắc chính tả để viết đúng các từ ngữ có chửa các âm giống nhau nhưng có chữ viết khác nhau, hay nhẩm lẫn.

- Bước đầu có ý thức viết đúng chính tả II. CÁC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Nắm vững các quy tắc chính tả của 3 trường hợp cơ bản:

+ Phân biệt c với k. c vå k đều ghi âm cờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với các nguyên âm i, e, ê thì viết là k (ca); khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là c (xê).

+ Phân biệt g với gh. g và gh đều ghi âm "gờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với nguyên âm i, e, ê thi viết là gh (gờ kép); khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là g (gờ đơn).

+ Phân biệt ng với nghi ng và nghi đều ghi âm “ngờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với nguyên âm i, e, ê viết là ngh (ngờ kép): khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là ng (ngờ đơn).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Mở đầu

- Ôn và khởi động -Hs chơi

(15)

- Gv tổ chức trò chơi thi tìm các tiếng bắt đầu từ những âm sau c/ k; g/ gh; ng/ ngh II. Hình thành kiến thức

1. Phân biệt với k.

a. Đọc tiếng: HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).

cô cư có cá cổ cỡ cọ kỳ kế kế kẻ ki ke ke - GV yêu cầu HS quan sát hình cá cờ và hình chữ ký, đọc thành tiếng cá nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): cá cờ, chữ ký.

b. Trả lời câu hỏi:

Chữ k di với chữ nào?

Chữ c di với chữ nào?

GV đưa ra quy tắc: Khi đọc, ta nghe được những tiếng có âm đấu giống nhau (ví dụ cả với kí), nhưng khi viết cần phân biệt c (xê) và k (ca). Quy tắc: k (ca) kết hợp với i, e, ê

- chia nhóm, các nhóm đố nhau. GV yêu cầu một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đối lại.

GV quan sát và sửa lỗi.

1. Phân biệt g với gh

a. Đọc tiếng: HS đọc thành tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).

ga gà gõ gỗ gù gử ghe ghi ghi ghé ghế ghe - GV yêu cầu HS quan sát hình gà gô và hình ghế gỏ, đọc thành tiếng (cá nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): gà gỗ, ghế gỗ.

b. Trả lời câu hỏi:

- Chữ gh (gờ kép - gờ hai chữ) đi với chữ nào?

- Chữ g (gờ đơn - gờ một chữ) đi với chữ nào?

- GV đưa ra quy tắc: Khi nói, đọc, ta

-Hs đọc

- HS quan sát, đọc.

- HS đọc

- HS trả lời,Chữ k (ca) đi với chữ i, e, ê ...

Chữ c (xê) đi với các chữ khác, -Hs lắng nghe

-Hs thực hiện -Hs lắng nghe -Hs đọc

- HS quan sát, đọc.

Chữ gh (gờ kép gờ hai chữ) đi với chữ i, e, è.

Chữ g (gờ đơn – gờ một chữ) đi với các chữ khác.

-Hs lắng nghe

(16)

không phân biệt g và gh (vi dụ gà với ghế), nhưng khi viết cần phán biệt g(gờ đơn - gở một chữ) và gh (gờ kép - gờ hai chữ). Quy tắc:

gh (gờ kép - gờ hai chữ) kết hợp với i, ê, e; còn g (gờ đơn gờ một chữ) đi với a, o, - GV chia nhóm, các nhóm đố nhau. Một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đổi lại.

GV quan sát và sửa lỗi.

-Hs thực hiện

-Hs lắng nghe

_______________________________________

CHÀO CỜ + HĐTN PHẦN I: CHÀO CỜ

PHẦN II: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHỦ ĐỀ: EM BIẾT YÊU THƯƠNG

THỬ LÀM CA SĨ CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20- 10 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cái thiện.

- Biêt hoạt động của mình.

- Mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu của bản thân trước tập thể - Kính yêu bà, mẹ, cô và những người phụ nữ xung quanh mình.

- HS tích cực tham gia vào hoạt động để cảm thụ những giọng hát và đánh giá.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với GV

- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; đạo cụ theo yêu cầu bài hát.

- Phát động HS tìm hiểu các bài hát về bà, mẹ, cô,… để tham gia hội thi “ Thử làm ca sĩ ”.

- Phần thưởng cá nhân và tập thể.

- Hướng dẫn các lớp đăng kí tiết mục: đơn ca, sông ca, tốp ca,…Một lớp đăng kí một đến hai tiết.

- Tập luyện cho HS dẫn chương trình.

- Tổ chức sơ khảo trước một tuần để chọn tiết mục vào chung kết.

- Thành lập ban giam khảo gồm 10 HS, chấm điểm trực tiếp ở cuộc thi.

- Phiếu bình chọn ca sĩ mình yêu thích nhất, phiếu được phát tại lớp trước khi hội thi diễn ra.

(17)

- GVCN: Lựa chọn HS có năng khiếu, đăng kí với ban tổ chức, hướng dẫn HS luyện tập, thi sơ khảo.

2. Đối với HS

- Tìm hiểu các bài hát, bài thơ về mẹ, bà, cô, chị gái,….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần I. Chào cờ(NT tổ chức): 15'

Phần II. Sinh hoạt dới cờ 1. HĐ mở đầu

- HS hát được các bài về bà, cô, mẹ,…

2. HĐ hình thành kiến thức:15'

HĐ 1: Cho HS dẫn chương trình công bố các tiết mục vào chung kết.

HĐ 2: Giới thiệu ban giám khảo ( BGK) và cách chấm điểm.

+ BGK của cuộc thi gồm 10 HS đại diện cho Liên đội, là những người bạn trung thực, đạo đức tốt, nhanh nhẹn, nhiệt tình, có úy tín,.. Mời GV đại diện chi đoàn GV là thư kí tổng hợp điểm.

+ BGK sẽ chấm điểm trực tiếp trên bảng. Sau khi nghe xong phần thể hiện của các ca sĩ, người dẫn chương trình có hiệu lệnh “ Bây giờ là phần chấm điểm của BGK”, BGK sẽ giơ bảng điểm của mình. Dẫn chương trình đọc điểm của từng thành viên, thu kí tổng hợp điểm cuối cùng, đọc điểm bình quân. Điểm bình quân là điểm để xếp giải.

3. HĐ thực hành

Tiến hành Hội thi“ Thử làm ca sĩ ”.

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS dẫn chương trình công bố các tiết mục vào chung kết.

- Hs trình bày.

- Hs xem - Hs thực hiện

(18)

- Cho HS bình chọn ca sĩ yêu thích nhất.

+ GVCN thu lại phiếu bình chọn của lớp mình, tổng hợp kết quả nhanh, gửi lại Ban Tổ chức.

+ Trong thời gian tổng kết, đánh giá hoạt động Ban Tổ tổng hợp kết quả của các lớp để kịp thời công bố.

- Dự kiến sản phẩm:

- Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm.

Đánh giá chung.

- GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS toàn trường tham gia hoạt động, động viên khen ngợi tất cả các HS đã tham gia cuộc thi “ Thử làm ca sĩ ”.

- Trao giải thưởng cho HS tham gia hội thi“

Thử làm ca sĩ ” .

- Mời những HS tham gia chung kết lên sân khấu.

+ Công bố giải thứ tự từ Khuyên Khích đến giải Nhất hoặc ngược lại. HS khi nghe xưng tên, nhanh nhẹn đứng lên vị trí yêu cầu để nhận giải.

+ Dẫn chương trình mời đại diện Ban giám hiệu lên trao giải. HS toàn trường chúc mừng.

+ HS biểu diễn, toàn trường vỗ tay.

+ Các ca sĩ lần lượt biểu diễn theo số bao danh cho đến hết + Sau phần biểu diễn ca sĩ, HS toàn trường vỗ tay hưởng ứng, dẫn chương trình mời BGK giơ bảng chấm điểm, dẫn chương trình đọc điểm từng thành viên. Thư kí tổng hợp và đọc điểm bình quân.

- HS mua hát, nói lời yêu thương với bà, mẹ, cô, chị gái,..

- HS chọn được ca sĩ mình thích nhất.

- HS tập biểu diễn để tham gia

(19)

Trao giải thưởng cho HS tham gia hội thi“ Thử làm ca sĩ ”.

4. Hoạt động vận dụng: 5'

- GV yêu cầu HS sau buổi hoạt động này cần yêu thương, tô trọng, giúp đỡ bà, mẹ, cô giáo và những người phụ nữ xung quanh mình nhiều hơn.

các hoạt động của trường.

- HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...…………

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 16/10/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt

BÀI 29: LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ ( tiết 2 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm vững các quy tắc chính tả để viết đúng các từ ngữ có chứa các âm giống nhau nhưng có chữ viết khác nhau, hay nhầm lẫn.

- Giao tiếp - hợp tác: Bước đầu có ý thức viết đúng chính tả.

- Tự giác, tích cực hợp tác trong học tập: Trung thực, chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên

- Máy tính, TBPHTM, hình ảnh trong bài học, bộ chữ.

2. Học sinh

- Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Phân biệt ng với ngh a. Đọc tiếng:

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng (cá

-Hs đọc

(20)

nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).

ngỏ ngày ngừ gà ngô ngư nghe nghé nghé nghi nghĩ nghệ

-GV yêu cầu HS quan sát hình cá ngừ và hinh củ nghệ, đọc thành tiếng (cả nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): cá ngừ, củ nghệ.

b. HS trả lời câu hỏi:

Chữ ngh (ngờ kép - ngờ ba chữ) đi với chữ nào?

Chữ ng ngờ đơn - ngờ hai chữ) đi với chữ nào?

- GV đưa ra quy tắc: Khi nói/ đọc, ta không phân biệt ng và ngh (vi dụ nghi ngờ), nhưng khi viết cần phân biệt ng ng đơn) và nghi ngờ kép). Quy tắc: ngh (ngờ kép) kết hợp với i , e; còn nghi ngờ đơn) đi với a, o, ô, u,

3. Thực hành:

-GV chia nhóm HS, các nhóm đố nhau.

Một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đối lại.

- GV quan sát và sửa lỗi.

III. Thực hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức tìm các từ đúng chính tả để luyện các quy tắc chỉnh tả trên.

IV. Vận dụng

- GV khen ngợi và động viên HS.

- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc chính tả vừa học và nhắc HS về nhà luyện tập thêm.

- Lưu ý HS luyện tập quy tắc chính tả trong thực hành giao tiếp và viết sáng tạo.

- HS quan sát, đọc.

- Chữ ngh (ngở kép ngờ ba chữ) đi với chữ i, e, ê.

- Chữ ng (ngờ đơn ngờ hai chữ) đi với a, o, ó, u, ư.

-Hs lắng nghe

-Hs thực hiện

-Hs lắng nghe - HS chơi

- Hs lắng nghe - HS nhắc lại

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...…………

(21)

______________________________________________________

Tiếng Việt

BÀI 30: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh nắm vững cách đọc các âm p-ph, qu, v, x, y; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm p-ph, qu, v, x, y; Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.

- Phát triển kĩ năng quan sát - Giao tiếp - Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Kiến và dến mèn, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện; Rèn kĩ năng đánh giá tình huống.

- Có ý thức làm việc chăm chỉ làm việc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Máy tính, TBPHTM, hình ảnh trong bài học, bộ chữ 2. Học sinh

- Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 1 1. Mở đầu :

- Tổ chức cho HS khởi động các động tác thể dục buổi sáng.

- GV giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2. Đọc:

2. Đọc:

* Đọc tiếng

- Tổ chức trò chơi "Truyền điện".

- GV đưa bảng, HS nối tiếp nhau đọc tiếng ghép được.

- GV cùng cả lớp tổng hợp các tiếng ghép đúng.

Lưu ý HS cách phát âm phân biệt x/s.

- Yêu cầu HS đọc các tiếng có thanh

- HS khởi động.

- HS tham gia trò chơi.

a e ê ơ

ph qu v x

(22)

ngang, phân tích, đánh vần một số tiếng bất kì.

- Yêu cầu HS thêm dấu thanh phù hợp, đọc tiếng có dấu thanh.

* Đọc từ ngữ

- GV đưa các từ: phố cổ, qua phà, vỉa hè, đá quý, xa xa, cổ vũ, xứ sở (trang 72 SGK)

- Yêu cầu HS đọc trơn từ, phân tích một số tiếng có âm p-ph, qu, v, x, y;

- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ: phố cổ, phà.

* Đọc đoạn

- GV đưa đoạn cần luyện đọc.

+ Đoạn văn có mấy câu?

- Gọi 6 HS đọc nói tiếp 6 câu.

+ Tiếng nào có âm ph?

+ Tiếng nào có âm qu?

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn Phú, quê.

- GV đọc mẫu cả đoạn

- Yêu cầu HS đọc trơn cả câu, đoạn.

Lưu ý HS: Nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp

* Tìm hiểu nội dung:

+ Nhà bé ở đâu?

+ Thủ đô có gì?

+ Quê bé ở đâu?

+ Quê bé có gì?

- HS đọc (CN- nhóm - lớp)

- HS nối tiếp nhau nêu tiếng có dấu thanh, lớp phân tích, đánh vần, đọc trơn.

- HS quan sát, nhẩm thầm - HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- Lắng nghe.

- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi + …6 câu.

"Nhà bé ở Thủ đô. Thủ đô có Bờ Hồ.

Quê bé ở Phú Thọ. Phú Thọ có chè, có cọ. Xa nhà, bé nhớ mẹ. Xa quê, bé nhớ bà."

+ …. Phú.

+…quê.

- HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- Lắng nghe

- HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- 3-5 HS thi đọc cả đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi + .. Thủ đô.

+ … Bờ Hồ.

+ .. Phú Thọ + … chè, cọ.

+ … nhớ mẹ.

+ … nhớ bà.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

(23)

+ Xa nhà bé nhớ ai?

+ Xa quê bé nhớ ai?

+ Em đã bao giờ đi xa nhà chưa? Khi xa nhà em nhớ ai?

Hoạt động 3. Viết

- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 23, nêu yêu cầu bài viết.

- Cho HS đọc bài viết, phân tích, đánh vần các tiếng quà, chia

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.

- Yêu cầu HS viết bài, lưu ý các nét nối giữa các chữ cái, vị trí của dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

4.Vận dụng, ứng dụng: 5' - GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà kể lại chuyện cho bạn bè và người thân nghe.

- 1-2 HS nêu: viết 3 dòng chia quà cho bé

- 2-3 HS đọc bài.

- HS chuẩn bị vở, bút - HS viết bài.

- Quan sát, nhận xét đánh giá bài viết của bạn.

.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

………….____________________________________________________________

________

Ngày soạn: 17/10/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

(24)

- GD HS phẩm chất có trách nhiệm làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các thẻ phép tính như ở bài 1.

- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. HĐ mở đầu:5' Hoạt động khởi động

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau: - HS thực hiện Chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn tập

cộng nhẩm trong phạm vi 6 như sau:

Bạn A đọc phép cộng rồi chỉ bạn B đọc kết quả. Nếu bạn B đọc kết quả đúng thì bạn B đọc tiếp phép cộng khác rồi chỉ bạn c đọc kết quả. Quá trình cứ tiếp tục như vậy, cuộc chơi dừng lại khi đến bạn đọc kết quả sai. Bạn đó thua cuộc.

II. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. GV tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm như sau: Một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính rồi đố bạn viết kết quả thích hợp.

- Chia sẻ: Cách cộng nhấm của mình; Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

- HS thực hiện

Bài 2

- Cho HS tự tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng cộng trong phạm vi 6 để tìm kết quả).

- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- GV chốt lại cách làm bài. Chú ý, trong phép cộng hai số mà có một sổ bằng 0 thì kết quả bằng số còn lại.

(25)

Bài 3

Cho HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là

số ghi trên mái nhà. HS lựa chọn số thích hợp trong mỗi ô có dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên

mái nhà, ví dụ ngôi nhà số 5 có các phép tính: 3 + 2; 2 + 3; 4 + 1

GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- HS chia sẻ với bạn, đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thể đặt vào mỗi ngôi nhà. Chẳng hạn: Ngôi nhà số 5 còn có thể đặt thêm các phép tính:

1 +4; 5 + 0; 0 + 5.

Bài 4:

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

Chia sẻ trước lớp.

Ví dụ câu a): Trên cây có 2 con chim. Có thêm 3 con bay đến. Có tất cả bao nhiêu con chim? Ta có phép cộng 2 + 3 = 5.

Vậy có tất cả 5 con chim.

- HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.

III. Hoạt động vận dụng:5'

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.

- Củng cố, dặn dò:2'

về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS lắng nghe

D. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

__________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 30: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(26)

- Nắm vững cách đọc các âm p, ph, q, v, x, y; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm p, ph, q, v, x, y hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.

- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Kiến và dễ mèn, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Câu chuyện cũng giúp HS rèn kĩ năng đánh giá tình huống và có ý thức làm việc chăm chì.

B. CÁC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm p, ph, q, v, x, y; cấu tạo và cách viết các chữ ghi p, ph, q, v, x, y; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn.

- Những lỗi về chữ viết dễ mắc do phát âm phương ngữ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

III. Thực hành: 20' 1. Kể chuyện

a. Văn bản

KIẾN VÀ DẾ MỀN

Mùa thu đến, đàn kiến cặm cụi kiếm thức ăn, còn dể nền thì suốt ngày vui chơi.

Một ngày, dế mền hỏi kiến:

- Sao các bạn làm việc suốt ngày thế?

- Chúng tôi tích trữ lương thực đấy

Dế mèn tiếp tục rong chơi. Mùa đông đến, dể mèn không kiếm đâu ra thức ăn.

Đói quá, nó tìm đến nhà kiến. Đàn kiến đang cùng nhau ăn uống vui vẻ trong ngôi nhà ấm úp. Dế cất lời:

- Các bạn kiến ơi, tôi đói quá, cho tôi ăn với!

Đàn kiến nhin để mèn, chị kiến lớn nói:

- Vào đây cùng ăn với chúng tôi đi!

Khi ăn uống xong, chị kiến lớn nhẹ nhàng nói:

- Dế mèn ạ, muốn có thức ăn thì phải

- HS lắng nghe

(27)

chăm chỉ lao động. Dế mèn đã hiểu ra. Và khi ta xuân đến, dễ vui vẻ cùng đàn kiến đi kiếm thức ăn,

(Theo Truyện cổ tích Nhật Bản)

b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời

Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.

Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.

HS trả lời.

Đoạn 1: Từ đầu đến tiếp tục rong chơi.

GV hỏi HS:

1. Mùa thu đến, đàn kiến làm gi?

2. Còn dế mèn làm gì?

Đoạn 2: Từ Mùa đông đến đến cùng ăn với chúng tôi đi, GV hỏi HS:

3. Đông sang, đói quá, dế mèn đã làm gì?

4. Chị kiến lớn đã nói gì với dế mèn?

Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:

5. Xuân về dế mèn cùng đàn kiến làm gì?

- GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể.

c. HS kể chuyện

- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV.

Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế.

GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kế chuyện. Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.

- Hs lắng nghe - HS lắng nghe

- Hs lắng nghe - Hs lắng nghe

- Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời

- HS kể - HS kể

(28)

IV. Vận dụng: 5'

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: kế cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện. Ở tất cả các bài, truyện kế khỏng nhất thiết phải đấy đủ và chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản và kế lại.

- HS lắng nghe - HS thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :

...

...

--- Tiếng Việt

BÀI 31: AN ĂN ÂN ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận biết và đọc đúng vần an, ăn, ân; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần an, ăn, ân; Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc;

Viết đúng vần an, ăn, ân; viết đúng các tiếng, từ ngữ chứa vần an, ăn, ân; Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần an, ăn, ân; có trong bài học.

- Giao tiếp - hợp tác: Tham gia thảo luận nhóm trả lời câu hỏi nội dung tranh vẽ, ghép âm, tiếng chứa vần vừa học; Phát triển kỹ năng nói lời xin lỗi (trong tình huống cụ thể ở trường học); Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa; Chăm học, chăm làm đoàn kết yêu thương: cảm nhận được tình cảm của những người xung quanh.

- Yêu quý bạn bè và mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- TB PHTM 2. Học sinh

- Bảng con, phấn, sách vở, bộ chữ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(29)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1

1. Mở đầu

- Tổ chức trò chơi "Truyền điện", yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu âm - chữ đã học.

- GV cho HS đọc lại các âm.

- Giới thiệu bài: Vần an, ăn, ân 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1. Nhận biết:

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Em thấy gì trong tranh?

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Ngựa vằn và hươu cao cổ là đôi bạn thân."

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: an, ăn, ân. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

Hoạt động 2. Đọc:

a. Đọc vần

* So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần "an, ăn, ân", yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

an: a - nờ - an

- HS tham gia chơi.

- Đọc lại các âm - chữ đã học.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … ngựa vằn và hươu cao cổ đang nói chuyện với nhau.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

"Ngựa vằn/ và hươu cao cổ /là đôi bạn thân."

- HS quan sát.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm "n" đứng cuối.

+ Khác: âm đầu

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).

- HS đọc trơn (CN, nhóm, lớp)

(30)

ăn: á - nờ - ăn ân: ớ - nờ - ân

- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần an, ăn, ân

* Ghép chữ tạo vần

- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép vần an

- Gọi HS phân tích vần an

+ Đang có vần an muốn có vần ăn thì phải làm thế nào?

- Yêu cầu HS ghép vần ăn.

- GV quan sát, nhắc nhở.

- Yêu cầu HS ghép vần ân, nêu cách ghép.

- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm giống và khác nhau của 3 vần.

- Yêu cầu HS đọc trơn 3 vần

* Đọc lại vần:

b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Làm thế nào để có tiếng? Lấy âm b trước vần an, dấu nặng dưới âm a. Ta được tiếng gì?

- GV đưa mô hình tiếng bạn, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

b an bạn

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK: bản, nhãn, gắn, lặn, bận, gần

Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.

- 1-2 em nhận xét.

+ Vần an có âm a đứng trước, âm n đứng sau.

+ Thay âm a bằng âm ă, để nguyên âm n

- HS ghép vần trên bảng cài vần ăn.

- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép - HS đọc (CN, nhóm, lớp).

- HS đọc lại 3 vần (CN, nhóm, lớp)

+ ... tiếng bạn

- HS đánh vần, đọc trơn: bờ - an - ban - nặng - bạn. Bạn (CN, nhóm, lớp).

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng (CN, nhóm, lớp).

- HS đọc (CN, lớp)

- HS tự tạo các tiếng có vần an, ăn, ân trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài

(31)

- Đọc trơn tất cả các tiếng.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng bạn ta thêm chữ ghi âm b trước vần an và dấu nặng dưới âm a. Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần ăn, ân.

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần an, (ăn, ân)?

- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép được.

* Vận động giữa giờ c. Đọc từ ngữ

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh bạn thân, khăn rằn, quả mận, đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới an, ăn, ân, phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 3, hỏi:

+ Tranh vẽ quả gì?

- GV đưa từ quả mận.

+ Em đã được ăn mận chưa?

- GV giới thiệu quả mận.

+ Trong từ quả mận tiếng nào chứa vần mới học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng mận, đọc trơn từ quả mận.

- Thực hiện tương tự với các từ khăn rằn, bạn thân.

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

d. Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2

làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

- Lớp đọc đồng thanh.

- HS vừa hát vừa vận động

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi +.... quả mận.

- HS nói tiếp nhau trả lời + .... tiếng mận chứa vần ân.

+ … tiếng mận có âm m đứng trước, vần ân đứng sau, dấu nặng dưới âm â. Mờ - ân - mân - nặng - mận. (CN, nhóm, lớp)

- HS đọc (CN, nhóm, lớp).

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm n ở cuối, khác nhau âm thứ nhất a, ă, â.

- Quan sát, lắng nghe.

(32)

trang 74).

Hoạt động 3 Viết a. Viết bảng

* Viết vần an, ăn, ân

+ Các vần an, ăn, ân có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần an, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 3 viết vần an đảm bảo độ rộng của nét cong kín con chữ a là 1 li rưỡi, từ điểm dừng bút con chữ a viết nét nối tiếp con chữ n sao cho con chữ a nối liền con chữ n. Ta được vần an.

- GV viết mẫu vần ân, vừa viết vừa mô tả:

3 vần này viết giống nhau nên để viết vần ân ta cũng đặt bút dưới ĐK3 viết như vần an. Khi có vần an rồi thì lia bút lên, đánh dấu mũ trên đầu con chữ a ta được vần ân.

Tương tự viết vần ăn, ta viết vần an, viết dấu ă, ta được vần ăn.

- YCHS viết bảng con 2 vần ăn, ân

- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.

* Viết tiếng bạn, rằn

- GV viết mẫu tiếng bạn, vừa viết vừa mô tả cách viết: Đặt bút trên ĐK 2 viết âm b, từ điểm dừng bút của con chữ b lia bút sang, viết vần an sao cho con chữ a chạm vào điểm dừng bút của con chữ b, đánh dấu nặng dưới con chữ a.

- GV viết mẫu tiếng rằn, vừa viết vừa mô tả cách viết: Đặt bút trên ĐK 1, viết âm r, từ điểm dừng bút của con chữ r lia bút sang phải viết vần ăn sao cho con chữ ă chạm vào điểm dừng bút của con chữ r, đánh dấu huyền trên đầu con chữ ă.

- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng bạn, rằn

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con vần ăn, ân - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con tiếng bạn, rằn dưới vần an, ăn

- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần an, 1 dòng vần ăn, 1 dòng vần ân, 1

(33)

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa chữ viết của bạn.

- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

dòng bạn thân, 1 dòng khăn rằn.

- HS viết bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...…………

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 18/10/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt

BÀI 31: AN ĂN ÂN ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận biết và đọc đúng vần an, ăn, ân; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần an, ăn, ân; Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc;

Viết đúng vần an, ăn, ân; viết đúng các tiếng, từ ngữ chứa vần an, ăn, ân; Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần an, ăn, ân; có trong bài học.

- Giao tiếp - hợp tác: Tham gia thảo luận nhóm trả lời câu hỏi nội dung tranh vẽ, ghép âm, tiếng chứa vần vừa học; Phát triển kỹ năng nói lời xin lỗi (trong tình huống cụ thể ở trường học); Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa; Chăm học, chăm làm đoàn kết yêu thương: cảm nhận được tình cảm của những người xung quanh.

- Yêu quý bạn bè và mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- TB PHTM 2. Học sinh

- Bảng con, phấn, sách vở, bộ chữ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu

- Tổ chức trò chơi "Truyền điện", yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu âm - chữ đã học.

(34)

- GV cho HS đọc lại các âm.

- Giới thiệu bài: Vần an, ăn, ân Tiết 2 3. Luyện tập thực hành Hoạt động 4. Viết vở

- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 23, nêu yêu cầu bài viết.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết), nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút.

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

Lưu ý HS: chữ a phải sát điểm dừng bút của chữ b, chữ a phải liền nét với chữ n.

Hai chữ trong từ cách nhau một khoảng bằng 1 thân con chữ o.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

* Vận động giữa tiết Hoạt động 5: Đọc đoạn - GV đưa đoạn đọc + Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học.

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần những tiếng mới.

- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả đoạn.

- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước lớp

* Tìm hiểu nội dung tranh - Cho HS quan sát tranh, hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh gì?

- HS tham gia chơi.

- Đọc lại các âm - chữ đã học.

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- HS vận động.

- HS quan sát, trả lời + … 2 câu.

+ … đàn, thẩn, chân, chắn, - HS phân tích, đánh vần (CN - nhóm - lớp) các tiếng: đàn, thẩn, chân, chắn.

- HS đọc nối tiếp từng câu.

- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp) - 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

+ .. . Gà mẹ dẫn gà con đi kiếm ăn, trên cây có đàn quạ.

+ … gần chân mẹ.

+ … đã có mẹ che chắn bảo vệ.

(35)

+ Đàn gà con tha thẩn ở đâu?

+ Vì sao đàn gà không sợ lũ quạ?

- GV nhận xét, tóm tắt nội dung.

Hoạt động 6: Nói theo tranh

* Nói theo tranh:

- GV giới thiệu chủ đề: Xin lỗi - Cho HS quan sát tranh, hỏi:

+ Em nhìn thấy ai trong tranh?

+ Mọi người đang làm gì?

+ Có chuyện gì xảy ra?

+ Theo em, bạn cần xin lỗi Hà như thế nào?

- GV tóm tắt nội dung tranh, chia nhóm, yêu cầu HS đóng vai dựa theo nội dung tranh.

- Đại diện 2 nhóm thể hiện trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

* Liên hệ, giáo dục

- GV nhắc nhở HS nội quy khi xếp hàng:

đứng thẳng hàng, không đùa nghịch, không giẫm vào chân bạn. Nếu chẳng may, phải xin lỗi bạn.

- Giáo dục HS: Em cần nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác.

4.Vận dụng, ứng dụng: 5' + Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Yêu cầu HS tìm từ có vần an, ăn, ân đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.

- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ … Hà và các bạn.

+ ... xếp hàng vào lớp (3 phút) + … bạn đứng sau sơ ý giẫm vào chân Hà.

+ .. Xin lỗi bạn! Mình sơ ý giẫm vào chân bạn.

- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.

- Mỗi nhóm 3-4 HS đóng vai thể hiện tình huống.

- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe.

+ …. Vần an, ăn, ân.

- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.

- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.

- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

- Hs trả lời - HS tìm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

(36)

...…………

________________________________

Tiếng Việt

BÀI 32: ON ÔN ƠN ( tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận biết và đọc đúng vần on, ôn, ơn; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần on, ôn, ơn. Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc;

Viết đúng vần on, ôn, ơn và các tiếng, từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn; Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn có trong bài học; Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Rừng xanh vui nhộn được gợi ý trong tranh; mở rộng vốn từ chỉ con vật, sự vật, tính chất, hoạt động của chúng; Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết sự vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bức tranh sinh động về rừng, về muông thú trong rừng.

- Yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên và các con vật xung quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên - TB PHTM 2. Học sinh

- Bộ chữ, bảng con, phấn, sách vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 1 1. Mở đầu :5'

- Kiểm tra đọc nội dung 2, 4 trang 74, 75.

- Kiểm tra viết vần an, ăn, ân, bạn thân, khăn rằn.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: Vần on, ôn, ơn 2. Hình thành kiến thức mới: 30' Hoạt động 1. Nhận biết:

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Em thấy gì trong tranh?

- 2-3 HS lên bảng đọc.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con

- Lắng nghe.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … một nhóm chim sơn ca đang hát trên cây.

(37)

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Sơn ca véo von:

Mẹ ơi, con đã lớn khôn."

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: on, ôn, ơn. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

Hoạt động 2. Đọc a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần, yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

on: oa - nờ - on ôn: ô - nờ - ôn ơn: ớ - nờ - ơn

- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc tr

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết và đọc đúng các âm t, tr hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ ; Viết đúng các chữ t,

- Nhận biết và đọc đúng vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.. Viết

- Nhận biết và đọc đúng các âm h, l hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ; Viết đúng các chữ h,

- Nhận biết và đọc đúng các âm r, s; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm r, s; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.Viết đúng các chữ

- Nhận biết và đọc đúng vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.. Viết

- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc..

- Nhận biết và đọc đúng các vần uyên, uyêt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uyên, uyêt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung

- Nhận biết và đọc đúng các âm h, l hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ; Viết đúng các chữ h,