• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:…………

Ngày giảng:.. 9A: …. Tiết 8 BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY

TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC ( T1) I /MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức :

- HS nêu được thế nào là kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và 1 truyền thống tiêu biểu của dân tộc VN.

- HS nêu được thế nào là kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- HS phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục tập quán lạc hậu.

- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3 . Phẩm chất, năng lực:

* Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực

- GD HS lòng yêu nước, kế thừa và phát huy các truyền thống: nhân ái, cần cù, trách nhiệm…

* Năng Lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi; phát triển bản thân

+ Thực hiện tốt các giá trị đạo đức của dân tộc

+ Biết lên án, phê phán những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời truyền thống dtộc.

* Tích hợp giáo dục quốc phòng: Những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kỳ chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

* Tích hợp KNS : xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, đặt mục tiêu, thu thập và xử lí thông tin

Phần còn lại: các mục 3,4 của bài học.

* Lồng ghép bộ phận (Tấm gương kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của DT ở Bác Hồ).

- Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của DT như: yêu QH ĐN, nhân ái, khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết, chí công vô tư, khiêm tốn,… mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp toả sáng để mọi người noi theo.

* Tích hợp KNS : xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, đặt mục tiêu, thu thập và xử lí thông tin

(2)

* Tích hợp giáo dục đạo đức: HÒA BINH, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, ĐÒAN KÊT, HỢP TÁC.

- Biết tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Biết lên án, phê phán những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời truyền thống dtộc.

- Giáo dục học sinh bổn phận, trách nhiệm của công dân- học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

* Giáo viên: SGK, SGV GDCD 9

- Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, nói về kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.

* Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi /sgk, sưu tầm tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

- Đàm thoạt, nêu vấn đề, nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan - Xử lí tình huống

- Liên hệ và tự liên hệ 2. Kĩ thuật dạy học

- Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm...

IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/Ổn định tổ chức: (1’)

Kiểm tra sĩ số: 9A:....

2/Kiểm tra bài cũ (3’)

? Thế nào là hợp tác? Ý nghĩa của hợp tác?

HS:- Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích chung.

- Ý nghĩa.

+ Cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.

+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.

+ Đạt mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.

? Đánh dấu x vào việc làm hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường:

a. Đầu tư phát triển cho việc bảo vệ rừng, tài nguyên.

b. Giao lưu bạn bè quốc tế, tham gia trại hè chủ đề môi trường.

c. Thi hùng biện về môi trường.

(3)

=> a, b, c

1. Hoạt động 1. Mở đầu 1. Mục tiêu:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp

- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn vào bài.

- Hình thành năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, năng lực hợp tác và kĩ năng trình bày ván đề.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: động não, trực quan - Kĩ thuật: trình bày một phút

3. Cách thức tiến hành: Giáo viên đưa tình huống để dẫn vào bài.

Giới thiệu bài: ( 1 phút )

Dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược hùng mạnh, nhân dân ta đã kiên quyết đấu tranh với tinh thần: Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh .

? Tinh thần đấu tranh đó nói lên điều gì ? HS: Lòng yêu nước.

GV: đó là truyền thống nói chung và truyền thống yêu nước nói riêng là tinh thần vô giá của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần dặt vấn đề.

(10 phút ) 1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu được truyền thống yêu nước và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

- Tạo tình huống có vấn đề

- Hình thành năng lực tư duy, hợp tác, hoạt động nhóm.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: nghiên cứu trường điển hình, động não, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút

I. Đặt vấn đề

1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta.

2. Chuyện về một người thầy.

(4)

3. Cách thức tiến hành:

- Gv gọi 1 học sinh đọc truyện GV giới thiệu phần đặt vấn đề

HS: Đọc phần đặt vấn đề SGK trang 23, 24

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 2 phút) trả lời câu hỏi sau

Thảo luận nhóm (2phút )

Nhóm 1: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác?

- Thể hiện tinh thần yêu nước sôi nổi kết thành làng sóng mạnh to lớn vượt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước . Nhóm 2: Hãy chứng minh tinh thần yêu nước của dân tộc ?

- Thực tiển chứng minh các cuộc kháng chiến của dân tộc ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Tiền Lê, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ…chống giặc Pháp, Mỹ.

- Tham gia chiến sĩ ngoài mặt trận, công chức ở hậu phương, phụ nữ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng công nhân, nông dân thi đua sản xuất

Nhóm 3: Em biết gì về cụ giáo Chu Văn An?

- Là một nhà giáo thời Trần rất nổi tiếng có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, học trò của thầy là những người thành đạt nổi tiếng.

Nhóm 4: Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

- Hành vi của học trò cũ khi đến nhà thầy Chu chào thầy và kính cẩn.

- Đến mừng sinh nhật thầy cư xữ đúng tư cách là một học trò kính cẩn lẽ phép, khiêm tốn trọng thầy giáo cũ của mình

- Thể hiện tôn sư trọng đạo

Chú ý chi tiết: Chào vào nhà, chào to kính cẩn, không dám ngồi sập, xin ngồi kế bên trả lời cặn kẻ mọi việc .

(5)

HS: Cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV: Nhận xét, chốt ý, tuyên dương.

? Tình cảm và việc làm trong câu chuyện trên thể hiện truyền thống gì ?

HS: Những việc làm tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống yêu nước .

? Em có suy nghĩ gì qua 2 câu chuyện trên ? HS:

- Truyền thống yêu nước là một truyền thống quí báu, đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi cho đến ngày hôm nay .

- Biết ơn kính trọng thầy cô giáo đó là truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Đồng thời cần thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính đó như học trò cụ Chu Văn An .

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. ( 12 phút )

1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu thế nào là yêu thương con người.

- Tạo tình huống có vấn đề

- Hình thành năng lực tư duy, hợp tác, hoạt động nhóm.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: nghiên cứu trường điển hình, động não, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút

3. Cách thức tiến hành:GV đưa hệ thống câu hỏi =>

Yêu cầu HS trả lời rút ra nội dung bài học.

Giải thích: Truyền thống là gì: Thói quen hình thành trong nếp suy nếp nghĩ của con người, được truyền

-> Thể hiện tôn sư trọng đạo và lòng yêu nuớc của dân tộc.

II. Nội dung bài học

(6)

lại .

? Thế nào là truyền thồng tốt đẹp của dân tộc?

-Học sinh trả lời như bảng chính

? Nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ?

- HS liệt kê các truyền thống của dân tộc Việt Nam?

Lưu ý : Tuy nhiên truyền thống và những thói quen nếp nghĩ và nếp sống có cả mặt tích cực và tiêu cực lạc hậu .

Liên hệ: Tập quán lạc hậu, sống tùy tiện coi thường luật pháp, tục lệ ma chay, mê tín dị đoan …..

? Em hiểu gì về phong tục, hủ tục ? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )

HS: - Truyền thống thể hiện sự lành mạnh gọi là phong tục.

Vd: Xông nhà, lì xì, cưới xin , đưa rước ông Táo ..

- Ngược lại: Truyền thống không tốt, không phải thì gọi là hủ tục

Vd: Lấy chồng sớm, chết để nhiều ngày, trai 5 thê 7 thiếp…

* Tích hợp pháp luật và chính sách của Nhà nuớc.

+ Quy định về tội hành nghê mê tín dị đoan Điều 247 – Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009.

+ Luật hôn nhân và gia đình

1.T

ruyền thống tốt đẹp của dân tộc:

- Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, truyền từ đời này sang đời khác.

2.Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

- Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo. ..các truyền thống văn hóa nghệ thuật.

(7)

Liên hệ:

? Hậu quả của những hủ tục trong cuộc sống ? - Ảnh huởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nguời dân

GV: Cho HS quan sát tranh sgk .

? Quan sát tranh và cho biết dân tộc ta có những truyền thống gì?

Mở rộng : Có nhiều loại truyền thống : - Đạo đức: Yêu nước, cần cù, nhân nghĩa ..

- Truyền thống lao động: Dệt vải, trồng lúa nước, gốm, đúc đồng …

- Văn hóa nghệ thuật: Múa rối nước, tuồng chèo …

*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

? Bằng sự hiểu biết của mình về Bác, em hãy cho biết tấm gương kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác Hồ được thể hiện như thế nào trong cuộc sống?

GV: Bác không những kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc như yêu quê hương, đất nước, nhân ái, khoan dung… mà còn thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng để mọi người noi theo.

3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 5 phút ) 1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh vận dụng làm các bài tập trong SGK.

- Tạo tình huống có vấn đề

- Hình thành năng lực tư duy, hợp tác, hoạt động nhóm.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: nghiên cứu trường điển hình, động não, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, trình bày một phút

3. Cách thức tiến hành: Học sinh nắm rõ yêu cầu nội dung từng bài tập và làm.

III. Luyện tập

(8)

* Hoạt động theo lớp:

- Làm bài tập 1 - sgk.

+GV hướng dẫn: Đọc kĩ và lựa chọn đáp án đúng, biết giải thích các ý mình chọn.

- HS trình bày, HS khác bổ sung - GV nhận xét, chữa.

? Ở Quảng Ngãi có làn điệu dân ca nào?

- Hò Ba lí (có thể cho một HS thể hiện điệu hò)

? Ở Bắc Bộ có những làn điệu dân ca nào?

- Quan họ, chèo, tuồng...

? Ở Miền Nam có những làn điệu dân ca nào?

- Cải lương, lí ngựa ô, lí quạ kêu...

? Em có nhận xét gì khi nghe các làn điệu dân ca ở cả ba miền?

- Đều nói lên lòng yêu quê hương, đất nước. Nói lên tình bạn, tình yêu. Tất cả đều thể hiện, chứa đựng sự lạc quan, yêu đời.

? Em hãy hát một làn điệu dân ca của quê hương, đất nước mình?

-HS trình bày

- GV nhận xét, tuyên dương.

*Tích hợp kĩ năng sống:

? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần tham gia việc bảo vệ truyền thống tốt đẹp chung ấy?

- HS trình bày theo ý hiểu

- Giữ được bản sắc dân tộc riêng, thể hện tình yêu với quê hương, đất nước.

GV: chúng ta cần phải bảo vệ, kế thừa và phát huy những làn điệu dân ca đó. Đó là giá trị tinh thần quý báu của dân tộc ta được đúc rút từ bao đời nay.

1. Bài tập 1 SGK 25

Đáp án: Hành vi đúng: (a), (c), (e), (h), (i), (l), (g).

Vì: Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu tuyên truyền và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị truyền thống .

4. Hoạt động 4: Củng cố (2’):

- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

- Việt Nam có những truyền thống tốt đep nào?

(9)

-GV chốt nội dung bài, nhận xét tiết học.

* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới (3’):

- Học bài chuẩn bị tiết 9 kiểm tra giữa kì và tuần 10, tiết 10

- Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của một truyền thống ở địa phương em (nghề truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc…) chuẩn bị để tiết sau thảo luận.

- Xem tiếp phần nội dung bài học mục 3,4 và bài tập 2,3,4 ở sgk + Học sinh nắm được ý nghĩa của các truyền thống.

+ Trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn các truyền thống dân tộc.

+ Vận dụng làm các bài tập trong SGK V.Rút kinh nghiệm :

- Kế hoạch và tài liệu dạy học:………...

- Tổ chức hđ học cho hs:………...

- Học sinh học tập:………..

---

Ngày soạn:………… Tiết 10 Ngày giảng:.. 9A: ….

BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY

TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC ( Tiết 2)

I /MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức :

- HS nêu được thế nào là kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- HS phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục tập quán lạc hậu.

- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3 . Phẩm chất, năng lực:

* Phấm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực

- GD HS lòng yêu nước, kế thừa và phát huy các truyền thống: nhân ái, cần cù, trách nhiệm…

* Năng Lực:

(10)

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi; phát triển bản thân

+ Thực hiện tốt các giá trị đạo đức của dân tộc

+ Biết lên án, phê phán những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời truyền thống dtộc.

Nội dung tích hợp:

Từ đầu đến hết mục 2 của ND bài học.

* Tích hợp giáo dục quốc phòng: Những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kỳ chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

* Tích hợp KNS : xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, đặt mục tiêu, thu thập và xử lí thông tin

Phần còn lại: các mục 3,4 của bài học.

* Lồng ghép bộ phận (Tấm gương kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của DT ở Bác Hồ).

- Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của DT như: yêu QH ĐN, nhân ái, khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết, chí công vô tư, khiêm tốn,… mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp toả sáng để mọi người noi theo.

* Tích hợp KNS : xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, đặt mục tiêu, thu thập và xử lí thông tin

* Tích hợp giáo dục đạo đức: HÒA BINH, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, ĐÒAN KÊT, HỢP TÁC.

- Biết tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Biết lên án, phê phán những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời truyền thống dtộc.

- Giáo dục học sinh bổn phận, trách nhiệm của công dân- học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

* Giáo viên: SGK, SGV GDCD 9

- Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, nói về kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.

* Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi /sgk, sưu tầm tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

- Đàm thoạt, nêu vấn đề, nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan - Xử lí tình huống

- Liên hệ và tự liên hệ 2. Kĩ thuật dạy học

- Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm...

IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

Ổn định tổ chức: (1’)

Kiểm tra sĩ số: 9A:....

1. Hoạt động 1: Mở đầu

(11)

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp,Tạo tình huống có vấn đề để dẫn vào bài, Hình thành năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, năng lực hợp tác và kĩ năng trình bày ván đề.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp: động não, trò chơi, trình bày một phút, ...

- Cách thức tiến hành: Tổ chức chơi trò chơi B1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi tiếp sức. Trong thời gian 3p đội nào có nhiều đáp án đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.

Cả lớp thực hiện câu hỏi sau:

? Em hãy liệt kê những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

Dự kiến trả lời - Tôn sư trọng đạo - Uống nước nhớ nguồn - Yêu nước

- Bất khuất chống giặc ngoại xâm - Đoàn kết

- Nhân nghĩa

- Cần cù lao động, dệt vải, trồng lúa nước...

- Hiếu thảo....

- Truyền thống văn hóa nghệ thuật: Làn điệu quan họ, hội đua voi, đua thuyền, chọi trâu...

B2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

B3: Học sinh trình bày kết quả nhiệm vụ

B4: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án và vào bài

* Vào bài: Mỗi dân tộc trên trái đất này đều có những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ kế tiếp phải phát huy, kế thừa để gìn giữ và phát triển, dân tộc Việt Nam cũng vậy. Tiết trước chúng ta đã được biết thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tìm hiểu được một số những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Vậy ý nghĩa của việc kế thừa các truyền thống tốt đẹp ấy như thế nào và trách nhiệm của học sinh chúng ta ra sao thì bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào tìm hiểu.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

nội dung bài học.

Ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống (12’) - Mục tiêu:Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo tình huống có vấn đề, Hình thành năng lực tư duy, hợp tác, hoạt động nhóm.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: nghiên cứu trường điển hình, động não, thảo luận nhóm, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút

II Nội dung bài học ( tiếp theo )

(12)

- Cách thức tiến hành:GV đưa hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời theo ý hiểu và hình thành kiến thức.

? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước và đối với mọi người ?

- Học sinh quan sát Sgk & liên hệ thực tế để trả lời:

? Nếu không có truyền thống yêu nước chúng ta gặp khó khăn nào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ?

- Khơi gợi tinh thần dân tộc, ý chí tự tôn, lịch sử dân tộc

- Lòng tự hào dân tộc và quyết tâm xứng đáng với các bậc tiền bối.

? Theo em, vì sao mỗi vùng miền của Việt Nam lại có những phong tục, tập quán khác nhau?

- Mỗi vùng, miền đều có nét riêng về sinh hoạt, lao động, văn hóa... thậm chí còn có sự khác nhau về môi trường, thiên nhiên.

VD: Ở miền Trung có hò Kéo chài, hò Ba lí...

thể hiện cuộc sống khó nhọc gắn liền với biển cả, với đồi núi.

GV: Tuy nhiên, bên cạnh những truyền thống tốt đẹp cũng tồn tại một số hủ tục lạc hậu như:

bói toán, cúng đuổi tà ma, mê tí dị đoan, trọng nam khinh nữ, bắt vợ...

3. Ý nghĩa:

Truyền thống dân tộc vô cùng quý giá đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc

(13)

? Những hủ tục lạc hậu đó đem đến hậu quả gì?

- Xã hội kém phát triển, ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khỏe của con người...

GV: Bên cạnh những nét đẹp truyền thống cũng như những hủ tục lạc hậu, ngày nay văn hóa nước ngoài ngày một lan rộng vào Việt Nam. Nó cũng có những mặt tốt và chưa tốt.

? Đối với văn hóa ngoại lai, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?

- Học tập những cái hay, cái đẹp để làm giàu thêm văn hóa dân tộc; cần xa rời, bài trừ những văn hóa không lành mạnh, không phù hợp với phong tục, đạo đức Việt Nam.

GV: Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những sắc thái riêng (kể cả mỗi dân tộc, mỗi gia đình trong một quốc gia) về truyền thống, chúng ta cần phải bảo vệ.

? Em hãy nêu lên một số hoạt động thể hiện sự bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

- Thi đờn ca tài tử; thi hát dân ca....

GV: Như vậy, chúng ta cần phải giữ gìn bản sắc riêng lại vừa học tập cái hay, cái đẹp của văn hóa nước ngoài, từ đó sẽ tạo ra cái riêng cho văn hóa Việt Nam.

? Nếu chúng ta không giữ gìn truyền thống tốt đẹp sẽ dẫn đến hậu quả gì?

- Đánh mất bản sắc riêng của dân tộc mình và sẽ bị đồng hóa bởi các dân tộc khác, các nền văn hóa khác.

GV: Ngày nay, bên cạnh những tấm gương biết

(14)

kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn còn một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là thanh thiếu niên thường chạy theo những cái lạ, coi thường hoặc xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay của dân tộc. Điều đó dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

VD: sùng ngoại, lai căng kiểu cách phương Tây (ca nhạc, trang phục, lời nói, hành động...)

? Chúng ta cần có thái độ như thái độ như thế nào đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

- HS bộc lộ

*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

? Hồ Chí Minh là một tấm gương về giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc, bằng sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh ý kiến trên?

-Mặc dù bao nhiêu năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước nhưng Bác vẫn mang nét đẹp của dân tộc Việt Nam như: sự giản dị trong nếp sống sinh hoạt, trang phục, ăn uống, đồ dùng cá nhân, lời nói bài viết đều hết sức giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu. Bác sống hòa mình với thiên nhiên, gắn bó với những sản vật quê nhà. Tiếp thu những phong cách sống của các nhà hiền triết xưa. Bác yêu quê hương đất nước và hiến dâng cả cuộc đời cho nước, cho dân:

“Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn cỏ, mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già”

? Vậy để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân em sẽ làm gì để hưởng ứng thật tốt phong trào thi đua này ? - Học tập thật giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên…

- GV chốt: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển của lịch sử. Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Thảo luận nhóm B1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm thực hiện

(15)

phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

? Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê hương em cụ thể là ở thị xã Đông Triều (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc....)

...

...

...

...

- Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 5p B2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ

B3. Giáo viên sử dụng máy hắt để chiếu kết quả thảo luận của các nhóm lên máy chiếu.

Dưới lớp nhận xét kết quả của các nhóm.

B4: Giáo viên nhận xét và cho điểm

GV: Đông Triều có rất nhiều các truyền thống tốt đẹp, một trong số đó chúng ta không thể không nhắc tới các lễ hội truyền thống ví dụ như Lễ hội Chùa Quỳnh Lâm, Đền An Sinh, Am Ngọa Vân....

Hoạt động 4: Trách nhiệm của học sinh.

(12’)

GV: Trong cuộc sống, em thấy truyền thống tinh thần nhân ái của nhân dân ta thể hiện như thế nào?

HS: Tối lửa tắt đèn có nhau, bà con xa không bằng láng giềng gần, không nên chê bai, phủ nhận quá khứ, đua đòi...

GV: Hiện nay có nhiều bạn trẻ không thích các nghệ thuật truyền thống như cải lương, tuồng chèo…cho HS tìm ra cách giải quyết vấn đề trên.

(Nguyên nhân của vấn đề trên là HS ít được thưởng thức, ít được hiểu biết các loại này, a dua chạy theo mốt, thích những cái mới lạ. Đề xuất biện pháp: HS tích cực học tập để hiểu về các thể loại nghệ thuật dân tộc, thấy được cái hay cái đẹp của nó. Biện pháp đối với nhà trường xã hội tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân

4.

Trách nhiệm của học sinh:

(16)

tộc)

GV: Có ý kiến cho rằng: “Trong thời kỳ hội nhập, chúng ta đặt mối quan hệ hợp tác với các nước, chúng ta cần tiếp thu những cái lạ của các nước” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?

? Từ đó, hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

HS: Chúng ta cần tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại, tôn trọng truyền thống các dân tộc để làm giàu và bổ sung cho dân tộc mình. Cần có sự chọn lọc, tránh chạy theo cái lạ và loại bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu, phủ nhận quá khứ.

Hoạt động 5: Bài tập ( 10’)

- Mục tiêu:Giúp học sinh vận dụng làm các bài tập, Tạo tình huống có vấn đề, Hình thành năng lực tư duy, hợp tác, hoạt động nhóm.

-Phương pháp và kĩ thuật dạy học:Nghiên cứu trường điển hình, động não, thảo luận

nhóm,giao nhiệm vụ, trình bày một phút - Cách thức tiến hành:GV yêu cầu học sinh nắm vững yêu cầu các bài tập và làm.

B1: Giao nhiệm vụ

Gv chuyển bài tập 3 thành bài tập đúng (Đ), sai (S) Gửi bài tập qua Ipad cho học sinh Em hãy điền Đ vào ý kiến em cho là đúng và S vào ý kiến em cho là sai? Giải thích lí do vì sao?

Ý kiến Đúng

(Đ)

Sai (S) 1. Truyền thống là những kinh

nghiệm quý giá.

2. Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng.

3. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào.

4. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền

- Mỗi chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam mỗi chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp cuă dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

III. Bài tập

1.Bài tập 3-sgk/26 Đáp án đúng: 1,2,3,5

(17)

thống dân tộc không còn quan trọng nữa

5. Không được để truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Thời gian: 2p

B2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ B3: Giáo viên thu bài

B4: Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của học sinh, chốt đáp án

GV chiếu tình huống bài tập 5 Yêu cầu học sinh đọc tình huống HS thực hiện nhiệm vụ trước lớp GV nhận xét, chốt đáp án, cho điểm

* Tích hợp kĩ năng sống

GV: Dù sống ở trong hay ngoài nước cần phải biết yêu quê hương, cống hiến hết mình cho quê hương. Hãy làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chủ Tịch ở mọi nơi, mọi lúc.

2.Bài tập 5-sgk/26

Ý kiến của An là sai, dân tộc ta có nhiều truyền thống như:

đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, hiếu học…

Em sẽ khuyên bạn cần phải học tập và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

4. Củng cố (2’):

- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, động não, trình bày 1p, ...

- Cách thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện Chiếu sơ đồ tư duy bài học

? Hưởng ứng đợt phát động thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11, là một học sinh thể hiện lòng thành kính với thầy cô giáo, em hãy nêu một câu ca dao hoặc tục ngữ về chủ đề: “Tôn sư trọng đạo” và trình bày sự hiểu biết của mình về chủ đề đó.

Dự kiến đáp án

* Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

(18)

* Trình bày sự hiểu biết của mình về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

- Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi, coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.

- Ý nghĩa của truyền thống “tôn sư trọng đạo’:

+ Đối với bản thân: Tôn trọng và làm theo những lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

+ Đối với xã hội: Tôn sư trọng đạo sẽ giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình.

+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát huy bằng những tình cảm, thái độ cao đep trong cuộc sống hằng ngày

+ Phê phán những hiện tượng trái với truyền thống trên: vô lễ với thầy cô giáo...

+ Trách nhiệm bản thân: Luôn chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô, kính trọng các thầy cô giáo.

GV chốt: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là việc làm của tất cả mọi người. Cấm mọi hành vi làm tổn hại đến văn hóa dân tộc.

* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới (3’):

- Học bài

- Làm bài tập/ sgk

- Xem trước bài 8,9 để tiết sau tích hợp chủ đề: Rèn luyện phẩm chất của người lao động trong thời kì CNH, HĐH

V.Rút kinh nghiệm :

Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh