• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16

Ngày soạn: 20/12/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 76: NGÀY, GIỜ

I. MỤC TIÊU:

- HS nhận biết được 1 ngày có 24 giờ; biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày; bước đầu nhận biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm) và đọc giờ đúng trên đồng hồ.

- Rèn kĩ năng xem ngày, giờ, bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.

- Giáo dục học sinh biết quý trọng thời gian và làm việc có khoa học, đúng giờ giấc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mô hình đồng hồ. Đồng hồ để bàn (loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài).

Đồng hồ điện tử (nếu có).

- HS: Mô hình đồng hồ trong bộ đồ dùng toán, SGK, vở ô ly.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- GV quay mặt đồng hồ các giờ đúng: 1 giờ, 2 giờ, 6 giờ, 8giờ, 11 giờ, 12 giờ.

- GV yêu cầu HS quay mặt đồng hổ chỉ 3 giờ, 4 giờ, 7 giờ.

- GVnhận xét – đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học.

b. Hướng dẫn và thảo luận cùng HS về nhịp sống tự nhiên hàng ngày:

- Bây giờ là ban ngày hay ban đêm?

- GV: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm, chúng ta không nhìn thấy mặt trời.

- GV quay kim đồng hồ đến 4h và hỏi:

- Lúc 4h sáng em đang làm gì?

- GV quay kim đến 12h và hỏi:

- Lúc 12h trưa em đang làm gì?

- GV quay kim đông hồ bất kỳ và hỏi.

Ví dụ:

- Lúc 2h chiều em đang làm gì?

- 7h tối em đang làm gì?

- 2 HS đọc.

- 1 HS quay mặt đồng hồ theo yêu cầu của GV

- Lớp nhận xét.

- Ban ngày.

- Em đang ngủ.

- Em đang nghỉ trưa.

- Học bài cùng các bạn.

- Ăn cơm tối.

(2)

- 10h đêm em làm gì?

- GV: Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: Sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Một ngày được tính từ 12h đêm hôm trước đến 12h đêm hôm sau. Kim đồng hồ phải quay được 2 vòng mới hết một ngày. Một ngày lại chia làm 24 giờ, 24 giờ trong một ngày lại được chia thành các buổi.

- GV quay đồng hồ cho HS đọc từng giờ của các buổi.

+ VD: Quay từ 1h sáng đến 10h sáng.

- Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ?

- Các buổi trưa, chiều, tối, đêm gồm từ giờ nào đến giờ nào?

- Yêu cầu HS đọc phần bài học SGK.

- 1h chiều còn gọi là mấy giờ? Tại sao?

(GV hỏi thêm về các giờ khác).

c. Thực hành:

Bài 1(76): Số?

- Gọi HS nêu y/c bài.

- Y/c HS đọc ND dưới mỗi tranh

- Muốn điền đúng số vào chỗ chấm cần làm gì?

- GV y/c cầu thảo luận nhóm 4 – phát phiếu, trình bày vào phiếu – Đại diện lên trình bày trước lớp.

- GV nhận xét - Chữa bài - Buổi trưa em thường làm gì?

- Buổi trưa là thời gian nghỉ ngơi không nên làm việc... đầu óc bớt căng thẳng...

Bài 3(77): Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu):

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV giới thiệu với HS đồng hồ điện tử, hướng dẫn mẫu.

- Em đang ngủ.

- HS nhìn mặt đồng hồ và đọc lần lượt các giờ của các buổi.

- Buổi sáng từ 1h sáng đến 10h sáng.

- Trưa: 11giờ – 12 giờ.

- Chiều: 13giờ – 18 giờ.

- Tối: 19giờ – 21 giờ.

- Đêm: 10giờ – 24 giờ.

- HS đọc SGK trang.

- 13h vì 12h trưa rồi đến 1h chiều. 12 + 1 = 13 nên 1h chiều chính là 13h.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Điền số vào chỗ chấm?

- Quan sát trang+ nhìn đồng hồ...

Thảo luận nhóm 4– Đại diện lên trình bày

- Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.

- Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa.

- Em chơi bóng lúc 5 giờ chiều.

- Lúc 7 giờ tối em xem phim truyền hình.

- Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ.

– Nhận xét - bổ sung - HS nêu

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Viết số vào chỗ chấm như mẫu - HS theo dõi.

- HS làm bài vào vở

(3)

- Chữa bài

- Hãy nêu các giờ có 2 cách gọi?

3. Củng cố - Dặn dò:

- Một ngày có bao nhiêu giờ. Hãy nêu các giờ trong một ngày theo thứ tự các buổi?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS chữa bài trên bảng.

+ 15 giờ hay 3 giờ chiều.

+ 20 giờ hay 8giờ tối.

- HS nhận xét.

- 1 giờ....5 giờ chiều, 6 giờ tối...9 giờ tối, 10 giờ đêm....12 giờ đêm.

- Một ngày có 24 giờ. 1 giờ sáng, 2 giờ sáng,..., 12 giờ đêm hay 24 giờ.

TẬP ĐỌC

Tiết 46 + 47: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng một số từ dễ lẫn: sưng to, lo lắng, sung sướng....Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa những cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại.Hiểu nghĩa các từ mới: Thân thiết,tung tăng, mắt cá,... Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Qua một ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em.

- Rèn kĩ năng nghe – đọc – nói thành thạo.

- Giáo dục học sinh biết yêu thương và chăm sóc vật nuôi.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: biết được tình cảm của bản thân với những gì bản thân quý mến

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: Cảm thông với nỗi buồn và đau đớn của người khác

- Kĩ năng tư duy sáng tạo: biết suy nghĩ để khắc phục khó khăn.

- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực, chia sẻ: biết suy nghĩ và chia sẻ với người khác

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy chiếu: Tranh minh họa như SGK, câu văn dài khó đọc.

- HS: SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài Bé Hoa.

- Trong thư Hoa kể cho bố nghe những gì và mong muốn điều gì ?

- 2 HS đọc, mỗi HS trả lời một câu hỏi.

- Hoa kể chuyện bé Nụ, kể chuyện Hoa hết bài hát ru em và mong muốn bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho em.

(4)

- GVnhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Học sinh quan sát tranh và nêu tên chủ điểm.

- Bạn trong nhà là những con vật nào?

- GV giới thiệu chủ điểm.

- GV: Những con vật các em vừa nêu là những vật nuôi trong nhà rất thân thuộc, gần gũi và rất có ích với các em.

Hôm nay chúng ta sẽ được chứng kiến tình bạn thân thiết, gắn bó giữa Bé và một chú chó tên là Cún Bông qua bài tập đọc “Con chó nhà hàng xóm”

- GV ghi đầu bài lên bảng.

b. Luyện đọc:

Gv đọc diễn cảm, hướng dẫn cách đọc

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, tình cảm.

Đọc từng câu trước lớp:

- Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc từng câu

- Gv viết bảng các từ cần luyện đọc:

nuôi, lo lắng, hài lòng, lành hẳn.

Đọc từng đoạn trước lớp:

- Bài này chia làm mấy đoạn? Các đoạn được chia như thế nào?

- Lần 1: Y/c HS đọc nối tiếp đoạn theo hàng ngang.

- Lần 2: Gọi HS đọc nối tiếp + hướng dẫn đọc câu dài

- GV treo bảng phụ có viết câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc và đọc mẫu:

- Cún mang cho Bé / khi thì tờ báo hay cái bút chì, / khi thì con búp bê... //

- Lần 3: Gọi HS đọc nối tiếp + giải nghĩa từ

+ Hiểu: Tung tăng là gì?

+ Mắt cá chân ở chỗ nào?

+ Hiểu: Bó bột là gì?

Đọc từng đoạn trong nhóm.

- HS nhận xét phần đọc và trả lời của bạn.

- Chủ điểm: Bạn trong nhà.

- Là những vật nuôi trong nhà như: gà, lợn, chó, trâu, mèo...

- Học sinh mở SGK trang 128

- HS theo dõi

- HS nối tiếp nhau đọc các câu trong bài.

- HS đọc các từ khó trên bảng.

- HS nhìn SGK trả lời – Nhận xét - Hs đọc đoạn nối tiếp

- Hs đọc đoạn nối tiếp

- HS ngắt, nghỉ và nhấn giọng câu dài.

- Hs luyện đọc câu - 2 HS đọc lại câu dài - HS giải thích như SGK

(5)

- Yêu cầu Hs đọc trong nhóm. Các HS khác nghe, góp ý.

Thi đọc giữa các nhóm:

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc - GV nhận xét, tuyên dương Đọc đồng thanh

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh - Gv nhận xét - chuyển tiếp

- HS đọc trong nhóm, theo dõi và nhận xét bạn đọc.

- Các nhóm thi đọc đoạn.

- Lớp nhận xét, bình chọn

- Đọc đồng thanh đoạn 1,2.

Tiết 2

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò c. Tìm hiểu bài:

Đoạn 1

- Bạn của Bé ở nhà là ai?

- Giảng từ: Cún Bông.

GV: Cún tuy không phải là vật nuôi trong nhà Bé nhưng hai bạn chơi với nhau rất thân.

* Tình cảm của em đối với bạn như thế nào?

Đoạn 2

- Chuyện gì xảy ra khi Bé mải chạy theo Cún?

- Lúc đó Cún Bông đã làm gì để giúp Bé?

GV: Cún lo lắng và đi tìm người đến giúp đỡ Bé đang bị thương, chứng tỏ Cún rất thông minh, nhanh ý.

* Khi bạn gặp khó khăn em sẽ làm gì để giúp bạn?

Đoạn 3

- Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?

GV: Bạn bè ghi bài hộ Bé, đến nhà thăm và động viên cho Bé chóng khỏi.

Tuy vậy, Bé vẫn mong gặp một người bạn nhỏ khác. Đó là ai?

Đoạn 4

- Cún đã làm cho bé vui như thế nào?

* Khi bạn buồn chúng ta làm gì?

- 1 HS đọc - Lớp đọc thầm

- Bạn của Bé ở nhà là Cún Bông – con chó của bác hàng xóm.

- Luôn sống đoàn kết, thân thiện, quý mến...

- 1 HS đọc - lớp đọc thầm

- Bé vấp phải 1 khúc gỗ và ngã đau không đứng dậy được.

- Cún chạy đi tìm người giúp Bé.

- Giúp đỡ bạn bằng hết khả năng của mình ...

- 1 Hs đọc – Lớp đọc thầm.

- Bạn bè thay nhau đến thăm Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún mà chưa được gặp cún.

- 1 Hs đọc – Lớp đọc thầm.

- Cún mang cho bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê Cún luôn ở bên chơi với bé.

- Chia sẻ , hỏi thăm bạn và an ủi, động viên bạn...

(6)

- Từ ngữ, hình ảnh nào cho ta thấy: Bé vui, cún cũng vui?

- Giảng từ: Sung sướng

GV: Cún hình như hiểu được những ý thích của Bé, nó luôn cố gắng để Bé được vui vẻ.

Đoạn 5

- Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ ai?

- Giảng từ: vuốt ve

- Em học tập gì từ cô bé trong bài?

KL: Câu chuyện cho ta thấy một tình bạn tốt đẹp giữa cô bé và Cún Bông.

Qua câu chuyện, em hãy luôn yêu quý các con vật, coi chúng như những nguời bạn thân thiết của mình.

d. Luyện đọc lại:

- GV đọc mẫu lần 2

- Hướng dẫn HS cách đọc

- Hướng dẫn Hs luyện đọc đoạn 3,4 - GV Tổ chức cho HS thi đọc

- GV nhận xét – đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Bạn của em ở nhà là những con vật nào? Hãy nêu cách chăm sóc chúng?

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài “ Thời gian biều”

- Hình ảnh: Bé cười, Cún sung sướng, vẫy đuôi rối rít.

- Hs quan sát tranh trong SGK và theo dõi.

- 1 Hs đọc – Lớp đọc thầm.

- Nhờ có Cún Bông luôn ở bên cạnh an ủi và chơi với Bé.

- Biết yêu thương vật nuôi trong nhà.

- HS lắng nghe

- Hs luyện đọc trong nhóm

- HS thi đọc đoạn 3 và 4 giữa các nhóm.

- HS bình chọn

- Những vật nuôi trong nhà rất thân thiết và có ích .Vì vậy chúng ta cần biết yêu thương vật nuôi trong nhà.

- Gà, vịt, trâu, mèo, chó...Cần yêu thương, chăm sóc chúng thường xuyên như : cho ăn, tắm rửa, giữ chuồng trại sạch sẽ...

_________________________________________

Chiều

LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 31: ĐỌC HIỂU DẠY EM HỌC CHỮ

I. MỤC TIÊU

- Hs đọc bài thơ “Dạy em học chữ” và làm các bài tập dạng trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài.

- Rèn kỹ năng đọc bài lưu loát, biết làm bài tập dạng trắc nghiệm.

- Giáo dục học sinh học tập nghiêm túc, ý thức tự giác ôn tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(7)

- GV: Bảng phụ.

- Hs: Vở bài tập thực hành.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi Hs nêu các từ chỉ hoạt động - GV nhận xét- đánh giá.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của tiết học b)Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: Đọc bài thơ “Dạy em học chữ”

- Gv giới thiệu thơ theo Nguyễn Thị Hồng Ngát

- Gv chia 4 khổ

- Gọi Hs đọc bài nối tiếp khổ - GV nhận xét

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng

? Bài tập yêu cầu làm gì?

- Gv nhấn mạnh yêu cầu dạng bài trắc nghiệm, chọn một đáp án đúng. Đánh dấu bằng chữ Đ trước ô có câu trả lời đúng.

- Gv gắn phiếu phần a - Gv hướng dẫn mẫu

- Gv đánh dấu trước câu trả lời đúng - Tổ chức cho Hs trao đổi nhóm 4 - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng a) Lẫm chẫm đến bên.

b) Đầu chữ A nhọn, có ngồi được không?

c) Chữ T giống cái bơm xe đạp

d) Chữ T đúng là giống cái bơm. Em giỏi quá.

e) Giỏi, thông minh, nhanh trí..

? Kể thêm một số từ chỉ phẩm chất của người?

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học

- Dăn HS hoàn thành bài.Chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu từ chỉ hoạt động: mua, tặng, ngắm nhìn, ăn, uống...

- Lớp nghe, nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài thơ

- Hs đọc bài nối tiếp khổ - 1 Hs đọc toàn bài - HS đọc yêu cầu.

- Chọn câu trả lời đúng

- Hs đọc nội dung phần a - Hs làm mẫu

- Hs đọc nối tiếp các phần còn lại - Hs trao đổi nhóm 4 hoàn thành bài tập

Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung

- Nóng tính, nhanh nhẹn, hoạt bát...

- Hs đặt câu

(8)

Ngày soạn: 21/12/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 24tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 77: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ

I. MỤC TIÊU:

- Biết xem đồng hồ ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối. Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12h: 17 giờ,23 giờ.

- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối,…)

- GD cho HS có ý thức biết quý thời gian,làm các công việc có ích với thời gian.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mô hình đồng hồ.

- HS: Vở ô li.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- GV nêu câu hỏi, y/c HS trả lời miệng:

+ Một ngày có bao nhiêu giờ? Kể tên các giờ buổi sáng?

+ Em thức dậy lúc mấy giờ? Đi học về lúc mấy giờ? Đi ngủ lúc mấy giờ? Hãy quay kim đông hồ chỉ lần lượt các giờ đó?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của giờ học.

b. Luyện tập:

Bài 1: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh

- Gọi HS nêu y/c bài.

- Y/c HS quan sát tranh 1 và TLCH:

+ An đi học lúc mấy giờ?

+ Đồng hồ nào chỉ 7h sáng?

- Y/c HS quay kim đồng hồ đến 7h.

- Chữa bài nhận xét.

-Tại sao em lại nối tranh 3 với đồng hồ D?

- Một ngày có 24 giờ. Các giờ buổi sáng: 1h sáng, 2h sáng, ... 10h sáng.

- HS trả lời.

- Nhận xét

- 1HS nêu yêu cầu

+ An đi học lúc 7h sáng.

+ Đồng hồ B chỉ 7h sáng.

- Lớp làm vào vở.

+ An thức dậy lúc 6h sáng - đồng hồ A Buổi tối An xem phim lúc 20h - đồng hồ D

+ 17h An đá bóng - đồng hồ C.

- HS đọc bài làm.

- Nhận xét đúng – sai - Hs trả lời

(9)

GV : Rèn kỹ năng xem đồng hồ.

Bài 2: Câu nào đúng? Câu nào sai?

- Gọi HS nêu y/c bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn những HS còn lúng túng.

- GV nhận xét

GV: Củng cố kĩ năng nhận biết các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày liên quan đến thời gian.

3. Củng cố- dặn dò:

- Nêu tên các giờ lớn hơn 12giờ và quay kim đồng hồ trên mô hình.

- Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu

- HS làm bài theo nhóm bàn

- 3 nhóm nêu từng tranh và giải thích a. Đi học đúng giờ - S

b. Đi học muộn - Đ

c. Cửa hàng đã mở cửa - S d. Cửa hàng đóng cửa - Đ e. Lan tập đàn lúc 20h - Đ g. Lan tập đàn lúc 8h sáng - S - HS nhận xét

- HS nêu

____________________________________________

KỂ CHUYỆN

Tiết 16: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

I. MỤC TIÊU:

- Dựa vào trí nhớ,tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện “Con chó nhà hàng xóm” một cách tự nhiên, phối lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

- Biết lắng nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.

- Giáo dục học sinh biết yêu quý các người bạn là những con vật trong nhà

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Gv: Tranh minh họa trong SGK.

- Hs: SGK.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C:Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện của tiết học trước.

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- GV đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu nội dung, yêu cầu của giờ học.

- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Hai anh em”.

- Anh em phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

- Lớp nhận xét

(10)

b. Hướng dẫn kể chuyện:

Bài 1: Kể lại từng đoạn truyện:

- Gọi HS đọc gợi ý ở bảng phụ.

- Cho 3 HS kể 3 phần.

- Cho kể theo nhóm.

- Kể trước lớp: Mỗi nhóm cử 1 đại diện (kể 1 đoạn) Nếu HS còn lúng túng có thể gợi ý theo câu hỏi:

- Cún Bông và Bé đang làm gì?

- Chuyện gì xảy ra khi Cún Bông và Bé đang chơi?

- Lúc ấy Cún làm gì?

- Lúc Bé bó bột nằm bất động trên giường Cún đã giúp Bé vui ntn?

- Bé và Cún làm gì khi Bé tháo bột?

- Thấy cảnh đó bác sĩ đã nghĩ gì?

Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Y/c 4 HS kể nối tiếp.

- Gọi HS nhận xét - đánh giá.

- Gọi 1 - 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét – đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu.

- Hs đọc gợi ý

+ Phần 1: Giới thiệu câu chuyện.

+ Phần 2: Diễn biến.

+ Phần 3: Kết thúc.

- Hs kể trong nhóm

- Đang chơi với nhau trong vườn.

- Bé vấp vào 1 khúc gỗ và ngã rất đau không đứng dậy được.

- Cún chạy đi tìm người giúp.

- Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, lúc thì cái bút chì, con búp bê….

- Khi Bé khỏi bệnh, Bé và Cún lại chơi đùa với nhau rất thân thiết.

- Bác sĩ hiểu rằng: Chính nhờ Cún mà bé mau lành bệnh.

- HS nêu yêu cầu - 4 HS nối tiếp kể - Nhận xét

- HS kể toàn bộ câu chuyện

- Cần phải biết yêu thương vật nuôi trong nhà.

____________________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 16: CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết: Các thành viên trong nhà trường: hiệu trưởng, hiệu phó, cô tổng phụ trách, GV, các nhân viên và HS.

- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.

- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức vị trí của mình trong nhà trường

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đản nhận trách nhiệm tham gia công việc trong trường phù hợp với lứa tuổi.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tâp

III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

(11)

- GV: Tranh, ảnh SGK.

- HS: VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Giới thiệu về trường học của em?

- Em thích nhất là phòng nào? Vì sao?

- Nhận xét – Tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu vào bài.

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.

Mục tiêu: Biết được các thành viên trong nhà trường và công việc của từng người.

Cách tiến hành:

- GV chia nhóm phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa, Y/c thảo luận nhóm 3.

+ Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.

+ Nói về công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ.

- GV chữa:

- Mỗi bức tranh vẽ ai? Công việc, vai trò của người đó là gì?

* Em làm gì để bảo vệ trường?

GV kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, HP, thầy, cô giáo, HS, CB, CNV...

Hoạt động 2: Thảo luận cặp

Mục tiêu: Biết giới thiệu các thành

- HS nêu - HS nêu

- Nhận xét - đánh giá.

- Thảo luận theo nhóm 3.

- Các nhóm quan sát và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả:

+ H1: Thầy hiệu trưởng: Là người quản lý, lãnh đạo nhà trường.

+ H2: Cô giáo đang dạy học: Cô là người truyền đạt kiến thức và trực tiếp dạy dỗ HS.

+ H3: Bác bảo vệ: Trông coi giữ gìn trường lớp. Đảm bảo an ninh trật tự trong trường học.

+ H4: Cô y tá khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe cho HS.

+ H5: Bác lao công quét dọn giữ vệ sinh trường lớp.

+ H6: Nhân viên thư viện …

- Làm sạch trường, bảo vệ bàn ghế, tường...

(12)

viên trong trường mình. Cách cư xử của HS đối với các thành viên trong nhà trường.

Cách tiến hành:

Bước 1: Yêu cầu HS trao đổi với nhau theo cặp theo các nội dung sau.

- Trong trường mình có những thành viên nào?

- Tình cảm, thái độ của em đối với các thành viên đó ntn?

- Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường chúng ta nên làm gì?

Bước 2: Gọi các cặp trình bày trước lớp

* Là một học sinh chúng ta cần có thái độ ntn?

- GVKL: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn.

Hoạt động 3: Trò chơi: “Đó là ai?”

Mục tiêu: Củng cố bài Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS lên bảng quay lưng xuống dưới lớp. GV gắn 1 tấm bìa vào lưng HS đó. Các HS dưới lớp nêu thông tin về thành viên được nêu trong tấm bìa. HS đó phải đoán đó là chữ ghi trên tấm bìa:

nói đúng được tuyên dương, nói sai bị phạt.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Kể tên công việc của các thành viên trong trường em?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- Thảo luận cặp

- Xưng hô lễ phép, biết chào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học tập tốt.

- HS trình bày - nhận xét - Bổ sung

- Kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn.

VD: Tấm bìa ghi:

“ Bác lao công” HS dưới lớp có thể nói: “Đó là những người làm cho lớp luôn sạch sẽ”.

- HS nêu: Bảo vệ coi giữ tài sản của trường....

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

XEM PHIM VỀ NHỮNG CHIẾN CÔNG CỦA ANH BỘ ĐỘI

I. MỤC TIÊU:

- Thông qua hoạt động xem phim, các em hiểu hơn về những chiến công vẻ vang và sự hy sinh thầm lặng của các anh bộ đội.

- Rèn luyên tác phong nhanh nhẹn, cần cù ham học hỏi.

- Tự hào, tín trọng và biết ơn anh bộ đội

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(13)

- GV: Băng đĩa phim tư liệu - Tư liệu sưu tầm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Tạo không khí vui tươi và giới thiệu bộ phim

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Giới thiệu trực tiếp b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Xem phim

Mục tiêu: HS xem phim và hiểu nội dung phim

- GV tổ chức cho HS xem một vài bộ phim nói về những chiến công của anh bộ đội qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc và những chiến công nổi bật của anh bộ đội trong thời bình: Bảo vệ biên giới hải đảo, giúp dân chồng bão lũ, dựng nhà của, bảo vệ tài sản…

- Sau mỗi bộ phim giáo viên đưa ra 1 số câu hỏi cho hs thảo luận theo nhóm:

+ Bộ phim nói về ai?

+ Qua bộ phim trên, em thấy anh bộ đội có những đức tính nào nổi bật?

+ Em học được đức tính gì từ anh bộ đội?

+ Em sẽ làm gì để noi gương anh bộ đội?

Hoạt động 2: Nhận xét – đánh giá Mục tiêu: Đánh giá buổi xem phim

- GVnhận xét ý thức thái độ tham gia hoat động của HS

- Tuyên dương những cá nhân nhóm thảo luận tích cực.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

-Nhận xét giờ học

- Dặn Hs về chuẩn bị bài sau

- Cả lớp

- Đại diện nhóm trả lời.

- Cả lớp

- Hs nêu

____________________________________________

Chiều

LUYỆN TOÁN

Tiết 31: LUYỆN DẠNG 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cho HS nắm chắc cách trừ dạng 100 trừ đi một số.

- Rèn kĩ năng làm phép tính trừ.

(14)

- Học sinh có ý thức tự giác trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: PBT

- HS: VTHKT TV và TOÁN

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS lên bảng Đặt tính rồi tính:

100 - 9 = 100- 18=

- Nhận xét 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh tự làm bài

- Gọi HS đọc bài

- Chữa bài, củng cố cách thực hiện.

Bài 2.

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài

- Gọi HS đọc bài - Chữa bài

- Nêu cách thực hiện

- Gv củng cố cách thực hiện dạng 100 trừ đi 1 số.

Bài 3.

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu làm gì?

- x là thành phần gì trong phép tính?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài

- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp làm nháp

- 1 HS đọc bài toán

- Làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng 90 +10=100 20+80=100 70 +30=100 100-10=90 100-80= 20 100-79=30 100-90=10 100-20=80 100-30=70 - Hs đọc bài làm

- Hs nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu - Nhắc lại yêu cầu

- L m b i v o v , 5 HS l m trên b ngà à à ở à ả

- 100 - 100 - 100 - 100

5 16 37 1

95 84 63 99

- 100 99 1 - Hs đọc - Hs nêu

- 1 HS đọc yêu cầu - Nhắc lại yêu cầu

- Phần a, x là số trừ chưa biết.

- Phần b, x là số hạng chưa biết - Làm bài vào vở,2 HS làm trên bảng

(15)

- Nhận xét, chữa bài

- Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào?

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

3. Củng cố- dặn dò:

- Giờ hôm nay chúng ta củng cố lại kiến thức gì?

- Nhân xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

a, 25- x=5 c, 25+ x= 44 x=25-5 x=44 -25 x = 20 x= 19 - Nhận xét.

- Hs nêu

- Hs nêu

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 22/12/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 78: NGÀY, THÁNG

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS : Biết đọc tên các ngày trong tháng. Bước đầu biết xem lịch: Biết đọc thứ, ngày, tháng. Củng cố về các đơn vị: ngày, tuần lễ.Học sinh xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.

- Rèn kĩ năng xem lịch, áp dụng vào thực tế hàng ngày.

- Giáo dục học sinh biết quý trọng thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Tờ lịch tháng 11có 30 ngày, lịch tờ 2018.

- HS: SGK, vở ô ly.

III. C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y- H C:Ạ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c HS thực hành quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 8giờ, 11giờ, 14giờ, 18giờ, 23 giờ.

- GV nhận xét- Tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học.

b. Giới thiệu các ngày trong tháng:

- Giáo viên treo tờ lịch tháng 11(như SGK).

- Con biết gì về hình trên ?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp các nội dung sau:

- 3 Hs lên thực hành trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- Tờ lịch tháng 11.

- HS thảo luận và trình bày trước lớp

(16)

- Lịch tháng nào? Vì sao em biết?

- Lịch tháng cho ta biết điều gì?

- Đọc tên các cột ?

- Đọc tên các ngày trong tháng của tờ lịch?

- Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào?

- Ngày 1/11 là thứ mấy?

- Y/c HS chỉ vào ô ngày 1/11.

- Ngày cuối cùng của tháng là ngày nào?

Là ngày thứ mấy?

- Y/c HS tìm các ngày 7/11, 22/11 và nêu các ngày vừa tìm?

- Tháng 11 có bao nhiêu ngày?

- GV chốt các thông tin có được trên lịch tháng và cách xem lịch tháng.

c. Giới thiệu thêm các loại lịch thông thường

- Lịch tờ - Lịch để bàn - Lịch lốc

- Có những loại lịch nào được sử dụng trong thực tiễn ?

- Các ngày trong tháng giống nhau không?

- 1 tháng thường có mấy tuần lễ?

=> Ngày, tháng cũng là đơn vị tính thời gian. Số ngày trong tháng khác nhau...

d. Thực hành:

Bài 1: (79)Đọc, viết ( theo mẫu ):

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu.

- Nhận xét

+ Tháng 11 vì ở trên đó có ghi số 11 in đậm.

+ Các ngày trong tháng.

+ Thứ 2, thứ 3,… (cho biết các ngày trong tuần).

- Ngày .., ngày 2 tháng 11 - 11, ..., ngày 30 tháng 11.

+ Ngày 1.

+ Thứ bảy.

- HS chỉ

- Ngày 30 là Chủ nhật.

- 7/11: thứ 6.

- 22/11: thứ 7.

- 30 ngày.

- HS quan sát

- Lịch tờ, lịch để bàn, lịch lốc

- Các ngày trong tháng không giống nhau.

- 1 tháng thường có 4 tuần lễ.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Đọc, viết theo mẫu - HS theo dõi.

- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ

Đọc Viết

Ngày bảy tháng mười một.

Ngày 7 tháng 11

Ngày mười lăm tháng mười một.

Ngày 15 tháng 11

Ngày 20

tháng mười một.

Ngày 20 tháng 11

Ngày ba mươi Ngày 30 tháng

(17)

- Chữa bài:

- Khi đọc, viết ngày tháng con viết và đọc như thế nào?

- GV: Củng cố cách đọc, viết ngày tháng.

Bài 2(79) :

a, Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12.

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV treo tờ lịch tháng 12.

- Đây là tờ lịch tháng mấy?

- Sau ngày 1 là ngày mấy?

- Chữa bài:

b. Xem tờ lịch trên rồi cho biết:

- Ngày 22/12 là thứ mấy?

Ngày 25/12 là thứ mấy?

- Trong tháng 12 có bao nhiêu ngày chủ nhật ? Đó là những ngày nào?

- Tuần này, thứ sáu là ngày 16 tháng 12.

Tuần sau thứ sáu là ngày nào?

- Tại sao em biết được có 4 ngày chủ nhật?

- GV: Củng cố cách nhận biết thứ, ngày trong tháng.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Nêu các ngày trong một tháng? Nêu các thứ trong một tuần?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

tháng mười một. 11 - HS nhận xét.

- Khi đọc, viết ngày tháng ta đọc, viết ngày trước, tháng sau

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12.

- HS quan sát.

- Tờ lịch tháng 12 - Là ngày 2

- HS làm bài cá nhân, sau đó đọc bài làm và nhận xét.

Thứ

2 Thứ

3 Thứ

4 Thứ

5 Thứ

6 Thứ

7 CN

1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21

22 23 24 25 26 27 28

29 30 31

- Đổi chéo vở kiểm tra và nhận xét.

- Ngày 22/12 là thứ hai, ngày 25 tháng 12 là thứ năm.

- Tháng 12 có 4 ngày chủ nhật. Đó là các ngày 7, 14, 21, 28.

- Tuần này, thứ sáu là ngày 19 tháng 12. Tuần sau thứ sáu là ngày 26 Tuần trước thứ sáu là ngày 12.

- Nhìn vào cột Chủ nhật trên tờ lịch.

- HS nêu – Nhận xét

CHÍNH TẢ ( TẬP CHÉP)

(18)

Tiết 31: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

I. MỤC TIÊU:

- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Con chó nhà hàng xóm Làm đúng các bài tập phân biệt chính tả

- HS viết đảm bảo tốc độ thời gian quy định, chữ đúng mẫu đều nét, liền mạch và trình bày đúng đoạn văn, viết đúng chính tả.

- Giáo dục HS yêu quý, kính trọng thầy cô giáo; có ý thức cẩn thận, kiên trì luyện viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy chiếu ghi bài chính tả, bài tập.

- HS: Vở, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 Hs viết trên bảng, lớp viết bảng con

- Gv nhận xét – Tuyên dương.

2) Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học b) Hướng dẫn tập chép:

Củng cố nội dung - GV đọc đoạn chép - Gọi 2 Hs đọc đoạn chép

- Đoạn văn kể lại câu chuyện nào?

Nhận xét chính tả - Tiếng khó:

Yêu cầu Hs đọc nhẩm bài tìm từ khó viết

quấn quýt ( q + uân + thanh sắc, q + uyt + thanh sắc)

- Phụ âm dễ lẫn: giúp # dứt

Viết bảng con từ khó, tiếng dễ sai

- Gv nhận xét Cách trình bày:

-Vì sao từ “Bé” trong bài phải viết hoa?

- Câu: “Bé là một cô bé yêu loài vật” từ bé nào là tên riêng?

- Ngoài tên riêng ta còn phải viết hoa những chữ nào?

c) Hs chép vào vở - Gv đọc lại đoạn chép

- 2 HS viết bảng, lớp viết bảng con:

nước chảy, sai trái, sắp xếp.

- Lớp nhận xét - đánh giá.

- Chú ý theo dõi bảng lớp.

- 2 Hs đọc đoạn chép - Con chó nhà hàng xóm.

- Hs tìm từ khó trong bài: nuôi, quấn quýt, giúp bé, mau lành...

- Hs viết bảng con từ và tiếng khó:

nuôi, quấn quýt, giúp bé, mau lành...

- Lớp nhận xét

- Tên riêng của bạn gái trong truyện.

- “Bé” đứng đầu câu là tên riêng, “bé”

trong từ cô bé không phải là tên riêng.

- Viết hoa các chữ đầu câu.

- HS chép bài vào vở.

(19)

- GV theo dõi, uốn nắn.

d) Gv chữa bài - Gv thu và chữa bài - Gv nhận xét, đánh giá.

e) Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2: Tìm và ghi vào chỗ chấm - Bài yêu cầu làm gì?

- GV tổ chức trò chơi: Thi tìm từ theo y/c .

- GV chia lớp thành 2 đội chơi – y/c các đội thi qua 3 vòng.

+ Vòng 1: Thi tìm các từ có vần ui/uy.

+ Vòng 2: Tìm các từ chỉ đồ vật trong nhà bắt đầu bằng: ch.

+ Vòng 3: Tìm trong bài tập đọc “Con chó nhà hàng xóm những tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã.

- Sau mỗi vòng thi thu kết quả tính điểm, mỗi từ đúng được 1 bông hoa.

Sau 3 vòng đội nào được nhiều bông hoa đội đó thắng cuộc.

- GV nhận xét – tuyên dương.

3) Củng cố - Dặn dò:

- Hãy tìm những chữ viết hoa trong bài viết? Vì sao phải viết hoa những từ đó?

- Gv nhận xét giờ học - Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- HS soát lỗi và đổi chéo vở kiểm tra - Hs chú ý theo dõi

- 1HS đọc yêu cầu bài tập - Tìm và ghi vào chỗ chấm.

- Vòng 1:

+ núi, túi, chui, múi, xúi giục, vui vẻ, búi tóc,

+ tàu thủy, lũy tre, hủy bỏ, tùy ý, suy nghĩ,

- Vòng 2: chăn, chiếu, chõng, chày, chạn, chảo, chén, chỉ, chổi,

- Vòng 3:

+ 3 tiếng có thanh hỏi: nhảy, mải, hỏi, thỉnh thoảng, hiểu, lành hẳn.

+ 3 tiếng có thanh ngã: gỗ, ngã, vẫy, bác sĩ.

- HS tự tìm – Nhận xét

___________________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 48: THỜI GIAN BIỂU

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các số chỉ giờ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, giữa các câu.Hiểu nghĩa từ mới: Thời gian biểu, vệ sinh cá nhân. Tác dụng của thời gian biểu là giúp cho chúng ta làm việc có kế hoạch.Biết cách tự lập thời gian biểu cho hoạt động của mình.

- Rèn kĩ năng nghe – đọc – nói thời gian biểu.

- Giáo dục học sinh biết sắp xếp công việc có khoa học và biết quý trọng thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Thời gian biểu của 1 số HS trong lớp.

(20)

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS đọc bài cũ:

- HS1 đọc đoạn 1, 2:

- Bạn của Bé ở nhà là ai? Khi Bé bị thương Cún giúp gì?

- HS2 đọc đọan 3:

- Ai đến thăm Bé? Tại sao Bé vẫn buồn?

- HS 3 đọc đoạn 4, 5:

- Cún đã làm gì để Bé vui? Vì sao Bé chóng khỏi bệnh?

- Nhận xét – Tuyên dương 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Gv cho HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ những gì?

- GV: Một ngày chúng ta có rất nhiều hoạt động và công việc. Nếu chúng ta biết sắp xếp các công việc thường nhật diễn ra trong một ngày thì chúng ta sẽ chủ động, công việc diễn ra suôn sẻ, có lợi cho tinh thần và sức khỏe.Vậy cách sắp xếp thời gian biểu như thế nào cho hợp lý thì hôm nay chúng ta sẽ học bài “ Thời gian biểu”

- GV ghi đầu bài.

b. Luyện đọc:

Gv đọc diễn cảm, hướng dẫn cách đọc

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV hướng dẫn cách đọc: giọng rõ ràng, rành mạch.

Đọc nối tiếp câu trước lớp:

- Đọc nối tiếp

- Giáo viên hướng dẫn HS đọc từ khó:

vệ sinh, sắp xếp, rửa mặt.

Đọc nối tiếp đoạn trước lớp:

- Bài chia làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Sáng + Đoạn 2: Trưa + Đoạn 3: Chiều

- Con chó nhà hàng xóm.

- HS đọc

- Bạn của Bé ở nhà là Cún Bông, con chó nhà hàng xóm. Khi Bé bị thương - HS đọc

- Bạn bè đến thăm Bé. Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún.

- HS đọc

- Cún mang báo, bút chì, búp bê ... Bé chóng khỏi bệnh là nhờ có Cún

- Lớp nhận xét– đánh giá.

- Công việc hàng ngày của 1 bạn nhỏ.

- HS mở SGK và theo dõi

- Lắng nghe

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- HS đọc từ khó.

(21)

+ Đoạn 4: Tối

- Lần 1: Yêu cầu Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Lần 2: Đọc nối tiếp + Hướng dẫn đọc

6 giờ/ 6 giờ 30 / ngủ dậy.

- Lần 3: Đọc nối tiếp + giải nghĩa từ Gọi HS đọc chú giải SGK.

Đọc đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu Hs đọc trong nhóm. Các HS khác nghe, góp ý.

Thi đọc giữa các nhóm:

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc - GV nhận xét, tuyên dương.

c. Tìm hiểu bài:

- Cho HS đọc thầm cả bài.

- Đây là lịch làm việc của ai?

- Hãy kể các việc bạn Ngô Phương Thảo làm hàng ngày?

- Phương Thảo ghi các việc cần làm vào Thời gian biểu để làm gì?

- Giảng từ: Thời gian biểu

- Thời gian biểu ngày nghỉ của Phương Thảo có gì khác so với ngày thường?

- Nêu thời gian biểu trong một ngày của em?

- Giảng và liên hệ: Nhờ có thời gian biểu chúng ta sẽ làm việc có giờ giấc,có kết quả cao....

d. Luyện đọc lại:

- GV đọc mẫu lần 2.

- Gọi HS nêu lại cách đọc.

- Gọi HS thi đọc lại cả bài.

- GV nhận xét , đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Theo em thời gian biểu có cần thiết không? Vì sao?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài “ Tìm ngọc”

- HS đọc nối tiếp đoạn - HS nêu cách đọc

- Đọc nối tiếp - HS đọc chú giải

- HS đọc trong nhóm, theo dõi và nhận xét bạn đọc.

- Các nhóm đại diện thi đọc.

- Lớp nhận xét, tuyên dương.

- Của bạn Ngô Phương Thảo, HS lớp 2A - Buổi sáng....

- Để khỏi bị quên việc và để làm các việc 1 cách tuần tự, hợp lý.

- Ngày Chủ nhật thường buổi sáng bạn đi đến bà, thứ 7 đi học vẽ.

- 2 HS nêu.

- Hs nêu

- Đại diện 2 tổ thi đọc.

- HS nhận xét

- Rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc tuần tự, hợp lý và không bỏ sót công việc.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 23/12/2019

(22)

Ngày giảng: Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 79: THỰC HÀNH XEM LỊCH

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố: Kỹ năng xem lịch tháng. Về biểu tượng: thời điểm, khoảng thời gian

- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.

- Học sinh vận dụng vào thực tế trong cuộc sống hàng ngày, biết tiết kiệm thời gian học tập, làm việc có hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Tờ lịch tháng 1, tháng 4 (như SGK).

- HS: Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các thông tin trên lịch tháng? Cách xem lịch tháng?

- GV nhận xét- đánh giá.

2/ Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

b) Thực hành:

Bài 1: (80) Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 1:

- Gọi HS nêu y/c bài.

- GV treo tờ lịch tháng 1

1

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

chủ nhật

1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24 25

26 27 28 29 30 31

- Đây là tờ lịch tháng mấy?

- Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy?

- Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy?

- Chữa bài:

GV: Biết ghi thứ tự các ngày trong tháng.

Bài 2:(80) Đây là tờ lịch tháng 4:

- 3 HS trình bày - nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu

- Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 1 (có 31 ngày):

- Tờ lịch tháng 1 - Thứ năm

- Thứ bảy.

- Lớp thi làm vào vở xem ai điền đúng và nhanh.

+ HS đọc bài làm.

+ Nhận xét Đ - S.

+ Đổi vở k.tra chéo

(23)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV treo t l ch tháng 4:ờ ị

4

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

chủ nhật

1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24 25

26 27 28 29 30

- Đây là tờ lịch tháng mấy?

- BT y/c gì?

- Chữa bài:

- Nhìn vào tờ lịch ta có thể biết những gì?

GV: Biết các ngày trong tháng, biết cụ thể thứ mấy có mấy ngày...

3. Củng cố - Dặn dò:

- Hãy nêu cách xem lịch - GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu.

- Tờ lịch tháng tư.

Xem tờ lịch trên rồi cho biết:

- 1HS làm bài bảng – lớp làm vào vở.

- Đọc kết quả

- Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là các ngày: 2,9,16,23,30.

- Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba

tuần trước là ngày 13. Thứ ba tuần sau là ngày 27.

- Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ sáu.

+ Nhận xét Đ - S.

+ Đổi vở k.tra chéo.

- Thứ - Ngày - Tháng

- HS tự nêu – Nhận xét ______________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 16: TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu hiểu từ trái nghĩa. Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu: Ai (cái gì, con gì) thế nào? Mở rộng vốn từ về vật nuôi.

- Biết được từ trái nghĩa với từ cho trước ; biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? . Nói đúng tên các con vật được vẽ trong tranh.

- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Phiếu học tập bài 3.

- HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(24)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS lên bảng: y/c mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu: Ai làm gì? Lớp viết ra nháp.

- Gọi HS dưới lớp nói miệng câu của mình.

- GV nhận xét – Tuyên dương 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của giờ học.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Tìm các từ trái nghĩa:

- Gọi HS đọc y/c bài.

- Đại diện 4 tổ thi viết các cặp từ trái nghĩa đúng và nhanh.

- Nhận xét từng HS.

- Các từ trên là những chỉ gì? Nêu nghĩa những từ em biết?

- GV: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược với nhau.

Bài 2: Đặt câu với một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở BT1:

- Nhận xét chiều cao của 2 cái ghế. Hình dáng con chó và quả bóng.

- Gọi 1 HS đọc câu mẫu.

- Trái nghĩa với ngoan là gì?

- Đặt câu với từ ngoan, hư?

- GV: Chúng ta có 6 cặp từ trái nghĩa các em hãy chọn 1 trong các cặp từ này và đặt câu với mỗi từ trong cặp theo mẫu.

- GV nhận xét- Chữa:

Bạn này rất ngoan.

Anh bạn kia rất hư.

=> GV: Dùng từ trái nghĩa đặt câu trong từng trường hợp...

- 2 HS viết câu lên bảng

- Lớp nhận xét- đánh giá.

- 1 HS đọc y/c bài

- 1 HS đọc mẫu. M : Tốt – xấu.

- HS làm bài theo nhóm + ngoan - hư +nhanh - chậm

+ trắng - đen + khỏe - yếu.

+ cao - thấp - Nhận xét - Chỉ tính chất.

- 1 HS đọc y/c bài.

- Hs nêu:

- Hs đọc câu mẫu - hư

- Chú mèo ấy rất hư.

- Chú chó này rất ngoan.

- HS tự làm bài vào VBT.

- HS trình bày bài làm.

- Nhận xét

(25)

- Khi viết câu, cần lưu ý điều gì?

Bài 3: Viết tên các con vật trong tranh:

- Gọi HS đọc y/c bài.

- Những con vật này được nuôi ở đâu?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thi viết nhanh tên các con vật vào phiếu.

- GV chữa, tuyên dương

- Tên các con vật ở BT3 là những con vật thường sống ở đâu?

- Nhà con có nuôi những con vật nào?

- Kể tên các con vật nuôi mà em biết?

- GV:Tên các con vật nuôi là những từ ngữ nói về vật nuôi.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Hãy nêu một số từ chỉ vật nuôi?

- Cho ví dụ mẫu câu kiểu: Ai thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

- 1 HS đọc y/c bài.

- Nuôi ở trong gia đình

- HS thảo luận và hoàn thành phiếu Ht

1. Gà trống 6. Dê 2. Vịt 7. Cừu 3. Ngan 8. Thỏ 4. Ngỗng 9. Bò bê 5. Chim bồ câu 10. Trâu - Trình bày trước lớp

- Nhận xét - Vật nuôi ở nhà - Lợn, chó, mèo....

- HS tự nêu, bổ sung

- 2 HS nêu – Nhận xét - HS theo dõi.

TẬP VIẾT

Tiết 16: CHỮ HOA O

I. MỤC TIÊU:

- HS biết viết chữ hoa O cờ vừa và nhỏ và câu ứng dụng Ong bay bướm lưọn - Rèn cho HS chữ viết đúng mẫu đều nét, đúng quy định.

- HS có ý thức yêu thương, đùm bọc, đoàn kết với mọi người; có ý thức luyện viết chữ đẹp.

* Tích hợp: GDBTMT

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Mẫu chữ cái viết hoa O đặt trong khung chữ.

- HS : Bảng con, vở tập viết

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C:Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ

- Cho Cả lớp viết vào bảng con chữ hoa N - Nhắc lại câu ứng dụng ở bài trước?

- Cho HS viết vào bảng con chữ Nghĩ - GV nhận xét, đánh giá

- Cả lớp viết vào bảng con chữ hoa - HS viết vào bảng con chữ Nghĩ - HS nhận xét

(26)

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu của tiết học.

b. Hướng dẫn HS viết chữ cái hoa:

Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ O:

Quan sát và nhận xét

- GV gắn và giới thiệu khung chữ.

- Chữ hoa O cao mấy li?

- Chữ hoa O gồm những nét nào?

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết:

O O O O

O O O O

Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- Cho HS viết chữ O từ 2, 3 lượt.

- GV nhận xét, uốn nắn.

Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng Giới thiệu cụm từ viết ứng dụng:

- Câu văn gợi cho em nghĩ cảnh vật thiên nhiên như thế nào?

* Em cần làm gì để cho cảnh thiên nhiên đó luôn đẹp?

Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:

- Cụm từ ứng dụng gồm mấy tiếng?

- Em hãy nhận xét về độ cao các con chữ?

- Hãy nêu cách đặt dấu thanh?

- GV nhắc HS giữ đúng khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng.

- GV viết mẫu chữ Ong, vừa viết vừa hướng dẫn HS:

Ong Ong Ong Ong bay bướm lượn.

Hướng dẫn HS viết bảng con:

- Cho HS tập viết chữ Ong 2 lượt.

- HS quan sát.

- Chữ O hoa cỡ nhỡ cao 5 li, rộng 4 li.

- Chữ O hoa gồm 1 nét cong tròn khép kín.

- HS theo dõi

- HS viết chữ 0 2 lượt cỡ nhỡ, 1 lượt cỡ nhỏ

- HS đọc cụm từ ứng dụng.

+ Ong bay bướm lượn

- ...rất đẹp có ong bay tìm hoa, bướm bay rập rờn...

- Bảo vệ cây xanh...Bảo vệ môi trường luôn trong lành.

- Cụm từ gồm 4 tiếng: Ong, bay, bướm, lượn.

- Các chữ cao 2,5 li: O, b, y, l.

- Các chữ cao 1 li: các chữ còn lại.

- Dấu sắc đặt trên chữ ơ trong tiếng bướm.

- Dấu nặng đặt dưới chữ ơ trong tiếng lượn.

- Nét dừng bút của chữ O hoa chạm vào nét bắt đầu của chữ n.

(27)

- GV nhận xét, uốn nắn.

c. Hướng dẫn HS viết vào vở TV:

- GV nêu yêu cầu viết.

+1dòng chữ O cở nhỡ +1dòng chữ O cở nhỏ + 1 dòng chữ Ong cờ nhỡ + 1 dòng chữ Ong cờ nhỏ + 2 dòng cụm từ ứng dụng - GV quan sát, nhắc nhở HS.

d. Chữa bài:

- GV thu 1 số bài.

- Nhận xét, đánh giá bài viết của HS - Tuyên dương những bài viết đẹp 3. Củng cố - Dặn dò:

- Nêu quy trình viết chữ hoa O ? - GV nhận xét giờ học

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- HS tập viết chữ Ong 2 lượt.

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi chéo vở kiểm tra

- 2 HS nêu – Nhận xét, bổ sung __________________________________________________________________

Ngày soạn: 24/12/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27 tháng 12 năm 2019

CHÍNH TẢ( NGHE- VIẾT)

Tiết 32: TRÂU ƠI

I. MỤC TIÊU:

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Trâu ơi. Củng cố quy tắc chính tả.

- HS viết đảm bảo tốc độ thời gian qui định, chữ viết đều nét, liền mạch và trình bày đúng đoạn văn, viết đúng chính tả.

- HS có ý thức có ý thức cố gắng học tập; luyện chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu bài tập.

- HS: Vở, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS viết bảng lớp, lớp viết ra nháp:

núi cao, ngụy trang, vẫy đuôi.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu ngắn gọn và ghi bảng.

b. Hướng dẫn tập chép:

Củng cố nội dung

- GV đọc đoạn văn cần viết(Đoạn 1)

- 2 Hs lên bảng

- HS nhận xét – đánh giá.

- 2 HS đọc lại đoạn 1.

- Tâm tình như 1 người bạn thân

(28)

- Tình cảm của người nông dân đối với con trâu ntn?

Nhận xét chính tả

- Hướng dẫn HS viết từ khó + trâu # châu chấu + ruộng ( r + uộng) + cày ( c+ ày) # ai + nông gia # lông da + nghiệm ( ngh +iệm) Luyện viết bảng con Cách trình bày

- Bài ca dao viết theo thể thơ nào?

- Cách trình bày như thế nào?

- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ? c. Học sinh viết bài vào vở:

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV đọc cho HS soát và sửa lỗi.

d. Thu và chữa bài:

- GV thu bài 1 số em, nhận xét.

e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 1: Tìm những từ có tiếng chứa vần ao/ au:

- Gọi HS nêu y/c bài.

- Yêu cầu hs làm bài

- GV chữa.

Bài 2: Điền vào chỗ trống:

- Gọi HS nêu y/c bài.

- Yêu cầu hs làm bài

thiết.

- HS phân tích

- HS viết từ khó vào bảng con: trâu, ruộng, cày, nghiệp, nông gia.

- Thơ lục bát.

- Dòng 6 chữ lùi vào lề 2ô, dòng 8 chữ lùi vào 1 ô.

- Viết hoa.

- HS viết bài.

- HS soát và sửa lỗi.

- HS đổi chéo vở kiểm tra - 1 HS nêu y/c bài.

- Thi tìm tiếng giữa các tổ.

- cao/ cau; lao/ lau.

- trao/ chau; nhao/ nhau - phao / phau; ngao/ ngau - cháo / cháu; mao / mau - Lớp nhận xét, chữa bài

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

a. Cây tre/ che nắng; buổi trưa/ chưa ăn; ông trăng/ chăng dây; con trâu/

châu báu; nước trong/ chong chóng.

b. mở cửa/ thịt mỡ; ngả mũ/ ngã ba;

nghỉ ngơi/ suy nghĩ ; đổ rác/ đỗ xanh; vảy cá/ vẫy tay.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS đọc lại sau khi chữa.

(29)

- Gv chữa

3. Củng cố - Dặn dò:

- Hãy nêu cách trình bày bài thơ 6- 8?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- Dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lùi vào 1 ô, tất cả các đầu dòng phải viết hoa.

_______________________________________

TOÁN

Tiết 80: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về đơn vị đo thời gian: ngày giờ ; ngày tháng.

- Xem giờ đúng trên đồng hồ. Xem lịch tháng, nhận biết ngày tháng.

- Biết áp dụng vào thực tế hàng ngày. Có ý thức tự giác tận dụng thời gian cho hơp lý.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mô hình đồng hồ. Lịch tháng 5.

- HS : SGK, Vở ô ly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1/ Kiểm tra bài cũ

- 2 HS lên làm bài trên bảng.

Đặt tính rồi tính

54 - 17 64 – 29 - GV nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

b. Thực hành:

Bài 1(81) Đồng hồ nào ứng với mỗi câu sau:

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Chữa bài

- Gv: Ghi nhớ cách xem giờ.

- 2 HS lên làm bài trên bảng.

- Lớp nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu

- Cho biết đồng hồ nào nối với 4 câu cho thích hợp

- Lớp thi làm vào vở xem ai điền đúng và nhanh.

a) Em tưới cây lúc 5 giờ chiều - Đồng hồ thứ tư

b) Em đang học bài ở trường lúc 8 giờ sáng - Đồng hồ thứ nhất.

c) Cả nhà em ăn cơm lúc 6 giờ chiều - Đồng hồ thứ ba.

d) Em đi ngủ lúc 9giờ - Đồng hồ thứ 2 + HS đọc bài làm.

+ Nhận xét Đ - S.

+ Đổi vở k.tra chéo

(30)

Bài 2(81)

a) Nêu tiếp các ngày còn thiếu vào tờ lịch tháng 5 (có 31 ngày)

- GV treo tờ lịch tháng 5:

- Đây là tờ lịch tháng mấy?

- Chữa bài:

b) Xem tờ lịch trên rồi cho biết

- Nhìn vào tờ lịch ta có thể biết những gì?

- GV: Biết các ngày trong tháng, biết cụ thể thứ mấy có mấy ngày...

3. Củng cố - Dặn dò:

- Bài học hôm nay cần nắm được những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát

- 1HS l m b i b ng - l p l m v o v .à à ả ớ à à ở

5

Thứ hai

Thứ ba

Thứ

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

chủ nhật

1 2

3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 13 14 15 16

17 18 19 20 21 22 23

24 25 26 27 28 29 30

31

- Tờ lịch tháng 5 + Nhận xét Đ - S.

+ Đổi vở k.tra chéo

- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ bảy.

- Các ngày thứ bảy trong tháng 5 Đó là các ngày: 1, 8, 15, 22, 29.

- Thứ tư tuần này là ngày 12 tháng 5.

Thứ tư tuần trước là ngày 5 tháng 5. Thứ tư tuần sau là ngày 19 tháng 5.

- Biết các ngày trong tháng, biết cụ thể thứ mấy có mấy ngày...

- Thành thạo cách xem lịch

___________________________________________

TẬP LÀM VĂN

Tiết 16: KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU

I. MỤC TIÊU:

- Biết cách nói lời khen ngợi. Biết kể về 1 vật nuôi trong nhà. Biết lập thời gian biểu 1 buổi trong ngày (buổi tối).

- Nói được câu tỏ ý khen ngợi. Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà. Lập được thời gian biểu một buổi tối trong ngày.

- Yêu quý vật nuôi và biết tự giác bảo vệ các loài động vật.Học và làm theo thời gian biểu.

* GDBVMT

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Biết thể hiện nét mặt vui vẻ, câu nói khi khen ngợi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ - Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.. + Thái độ: yêu

Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng ngôn ngữ để mô tả những phong tục truyền trong ngày Tết cổ truyền. Rèn trẻ nói đủ câu, sửa ngọng

- Dựa vào tính chất hoá học và các dấu hiệu nhận biết các hợp chất vô cơ (kết tủa, khí, đổi màu dung dịch…) đã được học để tiến hành nhận biết các hợp chất vô

Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây.. Dung

Sinh thôøi, oâng ñöôïc Ñaûng vaø Nhaø nöôùc phong taëng danh hieäu Anh huøng Lao ñoäng vaø caùc phaàn thöôûng cao quyù: Huaân chöông Khaùng chieán, Huaân chöông

- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng. Biết đọc tên các ngày trong tháng. Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó trong

- Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, tuần lễ; củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm và khoảng thời gian ).. Kĩ năng:

- Biết xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.. - Phát triển