• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Thực hiện từ ngày 24/1 đến ngày 28/1/2022 Ngày soạn: 21/1/2022

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 24 tháng 1 năm 2022 Buổi sáng

Toán

BÀI 68: GIỜ - PHÚT (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút. Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.

Cảm nhận được mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian và cuộc sống, hình thành thói quen quý trọng thời gian

- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ tại các thời điểm gắn với sinh hoạt hằng ngày, học sinh có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán hoc, NL giải quyết vấn đề toán học, Nl sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của học sinh về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập theo yêu cầu của GV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2, VBT. Đồng hồ kim.

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT, SGK, SGV, KHBD, Mặt đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ, phiếu bài tập, tranh tình huống như SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- Hát 1 bài

- GV giới thiệu vào tiết 2 2. LUYỆN TẬP 30p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 2: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 4 giờ 15 phút, 5 giờ rưỡi, 11 giờ 15 phút, 12 giờ 30 phút.

b) 13 giờ rưỡi, 14 giờ 15 phút, 19 giờ 15 phút, 22 giờ 30 phút.

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp

a) HS quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ theo yêu cầu trong GK, mỗi lần quay kim, đưa cho bạn xem, đọc giờ và cùng bạn kiểm tra xem cả hai đã quay đúng chưa, đã đọc đúng giờ chưa

b) Thực hiện tương tự như phần a

- HS quay kim đồng hồ và giải thích cho bạn nghe

- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán.

- HS quay kim trên mặt đồng hồ để chỉ các giờ trong SGK - HS giải thích:

Ví dụ: 13 giờ rưỡi là 1 giờ 30 phút chiều nên quay kim giờ chỉ vào số 1, kim phút chỉ vào số 6

Hát

(2)

Bài tập 3: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi:

- GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau:

+ Xem tranh, đọc các câu ghi giải thích bức tranh rồi chọn đồng hồ thích hợp

+ Nói cho bạn nghe kết quả.

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp

+ Sắp xếp lại thứ tự hoạt động theo thời gian cho hợp lí và kể thành một câu chuyện theo các bức tranh.

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

Lưu ý: Bài tập này giúp HS luyện tập kĩ năng đọc giờ trên đồng hồ và các sự kiện diễn ra trong ngày. Qua đó, giúp HS cảm nhận được sự tương ứng giữa các giờ cụ thể với các hoạt động diễn ra vào giờ đó.

Bài tập 4: Hãy nói về th i gian m c a c a các đ a ở ử đi m d ưới đây:

Bể bơi trẻ em:

7:30 - 9:30 16:15 - 19:00

Thư viện thiếu nhi:

8:30-11:30 13:30-17:15 - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và nói cho bạn nghe về giờ mở cửa, đóng cửa của các địa điểm trong bức tranh.

- GV đặt thêm các câu hỏi để HS liên hệ với hoạt động thực tiễn, chẳng hạn nếu Hà đến bể bơi trẻ em lúc 16:00 thì em có nhận xét gì?

- HS chia sẻ cho bạn nghe những thông tin về giờ đóng cửa, mở cửa của những địa điểm trong thực tế cuộc sống.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được

- HS trả lời

a) Nam và các bạn đến hỏi Hoàn Kiếm lúc 8 giờ 15 phút b) Nam và các bạn đến chùa Một Cột lúc 9 giờ 30 phút c) Nam và các bạn đến Văn Miếu lúc 14 giờ 30 phút (2 giờ chiều)

d) Nam và các bạn lên xe ra về lúc 16 giờ 15 phút (4 giờ 15 phút chiều)

- HS trả lời:

+ Bể bơi trẻ em, buổi sáng mở cửa vào lúc 7 giờ 30 phút, đóng cửa vào lúc 9 giờ 30 phút. Buổi chiều, mở cửa lúc 16 giờ 15 phút và đóng cửa lúc 19 giờ

+ Thư viện thiếu nhi, buổi sáng mở cửa vào lúc 8 giờ 30 phút, đóng cửa vào lúc 11 giờ 30 phút. Buổi chiều, mở cửa lúc 13 giờ 30 phút và đóng cửa lúc 17 giờ 15 phút

Làm BT 3 vào vở BT

Quan sát tranh, Theo dõi bạn trả lời

Lắng nghe

(3)

điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn điều gì?

- HS chia sẻ, chú ý lắng nghe GV

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

_____________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 13: TIẾNG CHỔI TRE (TIẾT 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng các tiếng trong bài thơ Tiếng chổi tre, biết ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. Hiểu nội dung bài: Nhận biết được thời gian, địa điểm miêu tả trong bài thơ, hiểu được công việc thầm lặng, vất vả nhưng đầy ý nghĩa của chị lao công, từ đó có thái độ trân trọng, giữ gìn môi truờng sống xung quanh mình.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực về thơ: nhận biết được công việc giữa sự lặng lẽ, âm thầm của chị lao công trong bài thơ.

- Khơi dậy các em lòng biết ơn đối với những người lao động bình thường, làm đẹp môi trường sống, thức tỉnh ý thức bảo vệ môi truờng: rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT; KHBD, SGK, SGV, Tranh ảnh về hình ảnh người lao công trong cuộc sống, tranh vẽ đường phố hoặc các khuôn viên trước và sau khi được dọn dẹp.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong phần Khởi động sgk trang 54 và trả lời câu hỏi: Đường phố trong 2 bức tranh dưới đây có gì khác nhau?

Theo em, vì sao có sự khác nhau đó?

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em đã bao giờ nhìn thấy hình ảnh cô lao công, bác lao công trong lúc làm việc chưa? Họ thường làm những công việc rất vất vả, bụi bặm như: khuân vác, dọn rác. Các em có suy nghĩ gì về công việc của họ?

Nếu như không có những người làm công việc vất vả như vậy thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công việc của họ trong bài học ngày hôm nay - Bài 13: Tiếng chổi tre.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

+ Hai bức tranh khác nhau ở chỗ: bức tranh thứ nhất vẽ cảnh ban đêm, có ánh trăng, đèn đường, bức tranh thứ hai về cảnh ban ngày, buổi sáng, có ánh mặt trời rực rỡ. Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh con đường đang được quét dọn, còn nhiều rác, bức tranh thứ hai vẽ cảnh đường phố sạch đẹp, ngăn nắp; bức tranh thứ nhất có hình ảnh chị lao công đang quét rác, bức tranh thứ hai không có hình ảnh chị lao công, thay vào đó là các bạn HS đang hớn hở tới trường.

Quan sát tranh

(4)

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Giọng đọc đọc tâm tình, tha thiết, diễn tả lòng biết ơn đối với chị lao công. Ngắt giọng, nhấn giọng ở những chỗ bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, biết ơn của nhân vật trữ tình.

- GV nêu một số từ ngữ có thể khó phát âm để HS luyện đọc như: Trần Phú, chổi tre, xao xác, lặng ngắt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp từng khổ (mỗi HS đọc một khổ).

- GV yêu cầu HS đọc phần chú giải trong mục Từ ngữ.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm: HS đọc nối tiếp các khổ thơ trong cặp.

- GV gọi 1 HS đứng dậy đọc toàn bài thơ.

3. Trả lời câu hỏi 20p Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc thầm bài thơ Tiếng chổi tre một lần nữa để chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thơ vừa đọc.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 1:

Câu 1: Chị lao công làm việc vào thời gian nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

HS đọc đoạn thơ thứ nhất và thứ hai để tìm câu trả lời.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 2:

Câu 2: Đoạn thơ thứ hai cho biết công việc của chị lao công vất vả như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

Đọc kĩ đoạn thơ thứ hai tìm các từ ngữ miêu tả con đường vào đêm đông.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

+ Sự khác nhau của đường phố trong 2 bức tranh là do có sự đóng góp của chị lao công. Mặc dù ở bức tranh thứ hai, chị lao công không xuất hiện, nhưng người ta vẫn có thể thấy sự cống hiến âm thầm của chị qua hình ảnh đường phố đã trở nên sạch sẽ và đẹp hơn.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc từ khó.

- HS đọc bài.

- HS đọc mục Từ ngữ khó:

+ Xao xác là tiếng động nối tiếp nhau trong cảnh yên tĩnh.

+ Lao công là người làm các công việc vệ sinh, phục vụ.

- HS luyện đọc, góp ý cho nhau.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm.

- HS đọc thầm.

- HS trả lời: Chị lao công làm việc vào đêm hè và đêm đông.

- HS trả lời: Công việc của chị lao

Lắng nghe GV đọc mẫu

Đọc theo nhóm 2 Lắng nghe

Trả lời câu hỏi 1

(5)

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 3:

Câu 3: Những câu thơ sau nói lên điều gì?

Những đêm đông Đêm đông giá rét Tiếng chổi tre Sớm tối

Đi về

a. Sự chăm chỉ của chị lao công.

b. Niềm tự hào của chị lao công.

c. Sự thay đổi của thời tiết đêm hè và đêm đông.

+ GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm.

Từng HS nêu ý kiến của mình.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 4:

Câu 4: Tác giả nhắn nhủ điều gì qua 3 câu thơ cuối?

- GV hướng dẫn HS luyện tập nhóm.

+ GV mời 2-3 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

4. Vận dụng 15p

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV mời 1-2HS xung phong đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ Tiếng chổi tre.

- GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Trong đoạn thơ thứ nhất, từ nào miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre?

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. HS đọc kĩ đoạn thơ thứ nhất để tìm từ miêu tả âm thanh.

+ GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Thay tác giả, nói lời cảm ơn chị lao công.

+ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.

Một bạn đóng vai chị lao công, một bạn đóng vai tác giả nói lời cảm ơn chị lao

công phải làm việc vào lúc đêm khuya, không khí giá lạnh, con đường vắng tanh.

- HS trả lời: Đáp án a.

- HS trả lời: Tác giả muốn nhắn nhủ em giữ gìn đường phố sạch sẽ.

- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Từ miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre: xao xác.

Theo dõi bạn trả lời

Lắng nghe

Đọc lại đoạn 1

Theo dõi các bạn làm bài

(6)

công.

+ GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Nói lời cảm ơn chị lao công: Tôi rất biết ơn chị vì chị đã giúp đường phố sạch sẽ.

Nêu lại nội dung bài.

Lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

____________________________________________

SINH HOẠT DƯỚI CỜ - HĐTN

BÀI 21: TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BẢN THÂN I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Làm được một số việc tự phục vụ để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: Văn nghệ

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Tham dự phát động phong trào “ Vì tầm vóc Việt”. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

(7)

-GV mời HS đứng dậy, gấp gọn sách vở, bật nhạc và hướng dẫn các bạn tập các thao tác thể dục giữa giờ. Chọn nhạc vui nhộn.

- Sau đó, GV dẫn dắt vào chủ đề bằng cách đặt câu hỏi: Các em cảm thấy thế nào sau khi tập thể dục?

- Vận động giữa giờ như tập thể dục sẽ giúp chúng ta cảm thấy như thế nào?

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS đứng dậy, gấp gọn sách vở, bật nhạc và hướng dẫn các bạn tập các thao tác thể dục giữa giờ. Chọn nhạc vui nhộn.

- HS trả lời

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời: Vận động giữa giờ như tập thể dục sẽ giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái, đỡ buồn ngủ và đỡ mỏi hơn.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 21/1/2022

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2022 Buổi sáng

Toán

BÀI 69: NGÀY – THÁNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng. Biết đọc tên các ngày trong tháng. Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.

- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về cách xem lịch, học sinh có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán hoc, NL giải quyết vấn đề toán học, Nl sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của học sinh về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, Một số tờ lịch tháng.

(8)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn 1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- Quan sát tranh khởi động, nói tranh vẽ gì.

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng này, thảo luận nhóm và chia sẻ những thông tin biết được từ tờ lịch tháng đó.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 20p

- Gv treo tờ lịch tháng Tư trong Sgk, giới thiệu:

Đây là tờ lịch tháng Tư

- Gv hướng dẫn học sinh đọc các thông tin trên tờ lịch tháng tư:

+Tháng 4 có 30 ngày +Ngày 13 tháng 4 là thứ tư +Ngày 30 tháng 4 là thứ bảy

- Gv cho học sinh xem lịch: Hs lấy một tờ lịch tháng, thực hành đọc các thông tin của tờ lịch cho bạn nghe, chẳng hạn: Tháng 5 có 31 ngày, ngày 1 tháng 5 là chủ nhật

3. LUYỆN TẬP 10p

Bài tập 1: Đây là t l ch tháng 10ờ ị

a. Tháng 10 có bao nhiêu ngày?

b. Ngày 20 tháng 10 là thứ mấy?

c. Đọc và viết các ngày được khoanh tròn trong tờ lịch bên (theo mẫu)

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng 10, chỉ và nói cho bạn nghe. Đây là tờ lịch tháng 10.

- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

Hỏi: Hôm nay các em học bài gì?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận về các thông tin có trong lịch:

- Tháng tư có 30 ngày, có 4 ngày chủ nhật, có 4 ngày của tháng 3

- Học sinh quan sát

- Học sinh đọc thông tin dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Học sinh đọc thông tin trên tờ lịch cho bạn nghe

- HS trả lời:

a) Tháng 10 có 1 ngày.

b) Ngày 20 tháng 10 là thứ Năm.

c) GV yêu cầu HS đọc và viết các ngày được khoanh trên tờ lịch vào vở.

HS nêu ý kiến

Quan sát tranh

Theo dõi GV hướng dẫn

Làm bài 1vào vở BT

(9)

-Các em áp dụng bài đã học vào cuộc sống như thế nào?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

HS lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

______________________________________________

Tiếng việt Tập viết (Tiết 3)

CHỮ HOA X I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa X cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dựng: Xuân về, hàng cây bên đuờng thay áo mới.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

* HS Tấn: Viết 1 dòng chữ hoa X. 1 dòng câu ứng dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT; Mẫu chữ hoa X - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

- GT vào bài: Chữ hoa X

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Viết chữ hoa Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS:

+ Miêu tả chữ V: Chữ X cỡ vừa cao 5 li, cỡ nhỏ cao 2,5 li. Chữ X gồm 3 nét 3 nét cơ bản (2 nét móc hai đầu và 1 nét xiên).

+ Cách viết: Nét 1 (đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu bên trái, dừng bút giữa đường kẻ 1 với đường kẻ 2), nét 2 (từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét xiên (lượn) từ trái sang phải, từ dưới lên trên, dừng bút trên đường kẻ 6), nét 3 (từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 2).

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa X vào bảng con. Sau đó, HS viết chữ viết hoa X

Chữ hoa X

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS quan sát trên bảng lớp GV viết mẫu chữ X hoa.

- HS thực hành viết chữ X vào bảng con.

- HS thực hành viết chữ X vào vở Tập viết 2 tập hai.

Lắng nghe

Quan sát cô giới thiệu chữ hoa

Viết 1 dòng chữ

(10)

vào vở Tập viết 2 tập hai.

- GV nhận xét, chữa bài một số HS.

* Viết ứng dụng Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng: Xuân về, hàng cây bên đường thay áo mới.

- GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát câu ứng dụng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?

Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?

- GV hướng dẫn HS cách viết chữ X đầu câu; Cách nối chữ X với chữ u: từ điểm cuối của chữ X nhấc bút lên viết chữ u. Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Mỗi chữ trong câu cách nhau 1 ô li.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

- GV nhận xét, chữa một số bài của HS.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe GV chữa bài, tự soát lại bài của mình.

- HS đọc câu ứng dụng Xuân về, hàng cây bên đường thay áo mới.

- HS quan sát GV viết mẫu ứng dụng.

- HS trả lời:

Câu 1: Câu ứng dụng có 9 tiếng.

Câu 2: Trong câu ứng dụng có chữ Xuân phải viết hoa.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

- HS lắng nghe.

hoa vào vở

Viết 1 dòng câu ứng dụng Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

_______________________________________

Tiếng việt Nói và nghe (Tiết 4)

KỂ CHUYỆN: HẠT GIỐNG NHỎ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa nhờ đâu hạt giống nhỏ trở thành một cây cao, to, khoẻ mạnh. Hiểu đuợc tác dụng của cây cối với đời sống con người.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

- Bồi dưỡng tình yêu thương, biết trân trọng giá trị lao động của người lao công.

* HS Tấn: Quan sát tranh và kể lại nội dung 1 bức tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGV, SGK, ƯDCNTT. Các tranh phóng to minh họa câu chuyện Sự tích cây thì là.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Hs trả lời Lắng nghe

(11)

- GV giới trực tiếp vào bài Tiếng chổi tre 2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 20p

* Quan sát tranh trả lời câu hỏi - GV yêu cầu 1 HS đứng

dậy đọc yêu cầu câu hỏi:

Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm (4

người). Mỗi HS quan sát từng tranh và câu hỏi gợi ý, dự đoán câu trả lời của mỗi câu hỏi gợi ý. Cả nhóm thống nhất kết quả.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu: câu chuyện kể về hạt giống nhỏ nảy mầm, lớn lên thành cây cao to, khoẻ mạnh giữa quả đổi vắng.

HẠT GIỐNG NHỎ

(1) Có hạt giống nhỏ nằm ngủ yên trong lòng đất ấm trên một quả đồi cao. Vào một buổi sáng, từ hạt giống nhỏ nhú lên một cái chổi non tươi rói và xinh xắn. Nhờ cô mây tưới nước mát và ông mặt trời chiếu nắng ấm, chồi non vươn mình lớn dân thành cây non. Chẳng bao lâu, cây non đã thành cây to, cao và khoẻ mạnh,

(2) Sống một mình trên quả đổi rộng, cây to buồn lắm. Nó muốn có những cây khác làm bạn. Hiểu mong ước của cây, ông mặt trời, cô mây, chị gió đã bàn bạc, nghĩ cách để giúp cây.

(3) Chị gió bay đi kiếm những hạt giống nhỏ đem về gieo trên quả đồi. Cô mây tưới nước mát. Ông mặt trời chiếu nắng ấm... Thế là, chẳng bao lâu, những hạt giống đó nảy mầm, vươn mình và lớn lên...

(4) Nhiều tháng năm trôi qua, giờ đây trên quả đồi đã có biết bao cây xanh luôn ở bên nhau và vươn lên giữa bầu trời xanh lộng gió. Hằng ngày, các chú chim sâu, gõ kiến, sơn ca... bay

- HS quan sát tranh, đọc câu hỏi gợi ý.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Nội dung của từng tranh:

+ Tranh 1: Hạt giống nhỏ trở thành cây cao to là nhờ đất, nắng, mưa.

+ Tranh 2: Cây mong muốn quả đồi có thêm nhiều cây khác làm bạn.

+ Tranh 3: Những hạt cây nảy mầm nhờ mưa, nắng,...

+ Tranh 4: Quả đồi có nhiều cây xanh.

- HS chú ý lắng nghe GV kể chuyện.

Quan sát tranh

Lắng nghe

(12)

tới đậu trên những cành cây, vừa bắt sâu vừa líu lo ca hát.

(Theo Tuyển tập truyện, thơ, câu đố Mâm non)

- GV kể câu chuyện (lần 2).

- GV yêu cầu HS hỏi - đáp theo cặp các câu hỏi dưới mỗi tranh.

* Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, nhắc lại các sự việc thể hiện trong mỗi tranh, góp ý cho nhau.

- GV mời 2 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

3. Vận dụng 10p

* Cùng người thân nói về lợi ích của cây cối đối với cuộc sống con người

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS:

+ HS với người thân về những ích lợi của cây cối mà em biết: cây cung cấp thức ăn (rau, lúa gạo, ngô, khoai, trái cây,...); cây cho bóng mát; cung cấp vật liệu làm nhà (gỗ, tre, nứa,...); cây làm đẹp phố phường, thôn xóm;...

+ HS đề nghị người thân nói cho em biết thêm về tác dụng của cây cối đối với cuộc sống con người.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV khuyến khích HS kể lại câu chuyện Hạt giống nhỏ cho người thân nghe.

- HS lắng nghe, chú ý vào các chi tiết và lời thoại chính của câu chuyện.

- HS dựa vào kết quả bài tập trước và câu chuyện GV vừa kể để trả lời sự việc cụ thể của từng tranh.

- HS luyện kể chuyện theo cặp.

- HS kể lại từng đoạn của câu chuyện theo sự phân công của GV.

- HS thực hiện hoạt động ở nhà theo sự hướng dẫn trên lớp của GV.

- HS nhắc lại nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện nhiệm vụ, chuẩn bị bài cho buổi học sau.

Trao đổi nhóm với bạn

Kể trong nhóm

Nhắc lại nội dung bài

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

__________________________________________________________________________

(13)

Ngày soạn: 21/1/2022

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 26 tháng 1 năm 2022 Buổi sáng

Toán

BÀI 69: NGÀY – THÁNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng. Biết đọc tên các ngày trong tháng. Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.

- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về cách xem lịch, học sinh có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán hoc, NL giải quyết vấn đề toán học, Nl sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của học sinh về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, M t số( t l ch tháng. ờ ị

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

a) HS hát và vận động theo nhịp bài hát có nội dung liên quan đến đồng hồ, thời gian.

b) Nói cho bạn nghe các hoạt động diễn ra trong ngày, chẳng hạn: Buổi sáng tớ thức dậy lúc 6 giờ

2. LUYỆN TẬP 20p Cách thức tiến hành:

Bài tập 2:

a. Nêu các ngày còn thiếu trong từ lịch tháng 6 dưới đây:

b. Xem tờ lịch rồi cho biết:

- Tháng 6 có bao nhiêu ngày?

- Ngày 1 tháng 6 là thứ mấy

- Các ngày thứ bảy trong tháng 6 là những ngày nào?

- Nếu thứ Ba tuần này là ngày 14 tháng 6 thì thứ Ba tuần trước là ngày nào? Thứ ba tuần sau là ngày nào?

- HS tham gia vào hoạt động khởi động

- HS chia sẻ về thời gian trong ngày

- HS

- HS dựa vài lịch tháng 6 và trả lời câu hỏi:

a. Ngày còn thiếu: ngày 9, 10, 13, 15, 18, 20, 21, 25, 28, 30

b.

- Tháng 6 có 30 ngày - Ngày 1 tháng 6 là thứ tư - Các ngày thứ bảy trong tháng 6 là những ngày: 5, 12, 19, 26

- Nếu thứ Ba tuần này là ngày 14 tháng 6 thì thứ Ba tuần trước là ngày 7, Thứ

Tham gia khởi động cùng các bạn

Nêu phần a

(14)

- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

- GV đặt câu hỏi liên hệ với các sự kiện liên quan đến các ngày trong các từ h trong bài.

Bài tập 3 Xem lịch thời tiết trong tháng 7 và trả lời các câu hỏi:

a. Những ngày nào có thể có mưa?

b. Hồng muốn chọn 1 tuần có nhiều ngày có thể nắng để đi du lịch biển. Hỏi Hồng nên chọn từ ngày nào đến ngày nào?

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát lịch dự báo thời tiết trong tháng 7 và thảo luận, trả lời các câu hỏi.

- HS có thể đặt thêm các câu hỏi về những thông tin có thể xem được từ tờ lịch đó.

3. VẬN DỤNG 7p

Bài tập 4: Thực hành: Lấy một tờ lịch tháng rồi đánh dấu và ghi chú những ngày có sự kiện đặc biệt trong tờ lịch của em

- GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác:

+ Thực hành lấy một tờ lịch tháng rồi đánh dấu và ghi chú vào những ngày có kiện đặc biệt trong tờ lịch của em.

+ Chia sẻ với bạn những thông tin đặc biệt đó.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

Hỏi: Bài học hôm nay, các em đã học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

-Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Gv nhận xét, tuyên dương

- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau

ba tuần sau là ngày 21

- HS xem lịch thời tiết trong tháng 7 và trả lời các câu hỏi:

a. Ngày có thể mưa: 1, 2, 3, 4, 9, 17, 27, 28, 29

b. Hồng nên chọn từ ngày 18 tới ngày 24

- HS tự đánh dấu vào những ngày đặc biệt

- HS củng cố trải nghiệm - HS lắng nghe.

Nêu phần b

Tự theo dõi

Lắng nghe

(15)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………..

________________________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 14: CỎ NON CƯỜI RỒI (TIẾT 5+6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các các từ khó, đọc rõ văn bản Cỏ non cười rồi với tốc độ đọc phù hợp; biết cách đọc lời nói, lời đối thoại của các nhân vật trong bài, biết ngắt, nghỉ hơi sau mỗi đoạn. Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: Hiểu và nắm được vì sao cỏ non lại khóc, chim én đã làm gì để giúp cỏ non. Thông qua đó thấy được ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của chim én.

- Phát triển vốn từ về bảo vệ môi trường; biết sử dụng đấu phẩy trong câu; Biết viết lời xin lỗi.

- Biết giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT; KHBD, SGK, SGV, Một số tranh ảnh bảo vệ môi trường.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đâu 5p - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong phần Khởi động sgk trang 57 và trả lời câu hỏi:

Các tấm biển báo dưới đây nhắc nhở chúng ta điều gì?

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em đã từng được bố mẹ đưa đi công viên chơi vào ngày cuối tuần? Ở công viên, các em có nhìn thấy những tấm biển báo với các nội dung như: Không giẫm lên cỏ, Không vứt rác bừa bãi, Không hái hoa,...Đó chính là những tấm biển bảo giúp chúng ta nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp.

Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 14: Cỏ non cười rồi.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Các tấm biển báo dưới đây nhắc nhở chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường.

Quan sát tranh

(16)

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV nêu một số từ ngữ khó phát âm để HS luyện đọc như: sửa soạn, ra sức, bãi cỏ, nhoẻn miệng cười.

- GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 47 để hiểu nghĩa những từ khó.

- GV mời 3 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “ấm áp”.

+ HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “chị sẽ giúp em”.

+ HS 3 (Đoạn 3): đoạn còn lại

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, góp ý cho nhau.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc toàn bài.

3. Trả lời câu hỏi 20p Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc thầm một lần văn bản Cỏ non cười rồi để chuẩn bị trả lời câu hỏi liên quan đến bài đọc vừa đọc.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 1:

Câu 1: Nói tiếp câu tả cảnh mùa xuân trong công viên:

a. Cỏ (...).

b. Đàn én (...).

c. Trẻ em (...).

+ GV hướng dẫn HS luyện tập nhóm.

3HS đổi nhau nói cả 3 câu tả cảnh mùa xuân.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 2:

Câu 2: Vì sao cỏ non lại khóc?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. Từng HS nói lí do tại sao cỏ non lại khóc.

+ GV yêu cầu 1-2 nhóm đại diện trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 3:

Câu 3: Thương cỏ non chim én đã làm gì?

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- HS luyện đọc từ ngữ khó phát âm.

- HS đọc chú giải phần Từ ngữ khó:

Thút thít là tiếng khóc nhỏ và ngắt quãng.

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc thầm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

a. Cỏ bừng tỉnh sau giấc ngủ đông.

b. Đàn én từ phương Nam trở về.

c. Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Cỏ non khóc vì bị các bạn nhỏ giẫm lên.

Lắng nghe GV đọc mẫu

Đọc theo cặp Lắng nghe

Thảo luận trả lời câu hỏi 1

Theo dõi các nhóm trả lời

(17)

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm.Từng HS nói việc làm của chim én khi thương cỏ non.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 4:

Câu 4: Thay lời chim én, nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ.

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. Từng HS thay lời chim én, nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

4. Vận dụng 15p

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Cỏ non cười rồi.

- GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 1:

Câu 1: Tìm từ ngữ cho biết tâm trạng, cảm xúc của cỏ non?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập cặp.

Từng HS tìm ngữ nói về cảm xúc của cỏ non.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 2:

Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.

+ GV yêu cầu 1-2 HS đại diện trình bày kết quả trước lớp.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Thương cỏ non, chim én đã gọi thêm nhiều bạn ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “Không giẫm chân lên cỏ!” và đặt cạnh bãi cỏ để bảo vệ cỏ non.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Thay lời chim én, nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ: Các bạn ơi, không được giẫm chân lên cỏ.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Từ ngữ cho biết tâm trạng, cảm xúc của cỏ non: khóc thút thít, khóc nấc, nhoẻn miệng cười.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được:

Thấy mẹ đi chợ về, bé con nhoẻn miệng cười, tay vẫy vẫy chào mẹ.

Hs lắng nghe

Lắng nghe

Đọc lại đoạn 1

Theo dõi các bạn làm bài

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………….………

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 25/1/2022

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 27 tháng 1 năm 2022 Buổi sáng

(18)

Toán

BÀI 70: LUYỆN TẬP CHUNG (GỘP 1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, 6, 12. Củng cố kĩ năng xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.

- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về cách xem đồng hồ, xem lịch, học sinh có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán hoc, NL giải quyết vấn đề toán học, Nl sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của học sinh về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Rèn tính chất cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống, giúp học sinh cảm nhận được sự kết nối giữa toán học và cuộc sống qua đó học sinh cảm nhận sự quý giá của thời gian.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2, VBT.

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT. Đồng hồ quay được kim giờ, kim phút, lịch tháng .

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”

theo nhóm hoặc cả lớp: GV yêu cầu HS đọc một giờ rồi đó bạn đọc giờ đó theo cách khác.

- Chẳng hạn, HS đọc: 13 giờ còn gọi là mấy giờ, bạn trả lời: 13 giờ hay 1 giờ chiều

2. LUYỆN TẬP 30p

Bài tập 1: Đống hố nào ng v i mố*i câu sau:

a. Em giúp mẹ nấu cơm lúc 5 giờ chiều b. Em đang học ở trường lúc 9 giờ 30 phút sáng

c. Cả nhà em ăn cơm lúc 18 giờ 15 phút d. Em đi ngủ lúc 21 giờ

- GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau:

+ Đọc các cậu mô tả tình huống liên quan đến thời gian, quan sát đồng hồ rồi chọn đồng hồ thích hợp với mỗi câu

+ Nói cho bạn nghe kết quả

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và trả lời

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS chú ý thời gian trong câu và quan sát giờ ở đồng hồ:

a. – D b. – A c. – C

Tham gia trò chơi cùng bạn

Làm bài vào vở BT

(19)

theo cặp hoặc chia sẻ xem ở thời điểm đó trong ngày em thường làm gì?

Bài tập 2 : Câu nào đúng, câu nào sai

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK nói cho bạn nghe về giờ vào học và giờ mở cửa, đóng của ngân hàng

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát các đồng hồ chọn câu đúng, câu sai và giải thích tại sao. GV đặt thêm các câu hỏi để HS liên hệ với những thông tin về giờ đóng cửa, mở cửa của những địa điểm trong thực tế cuộc sống.

Bài tập 3: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a. 2 giờ rưỡi, 9 giờ 15 phút, 10 giờ, 11 giờ 30 phút

b. 13 giờ, 17 giờ 15 phút, 21 giờ 30 phút, 24 giờ

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp

- HS quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ theo yêu cầu trong SGK, mỗi lần quay kim, đưa cho bạn xem, đọc giờ và cùng bạn kiểm tra xem cả hai đã quay đúng chưa, đã đọc đúng giờ chưa

- GV quan sát, nhận xét

Bài tập 4: Xem tờ lịch tháng 12 và trả lời câu hỏi:

a) Tháng 12 có bao nhiêu ngày

b) Sinh nhật Liên ngày 23 tháng 12 vào thứ mấy

c) Liên khoe với bạn: “Còn đúng 5 ngày

d. – B

- GV yêu cầu HS quan sát thời gian và đọc đề bài:

+ Trường hợp 1: Câu a. sai, b, đúng. Vì bạn đi học lúc 8 giờ 30 phút trong khi vào học lúc 7 giờ 30 phút

+ Trường hợp 2: a. đúng, b sai vì thời gian hiện tại là 10 giờ 15 phút vẫn trong thời gian làm việc buổi sáng.

- HS thực hiện theo cặp

Lắng nghe

Thảo luận nhóm đôi

Theo dõi bạn làm

(20)

nữa là đến sinh nhật của mình”. Hỏi lúc Liên nói là thứ mấy, ngày bao nhiêu?

- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

- GV đặt câu hỏi để HS nói cách tính ngày sinh nhật Liên là thứ mấy, từ đó liên hệ đến cách xem lịch và tính ngày trong thực tiễn.

Bài 5: GIẢM TẢI

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Về nhà thực hành xem đồng hồ ở nhà và biết sắp xếp thời gian hợp lý để vui chơi và học tập; cảm nhận được sự quý giá của thời gian.

- Nhận xét giờ học.

- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:

a) Tháng 12 có 31 ngày

b) Sinh nhật Liên ngày 23 tháng 12 vào thứ sáu

c) Liên khoe với bạn: “Còn đúng 5 ngày nữa là đến sinh nhật của mình”. Vậy lúc Liên nói là thứ Hai ngyaf 19 tháng 12

Lắng nghe

bài

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

______________________________________________

Tiếng việt Chính tả (Tiết 7)

NGHE VIẾT: CỎ NON CƯỜI RỒI. PHÂN BIỆT: ng/ngh/, ch/tr, êt/êch I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết chính tả một đoạn ngắn trong văn bản Cỏ non cười rồi; trình bày đúng đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài đọc và đầu các câu văn.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ ngh, tr/ ch hoặc êt/ êch.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả. HS có ý thức chăm chỉ học tập.

* HS Tấn: Tập chép được 2 dòng thơ trong bài chính tả và làm 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT - HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- GV đọc cho HS viết bảng con 2 từ khó tiết trước.

- Gv tuyên dương.

- GV giới trực tiếp vào bài Cỏ non cười rồi.

2. Hình thành kiến thức mới 15p

* Nghe – viết Cách tiến hành:

- GV đọc thành tiếng đoạn văn trong văn bản Cỏ non cười rồi (từ “Én nâu gọi các bạn” đến “giẫm lên em nữa đâu”).

- GV mời 2 - 3 HS đọc lại.

- HS lắng nghe và viết

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

Lắng nghe

Lắng nghe

(21)

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: viết hoa chữ cái đầu câu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm; chữ dễ viết sai chính tả: suốt, giẫm, trên.

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc từng câu cho HS viết.

- GV đọc lại một lần.

- GV kiểm tra và chữa nhanh 1 số bài của HS.

2. Vận dụng 15p

a. Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi: Chọn ng hoặc ngh thay cho ôvuông.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp.

Từng HS chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông để được tiếng thích hợp và có nghĩa.

- GV mời 1-2 nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

b. Chọn a hoặc b Bài a

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi: Chọn tr hoặc ch thay cho ô vuông.

- GV

hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.

Từng HS quan sát tranh, chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông để được tiếng phù hợp và có nghĩa. Cả nhóm thống nhất kết quả.

- GV mời 1-2 nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài b

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chuẩn bị viết bài.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi bài viết của mình, đổi vở cho nhau để soát lỗi.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Buổi sớm, muôn nghìn giọt sương đọng trên những ngọn cỏ, lóng lánh như ngọc.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Đồng làng vương chút heo may/Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim/Hạt mưa mải miết trốn tìm/Cây đào trước cửa lom dim mắt cười.

Tự viết 2 câu vào vở

Lắng nghe Làm phần a vào vở BT

Theo dõi bạn làm bài

(22)

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi: Chọn êt hoặc êch thay cho ô vuông.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, chọn êt hoặc êch thay cho ô vuông vuông để được tiếng phù hợp và có nghĩa. Cả nhóm thống nhất kết quả.

- GV mời 1-2 nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Vui như Tết.

+Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

+ Ánh trăng chênh chếch đầu làng.

- HS lắng nghe.

Trả lời 1 dòng trong câu

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

_____________________________________

Tiếng việt Luyện tập (Tiết 8)

MỞ RỘNG VỐN TỪ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây. Tìm được từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống, điền đúng dấu phẩy.

- Phát triển vốn từ về bảo vệ môi trường.

- Biết bảo vệ chăm sóc cây xanh.

* HS Tấn: Quan sát tranh. Biết xác định các đúng các từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV. SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV giới trực tiếp vào bài Cỏ non cười rồi.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

a. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây Cách tiến hành:

- HS hát Hát

(23)

-

GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây.

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.

Từng HS tìm từ ngữ chỉ hoạt động, bảo vệ, chăm sóc cây. Cả nhóm thống nhất đáp án - GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

b. Chọn từ ngữ phù hợp thay cho ô vuông

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Chọn từ ngữ phù hợp thay cho ô vuông.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm.

Từng HS tìm từ ngữ phù hợp trong khung màu da cam thay cho ô vuông, phù hợp với từng câu văn trong đoạn văn. Cả nhóm thống nhất đáp án.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

c. Cần đặt dấu phẩy vào vị trí nào trong mỗi câu sau

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Cần đặt dấu phẩy vào vị trí nào trong mỗi câu sau:

a. Các bạn học sinh đang tưới nước bắt sâu cho cây.

b. Mọi người không được hái hoa bẻ cành.

c. Én nâu cỏ non đều đáng yêu.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.

Trong mỗi câu có chứa các từ ngữ chỉ nhiều hoạt động của con người. HS tìm đúng vị trí đặt dấu phẩy vào mỗi câu, để câu có ý nghĩa rõ ràng.

Ví dụ: Bạn Nhi rất đáng yêu, tinh nghịch.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây: tưới cây, tỉa lá, vun gốc, bắt sâu.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Các từ ngữ thay cho ô vuông trong đoạn văn theo thứ tự: nhìn thấy, giơ tay hái, đừng hái.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

a. Các bạn học sinh đang tưới nước, bắt sâu cho cây.

b. Mọi người không được hái hoa, bẻ cành.

Trao đổi nhóm cùng bạn

Theo dõi bạn làm bài

Đặt dấu phẩy 1 câu a

(24)

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

c. Én nâu, cỏ non đều đáng yêu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 26/1/2022

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 28 tháng 1 năm 2022

Buổi sáng Toán

BÀI 71: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC ( GỘP 1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng vận dụng các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học vào thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề, kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu, kỹ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, 6, 12; xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần và vận dụng vào giải quyết vấn đề.

- Thông qua các hoạt động vận dụng các bảng nhân, bảng chia để tinh nhằm và giải quyết vấn đề, thông qua các hoạt động vận dụng xem giờ, xem đồng hồ để giải quyết vấn đề thực tế, Hồ có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học NL mô hình hoa toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập theo yêu cầu của GV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2, VBT. Đồng hồ kim.

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT, SGK, SGV, KHBD.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện theo nhóm hoặc cả lớp ôn lại các bảng nhân, bằng chia đã học.

2. Thực hành luyện tập 30p Bài tập 1: Tính nh m

2x6 2x3 2x9

5x5 5x8 5x10

10:2 8:2 18:2

35:5 20:5 5:5

- GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép tính nhân, chia nêu trong bài - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện

- HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét bài trên bảng

HS tham gia trò chơi

HS tính nhẩm

Làm bài vào vở

Tham gia trò chơi cùng bạn

Làm BT 1

(25)

- GV có thể nếu các phép tính khác để HS trả lời.

Bài tập 2:

a. Nêu thừa số, tích trong phép nhân 5 x 9 = 45

b. Nêu số bị chia, số chia, thương trong phép chia 16 : 2 = 8

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, kiểm tra nhận xét đáp án của nhau

a) GV yêu cầu GV yêu cầu HS đọc phép nhân trong SGK hoặc nêu một phép nhân bất kì đã học, đố bạn chỉ ra trong phép nhân đó đâu là thừa số, đâu là tích

b) GV yêu cầu GV yêu cầu HS đọc phép chia trong SGK hoặc nếu một phép chia bất kỳ đã học, đó bạn chỉ ra trong phép chia đó đâu là số bị chia, đâu là số chia, đâu là thương

Bài tập 3: Xem tranh rồi nêu một tình huống có phép nhân hoặc phép chia

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tranh nêu một tình huống có phép nhân, phép chia.

- GV khuyến khích HS nói suy nghĩ của mình, trình bày thuyết phục. HS có thể nêu nhiều tình huống khác nhau có phép nhân, phép chia

- Yêu cầu HS tìm thêm tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế

Bài tập 4: Hình bên được ghép từ bao nhiêu khối hộp chữ nhật? Khối trụ? Khối cầu - Cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh được tạo thành từ những khối hình nào? Có bao nhiêu khối hình mỗi loại

- HS đếm từng loại hình khối trong tranh vẽ rồi ghi kết quả vào vở

Hs trả lời

- HS th c hi n phép tính lền b ng:

2x6=12 2x3=6 2x9=9

5x5=25 5x8=40 5x10=50 10:2=5

8:2=4 18:2=9

35:5=7 20:5=4 5:5=1 - HS trả lời:

a.

5 x 9

= 45 Thừa số Thừa số Tích

b.

16 : 2 = Số bị

chia

Số chia

Thươn g

- GV yêu cầu HS quan sát tranh - HS nêu các tình huống.

VD: Có 8 đĩa quả mãng cầu, mỗi đĩa đựng 5 quả. Hỏi tất cả có bao nhiêu quả mãng cầu Bài giải:

Có tất cả số quả mãng cầu là:

8 x 5 = 40 (quả)

Đáp số: 40 quả mãng cầu - HS tìm thêm các tình huống khác

- GV yêu cầu HS quan sát hình

- Khối HCN: 3 - Khối trụ: 4 - Khối cầu: 4

Theo dõi bạn làm bài

Quan sát tranh

Lắng nghe

Tìm khối trụ

(26)

- GV nhận xét, kết luận

Bài tập 5: Mỗi đồng hồ sau chỉ mấy giờ?

GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động sau:

- Quan sát rồi nói cho bạn nghe mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ

- Quan sát kĩ bối cảnh bức tranh để đọc giờ trên đồng hồ đúng với thời điểm tình huống bức tranh mô tả. Chẳng hạn. Bạn An đánh đàn lúc 8 giờ 30 phút tối hay 20 giờ 30 phút.

- GV đặt câu hỏi để HS nêu lập luận, lí lẽ về căn cứ giúp GV yêu cầu HS đọc giờ đúng thời điểm.

Bài 6: GIẢM TẢI

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời:

+ 20 giờ 30 phút (Hay 8 giờ 30 phút tối)

+ 10 giờ 30 phút

+ 16 giờ 15 phút (Hay 4 giờ 15 phút chiều)

- HS lắng nghe

Trả lời 1 đồng hồ

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………….………

____________________________________

Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 9) VIẾT LỜI XIN LỖI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Dưa vào kết quả nói lời xin lỗi, HS viết thành đoạn văn vào vở.

- Phát triển kĩ năng nói lời xin lỗi.

- Biết viết kết quả nói thành đoạn văn.

* HS Tấn: Viết được 1 câu nói lời xin lỗi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, VBT, SGV, ƯDCNTT - HS: Vở BTTV, SGK

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV giới trực tiếp vào bài Cỏ non cười rồi.

2. Thực hành, luyện đọc 30p

* Nói lời xin lỗi Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Nếu em là cô bé trong chuyện Cho

- HS hát

- HS đọc yêu cầu bài tập.

Hát cùng các bạn

(27)

hoa khoe sắc, em sẽ nói lời xin lỗi bông hồng như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, một bạn đóng vai bông hồng, một bạn đóng vai cô bé, nói về việc xin lỗi bông hồng như thế nào.

+ GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Nếu em là l một bạn nhỏ trong câu chuyện Cỏ non cười rồi, khi nghe thấy cỏ non khóc, em sẽ nói gì với cỏ non?

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, một bạn đóng vai cỏ non, một bạn đóng vai bạn nhỏ, nói về việc xin lỗi cỏ non như thế nào.

+ GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, đánh giá.

* Viết lời xin lỗi trong tình huống sau Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi. Viết lời xin lỗi trong tình huống sau: Em làm việc riêng trong giờ học, bị cô giáo nhắc nhở.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, từng em đóng vai HS nói lời xin lỗi cô giáo. Cả nhóm trao đổi, sửa lỗi cho nhau và thống nhất đáp án. Dựa trên kết quả nói HS viết thành đoạn văn vào vở.

- GV mời đại diện 2-3 HS đọc bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố dặn dò về nhà chuẩn bị tiết sau

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Tớ xin lỗi bạn nhé, tớ sẽ không hái bạn nữa đâu.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Tớ xin lỗi bạn nhé, tớ sẽ không giẫm chân lên bạn nữa đâu.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc bài: Hôm nay em đã làm việc riêng trong giờ. Sau khi được cô giáo nhắc nhở, em đã rất hối hận về hành động của mình. Em xin lỗi cô và hứa sẽ không tái phạm lại nữa, trong giờ chú ý lắng nghe cô giảng bài, ghi bài đầy đủ.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, hoàn thành BT.

Thảo luận cùng bạn

Thảo luận nhóm cùng bạn

Viết vào vở 1 câu

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

________________________________________________

Tiếng việt

Đọc mở rộng (tiết 10) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tự tìm đọc sách, báo viết về các hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp ở nhà trường.

- Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với văn bản.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn văn bản đã sưu tầm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(28)

- GV: Sưu tầm bài đọc, KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT - HS: Sưu tầm bài văn, thơ…..

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài về con vật

- Đọc bài thơ sưu tầm tuần trước.

2. Thực hành, luyện tập 30p

Hoạt động 1: Tìm đọc sách báo viết về các hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp ở nhà trường

- GV gợi ý một số câu chuyện, bài thơ như Mẩu giấy vụn (Quế Sơn), Giờ chơi của bé (Phạm Thuy Quỳnh Anh),...

- GV cho HS đọc ngay tại lớp.

- GV mời đại diện 2-3HS chia sẻ tên sách báo viết về các hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp ở nhà trường.

Hoạt động 2: Chia sẻ với các bạn về những điều em đã đọc

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 2. Từng HS đọc văn bản cho bạn nghe và trao đổi với các bạn về điều bổ ích em đọc được.

- GV mời 2-3 HS đọc văn bản và chia sẻ một số thông tin về giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường.

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách đọc văn bản hấp dẫn, cách chia sẻ ý tưởng thú vị.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cẩu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính: Sau bài học, các em đã:

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Hs đọc bài.

- HS lắng n

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. - Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn nhưng để trống phần ghi tên các đơn vị đo và phần viết quan hệ giữa

- Hs làm được các bài tập chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số có 1 tên đơn vị đo (tức là số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn

Vì vậy, để tính được tỉ số vận tốc của ánh sáng và vận tốc của âm thanh, ta phải đổi một trong hai đơn vị đó để đưa về cùng đơn vị đo... - Chuẩn bị bài

Mục tiêu học sinh Quảng: HS nhớ tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.. Biết một năm nào

Mục tiêu học sinh Quảng: HS nhớ tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.. Biết một năm nào

*Mục tiêu học sinh Đức: HS nhớ tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.. Biết một năm nào

Khi đổi danh số đơn sang danh số phức như trên ta phân tích các chữ số vào các đơn vị tương ứng theo thứ tự bảng đơn vị đo lường từ phải sang trái rồi căn cứ vào yêu cầu

Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo ( nhỏ hơn đơn vị đo kia ) Làm được bài tập 2 phần a, BT 3 làm cột 1 với sự hỗ trợ của