• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19 / 9/ 2020 Tiết 3

BÀI 3: TỰ TRỌNG

I.Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là tự trọng.

- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.

- Nắm được ý nghĩa của tự trọng với việc nâng cao phẩm giá con người.

- Người có lòng tự trọng là người biết chấp hành pháp luật, không để ai phải nhắc nhở.

* Tích hợp nội dung giáo dục pháp luật: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

* Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2. Kĩ năng:

* Kĩ năng dạy học:

- Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ khác

- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.

- Biết chấp hành các qui định của pháp luật phù hợp với lứa tuổi

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tự nhận thức đánh giá, giá trị bản thân về tính tự trọng.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng so sánh, kĩ năng ra quyết định.

- Biết chấp hành các quy định của pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

3.Thái độ :

- TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM - Không đồng tình với hành vi thiếu tự trọng.

- Tự giác chấp hành pháp luật.

4. Năng lực cần đạt.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán, đánh giá II. Tài liệu và phương tiện:

1. Giáo viên:

- SGK. SGV. GDCD 7, chuấn kiến thức

- Giáo án, bảng phụ, tài liệu, câu chuyện về tính tự trọng.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 2. Học sinh:

- SGK, học và làm bài đầy đủ

(2)

III.Phương pháp và các kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp dạy học:

- PP thuyết trình, đàm thoại, giải quyết xử lí tình huống - Liên hệ thực tế, hoạt động cá nhân.

- Thảo luận nhóm 2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật động não, phân tích xử lí tình huống.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

7A 25 / 9 / 2020

7B 26 / 9 / 2020

7C 26 / 9 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi:

? Thế nào là trung thực? Ý nghĩa của tính trung thực?

? Em đã làm gì để rèn luyện tính trung thực?

Yêu cầu:

 Khái niệm: Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm…

 Ý nghĩa: Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.

- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá.

- Làm lành mạnh các mối quan hệ XH - Được mọi người tin yêu, kính trọng.

(Học sinh nhận xét bạn trả lời – Gv đánh giá cho điểm) 3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(2phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

GV: Khi người lớn lai em trên xe máy, nếu tất cả những người tham gia giao thông trên đường lúc đó đều đội mũ bảo hiểm, nhưng em quên không đội; em cảm thấy thế nào? GV -> dẫn vào bài

* Hoạt động 2:

Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (10’) - Mục tiêu: H nhận biết được biểu hiện của tính tự trọng qua truyện đọc - Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

(3)

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV: Hướng dẫn học sinh đọc bằng cách phân vai.

( 4HS đọc)

GV: tổ chức HS thảo luận nhóm(3')

Chia lớp thành 4 nhóm ứng với 4 câu hỏi sau

? Nhóm 1: Hành động của Rôbe qua câu chuyện trên là gì?

- Khi bị xe chẹt, bị thương nặng, Rôbe đã nhờ em mình trả lại tiền cho khách.

? Nhóm 2: Vì sao Rôbe lại hành động như vậy?

- Muốn giữ đúng lời hứa, không muốn người khác nghĩ mình nghèo mà nói dối để ăn cắp, không muốn bị coi thường, bị mất lòng tin.

? Nhóm 3: Em có nhận xét gì về hành động của Rô be?

- Có ý thức trách nhiệm cao, giữ đúng lời hứa, tôn trong chính mình và tôn trọng người khác.

? Nhóm 4: Hành động của Rô be tác động đến tác giả như thế nào?

- Làm thay đổi tình cảm của tác giả từ chỗ nghi ngờ, không tin đến sững sờ, tim se laị vì hối hận và nhận nuôi Sác li.

HS: các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét chéo.

GV Kết luận:

Qua câu chuyện trên, ta thấy được hành động, cử chỉ đẹp đẽ, cao cả. Tâm hồn

1. Đọc truyện

“Một tâm hồn cao thượng”

*. Nhận xét - Rô-be:

+ Là người có ý thức trách nhiệm cao.

- Tôn trọng mình, người khác.

- Có một tâm hồn cao thượng.

(4)

cao thượng của một em bé nghèo khổ. Đó là bài học quý giá về lòng tự trọng cho mỗi chúng ta.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là tự trọng, biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện tính tự trọng ntn

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

- GV cho hs tìm hiểu phần nội dung bài học

? Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là tự trọng?

- Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

- Coi trọng và giữ gìn phẩm cách là coi trọng danh dự, giá trị con người của mình, không làm điều xấu có hại đến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm, cũng như lòng thương hại của người khác.

GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi nhanh mắt nhanh tay.

?Tìm những biểu hiện của tính tự trọng trong thực tế cuộc sống ?

2. Nội dung bài học:

a. Khái niệm:

- Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

- Coi trọng và giữ gìn phẩm cách là coi trọng danh dự, giá trị con người của mình, không làm điều xấu có hại đến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm, cũng như lòng thương hại của người khác.

b. Biểu hiện:

- Biểu hiện tự trọng: cư xử đàng

(5)

- Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói năng lịch sự, giữ chữ tín, bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể,..

?Tìm những biểu hiện thiếu tự trọng trong thực tế cuộc sống?

- Sai hẹn, không trung thực, sống buông thả, bừa bãi làm điều gian lận, mờ ám, nói dối, lừa gạt người khác, xun xoe luồn cúi không biết ăn năn hối hận, không biết xấu hổ khi làm điều sai trái.

- GV: Người có lòng tự trọng phải luôn trung thực với mọi người và chính bản thân mình, vì trung thực là biểu hiện của lòng tự trọng. Vì vậy, những kẻ trốn tránh trách nhiệm, nịnh trên, nạt dưới, xun xoe, luồn cúi, không biết xấu hổ và ăn năn hối hận khi làm điều sai trái… là những kẻ vô liêm sỉ, không có lòng tự trọng.

? Ngang nhiên đi xe đạp hàng ngang giữa lòng đường có được gọi là tự trọng không ?

HS: Không

GV: Bảng phụ treo bang phụ giới thiệu vắn tắt: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 GV: Người có lòng tự trọng chính là người biết chấp hành pháp luật, không để ai phải nhắc nhở....để có lòng tự trọng chúng ta cần phải biết chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

GV: Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đức tính tự trọng.

?Kể các câu chuyện (HS + GV)Em học được gì qua các câu chuyện về đức tính tự

hoàng, đúng mực, cử chỉ lời nói có văn hoá, nếp sống gọn gàng, sạch sẽ, tôn trọng mọi người, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ, không để ai phải nhắc nhở chê trách.

(6)

trọng của Người?

?Người có lòng tự trọng sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội?

- Cá nhân: Nghiêm khắc với bản thân, có ý chí tự hoàn thiện mình, luôn vươn lên để sống tốt đẹp hơn cao cả hơn

- Gia đình: Hạnh phúc, bình yên, không ảnh hưởng dến thanh danh

- Xã hội: Cuộc sống tốt đẹp, có văn hóa, văn minh.

GV: Mọi người đều cần phải có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ quan tâm và tôn trọng các chuẩn mực xã hội và hành động phù hợp với các chuẩn mực đó, tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.

? Mỗi học sinh cần phải rèn luyện và thể hiện lòng tự trọng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?

- Cần phải rèn luyện lòng tự trọng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống .

GV chốt lại: Lòng tự trọng biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có lòng tự trọng con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội

? Đọc nội dung bài học?

HS: Đọc.

c. Ý nghĩa:

- Là phẩm chất đạo đức cao quý giúp con người vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ,có ý chí vươn lên tự hoàn thiện mình.

- Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội, được mọi người quý trọng.

d. Cách rèn luyện

- Cần phải rèn luyện lòng tự trọng trong mọi hoàn cảnh.

- Phải chú ý giữ gìn danh dự của mình.

- Luôn trung thực với mọi người với bản thân tránh xa thói xấu, thói gian dối.

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (7’)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm tự trọng và thiếu tự trọng, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính tự trọng. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, - Kĩ thuật: động não

(7)

- Cách tiến hành

* Bài tập nhanh: Trong những câu tục ngữ dưới đây, câu nào nói lên đức tính tự trọng?

1. Giấy rách phải giữ lấy nề.

2. Đói cho sạch, rách cho thơm.

3. Học thầy không tày học bạn.

4. Chết vinh còn hơn sống nhục.

5. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

6. Áo rách cốt cách người thương.

7. Ăn có mời làm có khiến.

? Đọc yêu cầu bài tập a?

- GV hướng dẫn HS làm BT a,b (12) - HS trình bày bài làm

- GV nhận xét, ghi điểm

* GV kể tấm gương về lòng tự trọng: Liệt sĩ Nguyễn Cảnh Dân(1974), chiến sĩ biên phòng 547- Nghệ An.

Nhà nghèo, bố mẹ già yếu, nhưng không vì thế mà nhận tiền hối lộ của kẻ xấu buôn bán qua biên giới, anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã hy sinh dũng cảm khi làm nhiệm vụ.

3. Bài tập:

Đáp án đúng: Câu 1,2,4,6,7 Bài tập a : Hành vi thể hiện tính tự trọng (1), (2)

Bài tập b:

- Việc làm thể hiện tính tự trọng: Không quay cóp bài, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, cha mẹ. không xa vào tệ nạn xã hội, giữ lời hứa...

- Việc làm thiếu tự trọng:

không giữ đúng lời hứa khi cho bạn mượn truyện, nịnh bợ cấp trên, tham ô, tham nhũng, hối lộ.

4. Củng cố: (5’)

GV Tổ chức trò chơi đoán ô chữ, hướng dẫn luật chơi để học sinh năm được có thể cho điểm học sinh tìm ra ô chữ đúng và nhanh nhất.

Đây là câu nói thể hiện lòng tự trọng của con người?

Ă N C O M Ơ I L A M C O K H I Ê N

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

HS: trả lời theo câu hỏi.

GV Tổng kết toàn bài: Tự trọng là một đức tính tốt đẹp. Người tự trọng có ý thức cao về phẩm giá của mình, luôn luôn hoàn thành tốt trách nhiệm và nghĩa vụ, không bị chê trách. Không chấp nhận sự xúc phạm, sỉ nhục hoặc sự thương hại của người khác. Người có lòng tự trọng luôn luôn có ý thức bảo vệ danh dự của mình.

Là HS chúng ta phải hoàn thành tốt bổn phận của mình với gia đình, nhà trường và xã hội, phải giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, sống trung thực, không a dua với bạn bè xấu. Tránh xa những thói xấu như khúm núm, sợ sệt, nịnh hót, đưa chuyện, nói xấu người khác, …Có như vậy chúng ta mới là con ngoan, trò giỏi.

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (2’)

(8)

* Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học theo các đơn vị kiến thức cơ bản - Hoàn thành các bài tập trong SGK

- Vận dụng kiến thức bài học trong cuộc sống hàng ngày.

* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

- Đọc và tìm hiểu truyện đọc trong bài 4.

- Tìm hiểu khái niệm

+ Biểu hiện của đạo đức, kỉ luật + Vì sao cần thực hiện

- Mỗi nhóm chuẩn bị một tiểu phẩm hoặc câu chuyện về nội dung đạo đức, kỉ luật.

V. Rút kinh nghiệm

... ...

...

...

Tổ trưởng duyệt

Ngày 21 tháng 9 năm 2020

Vũ Thị Nhung

===============================================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để

-Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại

- Năng lực chuyên biệt: - Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn

- Học sinh đọc đúng giai điệu bài tập đọc nhạc số 1, ghép lời ca chính xác.. - Học sinh có khái niệm về hợp âm, phân biệt được h.âm ba,

Some of changes that Hoa mentions many remote areas are getting electricity.People can now have things like refrigerators And TV, and medical.. facilities are more

Paper pulp was mixed with water.. The water

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major