• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 9/10/2020 Tuần 7 Tiết 26

Ngày giảng: 20/10/2020

CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Nắm được định nghĩa về từ, từ phức và cấu tạo của từ phức (từ ghép, từ láy), từ mượn, nguyên tắc mượn từ và vai trò của nó trong tiếng Việt.

- Nắm được đơn vị cấu tạo từ

- Nhận ra cách giải thích nghĩa của từ 2. Kĩ năng

- Phân biệt được từ và tiếng; từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy.

- Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo của từ.

- Rèn kĩ năng sử dụng từ, từ ghép, từ láy, từ mượn trong hoàn cảnh giao tiếp - Nhận ra được lỗi sai khi dùng từ và biết cách sửa lỗi sai đó.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ

- Yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống:

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt, từ mượn theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy, từ mượn.

- GDĐĐ: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG (Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc).

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng

- Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

(2)

Bước 1. Ổn định lớp(1’)

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……….

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’) Bước 3. Bài mới:

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: lắng nghe tích cực - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 1 phút

GV: Sử dụng từ khi nói và viết, chúng ta do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thường hay mắc một số lỗi cơ bản: lặp từ, lẫn lộn từ gần âm, dùng từ sai nghĩa…

Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu các lỗi đó và đưa ra cách khắc phục.

 Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ 1: Dùng từ không đúng nghĩa Dùng từ không đúng nghĩa:

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian: 20p

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

(3)

- GV treo bảng phụ đã viết VD - HS đọc các ví dụ.

- GV tổ chức thảo luận nhóm: 6 nhóm (2p)

N1,2: Từ sai trong câu văn a là từ nào? Giải thích nghĩa của từ? Sửa lại từ sai trong câu a?

N3,4: Từ sai trong câu văn b là từ nào? Giải thích nghĩa của từ? Sửa lại từ sai trong câu b?

N5,6: Từ sai trong câu văn c là từ nào? Giải thích nghĩa của từ? Sửa lại từ sai trong câu c?

- HS các nhóm thảo luận, trả lời GV chốt.

? Vì sao dùng các từ đó trong các câu văn trên là sai?

? Theo em, nguyên nhân nào dẫn tới việc dùng sai các từ trên?

? Làm thế nào để chúng ta khắc phục những lỗi trên?

* GV: Khi nói, viết phải hiểu đúng nghĩa của từ mới dùng.

Muốn hiểu đúng nghĩa của từ thì

1. Ví dụ: SGK - Tr 75

* Nhận xét:

2.Nguyên nhân:

+ Hiểu sai nghĩa của từ

+ Không nhớ nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các từ mượn

3.Cách khắc phục:

+ Tra từ điển tiếng Việt + Chăm chỉ đọc sách

+ Tìm hiểu nghĩa của từ trong các mục chú giải (các bài văn bản)

 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp

(4)

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 10p Bài tập 1 (SGK/76)

*HS xác định yêu cầu BT 1: chỉ ra các kết hợp từ đúng - HS làm việc cá nhân

- GV gọi HS lên bảng làm bài.

- HS nhận xét, bổ sung - GV chốt kt

Bài 1:

- Bản tuyên ngôn - Tương lai xán lạn - Bôn ba hải ngoại - Bức tranh thủy mặc - Nói năng tùy tiện - Bài tập 2 (SGK/76)

* HS xđ yêu cầu BT 2 HS làm việc cá nhân

Bài 2: Điền từ a. Khinh khỉnh b. Khẩn trương c. Băn khoăn

Bài tập 3 (SGK/76)

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (theo tổ) - Tổ 1: 3a

- Tổ 2: 3b - Tổ 3: 3c

HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày GV chốt

a) Thay từ đá bằng đấm hoặc thay từ tống bằng tung

b) Thay từ thực thà bằng thành khẩn; thay từ bao biện bằng ngụy biện c) Thay tinh tú bằng tinh tú

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian: 3p

? Ghi lại các lỗi dùng từ của bản thân trong đoạn văn đã viết ở bài “Từ và cấu

(5)

tạo của từ Tiếng Việt”?

HS tự bộc lộ

HS cần chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng

 Hoạt động mở rộng – sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

? Sưu tầm 3 lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa trên các bài báo hoặc bài viết trên in-tơ-net (chuẩn bị ở nhà)

Bước 4. Hướng dẫn về nhà (3’ )

1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: Học thuộc phần ghi nhớ; Làm các bài tập còn lại trong SGK.

2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo trong chủ đề: Luyện tập tổng kết chủ đề Từ vựng

? Viết một đoạn văn (7-8 câu) trong đó có sử dụng 2 từ ghép và 1 từ láy

? Sưu tầm các lỗi dùng từ trong thực tế mà em biết và chuyển thể thành kịch bản (3 tổ - 3 sản phẩm)’

Ngày soạn: 9/ 10 /2020 Ngày giảng: 21/10/2020

Tiết: 27 LUYỆN TẬP PHẦN VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Ôn tập củng cố kiến thức văn bản đã học.

2. Kĩ năng

Làm bài tập, ghi nhớ kiến thức, vận dụng.

3. Thái độ

- Có ý thức nghiêm túc tích cực.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống:

(6)

+ Ra quyết định: lựa chọn cách giải quyết vấn đề.

- GDĐĐ: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG (Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc).

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng

- Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Bước 1. Ổn định lớp(1’)

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……….

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’) Bước 3. Bài mới:

CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV yêu cầu HS trình bày bài tập 1 trong

phiếu học tập đã làm ở nhà HS thực hiện nhiệm vụ

GV chỉnh sửa, bổ sung, yêu cầu HS chữa ngay bằng bút khác màu

? Từ đây, hãy rút ra đặc trưng của truyện cổ tích?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

1. Đặc trưng của truyền thuyết

2. Đặc trưng của truyện cổ tích

- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: bất hạnh, dũng sĩ, thông minh, nhân vật là động vật,…

- Thường có yếu tố hoang đường kì ảo.

- Thể hiện mơ ước, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện, cái tốt, cái công bằng.

2. So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích

Thảo luận nhóm bàn (2p)

GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận trong bàn (2p) về nội dung đã làm của bài tập 2 trong phiếu học tập

? So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích?

HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày

GV chỉnh sửa, bổ sung, yêu cầu HS chữa ngay bằng bút khác màu (y/c HS

(7)

chữa luôn vào phiếu học tập, chép trên phông chiếu)

* Giống nhau:

- Đều thuộc loại tự sự dân gian - Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo

* Khác nhau:

Tiêu chí Truyền thuyết Cổ tích

Nhân vật (có ví dụ)

Có liên quan đến lịch sử Bất hạnh; dũng sĩ; thông minh, ngốc nghếch; động vật, đồ vật biết nói...

Nội dung, Ý nghĩa (có ví dụ)

- Thái độ, cách đánh giá của nhân dân

- Giải thích: nguồn gốc dân tộc; phong tục, tập quán; hiện tượng tự nhiên

- Ước mơ chinh phục thiên nhiên, chiến thắng giặc ngoại xâm.

- Ca ngợi những người hiền lành, tốt bụng, thông minh, chăm chỉ, tài trí.

- Phê phán những kẻ tham lam, độc ác.

- Ước mơ, niềm tin: thiện thắng ác; tốt thắng xấu; ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

? Trong lớp có bạn nào không phải chữa một lỗi nào trong phiếu?

HS tự bộc lộ

GV yêu cầu HS bên cạnh kiểm chứng GV cho điểm

? Bạn nào phải sửa 2 lỗi?

HS tự bộc lộ

GV yêu cầu HS bên cạnh kiểm chứng GV cho điểm

* Luyện tập (25p)

GV: Cô giáo có 4 ngôi sao, trong đó 3 ngôi sao tương đương với 3 bài tập cô đã giao về nhà, còn lại là một ngôi sao rất đặc biệt.

Bây giờ cô sẽ gọi các bạn chọn ngôi sao mình yêu thích để xem may mắn sẽ thuộc về ai.

HS thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá, chỉnh sửa

II. Luyện tập

Bài tập 1: Viết kết thúc khác cho truyện cổ tích Thạch Sanh?

Bài tập 2: Đóng vai truyện Sơn Tinh Thủy Tinh?

* HĐ trải nghiệm: Chuyển thể kịch bản văn học

- Hình thức: nhóm được phân công thực hiện chuyển thể một hoạt cảnh của

(8)

truyền thuyết truyện cổ tích đã học.

- Thời gian: Không quá 5p HS thực hiện nhiệm vụ

GV y/c các HS dưới lớp chấm điểm theo phiếu được phát từ đầu giờ

Tiêu chí Mức điểm

tối đa

Cho điểm 1. Diễn xuất tự nhiên, phù hợp với

nhân vật 2đ ...

2. Trang phục phù hợp 2đ ...

3. Đảm bảo thứ tự các sự việc chính

của truyện 2đ

4. Nội dung chuyển thể hấp dẫn,

sáng tạo 2đ ...

5. Đảm bảo thời gian

(không quá 5p) 2đ ...

Tổng điểm 10đ ...

GV bấm giờ

GV y/c HS nhận xét HS thực hiện nhiệm vụ

? Trong các tiêu chí phiếu chấm đưa ra, có tiêu chí số 3. Em hiểu ntn về tiêu chí này?

Thể hiện đúng thứ tự kể của văn bản gốc: kể theo trình tự thời gian, sự việc nào diễn ra trước kể trước, sự việc nào diễn ra sau kể sau.

GV: Đây chính là một nội dung của bài Thứ tự kể trong văn tự sự mà chúng ta sẽ học ở tiết 34.

GV y/c HS mở SGK/97, 98

GV y/c HS đọc ghi nhớ (1) SGK/98

GV: Như vậy, có 2 cách kể chuyện: cách kể xuôi, cách kể ngược. Nội dung mà cô vừa giới thiệu với các em chính là cách kể xuôi, tức là kể chuyện theo trình tự thời gian, thứ tự tự nhiên. Sau này khi học đến bài này cô sẽ chỉ còn giới thiệu với các em cách kể ngược nữa thôi.

=> Tích hợp TLV: Thứ tự kể trong văn tự sự (Ngữ văn 6, tiết 34)

? Quay trở lại với vở kịch vừa rồi, em yêu thích phần thể hiện của bạn nào nhất?

HS biểu quyết, cho ý kiến

GV tặng quà cho diễn viên xuất sắc nhất

* CỦNG CỐ

(9)

? Từ câu chuyện Thạch Sanh đặc biệt qua vở kịch vừa rồi, em rút ra được cho mình bài học gì trong cuộc sống?

Biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sống phải có tình có nghĩa, không tham lam, độc ác...

? Bản thân em đã làm được những việc tốt nào chưa?

HS tự bộc lộ

GV tuyên dương, khuyến khích

? Đã bao giờ em trót tham lam và hối hận?

HS tự bộc lộ GV định hướng

GV: Chúng ta thấy dù đã trải qua hàng nhiều thập kỉ nhưng cho đến nay, truyện cổ tích vẫn rất hấp dẫn không chỉ với trẻ em mà còn với cả người lớn, không chỉ làm cho người ta đọc để giải trí mà còn có tác dụng giáo dục đạo đức rất lớn đối với người đọc. Nó luôn có một sức sống rất mãnh liệt trong cs hiện đại, minh chứng tiêu biểu là phần giới thiệu đầu giờ của nhóm 1 về việc truyện cổ tích Cô bé lọ lem được hãng phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney chuyển thể và sản xuất.

GV: Tài liệu về truyện cổ tích có rất nhiều, bạn Minh đầu giờ đã giới thiệu cho chúng ta một cuốn bình giảng. Ngoài ra có bạn nào sưu tầm thêm một cuốn sách hay viết về truyện cổ tích nữa không ạ?

HS thực hiện

* Hướng dẫn về nhà (5p):

1. Hoạt động cá nhân * Đối với bài cũ:

- Nắm chắc đặc điểm thể loại truyện cổ tích và so sánh với thể loại truyện truyền thuyết

- Kể diễn cảm lại các truyện cổ tích đã học.

- Nhớ được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện đã học

- Đọc và tìm hiểu thêm các câu chuyện cổ tích Việt Nam và thế giới * Chuẩn bị bài mới: Luyện nói kể chuyện

- Xem lại lí thuyết các bài Ngôi kể trong văn tự sự, Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự, Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

2. Hoạt động nhóm

- Tổ 1: Lập dàn bài kể miệng giới thiệu về bản thân - Tổ 2: Lập dàn bài kể miệng về gia đình của mình

- Tổ 3: Lập dàn bài kể miệng giới thiệu một người bạn mà em quý mến

(10)

Ngày soạn : 9/10/2020 Tuần 7 Tiết 28 Ngày giảng:22/10/2020

LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS lập dàn bài kể chuyện tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.

- Biết cách trình bày miệng một bài kể chuyện trước tập thể dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

2. Kỹ năng

- Lập dàn bài kể chuyện.

- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.

- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức chuẩn bị bài và thực hành tốt.

4. Định hướng phát triển năng lực - Suy nghĩ sáng tạo

- Giao tiếp

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian,…

- GDĐĐ:

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.

+ Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN

- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn về nhà của GV III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Vấn đáp, Thực hành có hướng dẫn: kể một câu chuyện trước tập

(11)

thể, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: động não, viết tích cực...

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY Bước 1:Ổn định tổ chức

GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’)

Bước 3:Bài mới

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, - Thời gian: 2 phút

Gv trình chiếu cho học sinh xem video "Bé Tin Tin khiến dàn khách mời" bối rối"

sau đó hỏi học sinh về cách nói chuyện của TinTin Hs: cách nói thông minh, hóm hỉnh, tự tin....

Gv chuyển ý:

Để nói chuyện lôi cuốn, thuyết phục người khác, tạo ra niềm vui, tiếng cười thì ngoài năng khiếu bẩm sinh, chúng ta còn phải luyện nói rất nhiều.

Bài học hôm nay sẽ phần nào giúp các con rèn luyện được kĩ năng nói, kể chuyện

 Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian: 20p

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức

? Nêu đặc điểm của văn tự sự?

HS suy nghĩ, trả lời GV chốt

? Khi kể người ta chú ý điều gì?

Lai lịch, tên gọi, tài năng, sở thích ...

? Khi kể việc phải kể như thế nào?

Các hoạt động việc làm của nhân vật, kể đủ sự việc, theo thứ tự ...

A. ÔN TẬP LÍ THUYẾT

* Đặc điểm của văn tự sự: Kể việc; kể người.

(12)

? Yếu tố cơ bản của bài văn tự sự là gì?

HS suy nghĩ trả lời GV chốt

? Sự việc và nhân vật trong văn tự sự phải đảm bảo yêu cầu gì?

HS suy nghĩ trả lời GV chốt

? Nêu yêu cầu của một bài nói kể chuyện?

HS suy nghĩ trả lời GV chốt

* Yếu tố cơ bản của bài văn tự sự:

- Nhân vật - Sự việc

* Yêu cầu của bài luyện nói kể chuyện:

- Sắp xếp các sự việc trong truyện theo một trình tự hợp lí để kể.

- Bám sát nội dung đề yêu cầu;

Ngữ điệu phù hợp với nhân vật và diễn biến của truyện.

- Sử dụng tốt các yếu tố phi ngôn ngữ: điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt...

- Lời kể to, rõ ràng, phong thái tự tin, đàng hoàng...

 Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 10p

* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập GV yêu cầu HS trình bày dàn bài đã chuẩn bị ở nhà.

HS 3 tổ lần lượt thực hiện, nhận xét cho nhau

GV chốt, đánh giá sự chuẩn bị của học sinh.

B. LUYỆN TẬP I. Chuẩn bị

1, Lập dàn bài 2/ 4 đề trong Sgk.

a. Tự giới thiệu về bản thân.

c. Kể về gia đình mình.

2, Dàn bài tham khảo (Sgk) MB:

- Lời chào

- Nêu lí do tự giới thiệu - Ngôi kể: 1

TB:

- Giới thiệu tên, tuổi, học lớp nào, ở đâu?

- Hình dáng, màu tóc, biệt danh ...

(13)

GV tổ chức cho HS thảo luận theo tổ

- GV: Yêu cầu các tổ luyện nói với nhau khoảng 10 phút về các đề đã chuẩn bị ở nhà.

- GV: Gọi bất kỳ một vài em trong tổ lên trình bày bài nói của mình.

- Hs: Trình bày, nhận xét.

- Gv: Nhận xét bài nói của HS, sửa chữa, uốn nắn những chỗ chưa được cho từng HS, để các em khắc phục, chỉ ra chỗ được để các em phát huy

GV: Ghi điểm cho những bài nói tốt.

* Gv yêu cầu 2 HS đọc to, rõ 2 bài nói mẫu tham khảo: Tự giới thiệu về mình, về gia đình mình (Sgk - Trang 78)

- Gia đình gồm những ai, vai trò của mỗi thành viên trong gia đình ntn? vai trò của mình trong gia đình?

- Công việc yêu thích, công việc hằng ngày. Vì sao lại thích?

- Tính tình, sở thích, ước mơ, nguyện vọng.

KB:

- Lời cảm ơn - Mong gặp lại

II. Thực hành luyện nói

III. Tham khảo bài nói mẫu (Sgk)

 Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 3p

? Kể về một câu chuyện vui trong gia đình em

? Kể chuyện trường lớp cho người thân nghe

? Kể một câu chuyện cười mà em chứng kiến

 Hoạt động mở rộng – sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 5p

(14)

?Quan sát trên truyền hình, tập sắm vai dẫn chương trình, tập dân xchuowng trình một nội dung yêu thích và điều chỉnh những hạn chế trong kĩ năng nói của bản thân

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( 3’ ) - Học bài cũ:

+ Tiếp tục luyện nói lại các đề đã cho (Sgk - Trang 77).

+ Lập dàn bài chi tiết cho đề: Kể về một ngày hoạt động của mình. Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.

- Chuẩn bị bài mới: Thứ tự kể trong văn tự sự + Trả lời theo các câu hỏi SGK

+ Liệt kê các sự việc chính trong các truyện cổ tích đã học

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a. Mục tiêu: giới thiệu về chủ đề bài học, tạo hứng khởi cho HS.. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.. c. Sản phẩm: HS vận

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: Gv: Yêu cầu các nhóm mang mẫu

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV cho hs tham gia trò chơi “

Câu 25: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?. Yêu mến các làng nghề

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi độngI. - Phương pháp: thuyết trình,

hoi (question).. Trong khi đó. Đến ỉưựt lììinh.. Trong truon.u hộp này.. cụm trạng tư..