• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17 BUỔI SÁNG Ngày soạn: 27/12 /2019

Ngày giảng: Thứ hai / 30/12/2019

Tập đọc-Kể chuyện MỒ CÔI XỬ KIỆN I/ MỤC TIÊU:

A/ Tập đọc:

a) Kiến thức:- Hiểu các từ khó: công đường, bồi thường.

- Thấy sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân bằng cách xử kiện rất thông minh , tài trí và công bằng.

b) Kĩ năng:

- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi).

- Đọc đúng các từ ngữ : vùng quê nọ, nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, giẵy nảy,

c) Thái độ:

- Giáo dục tình cảm khâm phục cách xử kiện thông minh, công bằng của Mồ Côi.

B/ Kể chuyện:

1/ Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại được toàn bộ câu chuyện theo theo tranh và trí nhớ của mình. Kể tự nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật.

2/ Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.

*/CÁC KNS:

- Tư duy sáng tạo; Ra quyết định: giải quyết vấn đề; Lắng nghe tích cực.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phông chiếu III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Tiết 1: TẬP ĐỌC A- KTBC: (5’)

- Em hãy đọc thuộc lòng bài: Về quê ngoại.

- GVnhận xét B- Bài mới:

1) Giới thiệu bài:

2) Luyện đọc:20’

a) GV đọc toàn bài:

- GV cho h/s quan sát tranh minh hoạ.

b/ Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:

(+) Đọc từng câu: GV chú ý phát âm từ khó: nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, giãy nảy

(+) Đọc từng đoạn trước lớp:

+ Yêu cầu h/s đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc h/s ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu 2 chấm.

+ GV kết hợp giải nghĩa từ: bồi thường.

- 3 học sinh đọc.

- Học sinh theo dõi.

- H/s đọc nối tiếp từng câu

- H/s đọc nối tiếp từng đoạn .

- 1em đọc đoạn 1, 1 em đọc tiếp đoạn 2, 1 em đọc đoạn 3 sau đó

(2)

(+) Đọc từng đoạn trong nhóm:- GV yêu cầu h/s đọc theo nhóm 3.

- GV theo dõi, sửa cho H/s 3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:15’

+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1

- Câu chuyện có những nhân vật nào?

- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?

+ Gọi 1 h/s đọc đoạn 2.

- Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?

- Khi nghe bác nông dân nhận có hít hư- ơng thơm của thức ăn trong quán Mồ Côi phán thế nào ?

- Thái độ của bác nông dân khi đó ntn?

+ Yêu cầu h/s đọc thầm đoạn 2 và 3

- Tại sao mồ Côi lại bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?

- Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà?

- Em hãy đặt tên khác cho truyện . - Gv nx và nêu ND chính của bài.

Tiết 2:

4) Luyện đọc lại: 15’

- GV đọc diễn cảm đoạn 2,3.

Hướng dẫn h/s đọc diễn cảm đoạn 3, sau đó t/c cho H thi đọc.

- T/c cho H đọc phân vai giữa 2 tổ.

đổi lại. 2 nhóm thi đọc.

+ Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.

+ Về chuyện bác ta vào quán hít mùi thơm của thức ăn mà không trả tiền.

- 1 H đọc.

+ Tôi chỉ vào quán…không mua gì cả.

+ Bác phải bồi thường...

+ Bác giãy nảy.

+ Vì như vậy mới đủ 20 đồng mà lão chủ quán đòi bác phải trả.

+ Bác này đã bồi thường.

+ Vị quan thông minh, Phiên xử thú vị.

- 2 H đọc.

- h/s thi đọc đoạn 3 - H thực hiện.

KỂ CHUYỆN (20’)

1- GV nêu nhvụ: Dựa vào 4 tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện “ Mồ Côi xử kiện".

2- Hướng dẫn h/s kể toàn bộ câu chuyện theo tranh : - GV treo tranh vẽ, yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ.

+H/s nêu nội dung từng bức tranh.

- GV gọi 3 h/s nối tiếp nhau kể 3 đoạn ( theo tranh).

- Gọi 1 h/s kể toàn bộ câu chuyện C/ Củng cố - dặn dò: 2’

- Qua câu chuyện này, em thấy Mồ Côi là người như thế nào ?

- nx tiết học, HD học ở nhà.

- 1/ hs kể mẫu đoạn 1.

- Từng cặp h/s kể cho nhau nghe.

+ Mồ Côi là người rất thông minh và là vị quan biết bênh vực lẽ phải

(3)

………

Toán

TIẾT 81: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC(tiếp theo) I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

2. Kĩ năng

- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định đúng giá trị đúng sai của biểu thức.

3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở, bảng phụ III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS lên bảng làm bài- lớp nhận xét - GV nhận xét

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài

2. GT biểu thức có dấu ngoặc đơn 3. Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức ( 30 + 5 ) : 5

- GV viết biểu thức 30 + 5 : 5 =

- Nêu thứ tự thực hiện biểu thức trên?

- 1 HS đứng tại chỗ thực hiện- GV ghi bảng.

- Muốn thực hiện phép cộng 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 ta kí hiệu ntn?

- HS suy nghĩ và tính giá trị của biểu thức theo nhóm đôi

- Đại diện 1 nhóm lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- Em đã tính giá trị của biểu thức theo thứ tự nào?

- Kiểm tra kết quả tính ở dưới lớp.

- GV cùng HS nêu lại cách tính biểu thức trên.

- Hai biểu thức:

30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5 có điểm gì khác nhau?

- Cùng có các số và phép tính giống

Tính giá trị của biểu thức:

320 + 60 : 5 45 : 9 + 8

Tính giá trị của biểu thức (Tiếp) ( 30 + 5) : 5 Và 3 x ( 20 – 10)

- Thực hiện phép chia trước, phép cộng sau:

30 + 5 : 5 = 30 + 1 = 31

- Dùng dấu ngoặc đơn để đóng mở ngoặc phép cộng : ( 30 + 5) : 5

( 30 + 5) : 5 = 35 : 5 = 7

- ... thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Biểu thức 1: không có dấu ngoặc - Biểu thức 2 có dấu ngoặc đơn.

- Kết quả của hai biểu thức khác nhau

- Vì biểu thức 1 không có ngoặc đơn nên ta thực hiện phép chia trước, phép cộng sau. Biểu thức 2 có dấu ngoặc đơn nên ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

3 x (20 - 10) = 3 x 10 = 30 - HS đọc biểu thức.

- 1 HS lên bảng thực hiện.

(4)

nhau nhưng tại sao kết quả của 2 biểu thức lại khác nhau?

GV: + Vậy biểu thức 2 gọi là biểu thức có dấu ngoặc đơn.

+ Cách đọc biểu thức: Mở ngoặc, ba mươi cộng năm, đóng ngoặc, chia cho 5.

- 1 số HS đọc lại biểu thức

- 1 số HS nêu lại cách thực hiện biểu thức trên.

- GV: Trong toán học, theo quy ước: Nếu bt có dấu ngoặc đơn ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

3. Hướng dẫn HS thực hiện biểu thức 3 x (20 - 10) = ?

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- Nêu cách thực hiện?

- 1 số HS khác nêu cách thực hiện.

- GV: Cho HS thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập

* Bài 1:

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 4 HS làm trên bảng.

- Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra - Các biểu thức ở BT 1 có đặc điểm gì?

GV: Lưu ý cách tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc đơn.

Bài 2

- 1 HS nêu yêu cầu - 2 HS làm trên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Nêu cách tính giá trị của các biểu thức trên?

+ Kiểm tra bài HS

GV: Biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Bài 3

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức 25 - ( 20 - 10) 125 + (13 + 7)

= 25 – 10 = 125 + 20

= 15 = 145

80 - (30 + 25) 416 - (25 - 11)

= 80 – 55 = 416 – 14

= 30 = 402

- Các biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ nhưng mỗi biểu thức đều có dấu ngoặc đơn nên ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức (65 + 15) x 2 (74 - 14) : 2

= 80 x 2 = 60 : 2

= 160 = 30 48 : ( 6 : 3) 81 : (3x3)

= 48 : 2 = 81 : 9

= 24 = 9

Bài 3.

Tóm tắt

240 quyển sách : 2 tủ 1 tủ : 4 ngăn.

1 ngăn tủ : .... quyển sách?

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu bài toán - 1 HS làm bài trên bảng

Bài giải

Cách 1: 2 tủ có số ngăn là:

4 x 2 = 8 ( ngăn )

1 ngăn tủ có số quyển sách là:

240 : 8 = 30 ( quyển) Đáp số: 30 quyển.

Cách 2:

1 tủ cú số quyển sách là:

240 : 2 = 120 ( quyển ) 1 ngăn có số sách là:

120 : 4 = 30 ( quyển ) Đáp số: 30 quyển sách.

- HS nêu - Lắng nghe.

(5)

- 1 HS đọc yêu cầu

- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì?

- GV tóm tắt bài lên bảng - Chữa bài:

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + GV nhận xét.

+ Yêu cầu HS giải thích cách làm bài - Bạn nào có cách giải khác?

GV: Muốn tìm 1 ngăn tủ có bao nhiêu quyển sách:

+ Cách 1: trước tiên ta tìm xem có tất cả bao nhiêu ngăn tủ. Rồi lấy số sách chia cho số ngăn.

+ Cách 2: Tìm số sách của mỗi tủ sau đó lấy số sách của 1 tủ chia cho số ngăn tủ của 1 tủ.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Nêu cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.

- GV nhận xét giờ học

……….

BUỔI CHIỀU Tự nhiên và xã hội

Tiết 33: AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.

2. Kĩ năng:- Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng nơi quy định.

3. Thái độ:- Cần có ý thức giữ an toàn khi tham gia giao thông.

*) CÁC KNS CƠ BẢN

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát tìm kiếm thông tin về các tình huống chấp hành đúng qui định khi đi xe đạp.

- Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.

II. ĐỒ DÙNG:

- Các tranh trong SGK ( 64, 65).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Phong cảnh, nhà cửa, hoạt động sinh sống chủ yếu của người dân ở đô thị khác với ở nông thôn ntn?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’

1. GTB: GV nêu mục tiêu tiết học.

- HS trả lời.

(6)

2. Hoạt động 1: Khởi động

- Hằng ngày em đến trường bằng phương tiện nào?

- GV: Hằng ngày các em đến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau, đi như thế nào để đảm bảo ATGT, đi như thế nào sai luật tìm hiểu phần tiếp theo.

3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi

* Cách tiến hành:

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi ( 3 phút).

- Ai đi đúng? Ai đi sai luật giao thông? Vì sao?

- Khi đi xe đạp chúng ta nên đi ntn là đúng luật giao thông?

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Cả lớp – GV nhận xét, tuyên dương

- GV: Khi đi xe đạp cần đi bên phải đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều, không chở hàng cồng kềnh.

4. HĐ 3: Trò chơi: “ Đèn xanh, đèn đỏ”

- HS đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.

- GV hô: Đèn xanh hoặc đèn đỏ thì HS Làm theo các hiệu lệnh của GV

- Trò chơi được lặp đi, lặp lại nhiều lần và nhanh, ai làm sai sẽ bị phạt.

- GV tổng kết trò chơi.

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- HS đọc phần bóng đèn toả sáng.

- GV nhận xét tiết học.

An toàn khi đi xe đạp

- Hằng ngày em đến trường bằng xe máy ( bố mẹ đèo đi), đi bộ, ...

_ HS làm việc trên máy tính bảng

- H1: + Người đi xe máy đi đúng luật vì lúc ấy là đèn xanh.

+ Người đi xe đạp và em bé là đi sai luật.

- H2: Ngươi đi xe đạp là đi sai luật vì họ đi vào đường 1 chiều.

- H3: Người đi xe đạp phía trước sai vì họ đi bên trái.

- H4: Đi xe đạp trên vỉa hè dành cho người đi bộ là sai.

- H5: Đi xe đạp chở hàng cồng kềnh, vướng vào người khác dễ gây tai nạn.

- H6: Các bạn đi đúng luật vì các bạn đi bên phải đường

- H7 : Các bạn đi sai luật, chở 3 người còn cười đùa, bỏ 2 tay khi đi xe đạp.

- Đèn xanh: Cả lớp quay tròn 2 tay.

- Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để ở vị trí chuẩn bị.

- 3 – 5 HS đọc.

- Lắng nghe.

___________________________________

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 27/12 /2019

Ngày giảng: Thứ ba / 31/12/2019

Toán

Tiết 82: LUYỆN TẬP.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.

2. Kĩ năng:- Biết tính giá trị của biểu thức.

3. Thái độ:- Có thái độ yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, phấn màu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới: 30’

1. GTB: GV nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1

- Hs đọc yêu cầu của bài - BT yêu cầu gì?

- 2 HS lên bảng làm bài

Tính giá trị của biểu thức ( 67 - 50) x 3 = 17 x 3

= 51 100 - 30 x 2 =100 - 60

= 40

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức a, 238 - ( 55 - 35) = 238 – 20 = 218

(7)

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- Nêu cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn?

- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả

- GV: Biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau..

Bài 2

- Hs đọc yêu cầu của bài.

- 4 HS lên bảng làm bài - Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- Hai biểu thức ở mỗi phần có điểm gì giống và khác nhau?

- Kiểm tra bài của HS.

- GV: Các biểu thức có các số và các phép tính giống nhau những kết quả khác nhau vì biểu thức có dấu ngoặc đơn thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân , chia ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

+ Biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ hoặc nhận chia ta thực hiện từ trái sang phải.

Bài 3

- Hs đọc yêu cầu của bài - BT yêu cầu gì?

- 4 HS lên bảng làm bài - Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- Để điền được dấu đúng trước tiên ta phải làm gì?

- GV: Trước khi điền dấu chúng ta phải thực hiện giá trị của biểu thức rồi so sánh và diền dấu.

Bài 4

- Hs đọc yêu cầu của bài - BT yêu cầu gì?

- Chữa bài:

- Nhận xét, tuyên dương bạn thắng cuộc.

- GV: Cần quan sát kĩ hình ngôi nhà rồi mới xếp.

C. Củng cố- dặn dò: 5’

- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức trong các trường hợp.

- Dặn HS về nhà làm bài tập - GV nhận xét tiết học.

175 - (30 + 20) = 175 – 50 = 125 b, 84 : (4 : 2) = 84 : 2 = 42 (72 + 18) x 3 = 90 x 3 = 270

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:

a, (421 - 200) x 2 = 221 x 2 = 442 421 - 200 x 2 = 421 – 400 = 21 b, 90 + 9 : 9 = 90 + 1 = 91 ( 90 + 9) : 9 = 99 : 9 = 11 c, 48 x 4 : 2 = 192 : 2 = 96 48 x (4 : 2) = 48 x 2 = 96 d, 67 - (27 + 10) = 67 - 37 = 30

67 - 27 + 10 = 40 + 10 = 50

Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm thích hợp (12 + 11) x 3 ... 45

30 ...(70 +23) : 3

11 + (52 -22) ... 41 120 ... 484 : (2 + 2)

- HS trả lời.

- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

Bài 4: Cho 8 hình tam giác bằng nhau xếp thành hình cái nhà.

- 2 HS lên bảng thi xếp nhanh và đúng

- 2 – 3 HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

……….

Chính tả (nghe - viết)

Tiết 33: VẦNG TRĂNG QUÊ EM.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng;- Làm đúng bài tập 2/a,b.

3. Thái độ:- Có thái độ yêu thích môn học.

* GDBVMT: Giáo dục học sinh yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có y thức BVMT.

(8)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ - Vở bài tập

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gv đọc- HS viết vào nháp

- 2 HS viết trên bảng - Dưới lớp nhận xét

- GV nhận xét

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn HS viết bài a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài 1 lần - 2 HS đọc lại

- Vầng trăng đang nhô lên đẹp ntn?

- Đoạn văn có mấy đoạn? Chữ đầu mỗi đoạn trình bày ntn?

- HS tự tìm và viết từ khó vào giấy nháp b. HS viết bài vào vở

- GV đọc

- GV theo dõi uốn nắn, tư thế ngồi viết, cách để vở, cầm bút.

c. Chấm chữa bài

- GV tự soát lỗi bằng bút chì - GV chấm 5- 7 bài và nhận xét 3. Hướng dẫn HS làm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 1 HS làm bài trên bảng

- Nhiều HS nêu bài làm của mình - HS nhận xét- GV nhận xét - 2 HS đọc lại bài làm

- HS giải câu đố.

* GDBVMT: Giáo dục học sinh yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Nhận xét chung bài viết

châu chấu, chăn trâu

- Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp trên mái tóc bạc của bà cụ, thao thức như canh gác trong đêm.

- Nội dung bài tách làm 2 đoạn, các vhữ đầu đoạn viết hoa và lùi lại 1 ô.

Từ khó

- lo lắng, dám, chuyện xảy ra, chiến tranh, ...

- HS viết bài vào vở.

Bài tập. Điền từ thích hợp vào chỗ trống? Giải câu đố.

- Cây ... gai mọc đầy mình Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên

Vừa thanh, vừa ..., lại bền Làm ... bàn ghế, đẹp ... bao người.

( Là cây gì?)

- Cây ... hoa đỏ như son Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền

Tháng ba dàn sáo huyên thuyên... đến đậu đầy trên các cành?

( Là cây gì?)

(9)

- GV nhận xét giờ học

………

BUỔI CHIỀU Tự nhiên - Xã hội

Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KÌ I I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nêu và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.

2. Kĩ năng

- KN q.sát sơ đồ và chỉ được một số bộ phận của các cơ quan trong cơ thể người.

3. Thái độ:- Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh minh họa SGK III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1. Chơi trò chơi: - Ai nhanh? Ai đúng?”: 10’

Bước 1.

- Gv chuẩn bị các tranh to vẽ các cơ quan trên cơ thể người mà HS đã học ( tranh câm )

Bước 2.

- HS quan sát tranh và gắn thẻ vào tranh - HS nhận xét - GV nhận xét

2. HĐ 2. quan sát hình theo nhóm: 10’

- GV chia nhóm 4, thảo luận theo câu hỏi

- Cho biết các hoạt động có trong các hình SGK - 67?

- Liên hệ thực tế địa phương?

- Đại diện các nhóm báo cáo - Các nhóm khác bổ sung 3. HĐ 3: Làm việc cá nhân: 10’

- GV cho HS vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình

- Cả lớp theo dõi.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Tiết ôn tập hôm nay các em cần ghi nhớ những kiến thức gì?

- Về nhà tiếp tục ôn lại các bài đã học.

- GV nhận xét tiết học.

- HS thực hiện theo yêu cầu của gv.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

- HS trả lời.

- HS tự liên hệ thực tế ở địa phương nơi mình đang sống.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

___________________________________________

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 27/12 /2019

Ngày giảng: Thứ tư/ 1/1/2020

Toán

Tiết 83: LUYỆN TẬP CHUNG.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.

2. Kĩ năng: - Biết tính giá trị của biểu thức.

3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Phông chiếu phấn màu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS tính giá trị của biểu thức. (70 + 80) - 35 913 - 238 : 2

(10)

- GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới: 30’

1. GTB: GV nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn HS làm bài

Bài 1 UDPHTM- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập - yêu cầu HS làm máy tính bảng.

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- Nêu thứ tự thực hiện 2 biểu thức - Biểu thức chỉ có phép cộng, trừ ta thực hiện ntn?

- GV: Biểu thức chỉ có phép cộng, trừ ta thực hiện từ trái sang phải.

Bài 2:- HS nêu yêu cầu của bài H. Bài tập yêu cầu gì?

- 4 HS lên bảng làm bài - Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

- Nêu thứ tự t.hiện 2 b.thức ở phần b.

- Biểu thức có phép nhân , phép chia và phép cộng trừ ta thực hiện ntn?

- HS đổi chéo bài kiểm tra.

- GV: BT chỉ có phép nhân và phép chia ta thực hiện từ trái sang phải.

Bài 3- HS nêu yêu cầu của bài.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

- Biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện ntn?

+ Kiểm tra bài HS.

- GV: Biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau..

Bài 4: Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào?

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

- Giải thích cách làm?

+ Kiểm tra bài HS.

- GV: Để nối đúng biểu thức với kết quả của biểu thức ta phải tính giá trị của biểu thức rồi mới nối.

Bài 5

- HS đọc bài toán.

- BT cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

- Đọc bài giải, nhận xét Đ - S?

- Có bao nhiêu thùng bánh?

- Để tìm được số thùng bánh trước tiên ta phải tìm cái gì?

- Tìm số hộp bánh em làm ntn?

- HS tự kiểm tra bài của mình

- GV: Đây là bài toán giải = 2 phép tính cần lưu ý cách đặt lời giải

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- Nêu cách tính giá trị của biểu thức khi chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia ? Khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia? Khi biểu thức có dấu ngoặc đơn?

- GV nhận xét tiết học.

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:

- Hs làm máy tính bảng chọn đáp án đúng a, 324 - 20 + 61 = 302 + 61

= 363 188 + 12 - 50 = 200 – 50 = 150 b, 21 x 3 : 9 = 63 : 9 = 7 40 : 2 x 6 = 20 x 6 = 120

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức a, 15 + 7 x 8 = 15 + 56

= 71 201 + 39 : 3 = 201 + 13 = 214 b, 90 + 28 : 2 = 90 + 14 = 104 564 - 10 x 4 = 564 – 40 = 524

Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:

a, 123 x (42 - 40) = 123 x 2 = 126 b, 72 : (2 x 4) = 72 : 8 = 9 (100 + 11) x 9 = 111 x 9 = 999 64 : (8 : 4) = 64 : 2 = 32

Bài 4:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- c ở phần a.

Bài 5: Tóm tắt Có : 800 cái bánh.

1 hộp : 4 cái 1 thùng : 5 hộp.

Có : ... thùng bánh ? Bài giải

Số hộp bánh có là:

800 : 4 = 200 ( hộp) Số thùng bánh có là:

200 : 5 = 40 ( thùng) Đáp số: 40 thùng.

- HS nêu lại cách tính giá trị biểu thức.

- Lắng nghe.

………..

(11)

Tập đọc

Tiết 51: ANH ĐOM ĐÓM.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.

2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ khó.

3. Thái độ: - Hiểu nội dung: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.

*) UDPHTM: THB

* QTE: Quyền được yêu quý các con vật.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - phông chiếu III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS đọc bài cũ

- Mồ Côi xử kiện một cách công bằng và thông minh ntn?

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Luyện đọc

a. GV đọc mẫu toàn bài

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- GV sửa lỗi phát âm sai - HS luyện đọc từ khó

* Đọc từng đoạn trước lớp

- HS nối tiếp nhau đọc khổ thơ lần 1.

- GV hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ - 1 HS đọc và nêu cách đọc - Nhiều HS đọc

- HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 2 - Em hiểu ntn là chuyên cần?

- Ntn là mặt trời gác núi?

* Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc từng khổ trong nhóm

* Các nhóm thi đọc

- Cả lớp - GV nhận xét, bình chọn 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu

- Mồ Côi xử kiện

Anh Đom Đóm

- Giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1 - Đọc nối tiếp câu lần 2

Từ khó

- gác núi, lan dần, làn gió, lặng lẽ, ...

Câu dài

Tiếng chị Cò Bợ://

Ru hỡi!// Ru hời!//

Hỡi bé tôi ơi,/

Ngủ cho ngon giấc.//

- Chuyên cần: chịu khó, cặm cụi làm việc.

- Mặt trời gác núi: mặt trời đang lùi dần về phía sau núi.

Tiêu chí:

- Đọc đúng, đọc trôi chảy.

- Đọc ngắt nhịp thơ đúng.

- Đọc thể hiện giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm.

1. Sự chuyên cần của anh Đom Đóm

- Anh Đom Đóm lên đường đi gác cho mọi người ngủ/đi chơi/sôi đường cho mọi người đi chơi - Từ ngữ: chuyên cần, đêm nào anh Đom Đóm cũng lên đèn đi gác cho mọi người ngủ ngon.

2. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm

- Chị Cò Bợ ru con, thím vạc lặng lẽ mò tôm bên sông, ...

- HS tìm.

- Một số HS thuộc từng khổ thơ . - HS đọc thuộc lòng.

(12)

- GV nhận xét, đánh giá

- Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu?

*) UDPHTM

- Yêu cầu HS dùng máy tính bảng chọn câu TL đúng.

- Tìm từ tả đức tính của anh Đom Đóm trong khổ thơ?

-Những chi tiết trên cho thấy anh Đom Đóm là 1 người rất chăm chỉ làm việc - HS đọc thầm đoạn còn lại.

- Anh Đom Đóm thấy cảnh gì trong đêm?

- Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài?

4. Luyện đọc lại

- GV hướng dẫn HS htl bài thơ.

- GV xoá dần bảng

- Gọi 1 số HS đọc thuộc khổ thơ mà HS thích và giải thích lí do tại sao em thích - GV nhận xét

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- Bài thơ ca ngợi điều gì?

- Dặn dò hs học thuộc bài thơ - GV nhận xét giờ học

- HS trả lời

………..

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP- VĂN HÓA GIAO THÔNG BÀI 5: GIỮ GÌN VỆ SINH KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO

THÔNG CÔNG CỘNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch- đẹp

2. Kĩ năng:

Học sinh biết giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

3. Thái độ:

Học sinh có ý thức thực hiện tốt và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Tranh ảnh về các hành động có ý thức/ không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

(13)

2. Học sinh:

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Trải nghiệm: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

- Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết ? – HS trả lời cá nhân

- Em nào đã được đi trên các phương tiện giao thông công cộng ? – HS trả lời cá nhân.

- Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu em ăn bánh kẹo,… thì các em làm gì để giữ vệ sinh chung ? – Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi sau đó mời đại diện vài nhóm trình bày trước lớp.

2. Hoạt động cơ bản: Giữ gìn vệ sinh chung khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

- Giáo viên kể câu chuyện Giữ gìn vệ sinh chung - HS nghe

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi cuối truyện

- Mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt ý đúng:

Giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường sống sạch- đẹp

Đi trên phương tiện giao thông Vệ sinh giữ sạch để không gây phiền 3. Hoạt động thực hành

a. GV cho HS quan sát hình trong sách Văn hóa giao thông 3 (trang 21) và yêu cầu HS xác định hành vi đúng, hành vi sai của các ban khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.

b. GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Theo em, nếu ai cũng xả rác bừa bãi trên xe thì điều gì sẽ xảy ra ?

- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, chốt ý:

Nhắc nhau giữ vệ sinh chung Tàu xe sạch sẽ, ta cùng an tâm 4. Hoạt động ứng dụng

- GV cho hS thảo luận nhóm lớn trả lời câu hỏi:

Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu nhìn thấy những hành động không có ý thức giữ gìn vệ sinh chúng em sẽ làm gì ?

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS có câu trả lời hay.

- GV nêu tình huống theo nội dung bài tập 2 (tr. 22) + GV cho HS thảo luận nhóm 5.

+ Gv cho HS đóng vai xử lý tình huống.

+ GV mời 2-3 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ Gv nhận xét, tuyên dương.

(14)

GV chốt ý: Vệ sinh ý thức hàng đầu

Rác không vung vãi trên tàu trên xe 5. Củng cố, dặn dò :

- GV cho HS trải nghiệm tình huống: “Nào mình cùng đi xe buýt”.

- GV liên hệ giáo dục: Muốn giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, các em phải làm gì ?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

+ Thực hiện tốt nội dung đã học và vận động mọi người cùng tham gia.

+ Thực hiện bài tự đánh giá theo phiếu ở trang 41 + Chuẩn bị bài sau: Bài 6

………..

THỰC HÀNH TOÁN

Tiết 17: Ôn tập về tính giá trị của biểu thức

1. Kiến thức:

- Giúp HS củng cố về cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.

2. Kĩ năng:

- Làm tốt bài tập 1,2,3,4,5 trong vở thực hành . 3. Thái độ:

- HS có ý thức học toán - Phân hóa: HSNK bài 4 II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’):

- Gọi 1Hs lên bảng làm bài tập 4 (T115), hs dưới lớp làm nháp.

- Lớp nx, Gv nx và đánh giá.

B. Bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài ( 1’ )

2. Luyện tập thực hành ( 31’ )

*Bài 1: Tính giá tri của biểu thức - Gọi Hs nêu y/c của bài.

- Gọi 4 hs lên bảng làm bài, Hs dưới lớplàm bài vào vở thực hành.

-1 HS lên bảng làm bài. Hs dưới lớp làm nháp.

- HS nhận xét bài làm

- Hs đọc yêu cầu - Hs làm bài

a) 46 + (12- 8) = 46 + 10 = 56 37 - (11 + 9) = 37 - 20 = 17 b) 40 - 13 - 7 = 27 - 7 = 20 68 + 12 - 42 = 80 - 42 = 38

(15)

- Gọi hs đứng tại chỗ nêu lại cách làm.

- Gv nx và đánh giá, củng cố.

Bài 2: Tính giá tri của biểu thức - Gọi Hs nêu y/c của bài.

- Gọi 4 hs lên bảng làm bài, Hs dưới lớplàm bài vào vở thực hành.

- Gọi hs đứng tại chỗ nêu lại cách làm.

- Gv nx và đánh giá, củng cố.

Bài 3: >, <, =

- Gọi Hs nêu y/c của bài.

- Y/c hs làm cá nhân ra vở

- Gọi hs chữa miệng từng phép tính và giải thích

- Gọi hs nx

- Gv nx và đánh giá, củng cố.

Bài 4

- Gọi 1 hs đọc bài

? Bài cho biết gì?

? Bài hỏi gì?

- Gv hướng dẫn hs làm bài.

- Y/c hs làm vở, 1 hs làm bảng phụ.

- Gọi hs nx

- Gv nx và tuyên dương Bài 5: Đố vui.

- Gọi H nêu y/c của bài.

- Hs lắng nghe và nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu - Hs làm bài

a) (23 + 11) x 2 = 34 x 2 = 68 (45 - 11) x 3 = 34 x 3 = 102 b) (17 + 43) : 6 = 60 : 6 = 10 (60 - 15) : 5 = 45 : 5 = 9

- Hs lắng nghe và nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu - Hs làm:

(3 + 4) x 5 = 35 11 > (65 - 15) : 5 5 < 3 x ( 6 : 3) - Hs nêu

- Hs lắng nghe và nhận xét.

- Hs đọc

- Người ta xếp đều 800 cây giống vào 5 luống. Trên mỗi luống, các cây được chia đều thành các hàng, mỗi hàng 8 cây.

- Mỗi luống có bao nhiêu hàng cây giống.

- Hs lắng nghe.

- Hs thực hiện theo y/c của gv.

Giải

Mỗi luống có số cây là:

800 : 5 = 160 ( cây) Mỗi luống có số hàng là:

160 : 8 = 20 (hàng) Đáp số: 20 hàng - Hs nx

- lắng nghe.

- Hs đọc: Viết chữ số thích hợp vào ô

(16)

- Y/c hs làm bảng con

- Gv nx, đánh giá, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò ( 5’ ) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học sau.

trống.

- Hs làm - Lắng nghe.

- Lắng nghe.

……….

ĐẠO ĐỨC Tiết 17:

BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ ( tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết công lao của các thương binh liệt sĩ đối với quê hương, đất nước 2. Kĩ năng

- Biết kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

3. Thái độ

- HS có y thức biết ơn, kính trọng, quan tâm và giúp đỡ đến thương binh liệt sĩ

* GD KNS:Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.

- Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh, ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu).

- HS: VBT Đạo đức 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’):

- Vì sao phải biết ơn thương binh và gia đình liệt sĩ?

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới: (32’) 1. Giới thiệu bài 2. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.

- Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh ( hoặc ảnh ) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.

- Các nhóm nhận tranh ảnh và cho biết

- Thương binh liệt sĩ là những người có công lao to lớn với đất nước.

- Hs thành lập nhóm.

- Các nhóm thảo luận và trả lời.

(17)

+ Người trong tranh hoặc ảnh là ai?

+ Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng liệt sĩ đó?

+ Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về anh hùng liệt sĩ đó?

- Gọi các nhóm trình bày.

* GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở hs học tập theo các tấm gương đó.

Hoạt động 2: Múa hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề biết ơn liệt sĩ.

- GV nhận xét tuyên dương hs đã thể hiện hay.

* GDKNS: Thương binh, liệt sĩ là những người hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.

C. Củng cố dặn dò: (3’)

- Gọi HS nêu lại nội dung cuối bài - GV nhận xét tiết học

- Dặn học bài và chuẩn bị bài sau ôn tập.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS hát múa, đọc thơ, kể chuyện...

- Lớp nhận xét.

_____________________________________

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 27/12 /2019

Ngày giảng: Thứ năm/ 2/1/2020

Toán

Tiết 84: HÌNH CHỮ NHẬT.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.

2. Kĩ năng:- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh góc).

3. Thái độ:- Có thái độ yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, VBT , bảng phụ III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS lên bảng làm bài - Dưới lớp nhận xét

- GV nhận xét B.Dạy bài mới: 30’

1. GTB:Gv giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Giới thiệu hình chữ nhật

- GV vẽ hình chữ nhật ABCD

Tính giá trị của biểu thức;

320 + 60 : 5 (45 + 129) x 8

(18)

- GV giới thiệu: Đây là hcn ABCD - Gọi 1 số HS đọc tên hình chữ nhật.

- HS dùng thước đo độ dài các cạnh.

- So sánh độ dài cạnh AB và CD, AD và BC?

- So sánh độ dài cạnh AB và AD - GV: Hai cạnh AB = CD là hai chiều dài của hình chữ nhật.

Hai cạnh AD = BC là 2 chiều rộng của hình chữ nhật.

- Vậy hình ntn được gọi là hình chữ nhật? ( HS trao đổi nhóm đôi)

- Nhiều HS nêu đặc điểm của HCN 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1

- 1 HS đọc và nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân

- 1 HS nêu kết quả miệng - Chữa bài :

- Nhận xét Đ - S?

- Giải thích cách làm?

- Vì sao hình ABCD và hình GHIK không phải là hình chữ nhật?

GV: Hình MNPQ và hình RSTU là hình chữ nhật vì 2 hình này đều có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

Bài 2

- 1 HS nêu yêu cầu

- 1 HS nêu kất quả miệng - Chữa bài :

- Nhận xét Đ - S?

- Nêu cách đo độ dài mỗi hình?

GV: Khi đo ta thấy có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

Bài 3

- 1 HS đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu gì?

- Hình bên có mấy hình chữ nhật?

- Nêu chiều dài, chiều rộng của các hình dựa vào số đo trên hình vẽ.

- 1 HS làm bài trên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét Đ - S?

+ Giải thích cách làm?

- Hình chữ nhật ABCD:

+ Độ dài của cạnh: AB = CD + Độ dài của cạnh BC = AD + Độ dài cạnh AB > AD

- Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài = nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

Bài 1. Trong các hình sau hình nào là hình chữ nhật?

Bài 2: Đo rồi cho biết độ dài mỗi hình chữ nhật sau:

Bài 3. Tìm chiều dài, chiều rộng của mỗi hình chữ nhật có trong hình sau(DC = 4cm, BN = 1cn, NC = 2cm)

- 3 hình chữ nhật trên có chiều dài bằng nhau, còn các chiều rộng khác nhau.

Bài 4: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được hình chữ nhật:

- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Lắng nghe.

- HS trả lời.

(19)

- 3 hình chữ nhật có chiều dài ntn?

Bài 4

- HS nêu yêu cầu bài tập - Bài tập yêu cầu gì?

- 2 HS lên bảng làm.

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

GV: Từ hình cho trước, để có hình chữ nhật, ta dựa vào phần có 2 góc vuông trước, kể thêm 1 đoạn thẳng nữa tạo thành hình chữ nhật có 4 góc vuông và có 2 cặp cạnh bằng nhau.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Hình ntn được gọi là HCN?

- GV nhận xét giờ học

……….

Luyện từ và câu

Tiết 17: ÔN TẬP VỀ TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI – THẾ NÀO? DẤU PHẨY.

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật. Ôn câu Ai – thế nào?

- Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.

2. Kĩ năng

- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng.

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.

3. Thái độ- Có thái độ yêu thích môn học.

* BVMT: Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên nhiên đất nước ( nội dung đặt câu ).

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ , phấn màu III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS chữa bài 1,2 ( VBT - tuần 16) - HS - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới: 30’

1. GTB: GV nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS làm bài theo nhóm bàn.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- GV nhận xét , chốt lại kết quả đúng.

- Các câu được đặt theo mẫu câu nào?

- 2 HS lên bảng.

Ôn về từ chỉ đặc điểm. Câu theo mẫu Ai - thế nào? Dấu phẩy.

Bài 1: Tìm những từ nói về đặc điểm...

a, Mến dũng cảm, tốt bụng, không ngần ngại khi cứu người. ( Mến biết sống vì người khác)

(20)

- Mỗi câu nói lên đặc điểm của những nhân vật nào?

Bài 2

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS làm bài vào vở.

- 1 số HS nêu kết quả miệng.

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ- S, bổ sung

- Câu viết theo mẫu Ai - thế nào? thường dùng để chỉ về điều gì?

- HS - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

GV: Câu viết theo mẫu Ai - thế nào? thường dùng để chỉ đặc điểm của người vật.

Bài 3

- HS đọc yêu cầu của bài - H. Bài tập yêu cầu gì?

- 1 HS lên bảng làm bài tập - Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

- 1 số HS đọc lại các câu văn.

- Qua bài tập này, em thấy dâu phẩy có tác dụng gì?

- Khi đọc câu có dấu phẩy, em cần lưu ý điều gì?

- GV: Dấu phẩy dùng để tách các bộ phận cùng trả lời cho 1 câu hỏi, đặt cạnh nhau. Khi đọc câu có dấu phẩy cần nghỉ hơi sau dấu phẩy.

* GDBVMT : Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên nhiên đất nước ( nội dung đặt câu ).

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- Bài học hôm nay cung cấp cho các em những kiến thức nào?

- GV nhận xét tiết học.

b, Anh Đom Đóm chuyên cần. ( chăm chỉ, tốt bụng)

c, Chàng Mồ Côi thông minh ( công minh, biết bảo vệ lẽ phải,...)

- Đây là những câu nói lên đặc điểm của các nhân vật: Mến, anh Đom Đóm, chàng mồ côi.

Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai - thế nào?để miêu tả 1 người.

Ai Thế nào?

a, Bác nông dân.

b, Bông hoa trong vườn.

c, Buổi sớm hôm qua.

Bài 3: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:

a, ếch con ngoan ngoãn, chăm chỏ, thông minh.

b, Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa chỉ dìu dịu.

c, Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi nặng lẽ giữa những hàng cây hè phố.

- Khi đọc cú dấu phẩy cần nghỉ hơi.

- HS trả lời.

……….

BUỔI CHIỀU THỰC HÀNH TOÁN- PHÒNG HỌC TRẢI NGHIỆM

………..

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 33: LUYỆN ĐỌC BÀI SÀI GÒN TÔI YÊU I-MỤC TIÊU:

(21)

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc đúng cả bài Sài Gòn tôi yêu to, rõ ràng, rành mạch.

2. Kĩ năng- Trả lời đúng nội dung câu hỏi bài tập 2, 3.

3. Thái độ:- Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên, đất nước Việt Nam.

- Phân hóa: Bài 2 HSNK

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở bài tập thực hành III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV A.Kiểm tra bài cũ: 4’

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- Cho lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết B. Bài mới: 30’

Bài tập 1:

- Gọi 2 học sinh đọc nội dung câu chuyện: Sài Gòn tôi yêu

+ Luyện đọc trong nhóm Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu - Bài đọc trên nói về điều gì?

- Những từ ngữ “phố phường náo nhiệt xe cộ”, “cái tĩnh lặng của buổi sang”,

“đêm khuya thưa thớt tiếng ồn” thể hiện nét riêng nào của Sài Gòn?

- Vì sao Sài Gòn không có người Bắc, người Trung, người Nam,… mà chỉ toàn người Sài Gòn?

- Đâu là nét đặc trưng trong tính cách người Sài Gòn?

GV: Cần phải biết yêu yêu quý cảnh đẹp cũng như con người ở Sài Gòn.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- Hệ thống nội dung bài học.

Hoạt động của HS - Cả lớp hát

- HS đọc yêu cầu vài

- Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm - Đại diện nhóm đọc

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- Tình yêu với mảnh đất và con người Sài Gòn.

- Sài Gòn ở mỗi thời điểm trong ngày có một vẻ riêng.

- Vì ai sống lâu, sống quen ở đây cũng coi Sài Gòn là quê.

- Thẳng thắn, chân thành

………..

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 34: Ôn tập mẫu câu Ai thế nào? Phân biệt r/d/gi.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết phân biệt các chữ r/d/gi, vần ăt/âc - Luyện tập củng cố về mẫu câu ai thế nào?

2. Kĩ năng

- HS điền đúng chữ r, d, gi vần ăt, ăc dấu hỏi vào ô trống

- Đặt đúng câu cho bộ phận in đậm ở bài tập 2. Điền đúng dấu phẩy cho các câu in nghiêng trong bài tập 3.

(22)

3. Thái độ

+ GD HS yêu thích tiếng việt - Phân hóa: Bài 3 HSNK II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ

HS: Vở thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

? Mẫu câu Ai thế nào gồm có mấy bộ phận là những bộ phận nào?

- Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới: ( 32’) 1. Giới thiệu bài:

2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn HS xác định bộ phận in đậm trong mỗi câu và cho biết bộ phận in đậm đó trả lời cho câu hỏi nào?

- Mời HS xác định và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu

a) Nụ cười của các cô gái thân tình, tươi tắn.

b) Người Sài Gòn rất thẳng thắn, chân thành.

c) Người Sài Gòn rất thẳng thắn, chân thành.

- Y/C HS nhận xét - GV nhận xét và chốt ý Bài 2: (a)

- Gọi HS đọc yêu cầu

Điền chữ r,d hoặc gi vào chỗ chấm trong đoạn thơ

- GV chia lớp thành 2 nhóm làm bài

- Mời HS các nhóm trình bày bài làm

2 HS trả lời nhận xét (gồm 2 bộ phận, bộ phận 1 trả lời cho câu hỏi ai, bộ phận 2 trả lời cho câu hỏi thế nào)

2 HS đọc yêu cầu

- HS nghe GV hướng dẫn và xác định

- HS xác định và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu - Nụ cười của các cô gái như thế nào?

- Ai rất thẳng thắn, chân thành?

- Người Sài Gòn thế nào?

- HS nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- HS làm theo 2 nhóm điền các chữ r, d hoặc gi vào chỗ chấm trong đoạn thơ

- HS trình bày bài làm Nửa đêm em tỉnh giấc Bước ra hè em nghe

Nghe tiếng sương đọng mật

(23)

- Y/C HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng Bài 3.

- Gọi HS đọc yêu cầu

Điền dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu in nghiêng?

- GV hướng dẫn HS điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu in nghiêng có trong đoạn văn

- Yêu cầu HS làm các nhân vào vở thực hành

- Mời HS trình bài bài làm - Y/c HS nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá C. Củng cố, dặn dò: ( 3’) - Hệ thống nội dung bài học.

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà xem lại bài tập và chuẩn bị bài học sau.

Đọng mật trên cành tre.

Nghe ri rỉ tiếng sầu Nó đang thở cuối vườn Nghe rì rầm rặng duối Há miệng đòi uống sương - HS nhận xét

- HS đọc Y/C bài

- HS nghe GV hướng dẫn

- HS làm các nhân vào vở thực hành

- HS trình bài bài làm Làm vào vở thực hành

Lắng nghe

____________________________________

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 27/12 /2019

Ngày giảng: Thứ sáu/ 3/1/2020 Toán

Tiết 85: HÌNH VUÔNG I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhận biết được hình vuông là hình có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.

2. Kĩ năng:- HS biết vẽ hình vuông.

3. Thái độ:- Có thái độ yêu thích môn học II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở, bảng phụ III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Hình ntn được gọi là HCN?

- Dưới lớp nhận xét - GV nhận xét - đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài 2. HS nhận biết đặc điểm của hV.

- HS trả lời.

(24)

- GV đưa ra một số mô hình cho HS nhận biết.

- Yêu cầu HS quan sát hình vuông rồi nêu đặc điểm của hình vuông?

- Hình vuông có mấy góc? Các góc ntn?

- Đo và nhận xét độ dài các cạnh của hình vuông?

- GV: Hình vuông là hình có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.

- Tìm những đồ vật có dạng hình vuông?

- Hình vuông và hình chữ nhật giống và khác nhau ở những điểm nào?

3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1

- 1 HS đọc và nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân

- 1 HS nêu kết quả miệng - Chữa bài :

+ Nhận xét Đ - S?

- Dựa vào đâu để em nhận biết hình EGHI là hình vuông?

GV: Hình EGHI là hình vuông vì có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.

Bài 2

- 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS nêu kết quả miệng - Chữa bài :

+ Nhận xét Đ - S?

+ Nêu cách đo độ dài mỗi hình?

GV: Hình vuông ta chỉ cần đo 1 cạnh là biết được số đo của các cạnh còn lại vì: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.

Bài 3. Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông:

- HS nêu yêu cầu bài tập - Bài tập yêu cầu gì?

- 2 HS lên bảng làm.

- Chữa bài:

+ HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

GV: Dựa vào 1 cạnh cho trước, đo 2 cạnh còn lại bằng 1 cạnh cho trước đó rồi kẻ.

Bài 4: Vẽ theo mẫu:

- 1 HS đọc yêu cầu H. Bài tập yêu cầu gì?

H. Hình mẫu có mấy hình vuông? được sắp xếp ntn?

- 1 HS làm bài trên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét Đ - S?

+ Giải thích cách làm?

GV: Chia đôi mỗi cạnh của hình vuông bên ngoài để lấy điểm giữa của mỗi cạnh rồi nối các diểm đó lại ta được hình bên trong.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Hình ntn được gọi là h.vuông?

- Về nhà làm bài trong VBT

- GV nhận xét giờ học.

Hình vuông ABCD có:

+ 4 góc vông.

+ 4 cạnh bằng nhau:

AB = BC = CD = DA - 1 số HS nhắc lại.

- Mặt của 1 số đồng hồ, bề mặt của viên gạch hoa, khăn mùi xoa, ...

+ Giống nhau: Cả 2 hình đều có 4 góc vuông + Khác nhau:

-Hình chữ nhật: có 2 cạnh dài = nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau

Bài 1. Trong các hình sau hình nào là hình vuông?

Bài 2: Đo rồi cho biết độ dài mỗi hình vuông sau:

Bài 3.

- HS trả lời

……….

Tập làm văn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch- đẹp2. Kĩ

Thái độ: Học sinh có ý thức thực hiện tốt và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông

- Tranh ảnh về các hành động có ý thức/ không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.. - Các tranh ảnh trong sách Văn hóa

- Tranh ảnh, video về các hành động có ý thức/ không có ý thức khi đi trên hè phố để trình chiếu minh họa?. - Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.. - Các hình ảnh trong

Thiếu nhi phải thật thà dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm mới xứng đáng là cháu ngoan

Mọi người ngồi đều hai bên thuyền và đều mặc áo phao.. Tham khảo một số

Học sinh có ý thức thực hiện tốt và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công