• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 35 Ngày soạn: 15/05/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 5 năm 2022 Tập đọc – Kể chuyện

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Giải nghĩa các từ trong bài: tiều phu, khoảng dập bã trầu, phú ông, rịt.

- Nêu được nội dung bài: ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

- Kể lại từng đoạn câu chuyện một cách tự nhiên, trôi chảy dựa vào các câu hỏi gợi ý.

- Lắng nghe, nhận xét bạn kể và kể tiếp đoạn truyện bạn vừa kể

- Yêu thương, giúp đỡ người thân và mọi người xung quanh; yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

*BVMT: yêu quý thiên nhiên, có ý thức BVMT sống xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: video nhạc, hình ảnh về mặt trăng tròn, hình ảnh con người thám hiểm mặt trăng câu văn cần hướng dẫn đọc,……

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- Mở video cho HS nghe và hát bài: Chú cuội chơi trăng - nhạc sĩ An Thuyên

+ Bài hát nói đến ai?

+ Theo con, vì sao trên cung trăng có hình chú cuội ngồi gốc cây đa?

- GV: Mỗi khi nhìn lên mặt trăng, đặc biệt là những ngày trăng sáng các em thấy vệt đen nhạt nằm ở một góc mặt trăng. Đó được người xưa tưởng tượng là hình cây đa và chú cuội (chỉ tranh). Vì sao mặt trăng lại có hình ảnh chú cuội ngồi gốc cây đa?

Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài hôm nay để hiểu rõ về điều kì lạ này nhé.

- GV ghi tên bài lên bảng

2. HĐ hình thành kiến thức mới (40-45p) a. Luyện đọc

* Đọc mẫu toàn bài

- HS múa phụ họa và hát theo

- Bài hát nói đến chú cuội ngồi gốc cây đa chơi trên trăng

- HS trả lời theo ý hiểu - Lắng nghe

(2)

- Đọc mẫu toàn bài 1 lượt - Hướng dẫn đọc toàn bài:

* Đọc từng câu:

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - Theo dõi, sửa phát âm cho HS

- Ghi bảng một số từ khó cho HS luyện đọc: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, cựa quậy.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Yêu cầu đọc HS đọc nối tiếp đoạn - Hướng dẫn đọc:

Ngày nay,/ mỗi khi nhìn lên mặt trăng,/

ta vẫn thấy chú Cuội/ ngồi dưới gốc cây thuốc quý.//

- Gọi HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Yêu cầu đọc từng đoạn theo cặp - Tổ chức thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương - Mời 1 HS đọc cả bài b. Tìm hiểu nội dung bài - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1

+ Nhờ đâu mà chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?

- Mời một em đọc đoạn 2.

+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?

+ Hãy thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội?

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3

+ Vì sao chú Cuội lại bay lên cung trăng?

+ Theo em, chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào?

- HS theo dõi SGK

- Đọc nối tiếp câu (2 lượt) - Luyện đọc từ khó

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn

- HS nêu cách ngắt câu rồi luyện đọc câu vừa ngắt

- Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Đọc từng đoạn trong nhóm - 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 - Lớp nhận xét, bình chọn - 1 HS đọc

- Lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi - Tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý

- Một em đọc, lớp đọc thầm theo.

- Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người, Cuội đã cứu sống nhiều người trong đó có con gái phú ông và được phú ông gả con gái cho

- Vợ Cuội bị té vỡ đầu, rịt thuốc nhưng không tỉnh lại, Cuội nặn bộ óc bằng đất sét rồi rịt thuốc vào vợ Cuội tỉnh lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.

- Lớp đọc thầm đoạn 3.

- Vợ Cuội không nhớ lời Cuội dặn nên lấy nước giãi tưới cho cây vì thế cây bay lên trời Cuội sợ mất cây thuốc quý nên túm rễ kéo lại và cứ thế cây đưa Cuội bay lên trời.

- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.

+ Chú rất buồn vì nhớ nhà./ Chú rất buồn vì sống một mình không có người

(3)

+ Vậy câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?

=> GV nhận xét, bổ sung

3. HĐ luyện tập, thực hành (22-25p) a. Luyện đọc lại

- GV đọc mẫu hoặc gọi HSNK đọc mẫu toàn bài

- Hướng dẫn cách đọc

- Yêu cầu 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn câu chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương b. Kể chuyện

- Mời 1 HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý - Mở bảng đã viết sẵn các câu hỏi gợi ý tóm tắt mỗi đoạn.

- Mời 1 HS kể lại đoạn 1 câu chuyện - Mời HS nối tiếp thi kể lại 3 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay - Mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5-7p) + Con học được ở chú Cuội phẩm chất gì tốt đẹp?

+ Hãy tìm và nêu những câu đồng dao vui nói về chú cuội?

*BVMT:

+ Câu chuyện còn giải thích hiện tượng gì trong thiên nhiên?

=> GV: Theo góc nhìn khoa học, hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa thực tế chỉ là vết lõm trên bề mặt Mặt trăng, những vết lõm ấy là lớp bụi dày màu nâu. Được khám phá những điều bí ẩn trên mặt trăng là ước mơ của loài người từ xa xưa và mong muốn thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người.

(Cho HS quan sát hình ảnh con người thám hiểm mặt trăng).

Thiên nhiên vừa tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp vừa phục vụ lợi ích con

thân bên cạnh./ ….

- 1 - 2 HS nêu: câu chuyện ca ngợi lòng thuỷ chung, nhân hậu của Cuội….

- Lắng nghe

- Từng tốp 3 HS nối tiếp thi đọc diễn cảm 3 đoạn của câu chuyện.

- Lớp nhận xét

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- 1 HS kể mẫu

- HS nối tiếp thi kể 3 đoạn của câu chuyện.

- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất

- Tấm lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ mọi người xung quanh,…

- HS nêu: Chú cuội ngồi gốc cây đa./Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời./...

- Giải thích vì sao có hình ảnh chú cuội ngồi gốc cây đa. Câu chuyện còn cho thấy ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

- Lắng nghe và quan sát

(4)

người. Yêu quý thiên nhiên, có ý thức BVMT sống xung quanh là việc làm góp phần bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc, viết chính xác các số có 5 chữ số.

- Thực hiện thành thạo các phép tính cộng trừ, nhân, chia; tính giá trị của biểu thức. Giải bài toán liên quan rút về đơn vị; xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).

* HSNK: Làm thêm BT1d)

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, tư duy lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở ô li, nháp,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

- Mời 2 HS lên bảng thi nối nhanh số với cách đọc tương ứng

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi - GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng 2. HĐ thực hành, luyện tập (22- 25p) Bài 1: (Phần a, b, c)

- Gọi một em nêu đề bài 1 SGK - Đọc từng số yêu cầu viết số vào vở.

- Mời một em lên bảng viết vào bảng phụ

- HS tham gia trò chơi, lớp cổ vũ - Nhận xét kết quả

- HS lắng nghe

- Lớp làm vào vở bài tập.

- 1 HS viết vào bảng phụ. HSNK làm thêm câu d)

- Lớp nhận xét

43 246 Ba mươi lăm nghìn bốn trăm hai

mươ ải b y

35 427 Bốn mươi ba nghìn ba trăm hai

mươi sáu

43 326 Bốn mươi ba nghìn hai trăm bốn

mươi sáu

(5)

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra - Nhận xét, chốt kết quả đúng

- Yêu cầu HS đọc lại các số

- Yêu cầu HS phân tích cấu tạo số 90900 + Khi đọc, viết các số có 5 chữ số ta đọc, viết như thế nào?

Bài 2: Đặt tính rồi tính

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập

+ Khi đặt tính cộng, trừ, nhân cần lưu ý gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét, chốt kết quả

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện một số phép tính

Bài 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận cặp làm bài - Cho xem đồng hồ rồi trả lời câu hỏi

- Nhận xét ý kiến học sinh.

+ 1 giờ 50 phút còn có cách đọc giờ nào khác?

+ Còn 6 giờ 34 phút còn có cách đọc giờ nào khác?

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài, cho 2 HS làm bài vào phiếu

- Nhận xét, chốt kết quả đúng

+ Con có nhận xét gì về hai biểu thức phần a)?

+ Vì sao giá trị của hai biểu thức lại khác nhau?

+ Biểu thức có dấu ngoặc (có phép tính cộng, trừ, nhân, chia) thực hiện như thế

a/ 76 245 b/ 51807 c/ 90 900 - Lớp đổi chéo vở để chữa bài

- 2 – 3 HS đọc - 1 HS phân tích

- Đọc viết từ trái qua phải.

- Đặt tính thẳng hàng - 2 HS làm bảng phụ

- Nhận xét, chữa bài trên bảng

46 6925 12

250

- Quan sát mặt đồng hồ làm bài theo cặp

- Một số cặp trình bày kết quả Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18phút.

Đồng hồ B chỉ 1 giờ 50 phút.

Đồng hồ C chỉ 6 giờ 34 phút.

- Còn có cách đọc khác: 2 giờ kém 10 phút

- 7 giờ kém 26 phút

- Một em nêu yêu cầu đề bài

- HS tự làm bài, 2 HS làm vào bảng phụ

- Lớp nhận xét, chữa a) (9 + 6) × 4 = 15 × 4 = 60 9 + 6 × 4 = 9 + 24 = 33

- Số giống nhau dấu tính giống nhau nhưng kết quả khác nhau.

- Vì biểu thức thứ nhất có dấu ngoặc còn biểu thức thứ hai không có nên thứ tự thực hiện phép tính khác nhau,…..

- 2 HS nêu

34625 5

x 4508 - 78362

+ 54287

3

29508 24935

13524 54287

83795

(6)

nào?

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (10p) Bài 5: Thay đổi mệnh giá tiền: Mua 5 đôi dép cùng loại phải trả 125 000 đồng.

Hỏi mua 3 đôi dép như thế phải trả bao nhiêu tiền?

- Gọi 2 HS đọc bài toán trên bảng + BT cho biết gì? BT yêu cầu gì?

- Ghi tóm tắt bài toán lên bảng.

- Yêu cầu học sinh ở lớp làm vào vở.

- Mời một em lên bảng giải.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

+ Khi giải BT liên quan đến rút về đơn vị ta làm thế nào?

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn HS xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.

- Lớp đọc thầm.

- 2 HS nêu

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại BT - Nhận xét, chữa bài

Bài giải

Giá tiền mỗi đôi dép là:

125 000 : 5 = 25000 (đồng) Số tiền mua 3 đôi dép là:

25000 ¿ 3 = 75 000 (đồng) Đ/S: 75 000 đồng - BT liên quan đến rút về đơn vị dạng 1 - Ta làm theo 2 bước

- Lắng nghe

Đạo đức

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh ôn tập củng cố lại các chuẩn mực đạo đức đã học ở kì II.

- Kiểm tra việc nắm những kiến thức và các hành vi đã học trong học kì II.

- Giải thích vì sao phải thực hiện đầy đủ các chuẩn đạo đức đó.

- Thực hành làm bài nhanh, chính xác với những hành vi đúng.

- Phát triển NL: Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo.

Năng lực điều chỉnh hành vi. Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.

- Phát triển phẩm chất: Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có ý thức, thái độ và các hành vi đúng đắn qua các bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy chiếu

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. HĐ mở đầu (5p)

- Trò chơi “ Bắn tên”. Yêu cầu HS:

+ Kể tên các bài đã học trong học kì

2. + Tốn tr ng khách nọ ước ngoài

(7)

- GV nhận xét và đánh giá, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu bài mới và ghi bài 2. HĐ luyện tập, thực hành (15p) - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV phát phiếu học tập có hệ thống câu hỏi

- HS nói cho nhau nghe theo nhóm đôi

- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày.

+ Khi gặp khách nước ngoài, chúng ta nên làm gì và không nên làm gì?

+ Tại sao cần phải tôn trọng đám tang?

+ Tại sao cần tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?

- GV nhận xét, tuyên dương.

* GV kết luận: Chúng ta cần thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi trên.

Tổ chức cho

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (20p) - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4

- Yêu cầu các nhóm HS thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống.

- HS thảo luận, phân công đóng vai - HS thực hiện nhiệm vụ được phân công

- Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình.

- GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi, nhận xét, chia sẻ bổ sung.

- GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai. - GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi sau:

+ Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện như mình.

+ Tốn tr ng đám tangọ

+ Chăm sóc cây trố+ng, v t nuối.ậ - HS lăng nghe

- HS th o lu n nhómả ậ

- Đ i di n nhóm trình bàyạ ệ - HS nêu

- HS lăng nghe

- HS ho t đ ng nhóm 4ạ ộ 2. Đóng vai:

TH1: Có m t v khách nộ ị ước Anh đên thăm trường em và yêu câ+u các em gi iớ thi u cho nghe vê+ trệ ường mình.

TH2: Tuân và H i đang trên đả ường đi h c thì g p m t đám tang.ọ ặ ộ

TH3: Áo khoác c a Nam tren trên mócủ t nhiên r i xuống. Mây b n nam điự ơ ạ qua giâ<m chân lên. Nêu có m t đó,ặ ở em se< làm gì?

- HS nh n xétậ - HS lăng nghe

- HS th c hi nự ệ

(8)

Tự nhiên xã hội ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể tên con vật và đặc điểm của các con vật thuộc nhóm côn trùng, tôm, cua, cá, chim và thú

- Kể về các loài cây có một trong các dặc điểm : thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ phụ, rễ chùm, rễ củ.

- Yêu thiên nhiên, yêu quý và bảo vệ các loài vật xung quanh.

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực tìm tòi và khám phá.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Phiếu học tập

- Học sinh: Sách giáo khoa, tranh ảnh các loài cây (vật thật) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức trò chơi: Tiêu diệt con vật có hại.

- Cách chơi: GV nói tên các con vật có ích (con gà, con lợn, con ngựa, con chim,...) thì người chơi hô bảo vệ và giơ tay phải lên. Khi GV nói các con vật có hại (muỗi, gián, ruồi, châu chấu,..) thì người chơi hô tiêu diệt và giơ tay trái lên. GV có thể làm động tác đúng hoặc sai với lời nói để lừa người chơi. Ai làm không đúng sẽ bị phạt.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- GV tổng kết, đánh giá trò chơi.

- Kết nối với bài học: Qua trò chơi vừa rồi cô thấy các con đã biết phân biệt các con vật có ích và có hại. Giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn lại nội dung kiến thức và kể lại tên những con vật, cây cối trong tự nhiên nhé!

2. HĐ luyện tập, thực hành (27p)

a. Thảo luận nhóm

- GV phát phiếu học tập có kẻ

- HS lăng nghe

- HS tham gia ch iơ

- HS nh n phiêu và th o lu nậ ả ậ

(9)

bảng (như trang 133 SGK) cho HS. Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi

- Đại diện 1 số nhóm trình bày.

Tên nhóm động vật

Tên con vật

Đặc điểm

- GV nhận xét, khen HS làm việc tốt, sáng tạo.

b. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng - GV cho HS quan sát một số loài cây

Bước 1: GV chia lớp thành một số nhóm.

+ GV chia bảng thành các cột tương ứng số nhóm.

Bước 2: GV gợi ý: Cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo,…), rễ cọc (hoặc rễ chùm,…), ”

+ Lưu ý : mỗi HS trong nhóm chỉ được ghi một tên cây và khi HS thứ nhất viết xong về chỗ, HS thứ hai mới được lên viết.

- 1 số nhóm trình bày Tên

nhóm ĐV

Tên con vật

Đặc điểm Cốn

trùng

Muố<i, ruố+i, gián,...

Khống xương sống, có 6 chân, chân phân đốt, đa số có cánh Tốm, cua Tốm

hùm, cua bi n, cuaể đố+ng,...

Khống có xương sống, cơ thể được bao b i vở ỏ c ng,ứ nhiê+u chân phân đốt

Cá Cá vàng,

cá qu , ả cá m p,..ậ

Có xương sống, sống dưới nước, th bă+ng mang,ở có v y, có vâyả Chim Đ i bàng,ạ

ho mi,ạ đà đi u,..ể

Có xương sống, có lống vũ, có m , hai cánh và ỏ chân.

Thú Trâu, bò, h , dê,...ổ

Có lống mao, đẻ con, nuối con bă+ng s a.ữ

- Nhóm khác nh n xétậ

- HS quan sát nh n nhi m vậ ệ ụ

- HS trong nhóm se< ghi lên b ng tên câyả có thân m c đ ng, rê< c c,…ọ ứ ọ

- HS tiên hành ch i. Nhóm nào viêtơ nhanh và đúng là nhóm đó thăng cu c.ộ - Lăng nghe và ghi nh (th c hi n)ớ ự ệ

* Đáp án d kiến:

+ Thân đ ng: bàng, phứ ượng,...

+ Thân leo: bâ+u, bí, d a,..ư + Thân bò: rau má, c b ,...ỏ ợ + Rê< c c: bọ ưởi, nhãn,..

+ Rê< chùm: lúa, ngố, hành,...

+ Rê< ph : đa, si,...ụ

+ Rê< c : su hào, cà rốt, khoaiủ

(10)

Bước 3: GV yêu cầu HS nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi (mỗi lượt chơi GV nói một đặc điểm của cây).

- Gọi HS các nhóm khác nhận xét.

- GV tổng kết, đánh giá

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3p)

+ Để bảo vệ môi trường và các con vật có ích con cần phải làm gì?

- GV nhận xét, kết luận

- GV hướng dẫn ghi chép sổ tay những kiến thức quan trọng trong chương trình TNXH lớp 3.

- Nhóm khác, nh n xétậ

- HS tr l i.ả ờ

- HS lăng nghe

Ngày soạn: 15/05/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 5 năm 2022 Tập đọc

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, lặn lội, cụm lúa - Đọc trôi chảy, đọc bài với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương của những người lao động

- Hiểu từ trong phần chú thích

- Hiểu được nội dung bài thơ: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.

- Học thuộc lòng bài thơ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3 phút)

- HS đọc bài:" Sự tích chú Cuội cung trăng"

- Học sinh đọc

(11)

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: (1 - 2') b. Luyện đọc đúng: (15 - 17')

- Nêu yêu cầu học thuộc lòng - GV đọc mẫu, chia 5 khổ thơ.

• Khổ 1

- Đọc đúng: lũ lượt, chiều nay, lật đật - GV hướng dẫn HS đọc giọng khá gấp gáp, nhấn giọng các từ: lũ lượt, chui - Giải nghĩa : lũ lượt, lật đật

- GV đọc mẫu - HS luyện đọc

• Khổ 2

- Đọc đúng: nặng hạt, xoè tay, làn nước mát

- HD đọc giọng nhanh, gấp gáp, nhấn giọng các từ: chớp, nặng hạt

- GV đọc mẫu - HS luyện đọc

• Khổ 3

- Đọc đúng: reo, hát

- HD đọc giọng nhanh, gấp gáp, nhấn giọng các từ : reo, háy, trầm, cao, dồn - HS khá đọc mẫu - HS luyện đọc

• Khổ 4 - Đọc đúng: xỏ

- Hướng dẫn đọc giọng khoai thai, nhấn giọng từ: tí tách

- GV đọc mẫu- HS luyện đọc

• Khổ 5:

- Đọc đúng: lặn lội, cụm lúa

- GV hướng dẫn: đọc hạ giọng, thể hiện tình cảm của tác giả, nhấn giọng: cụm lúa, phất cờ

- GV đọc mẫu- HS luyện đọc

* Đọc nối tiếp đoạn: 2 lượt

* Đọc toàn bài: HD: - Đọc bài với giọng tình căm, nhấn giọng vào những từ ngữ: lũ lượt, lật đật, chui, chớp, nặng hạt… và thay đổi giọng đọc ở mỗi đoạn

- HS đọc cả bài: 2 em

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10 - 12')

• HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu:

-Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ?

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

- Đọc nối tiếp câu (2 lượt)

- Luyện đọc từ khó

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn

- HS nêu cách ngắt câu rồi luyện đọc câu vừa ngắt

- Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Đọc từng đoạn trong nhóm - 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 - Lớp nhận xét, bình chọn

-2 HS đọc

- Lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi Khổ thơ 1tả trước cảnh cơn mưa : mây đen lũ lượt mặt trời chui vào trong mẩy

(12)

GV ghi bảng : mây, chớp, mưa, sấm Chuyển ý : Khi trời mưa thì sinh hoạt của gia đình như thế nào ?

• HS đọc thầm khổ 4

Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?

Chuyển ý : Trong khi trời mưa còn ai vẫn lặn lội ngoài đồng ?

• HS đọc thầm khổ 5

- Vì sao mọi người thương bác ếch?

- Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai? (Nghĩ đến cô bác nông dân …)

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong bài thơ? (nhân hoá) - Bài thơ tả cảnh gì, ở đâu?

d. Luyện đọc thuộc lòng: ( 5 - 7')

- HD đọc: Đọc trôi chảy, giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động của tác giả

- GV đọc mẫu – HS đọc từng khổ thơ, cả bài

- HS nhẩm từng đoạn, cả bài

- Luyện đọc thuộc từng đoạn, cả bài – Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: 4- 6’

- Về học thuộc bài thơ - Chuẩn bị bài sau

Khổ 2,3: tả trận mưa giông đang xảy ra

- Một em đọc, lớp đọc thầm theo.

Cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xỏ kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai

- Lớp đọc thầm đoạn 5.

Vì bác lăn lội trong mưa để xem từng cụm lá lúa đã phất cờ lên chưa

- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.

- 1 - 2 HS nêu: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả, yêu thương những người lao động của tác giả.

- Lắng nghe

- Từng tốp 3 HS nối tiếp thi đọc diễn cảm 3 đoạn của câu chuyện.

- Lớp nhận xét

- Lắng nghe

Chính tả DÒNG SUỐI THỨC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng bài chính tả bài thơ Dòng suối thức

- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: ch/ tr hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.

- Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, Nl giiat quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Phát triển phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ.

(13)

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- Trò chơi: “Thi viết nhanh”

- GV tổ chức chơi theo nhóm 4, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng, dưới lớp quan sát và cổ vũ cho các bạn.

- GV yêu cầu HS viết đúng, đẹp cách từ cô yêu cầu: chân lí, chân tình, trân trọng, chân tay, chân trời,…

- GV quan sát HS tham gia trò chơi.

- GV gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới ( p) - GV đọc bài thơ: Dòng suối thức.

- GV mới HS đọc lại bài thơ.

+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?

+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?

+ Cách trình bày bài thơ?

+ Bài thơ có những chữ nào cần viết hoa?

+ Bài thơ có những chữ nào dễ viết sai?

- GV yêu cầu HS luyện viết những chữ dễ viết sai.

- GV quan sát HS viết và uốn nắn với HS viết chưa đúng.

3. HĐ luyện tập, thực hành (20-22p)

* HS nghe – viết

- Mời HS nhắc lại tư thế ngồi viết

- GV đọc toàn bài chính tả một lượt, sau đó đọc từng dòng thơ cho HS viết.

- GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút,...

- GV đọc cho HS soát lỗi, chữa lỗi.

- HS lăng nghe.

- HS th c hi n.ự ệ

- HS dướ ới l p theo dõi.

- HS nêu - HS lăng nghe

- HS theo dõi SGK

- 2 HS đ c l i, c l p theo dõi SGK.ọ ạ ả ớ

+ M i v t đê+u ng : ngối sao ng v i bâ+uọ ậ ủ ủ ớ tr i; bé ng v i bà; gió ng t n thungờ ủ ớ ủ ở ậ xa; chim ng ng n cây; núi… mây,…)ủ ọ + Trong đêm, dòng suối th c ứ đ nângể nh p cối giã g o,…ị ạ

+ HS nêu

+ Nh ng ch câ+n viêt hoaữ ữ : Ch đâ+uữ dòng

+ Nh ng ch dê< viêt sai trong bài: ữ ữ thung xa, la đà, chăn mây, nương, lượn quanh, th m thình, …ậ

- 3 HS lên b ng, c l p viêt nháp.ả ả ớ - HS th c hi nự ệ

- 1 HS nhăc l i t thê ngố+i viêtạ ư - HS viêt th ngày tháng, tên bài,….ứ - HS nghe - viêt vào v ố li.ở

- T soát lố<i bă+ng bút chì ra lê+ v . ự ở

(14)

- GV chấm 3- 5 bài

- Nhận xét về nội dung bài, chữ viết, cách trình bày,…

* HS làm bài tập chính tả Bài 2: Tìm các từ:

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài

a, Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch:

- GV gọi 3 HS lên bảng chữa bài - Nhận xét, chốt lời giải đúng:

+ Khoảng không bao la chứa đất và các vì sao: vũ trụ.

+ Nơi xa tít tắp, tưởng như trời và đất giáp nhau ở đó: chân trời.

=> Lưu ý phân biệt âm tr/ch

Bài 3: Điền vào chỗ trống tr hay ch?

- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài - GV gọi 2 HS lên bảng.

- GV nhận xét và chốt kết quả đúng:

trời - trong - trong - chớ - chân - trăng - tròn.

4. HĐ vận dụng (3p)

+ Hãy tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr

- GV nhận xét giờ học

- GV dặn HS hoàn thành bài tập và học thuộc lòng bài chính tả: Dòng suối thức.

- Đ i chéo v soát lố<i cho b nổ ở ạ

- Tr v và nh n xét bài viêt c a b n ả ở ậ ủ ạ - HS lăng nghe, rút kinh nghi mệ

- 1 HS nêu yêu câ+u.

- HS t làm bài ự

- 3 HS lên b ng viêt l i gi i. ả ờ ả - L p nh n xétớ ậ

- 2 HS đ c l i kêt quọ ạ ả

- 1 HS đ c yêu câ+u bài t p.ọ ậ

- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên b ng làmả - 2 HS đ c l i bài th sau khi đã điê+n ọ ạ ơ đúng.

- HS th cự hi nệ - HS lăng nghe Tập đọc

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 - 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII.

- Viết được một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội (BT2).

- Tương thân tương ái, đoàn kết, yêu quý bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu bốc thăm viết tên từng bài tập đọc trong học kì II - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(15)

1. HĐ mở đầu (3 phút)

- Lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. HĐ luyện tập, thực hành (17 phút) Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

- GV yêu cầu HS lên bốc thăm

- Nêu câu hỏi về nội dung về đoạn HS vừa đọc

(Tùy đối tượng HS mà GV đặt câu hỏi cho phù hợp)

- GV nhận xét, đánh giá

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (20p) Bài 2: Viết thông báo....

- Mời một em đọc yêu cầu đề bài.

+ Để buổi liên hoan có đầy đủ các bạn tham gia chúng ta cần thông báo những thông tin gì?

+ Ta cần chú ý gì khi viết thông báo?

+ Dòng đầu tiên chúng ta viết thế nào?

- Yêu cầu mỗi HS đều đóng vai người tổ chức buổi liên hoan để viết bản thông báo.

- Yêu cầu học sinh trao đổi trả lời câu hỏi theo N2:

- Gọi HS đọc bản thông báo của mình - Theo dõi, hướng dẫn

- GV nhận xét, khen HS

- Mời HS nhận xét nội dung thông báo trên bảng

- Theo dõi, nhận xét, đánh giá các bài thông báo của HS.

+ Mỗi khi trường hoặc lớp tổ chức liên hoan văn nghệ hay hoạt động tập thể con cảm thấy thế nào? Vì sao?

=> Bạn bè như anh em một nhà, chúng ta phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ

- Học sinh hát tập thể.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

- HS thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2 phút )

- HS đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.

- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn - HS nhận xét bài đọc và câu trả lời của bạn

- 2 HS nêu yêu cầu BT.

- Lớp trao đổi để trả lời câu hỏi:

+ Thông báo thời gian tổ chức, địa điểm tố chức,...

+ Bài viết theo kiểu quảng cáo phải đầy đủ thông tin, lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng.

- HS trả lời

- HS làm việc cá nhân: viết thông báo vào VBT, 2 HS viết vào tờ giấy A4 rồi trang trí cho thật đẹp.

- HS dưới lớp đọc bản thông báo - Lớp nhận xét

- HS lên dán bản thông báo lên bảng lớp rồi đọc lại nội dung trong bản thông báo.

- Lớp nhận xét cách diễn đạt, cách trang trí,...

- HS tự liên hệ

(16)

nhau....

- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị tiết sau.

- Lắng nghe

Ngày soạn: 15/05/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 5 năm 2022 Tập làm văn

Nghe - kể: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO.

GHI CHÉP SỔ TAY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe đọc từng mục trong bài Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại (kể) được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.

- Viết vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe.

- Phát triển Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Phát triển Phẩm chất: bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Ảnh minh họa từng mục trong bài: Vươn tới các vì sao.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Đếm sao”.

- GV hỏi:

+ Trong lời bài hát có nhắc đến các vì sao, vậy bạn nào có thể kể tên các vì sao mà em biết?

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS

- Bài học hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ như thế nào qua câu chuện “ Vươn tới các vì sao”.

- GV ghi tên bài.

2. HĐ luyện tập, thực hành (30p) Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV đọc bài Vươn tới các vì sao lần 1

- HS c l p hát.ả ớ

- HS nêu

- HS lăng nghe.

- HS lăng nghe

- 1 HS đ c yêu câ+u.ọ - HS lăng nghe

(17)

và hỏi HS:

+ Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông I?

+ Ai là người chỉ huy con tàu đó?

+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất?

+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ- rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?

+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào?

- GV khen ngợi HS nói chính xác, đầy đủ thông tin, thông báo hay, hấp dẫn.

Bài 2: Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên.

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV nhắc HS ghi vào sổ tay những ý chính của từng thông tin. Không ghi dài, mất thời gian, khó nhớ.

- GV nhận xét, chốt ý đúng, hay:

+ Ý a: Ngày 12/ 4/ 1961: Ga-ga-rin, là người đầu tiên bay vào vũ trụ.

+ Ý b: Ngày 21/ 7/ 1969, Am-xtơ- rông, người Mĩ, là người đầu tiên lên mặt trăng.

+ Ý c: Năm 1980, Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.

3. HĐ vận dụng (5p) - GV yêu cầu:

+ Kể cho các bạn trong lớp nghe về mốc sự kiện trong bài học.

+ Tìm hiểu thêm về con tàu vũ trụ và các hành tinh (sao hoả, mặt trăng).

- Ghi nhớ thông tin vừa nghe được và đã ghi chép lại vào sổ tay.

- Đọc các bài tập đọc trong SGK, chuẩn bị kiểm tra.

+ Ngày, tháng, năm nào, Liên Xố phóng thành cống tàu vũ tr Phụ ương Đống I là ngày 12/ 4/ 1961.

+ Người ch huy con tàu làỉ Ga-ga-rin.

+ Con tàu bay mây vòng quanh trái đât là 1 vòng.

+ Ngày nhà du hành vũ tr Am-xt -ụ ơ rống được tàu vũ tr A-pố-lố đ a lênụ ư m t trăng là ngày ặ ngày 21/ 7 1969) + Anh hùng Ph m Tuân tham gia ạ chuyên bay vũ tr trên tàu Liên h p ụ ợ c a Liên Xố năm 1980ủ .

- HS lăng nghe.

- 2 HS đ c yêu câ+u c a bài.ọ ủ - HS th c hành viêt vào s tay.ự ổ

- HS nối tiêp nhau đ c trọ ướ ớc l p.

- HS lăng nghe.

- HS th c hi nự ệ

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM,

(18)

DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên.

- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

- Yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, một số hình ảnh lũ lụt, sạt lở đất,...

- Học sinh: VBT Tiếng việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 -5p)

- Trò chơi: Chuyền hoa

Cách chơi: GV sẽ bắt nhịp 1bài hát, cả lớp cùng hát theo và cùng chuyền bông hoa đi. Khi bài hát dừng lại học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ trả lời câu hỏi được giấy trong bông hoa. Nếu trả lời đúng sẽ được nhận quà. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền cho bạn khác + Em hiểu thế nào là nhân hoá?

+ Đặt câu nhân hoá sự vật bằng những từ ngữ tả hoạt động hoặc đặc điểm của con người.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết trò chơi.

- GV kết nối vào bài học: Trong giờ học LTVC tuần này các con sẽ tìm các từ ngữ theo chủ điểm về thiên nhiên và ôn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.

2. HĐ luyện tập, thực hành (27 - 30p) Bài 1: Theo em, thiên nhiên đem lại cho con người những gì?

- Hướng dẫn HS đọc, hiểu yêu cầu, mẫu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào VBT, một nhóm làm trên bảng và gắn lên bảng.

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

- HS tham gia chơi

- HS nhận xét bổ sung.

- Nêu yêu cầu, đọc mẫu trong SGK.

- Làm bài theo nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên bảng

a. Trên mặt đất: cây cối, hoa lá, rừng, núi...

b. Trong lòng đất: than, vàng, sắt…

- HS nhận xét, bổ sung.

(19)

+ Cây cối mang lại những gì?

+ Mỏ than mang lại ích lợi gì?

+ Tỉnh nào có lượng than đá lớn nhất cả nước?

- GV kết luận: Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người.

Vậy con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta cùng chuyển sang BT2 Bài 2: Con người làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm.

- Hướng dẫn HS đọc, hiểu yêu cầu, mẫu.

- GV viết mẫu lên bảng, HD hiểu mẫu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi làm vào VBT.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- GV kết luận: Việc giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên giúp cho thiên nhiên thêm giàu đẹp hơn, trở nên có ích và phục vụ cho cuộc sống con người.

Bài 3: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT, 1HS làm trên bảng.

+ Câu chuyện trên có gì đáng cười?

+ Cây cối mang lại bóng mát, rau xanh, quả chín,..

+ Mang lại than để đun nấu, xuất khẩu,..

- Quảng Ninh - Nhận xét - HS lắng nghe

- HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở, 1 nhóm làm vào bảng phụ.

VD: + Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, chế tạo ra máy bay, tàu thủy, tàu du hành vũ trụ,…

+ Xây dựng trường học, bệnh viện, trạm xá, khu vui chơi giải trí, cung văn hoá,…

+ Gieo trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây hoa, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm,…

+ Nạo vét kênh rạch, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí,…

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

- HS nêu.

- HS làm bài cá nhân

Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi.

Một lần, em hỏi bố:...

- Đúng đấy, con ạ

- Đáng cười ở câu hỏi thơ ngây của em bé cuối câu chuyện vì thực ra Mặt Trời luôn tồn tại, chỉ có điều vào ban đêm chúng ta không nhìn thấy Mặt Trời mà

(20)

+ Dấu chấm, dấu phẩy thường được đặt ở vị trí nào trong câu?

- GV nhận xét, củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong câu.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3- 5p) + Bên cạnh những việc làm tích cực làm cho thiên nhiên giàu đẹp hơn, con người còn có tác động tiêu cực gì đối với thiên nhiên?

- Cho HS xem những hình ảnh lũ lụt, sạt lở đất,....

+ Ngay từ bây giờ con cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?

- GV nhận xét tiết học, dặn HS thực hiện giữ vệ sinh môi trường trong cuộc sống hàng ngày, chuẩn bị bài sau.

thôi

- Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu dùng để tách các bộ phận cùng loại, tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu, tách các vế câu ghép.

- HS lắng nghe.

- Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, săn bắt thú rừng, xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường,....

- Không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon, tích cực trồng cây xanh, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí....

- Lắng nghe

Ngày soạn: 15/05/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 19 tháng 5 năm 2022 Toán

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) trong đó có trường hợp cộng nhiều số

- Giải được bài toán có hai phép tính.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: nháp, vở ô li,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3-5p)

- Tổ chức trò chơi: “Truyền điện”

- Nội dung: nêu nhanh kết quả các phép tính nhân, chia trong bảng đã học hoặc nhẩm nhanh các phép tính tròn nghìn.

- Chẳng hạn: 2 × 6, 4 × 7, 24 : 6, 2000 +

- HS tham gia trò chơi

(21)

3000, 4000 × 2,…..

- Nhận xét, tuyên dương HS

- GV: Để thực hiện chính xác các phép tính trong phạm vi 100000, các con cần ghi nhớ các bảng nhân chia, cộng trừ.

Tiết học hôm nay chúng ta lại tiếp tục thực hành, luyện tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. HĐ luyện tập, thực hành (12p) Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả và nêu cách nhẩm (đặc biệt là thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng + Các phép tính có đặc điểm gì?

+ Biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện như thế nào?

+ Biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta làm thế nào?

=> GV lưu ý thứ tự thực hiện phép tính Bài 2: Đặt tính rồi tính

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập

+ Khi đặt tính với các phép tính cộng, trừ, nhân ta cần lưu ý gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân

- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và tính ở một số phép tính.

- GV nhận xét, chốt kết quả

* Lưu ý HS kĩ thuật tính

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (15p) Bài 3

- Gọi 1 HS đọc đề bài

+ Bài toán cho biết gì? BT yêu cầu gì?

- GV vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng:

- Yêu cầu 2 HS nhìn sơ đồ tóm tắt nêu lại

- Lắng nghe

- HS làm làm bài cá nhân

- 4 HS nêu miệng kết quả và cách nhẩm - Lớp đối chiếu bài và nhận xét

a/ 1000 + 2000 × 2 = 50000 (1000 + 2000) × 2 = 60000 b/ 12000 – 4000 : 2 = 10 000 (12000 – 4000) : 2 = 4000

- Là các phép tính với số tròn nghìn - 2 HS nêu

- Ta cần đặt tính thẳng hàng

- HS tự làm bài, 4 HS làm vào bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài trên bảng 4

- 2 HS nêu

2460 l dâ+u Đã bán

? l dâ+u

(22)

bài toán

- Yêu cầu HS thảo luận trao đổi cách làm sau đó trình bày bài vào vở

- Giáo viên nhận xét

+ Vì sao bài toán phải giải bằng hai bước?

+ Tìm số dầu đã bán con đã vận dụng dạng toán gì?

Bài 4 (cột 1; 2)

- GV tổ chức cho HS làm bài cột 1; 2 rồi chữa bài

- Yêu cầu HS giải thích cách điền chữ số vào ô trống

- GV nhận xét, chốt kết quả.

- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS thảo luận cặp sau đó trình bày vào vở

- 1 cặp làm vào bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa Bài giải

Số lít dầu đã bán là:

2460 : 3 = 820 (l) Số lít dầu còn lại là:

2460 - 820 = 1640(l)

Đ/S: 1640 l dầu - Vì muốn tìm số dầu còn lại, ta phải biết số dầu đã bán mà số dầu đã bán chưa biết.

- Dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số

- HSNK làm hết bài

- HS lên bảng điền và giải thích cách điền

- Lắng nghe

Tập viết ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 - 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII.

- Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, các cách nhân hóa (BT2).

- Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

- Yêu thiên nhiên và các loài vật xung quanh.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc học kì II - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

(23)

- GV cho HS nghe và hát theo bài hát

“ Chú ếch con”

+ Bài hát vừa rồi các con hát kể con vật gì?

+ Tác giả gọi con ếch bằng từ ngữ nào?

GV: Tác giả đã sử dụng từ ngữ nhân hóa để nói về chú ếch con. Bài học hôm nay cô trò mình cùng tiếp tục luyện đọc và ôn tập về từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, các cách nhân hóa nhé!

Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. HĐ luyện tập, thực hành (30p) 1. Luyện đọc

- Gọi HS lên bốc thăm đọc bài và trả lời nội dung bài.

- HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Ôn luyện về phép nhân hóa - Yêu cầu một em đọc bài tập

- Cho lớp quan sát tranh minh họa bài thơ

- Yêu cầu đọc thầm bài thơ.

+ Tìm tên các con vật được nhắc đến trong bài thơ?

- Yêu cầu cả lớp làm việc cá nhân vào tờ phiếu

+ Những con vật được nhân hóa bằng từ ngữ nào?

- Yêu cầu một số em làm xong mang bài lên dán trên bảng.

+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

=> GDHS yêu quý những loài vật xung quanh

- Giáo viên cùng lớp nhận xét đánh giá.

- HS hát - Con ếch

- Chú

- HS lắng nghe

- HS lên bảng bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi

- HS nêu yêu cầu

- Quan sát tranh minh họa các loài vật.

- Lớp đọc thầm trong sách giáo khoa.

+ Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Dã Tràng

- Thực hiện làm bài cá nhân vào phiếu.

+ Cua Càng: Thổi xôi, đi hội, cõng nồi

+ Cái Tép: Đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng

- Cậu Ốc: Vặn mình, pha trà

- Chú Tôm Lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng

- Bà Sam: Dựng nhà

- Ông Dã Tràng: Móm mém, rụng hai răng

- HS trình bày bài

- HS phát biểu theo cảm nhận của mình

- HS lắng nghe

(24)

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5p) - Yêu cầu HS đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

- Dặn dò học sinh luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

- HS đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá

Thủ công

ÔN TẬP CHƯƠNG III - IV I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm được ít nhất một đồ chơi đơn giản và đan nan thành thạo, đẹp mắt, có tính sáng tạo.

- Yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra, tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các mẫu sản phẩm trong học kì II, tranh quy trình thực hiện các sản phẩm.

- HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3 phút)

- Mở video bài hát “Đồ chơi của bé”

cho HS múa phụ hoạ theo

+ Các bạn trong bài hát đang làm gì?

+ Các con có thích chơi đồ chơi không?

=> Đồ chơi là niềm yêu thích của tất cả các bạn thiếu nhi. Các con cũng đã học làm một số đồ chơi đơn giản. Tiết học này chúng ta cùng nhau thực hành làm đồ chơi mà các con yêu thích trong số những đồ chơi các con đã học....

- Ghi tên bài

2. HĐ thực hành, luyện tập (30 phút)

- GV yêu cầu HS đặt đồ dùng lên bàn.

Sau đó cho HS kiểm tra đồ dùng học tập theo cặp.

- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.

+ Chúng ta đã học làm những đồ chơi nào trong chương Làm đồ chơi?

- GV cho HS quan sát lại các mẫu đồ chơi đã học.

- Hát và múa phụ hoạ cùng video - Các bạn chơi đồ chơi rất vui - Lắng nghe

- HS kiểm tra theo nhóm cặp đôi.

- Mời đại diện 1 số nhóm báo cáo.

- 1-2 HS kể một số đồ chơi đã học - HS quan sát các mẫu đồ chơi - Một số HS trả lời

- HS nhớ và nêu các bước làm

(25)

+ Con thích đồ chơi nào nhất?

+ Hãy nêu các bước làm đồ chơi con yêu thích?

- Nếu HS quên GV cho HS quan sát tranh quy trình mời HS nhắc lại cách làm đồ chơi yêu thích

- Chia nhóm 4, yêu cầu thực hành làm đồ chơi yêu thích theo nhóm.

- Trong quá trình HS làm bài thực hành,

GV đến các bàn quan sát, hướng dẫn những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm.

- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi để khuyến khích các em làm xong sản phẩm.

- Tuyên dương các em hoàn thành tốt.

2. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Những đồ chơi này các con có thể sử dụng như thế nào?

- Cho HS vệ sinh lớp học

- GV tổng kết giờ học và dặn HS thực hành làm đồ chơi, trang trí góc học tập cho sinh động.

- HS thực hành trong nhóm.

- Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm .

- HS đặt sản phẩm của mình lên bàn - Đánh giá sản phẩm của bạn.

- Bình chọn HS có sản phẩm đúng các bước, đẹp và sáng tạo,...

- Một số HS trình bày

+ Dùng để quạt mát khi mất điện, để trang trí lớp, trang trí phòng ngủ, phòng học của mình,...

- Lắng nghe

Chính tả ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. Thuộc được hai đoạn thơ đã học ở HK II

- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao Mai (BT2).

- Yêu thích chữ viết đẹp, cẩn thận nắn nót khi trình bày bài.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

(26)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài tập đọc học kì II - Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV cho HS nghe và hát theo bài hát

“Đếm sao"

- GV: Trên bầu trời đêm có hàng ngàn ngôi sao tỏa sáng. Các ngôi sao ấy đều có những tên gọi riêng của mình đấy. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ đi luyện đọc lại các bài TĐ đã học và tìm hiểu 1 ngôi sao qua bài chính tả “Sao Mai”

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. HĐ luyện tập, thực hành (30p) a. Luyện đọc

- Gọi 1/3 số học sinh trong lớp

- Yêu cầu lần lượt từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- Hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị.

- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc - Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc.

b. Nghe – viết bài chính tả Sao Mai

* HD HS tìm hiểu nội dung - GV đọc toàn bài viết.

- Gọi 2 HS đọc lại.

⇒ Sao Mai : tức là sao kim, có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai. Vẫn sao này nhưng mọc lúc chiều tối gọi là sao Hôm.

+ Ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả tìm từ khó viết và lấy bảng con viết các tiếng khó.

- HS cả lớp hát.

- HS lắng nghe

- Vài em nhắc lại tên bài.

- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài.

- Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại .

- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- HS lắng nghe và theo dõi bạn đọc - Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần.

- HS theo dõi ở SGK.

- 2 HS đọc lại.

- HS lắng nghe.

+ Khi bé ngủ dậy thì thấy sao Mai đã mọc; gà gáy canh tư, mẹ xay lúa, sao nhòm qua cửa sổ; mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết (đã lặn hết) sao vẫn làm bài mải miết (chưa lặn).

- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những

(27)

- YC HS đọc lại từ khó viết, dễ lẫn - Yêu cầu HS viết từ khó vào nháp.

+ Nêu cách trình bày bài thơ sao cho đẹp?

- GV: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 3ô; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

*Viết chính tả

- Mời 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết - GV đọc bài cho HS viết vào vở.

- GV đọc soát lỗi

- GV nhận xét, đánh giá

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm ( 5p)

*Trò chơi: Truyền tin bắt chữ - Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm Đầu tiên trọng tài "châm nguồn tin" bằng cách đọc to một từ có tiếng mang thanh hỏi hoặc thanh ngã. rồi chỉ vào một HS bất kỳ, HS này phải hô "hỏi", nếu từ đã xướng có thanh hỏi, hô "ngã" nếu từ đã xướng có thanh ngã. Nếu HS hô đúng thì sẽ có quyền đọc lên 1 từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã khác với từ trọng tài đã hô rồi chỉ định một bạn khác nói đúng từ mà mình đã hô. Cứ như vậy cho đến khi tất cả HS trong nhóm đều được "tuyền tin" để hô từ thì nhóm mới dừng chơi, nhường lượt chơi cho nhóm khác.

- Tổ chức cho HS chơi - GV tổng kết trò chơi - GV nhận xét tiết học

chữ dễ viết sai: Ngôi sao, chăm chỉ, xay lúa, choàng trở dậy, Sao Mai, ...

- HS đọc

- HS luyện viết vào nháp, 2 HS lên bảng viết

- Mỗi câu thơ, chữ đầu dòng đều phải viết lùi vào lề vở 3 ô li.

- Lắng nghe, ghi nhớ

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi chéo vở -> Soát bài chữa lỗi (đổi vở theo cặp )

- Lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS tham gia chơi

Ngày soạn: 15/05/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 5 năm 2022

Toán ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giải được bài toán bằng hai phép tính và tính giá trị biểu thức.

- HSNK làm thêm bài 4.

- Phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp toán học, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(28)

- Bảng phụ

- HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

1. Hoạt động mở đầu ( 3 - 5p) - Trò chơi: Bắn tên

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi.

+ Quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông?

+ Quy tắc tính tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông?

- Tổng kết trò chơi, tuyên dương HS tích cực.

- Giới thiệu bài, ghi bài mới lên bảng.

2. HĐ luyện tập thực hành: (23- 25p)

Bài 1:

- Gọi HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài vào vở.

- Khuyến khích HS làm theo 2 cách giải.

- Nhận xét, chữa bài.

- Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính.

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

- HS tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Lớp theo dõi giới thiệu bài

- 2 HS đọc đề bài.

- Hai năm trước đây số dân của một xã là 5236 người, năm ngoái số dân của xã tăng thêm 87 người, năm nay tăng thêm 75 người.

- Tính số dân của xã năm nay.

- Nêu tóm tắt, giải vào vở, 1HS làm bảng lớp.

Cách 1:

Bài giải Số dân năm ngoái là:

5236 + 87 = 5323(người) Số dân năm nay là : 5323 + 75 = 5398(người) Đáp số : 5398 người Cách 2:

Bài giải

Số dân tăng sau hai năm là:

5236 + 87 = 162 (người) Số dân năm nay là : 5236 + 162 = 5398 (người) Đáp số : 5398 người - 1 HS đọc đề bài.

- Một cửa hàng có 1245 cái áo, cửa hàng đã bán

1

3 số áo.

- Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cái

(29)

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV vẽ sơ đồ lên bảng Tóm tắt:

1245 cái áo

đã bán ? cái áo

- Nhận xét, chữa bài.

- Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Hướng dẫn HS nêu tóm tắt và giải vào vở.

GV nhận xét, chốt.

- Củng cố các dạng toán vừa ôn tập.

3. . HĐ vận dụng, trải nghiệm: (10p) Bài 4.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Trước khi điền vào ô trống, chúng ta phải làm gì?

- HS làm vào vở

- Yêu cầu đọc kết quả và giải thích.

a. Đúng b. Sai c. Đúng - GV chữa bài và chốt đán án đúng.

áo?

- 1 HS nhìn sơ đồ nêu lại bài toán - HS làm giải vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.

Bài giải

Số cái áo cửa hàng đã bán là:

1245 : 3 = 415 (cái) Số cái áo cửa hàng còn lại là:

1245 - 415 = 830 (cái) Đáp số: 830 cái áo

- 1 HS đọc đề bài.

- Theo kế hoạch, một tổ công nhân phải trồng 20 500 cây, tổ đã trồng được

1

5 số cây.

- Hỏi theo kế hoạch, tổ đó còn phải trồng bao nhiêu cây nữa?

- HS nêu tóm tắt và giải vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.

Bài giải Số cây đã trồng là:

20500 : 5 = 4100 (cây) Số cây còn phải trồng là:

20500 - 4100 = 16400 (cây) Đáp số : 16400 cây.

- Điền đúng hay sai vào ô trống.

- Ta phải tính và kiểm tra kết quả tính.

- HS làm bài.

- HS lắng nghe.

(30)

- Nhận xét giờ học.

- HD học và chuẩn bị bài sau.

Tập làm văn ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS đọc hiểu bài Cây gạo (trang 142, 143- sgk) và trả lời được các câu hỏi liên quan nội dung bài.

- Viết 1 đoạn văn ngắn 5- 7 câu kể về một người lao động.

- Phát triển phẩm chất: quý trọng và biết ơn người lao động.

- Phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5p)

- HS hát bài hát “Cái cây xanh xanh”

- GV gi i thi u bài vàớ ệ ghi tên bài.

2. HĐ luyện tập, thực hành (30p)

* Đ c hi u

- GV nêu yêu câ+u: HS đ c bài ọ Cây g oạ - Yêu câ+u HS làm vi c cá nhân, tr l iệ ả ờ các câu h i – Trao đ i nhómỏ ổ

- GV nh n xét chung, tuyên dậ ương nh ng HS làm tốt.ữ

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5p) + Đ cho s v t tr nên gâ+n gũi, đáng ể ự ậ ở

- HS hát t p thậ ể

- 2 HS đ c, l p đ c thâ+mọ ớ ọ

- HS làm bài cá nhân - Trao đ i c pổ ặ đối

- Thống nhât và chia s kêt quẻ ả trướ ớc l p

+ Câu 1: ý a) T cây g oả ạ

+ Câu 2: ý c) Vào 2 mùa kê tiêp nhau

+ Câu 3: ý c) Ba hình nh so sánh:ả Cây g o s ng s ng...tháp đèn kh ng lồ.ổ

Hàng ngàn bồng hoa...ng n l aọ hồng tươi.

Hàng ngàn búp nõn....ánh nế%n trong xanh.

+ Câu 4: ý b) Ch có cây g o và chimỉ ạ chóc được nhân hoá

+ Câu 5: ý a) Dùng m t t vốn chộ ừ ỉ ho t đ ng c a con ngạ ộ ủ ười đ nói vê+ể cây g o. ạ

(31)

yêu chúng ta dùng bi n pháp gì?ệ + Đ t 1 câu có hình nh nhân hoá?ặ ả + Đ t 1 câu có hình nh so sánh?ặ ả - Nh n xét tiêt h cậ ọ

- Bi n pháp nhân hoáệ

- HS th c hành nói câu, viêt câuự + HS th c hành nói trự ướ ớc l p - HS th c hi nự ệ

Âm nhạc ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hs biết hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Hs hát và kết hợp gõ đệm theo bài hát

- Học sinh biết cảm thụ bài hát. Hs biết kỹ năng tư thế khi hát. Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách)

- Giáo dục lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Đàn phím điện tử.

- Nhạc cụ gõ đệm.

- Bảng phụ lời ca bài hát.

- Đài, băng nhạc.

2. Học sinh

- SGK, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (3’)

- Gv cho hs nghe 1 đoạn giai điệu bài hát:Tiếng hát bạn bè mình? Đó là giai điệu của bài hát nào đã học?

- Gv yêu cầu 5 hs lên bảng biểu diễn bài hát

- Gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét, dẫn vào bài học

2. Hoạt động khám phá:Ôn bài hát Bài hát Tiếng hát bạn bè mình. (18’)

* Giới thiệu bài:

- Gv treo tranh minh họa lên hỏi học sinh bứ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá