• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 22

Ngày soạn: 15.2. 2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019 Tập đọc

TIẾNG RAO ĐÊM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.(trả lời được câu hỏi 1,2,3)

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc diễn cảm bài văn. Đọc với giọng kể linh hoạt phù hợp với tình huống trong mỗi đoạn, khi chậm, trầm lắng, khi dồn dập, căng thẳng, hồi hộp.

3.Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- B ng ph vi t s n o n v n HS c n luy n ả ụ ế ẵ đ ạ ă ầ ệ đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Đọc bài Trí dũng song toàn?

+ Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10')

- GV yêu cầu học sinh nối tiếp.

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV đọc toàn bài

c)Tìm hiểu bài(13')

Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn đầu của bài, trả lời câu hỏi:

+ Tác giả nghe tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?

+ Nghe thấy tiếng rao tác giả có cảm giác như thế nào?

+ Đám cháy xảy ra vào lúc nào?

+ Đám cháy được miêu tả như thế nào?

+ Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?

+ Con người và hành động của anh thương binh có gì đặc biệt?

Hoạt động của trò - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc cả bài

- HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài.

- HS đọc phần chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp

HS đọc thầm 2 đoạn đầu của bài.

+ Vào các đêm khuya tĩnh mịch.

+ Buồn não nuột.

+ Vào lúc nửa đêm.

+ Ngôi nhà bốc cháy lửu phừng phừng, tiếng kêu cứu ...

+ Là người bán bành giò.

+ Là một thương binh nặng, chỉ còn một chân, dời quân ngũ bán bánh giò nhưng anh đã có một hành động phi

(2)

- GV tiểu kết, chuyển ý

+ Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?

+ Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nghiệm của một công dân đối với con người trong xã hội?

- GV tiểu kết, chốt ý.

+ Nêu nội dung của truyện?

=> Ca ngợi anh thương binh nghèo dám xả thân cứu một gia đình gặp nạn....

*QTE:-Qua câu chuyện trẻ em có quyền và bổn phận gì?

d)Đọc diễn cảm(9')

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS luyện đọc.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò(3')

+ Em có suy nghĩ gì về người thương binh trong câu chuyện?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

thường.

1. Anh thương binh dũng cảm.

- HS đọc đoạn còn lại, trả lời.

+ Người ta cấp cứu cho người đàn ông và phát hiện ra anh có một chân gỗ, kiểm tra thì biết anh là một thương binh.

- Mỗi công dân đều phải có ý thức giúp đỡ mọi người khi gặp nạn.

2.Trách nhiệm của mỗi công dân với cuộc sống.

-HS nêu, nhận xét.

- HS đọc nối tiếp.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét, bình chọn

____________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.

2.Kĩ năng: Vận dụng giải một số bài toán có nội dung thực tế.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

B ng phả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

-Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thoi, chu vi hình tròn….

=> GV nhận xét 2. Bài mới

Hoạt động của trò

- 3 HS trình bày.

=> HS nhận xét.

(3)

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện tập:

Bài tập 1(12')

Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS giải.

-GV nhận xét,chốt lời giải đúng.

-Muốn tính độ dài đáy của tam giác ta làm như thế nào?

Bài tập 2( 10')

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Muốn tính diện tích hình chữ nhật, hình thoi ta làm như thế nào?

Bài tập 3(10')

.- GV hướng dẫn HS tìm lời giải.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- GV củng cố cho HS cách tính chu vi diện tích hình tròn.

3. Củng cố- dặn dò(3')

Muốn tính chu vi diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

-GV tổng kết bài, nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập, chuẩn bị bài sau.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

- HS làm vào vở, 2 HS làm vào bảng nhóm..

-Chữa bài nhận xét,bổ sung.

- Diện tích nhân 2 chia cho chiều cao.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm vào vở. Trình bày bài - Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm vào vở.

- 1 HS lên bảng làm

Chu vi của bánh xe hình tròn là:

0,35 x 3,14 = 1,099 (m) Độ dài sợi dây là:

1,099 + 3,1 x 2 = 7,299 (m) Đáp số: 7,299 m.

____________________________________

Chính tả(nghe-viết) HÀ NỘI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tìm và viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam.Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của bài tập.

2.Kĩ năng: Nghe- viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.

3.Thái độ: Rèn chữ viết, ý thức giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: PHTM

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- GV yêu cầu HS viết những tiếng có chứa

Hoạt động của trò - 3 HS viết bảng.

(4)

âm đầu r/d/gi.

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nghe - viết (22') - GV đọc bài chính tả Hà Nội.

Nêu nội dung của đoạn văn?

- GV nhận xét,chốt ý đúng.

*BVMT:GV liên hệ về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường của thủ đô để giữ mãi vẻ đẹp của Hà Nội.

+ Trong bài có những danh từ riêng nào?

PHTM: Tìm và giới thiệu 1 dịa danh mà em thích có trong bài

- GV hướng dẫn HS viết một số từ khó:

Hà Nội, Tháp Bút, Chùa Một Cột, Hồ Gươm, Ba Đình,…

- GV lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế.

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc soát lại bài.

- GV chữa 5-7 bài, nhận xét chung.

c) Hướng dẫn HS làm bài tập(8') Bài tập 2 : PHTM

a, Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong bài văn.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài.

- GV chốt lại lời giải đúng.

b, Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

Bài tập 3:

- GV chia nhóm, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm: Thi tiếp sức

- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

-GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố- dặn dò(4')

Hãy nêu cách viết hoa tên riêng, tên địa lí Việt Nam?

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc chính tả.

- Chuẩn bị bài sau.

- Lớp viết nháp, nhận xét.

1HS đọc lại.

Là tâm sự của một bạn nhỏ mới lần đầu đến thủ đô, bạn thấy Hà Nội có nhiều cảnh đẹp, nhiều thứ lạ.

-HS tìm,đọc.

- HS sử dụng máy tính bảng tìm và giới thiệu

- 2 HS lên bảng viết,lớp viết nháp.

- Nhận xét,bổ sung.

- HS nghe viết bài

Từng cặp HS đổi chéo vở soát lỗi.

- HS nhận xét bài bạn.

- Giao bài tập cho HS qua máy tính bảng

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ, làm việc nhóm bàn.

- Nộp bài, chữa

- Lớp đối chiếu, nhận xét bài.

- HS thi nhau nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS hoạt động theo nhóm.

- Các nhóm chơi theo hướng dẫn.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

(5)

Khoa học

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên một số loại chất đốt.

2. Kĩ năng: Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy....

3. Thái độ: Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

*Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Con người biết rằng phải sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí,trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.

- Kĩ năng bình luận,đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh họa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Vì sao nói Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất?

+ Năng lượng Mặt trời được dùng để làm gì ?

-GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

Hoạt động của trò

- 2 HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

b)Hoạt động 1(9'):Một số loại chất đốt - Em biết những loại chất đốt nào?

- Em hãy phân loại những chất đốt đó theo 3 loại: thể rắn, thể lỏng, thể khí.

- Quan sát hình minh hoạ 1,2,3 trên phông chiếu và cho biết: Chất đốt nào đang được sử dụng? Chất đốt đó thuộc thể nào?

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

+ Những laọi chất đốt: củi, tre, rơm, rạ, than, dầu, ga....

+ Thể rắn: than, củi, tre, rơm, rạ, lá cây..

Thể lỏng: dầu, xăng..

Thể khí: ga.

- HS quan sát trên phông chiếu

+ Hình 1: Chất đốt là than. Than thuộc thể rắn.

Hình 2: Chất đốt là dầu. Dầu thuộc thể lỏng.

Hình 3: Chất đốt là ga. Ga thuộc thể khí.

- HS nhận xét

c)Hoạt động 2(14'):Công dụng của than đá và việc khai thác than - GV nêu: Than đá là lọai chất đốt dùng

nhiều trong đời sống của con người và

(6)

trong công nghiệp. ở nước ta hiện nay như thế nào?

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 86 - Than đá được sử dụng vào những việc gì?

- Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?

Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh các loại than... Quảng Ninh..

*NLTK hiệu quả: Cần khai thác than như thế nào ? vì sao

- GV kết luận. Cần khai thác một cách hợp lí,...Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

- HS thảo luận theo cặp.

+ Than đá được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày: đun nấu, sưởi ấm, sấy khô...

Than đá dùng để chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ.

+ ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh.

+ Than bùn, than củi...

-HS trả lời

- HS quan sát trên phông chiếu...

d)Hoạt động 3(8'):Công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu - GV yêu cầu: Em hãy đọc các thông tin

trang 87, SGK. trao đổi và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

- Dầu mỏ có ở đâu?

- Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào?

- Những chất nào có thể được lấy ra từ dầu mỏ?

- Xăng, dầu được sử dụng vào những việc gì?

-Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?

- Khi khai thác cần chú ý điều gì ? - GV nhận xét

-GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng tháp khoan khai thác dầu mỏ trên biển.

- 4 Hs đọc thông tin.

- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Dầu mỏ có ở trong tự nhiên, nó nằm sâu trong lòng đất.

+ Người ta dựng các tháp khoan ở nơi chứa dầu mỏ. Dầu mó được lấy lên theo các lỗ khoan của giếng dầu.

+ Những chất có thể lấy ra từ dầu mỏ:

xăng, dầu hoả, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn, nước hoa, tơ sợi nhân tạo, nhiều loại chất dẻo...

+ Xăng được dùng để chạy máy, các loại động cơ. Dầu được sử dụng để chạy máy móc, các loại động cơ, làm chất đốt và thắp sáng.

+ ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở Biển Đông.

- HS thảo luận theo cặp sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng tháp khoan khai thác dầu mỏ trên biển.

(7)

- GV cho HS xem một số tranh ảnh...

*NLTK hiệu quả: Dầu mỏ là một loại chất đốt rất quan trọng, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người....Cần khai thác một cách hợp lí...Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

*GD TN biển đảo: GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức bảo vệ tài nguyên biển: dầu mỏ...

3.Củng cố- dặn dò(4')

Kể tên một số loại chất đốt, cộng dụng của chúng?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS quan sát trên phông chiếu...

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 16.2. 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2019 Toán

HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

2.Kĩ năng: Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, mô hình, hình thật

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Chữa bài 2, 3.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Giới thiệu về hình hộp chữ nhật và hình lập phương(12')

- GV cho HS quan sát mô hình về hình hộp chữ nhật:

+ Đếm số mặt của HHCN?

- GV đưa ra hình hộp chữ nhật triển khai:

Hoạt động của trò - 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

Quan sát

+ HHCN có 6 mặt (2 mặt đáy, 4 mặt xung quanh)

- HS chỉ các mặt của hình hộp chữ nhật.

(8)

+ Nhận xét các mặt của hình hộp chữ nhật?

- GV vẽ hình hộp chữ nhật cho HS đếm số đỉnh, đếm số cạnh.

Hãy kể tên các vật có dạng hình hộp chữ nhật?

- GV tiến hành tương tự với hình lập phương giúp HS nhận biết hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.

c)Thực hành

Bài tập 1(6'): Viết tiếp vào chỗ chấm.

- GV yêu cầu HS tự làm rồi thi phát biểu thành lời.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 2(8')

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

-Nhận xét chốt kết quả đúng.

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?

Bài tập 3(6')

- GV yêu cầu HS quan sát hình rồi đánh dấu vào hình lập phương.hình hộp chữ nhật.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS - Nhận xét chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(3')

+ Nêu đặc điểm giống và khác nhau của hình lập phương và hình hộp chữ nhật?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học . - Về học bài, chuẩn bị bài sau.

+ Các mặt của HHCN đều là hình chữ nhật.

+ Có 8 đỉnh, 12 cạnh, 3 kích thước:

chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

+Bao diêm, hộp phấn, hộp bút,…

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự làm bài, thi nhau phát biểu.

*Lời giải:

a, Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

b, Hình lập phương có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát hình rồi điền các yếu tố vào trong hình.

a) DQ = AM = CP = BN AB = MN = DC = PQ AD = BC = PN = MQ

b) Diện tích của mặt đáy MNPQ là:

6 3 = 18 ( cm2)

Diện tích của mặt bên ABNM là:

6 4 = 24( cm2)

Diện tích của mặt bên BCPN là:

4 3 = 12( cm2) Đáp số: 18cm2; 24 cm2; 12 cm2 - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình rồi đánh dấu vào hình lập phương.

- HS báo cáo, thống nhất kết quả.

.______________________________________

(9)

Khoa học

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT(TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.

*SDNLTK&HQ: Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

*GDMT: Biết cách sử dụng chất đốt không ảnh hưởng đến môi trường sống

II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng biết cách tìm tòi,xử lí,trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.

- Kĩ năng bình luận,đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Các hình minh hoạ trong SGK trang 86, 87, 88, 89.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ: (4')

Than đá được sử dụng vào những việc gì ? Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào? Những chất nào có thể được lấy ra từ dầu mỏ?

+ GV nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1')

Hoạt động của trò

- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi:

Nhận xét

b)Công dụng của chất đốt ở thể khí và việc khai thác:(10') - GV tổ chức cho HS đọc thông tin, tìm

hiểu về công dụng và việc khai thác các loại khi đối.

Có những loại khi đốt nào?

Khí đốt tự nhiên được lấy từ đâu?Cần phải khai thác như thế nào ?

Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?

- GV dùng tranh minh hoạ 7, 8 để giải thích cho HS hiểu cách tạo ra khí sinh học hay còn gọi là bi-ô-ga.

- Kết luận: Để sử dụng khí bi-ô-ga người ta dùng các bể chứa và đường ống vào bếp. Để sử dụng khí tự nhiên

- Hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV

+ Có 2 loại khí đốt: khí đốt tự nhiên và khí đốt sinh học.

+ Khí đốt tự nhiên có sẵn trong tự nhiên, con người khai thác được từ ….

+ Người ta ủ chất thải, phân súc vật, mùn rác vào trong các bể chứa. Các chất - Quan sát, lắng ghe.

c)Sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm(10')(Sử dụng năng lượng tiết kiêm...) Theo em, hiện nay mọi người sử dụng

chất đốt như thế nào?

- Sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt

- Hiện nay mọi người sử dụng chất đốt tiết kiệm hơn trước.

(10)

là một việc làm hết sức cần thiết. Tại sao lại nói như vậy và chúng ta làm gì để sử dụng chất đốt một cách an toàn và tiết kiệm? Các em cùng trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trang 88 SGk.

Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than?

Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được lấy từ đâu?

Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?

Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng?

Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng?

Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?

Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?

Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?

- GV kết luận: Chất đốt không phải là vô tận nên cần sử dụng tiết kiệm...

- HS thảo luận nhóm.

+ Chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và môi trường. Phá rừng là nguyên nhân gây ra lở đất, xói mòn, lũ quét.

+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được khai thác từ môi trường tự nhiên.

+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là nguồn năng lượng vô tận. Vì nó được hình thành từ các xác sinh vật qua hàng triệu năm. Khai thác nhiều sẽ có ngày cạn kiệt.

+ Nguồn năng lượng con người khai thác để thay thế là năng lượng Mặt trời, năng lượng nước chảy, năng lượng sức + Đun nấu không để ý, đun qúa lâu...

+ Đun lấu phải cẩn thận, không đun quá to...Vì năng lượng chất đốt không phải là nguồn năng lượng vô tận. Nó sẽ cạn + Hoả hoạn, cháy dụng cụ nấu ăn, bỏng...

+ Đun nấu phải đúng cách. Sưởi ấm hay sấy khô phải làm đúng cách.

d)Ảnh hưởng của chất đốt đến môi trường(Giáo dục bảo vệ MT- BĐ)(10') - GV mời HS đọc thông tin trang 89

Khi chất đốt cháy sinh ra những chất độc hại nào?

Khói do bếp than hoặc cơ sở sửa chữa ô tô, khói của nhà máy công nghiệp cáo những tác hại gì?

- GV kết luận: Khói của chất đốt gây ra tác hại cho môi trường và sức khoẻ con người, động vật nên cần có những ống khói để dẫn chúng lên cao hoặc xử lý làm sạch, khử độc trước khi cho ra môi trường.

3. Củng cố- dặn dò:(5')

Tại sao phải tiết kiệm khi sử dụng chất

-1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.

+ Khi chất đốt cháy sinh các khí các-bô- níc và một số chất khác.

+ Khói và các chất độc khác làm nhiểm bẩn không khí, gây độc hại cho con gười, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ...

(11)

đốt?

Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt trong sinh hoạt?

- GV tổng kết bài,nhận xét tiết học.

- Dặn HS về ghi nhớ các thông tin trong bài, học bài và chuẩn bị bài sau.

____________________________________

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Chọn được quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống (Giải thích được vì sao chọn quan hệ từ đó).

2.Kĩ năng: Biết thêm vế câu thích hợp tạo thành câu ghép . 3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng câu ghép để viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- B ng ph .ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Thế nào là câu ghép? Ví dụ - Nhận xét

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 3(15'): Chọn quan hệ từ...giải thích vì sao lại chọn.

- Giao bài tập cho HS trên máy tính bảng

Nhậnk xét, chốt kết quả

- Gọi HS làm bài trên lớp giải thích vì sao mình chọn từ đó.

- GV cùng HS phân tích, kết luận lời giải đúng.

Phân tích cấu tạo của 2 câu ghép đó.

Bài 4(15'): Thêm vê câu

- Nhắc HS thêm vế câu thích hợp ( có thể kèm theo quan hệ từ hoặc không có quan hệ từ đều được)

- GV quan sát, giúp HS

- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt Ghi câu lên bảng

Phân tích cấu tạo của 2 câu ghép đó - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Hoạt động của trò - 3 HS trả lời.

- Nhận xét.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài Báo cáo kết quả

Thảo luận theo cặp và giải thích cách làm của mình.

Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.

Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.

HS xác định chủ ngữ, vị ngữ - 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài - báo cáo kết quả

Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn bị điểm kém.

Do nó chủ quan mà nó bị nhỡ chuyến xe - Nối tiếp nhau đọc câu .

- HS phân tích cấu tạo của của câu ghép

(12)

3. Củng cố- dặn dò(4')

Hãy đặt một câu ghép, phân tích cấu tạo của câu ghép đó?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Dặn: chuẩn bị bài sau.

___________________________________________

Kể chuyện

ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng là vị quan thông minh, tài trí, đã có công trừng phạt bọn gian tham. Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của giáo viên, tranh minh hoạ học sinh nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện .

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

*QTE: Quyền được sống trong môi trường an ninh xã hội. Bổn phận thực hiện đúng quy định về an ninh trật tự nơi công cộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ (4')

Kể một câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói về tấm gương sống thực hiện trách nhiệm ý thức của người công dân - GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn học sinh kể chuyện (14') - GV kể lần 1: Yêu cầu HS chú ý lắng nghe.

- GV giải nghĩa cho HS hiểu các từ ngữ:

+ Truông: vùng đất hoang

+ Sào huyệt: ổ của bọn trộm cướp

+ Phục binh: quân lính nấp, rình ở chỗ kín đáo.

- GV kể chuyện lần 2 : Vừa kể vừa chỉ tranh.

- GV đặt câu hỏi để HS nắm được nội dung câu chuyện:

+ Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?

+ Ông đã làm gì để tên trộm tiền lộ nguyên hình?

Hoạt động của trò - 2 HS kể chuyện .

- Lớp nhận xét.

- Lớp lắng nghe lời kể của giáo viên.

- HS đọc thầm phần chú giải.

- HS nghe và quan sát tranh.

- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.

+ Ông là vị quan có tài xử án được dân mến phục.

+ Ông bỏ tiền vào nước thì biết hắn là kẻ trộm.

(13)

+ Ông đã làm gì để bắt bọn cướp?

+ Ông còn làm gì để phát triển xóm làng?

*QTE:- GV liên hệ thực tế giáo dục HS ...

c) Hướng dẫn kể chuyện.(17')

- GV yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi về nội dung câu chuyện.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS kể chuyện.

* GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.

- GV gợi ý cho HS các câu hỏi trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

+ Bạn biết gì về ông Nguyễn Khoa Đăng?

+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?

+ Bạn thích chi tiết nào nhất trong câu chuyện?

- GV đưa ra tiêu chí để HS nhận xét:

+ Kể đúng nội dung câu chuyện.

+ Hiểu nội dung truyện.

+ Kể chuyện tự nhiên.

- GV theo dõi, nhắc HS dưới lớp chú ý nghe và nhận xét đúng.

- GV nhận xét, tuyên dương HS...

3. Củng cố- dặn dò(4')

Theo em, những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp tiền và trừng phạt kẻ cướp tài tình ở chỗ nào?

+ Em học tập được điều gì từ tấm gương trong câu chuyện em kể?

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Yêu cầu về có thể kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

+ Ông cho lính cải trang làm dân phu, khiêng những chiếc hòm có quân sĩ ngồi trong....

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Kể chuyện trong bàn và trao đổi về nội dung câu chuyện.

- Đại diện các nhóm kể chuyện và trao đổi với các bạn về ý nghĩa.

- 4 HS thi kể nối tiếp các đoạn câu chuyện.

- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- HS nghe bạn kể, đặt câu hỏi chất vấn bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Lớp nhận xét theo tiêu chí đưa ra.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.

_____________________________________________

Thực hành kiến thức Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Tính được chiều cao hình tam giác.

- Tính được diện tích của một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia hình thành những hình cơ bản.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: B ng nhóm, bút d .ả ạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:(4')

(14)

- Nêu công thức, quy tắc tính chu vi diện tich hình tam giác, hình vuông, chữ nhật.

- GV nhận xét.

2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1') b. Làm bài tập

Bài tập 1- Vở THTTV5-T2(19)(12') Tính chiều cao hình tam giác biết diện tích là 8,5m, cạnh đáy là 5m.

Bài toán cho biết gì,bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS cách giải.

- GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Muốn tính chiều cao hình tam giác ta làm như thế nào?

Bài tập 2 Vở THTTV5-T2(19)((20')

Một mảnh đất trồng rau có kích thước như hình vẽ:

a) Tính diện tích của mảnh đất đó b) Biết rằng khi bón phân cho mỗi mét vuông, phải trả 3000 đồng. Hỏi bón phân cho mảnh đất đó phải trả bao nhiêu tiền?

Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

Muốn tính được diện tích mảnh đất đó trước hết ta phải làm gì?

Muốn tìm được cần phải trả bao nhiêu tiền trước hết ta phải biết gì?

- GV quan sát giúp HS

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật ta làm như thế nào?

3.Củng cố, dặn dò(3')

Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm

- 3 HS trình bày - HS nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

- HS làm vào vở, HS làm vào bảng nhóm.

- Chữa bài, nhận xét,bổ sung.

Bài giải

Chiều cao tam giác là:

8,5 x 2 : 5= 3,4(m)

Đáp số: 3,4 m.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- Chia hình tính diện tích từng hình.

- Diện tích cả mảnh đất.

- HS làm vở, HS làm bảng.

- Chữa bài nhận xét,bổ sung.

Bài giải

Chia mảnh đất thành 3 hình:

Diện tích hình (1) là:

10 x 11=110(m2 ) Diện tích hình(2) là:

(3,5 + 10 + 3,5) x 6,5 = 110,5(m2 ) Diện tích hình(3) là:

9 x 10 = 90(m2 ) Diện tích mảnh đất là:

110 + 110,5 + 90 = 310,5(m2 ) Bón phân cho mảnh đất đó cần số tiền là:310,5 x 3000 = 931500(đồng) Đáp số: 931500 đồng.

(15)

như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về học bài ,chuẩn bị bài sau.

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 17.2. 2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2019 Toán

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

2.Kĩ năng: Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Giới thiệu cách tính( 12') Ví dụ:

8cm

4cm

+ Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của những mặt nào?

- GV triển khai hình hộp chữ nhật, yêu cầu HS xác định được diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là diện tích hình chữ nhật ABCD.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét được: Diện tích hình chữ nhật ABCD là chu vi mặt đáy nhân với chiều cao của

Hoạt động của trò -2 HS trả lời

Nhận xét, chữa bài.

- 1 HS đọc yêu cầu . - quan sát trực quan.

- HS chỉ : diện tích của 4 mặt bên.

- HS quan sát hình triển khai, suy nghĩ, nêu nhận xét.

+Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

(8+5) 2 4 = 104(cm2)

(16)

hình hộp chữ nhật.

Muốn tính diện tích xung quanh

+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta phải tính diện tích của những mặt nào?

- GV hướng dẫn HS nhận xét được: Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích của hai đáy (diện tích đáy là diện tích của hình chữ nhật)

- Muốn tính diện tích diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

Quy tắc:

c)Thực hành Bài 1(10'):

- Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- GV theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào ?

Bài 2(10')

Tóm tắt:

Thùng tôn không nắp HHCN Chiều dài: 6dm

Chiều rộng: 4dm Chiều cao: 9dm

S tôn làm thùng: …m2?

+ Muốn tính diện tích của miếng tôn làm thùng ta phải tính diện tích của mấy mặt?

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò(3')

+ Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật

- 6 mặt.

- HS quan sát trực quan.

- HS suy nghĩ làm bài - 1 HS lên bảng làm bài.

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

104 + 8 5 2 = 184(cm2) - Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS phát biểu, HS khác nhắc lại.

- HS đọc

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài.

- 2 HS làm bảng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Lời giải:

DT xung quanh để làm chiếc thùng là:

(6 + 4 ) 2 9 = 180(dm2)

Diện tích miếng tôn làm chiếc thùng là:

180 + (6 x 4) = 204(dm2) Đáp số: 204 dm2.

__________________________________________

Tập đọc

LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Hiểu nội dung bài đọc: Ca ngợi những người dân chài táo bạo dám rời

(17)

mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới góp phần bảo vệ môi trường.(Trả lời được cac câu hỏi 1,2,3) 2. Kĩ năng:Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước.

*BVMT- BĐ:Việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên đất nước ta.

*QPAN: Thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân vươn khơi, bám biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh h a.ọ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

+ Đọc bài Tiếng rao đêm + Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

Sử dụng tranh yêu cầu HS quan sát b)Luyện đọc(10')

- GV yêu cầu 1 HS đọc cả bài.

- GV yêu cầu học sinh nối tiếp.

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV đọc toàn bài

c)Tìm hiểu bài(13')

Yêu cầu HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi:

Bài văn có những nhân vật nào?

Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

Bố Nhụ nói”con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người như thế nào?

Theo lời bố Nhụ việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?

GV tiểu kết, chuyển ý

Yêu cầu HS đọc đoạn cuối của bài.

Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của Nhụ?

Tìm những chi tiết ông của Nhụ suy nghĩ kĩ và cuối cùng đã đồng ý với bố Nhụ?

GV tiểu kết, chuyển ý

Hoạt động của trò - HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

Quan sát nêu nội dung chủ điểm, bài học

- 1 HS đọc cả bài.

- HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài.

- HS đọc phần chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp

HS đọc thầm cả bài.

Có bạn Nhụ, bố bạn, ông bạn - 3 thế hệ trong một gia đình.

Họp làng để đưa dân ra đảo.

Bố Nhụ là cán bộ làng, xã.

Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần đáp ứng được mong muốn bấy lâu của người dân…

1. Quyết định táo bạo của bố Nhụ.

HS đọc đoạn còn lại, trả lời.

Làng mới ngoài đảo rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống một ngôi làng ở trên đất liền.

Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, hai má phập phồng như người…

2.Cuộc sống tươi đẹp sẽ đến với dân

(18)

Nêu nội dung của truyện?

=> Ca ngợi những người dân chài dũng cảm, táo bạo dám rời bỏ mảnh đất quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo xa.

*BVMT-BĐ:Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì cho môi trường biển?

*QPAN: GV cung cấp cho HS thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân vươn khơi, bám biển.

như hỗ trợ kinh tế, cho vay vốn...

d)Đọc diễn cảm(8')

GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

Tìm giọng đọc phù hợp với nhân vật?

- GV hướng dẫn HS đọc mẫu đoạn 2.

Sử dụng đoạn viết trên phông chiếu - GV nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố- dặn dò(4')

Bài văn muốn nói về điều gì?

QTE:Qua nội dung bài trẻ em có quyền và bổn phận gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về học bài,chuẩn bị bài sau.

đảo.

- HS nêu,lớp nhận xét.

- Việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên đất nước ta.

- HS nối tiếp đọc bài.- Lớp nhận xét.

- HS nêu cách đọc.

- 4 HS thi đọc diễn cảm.

- HS nhận xét.

-Quyền được tự do biểu đạt ý kiến và tiếp nhận thông tin.

-Bổn phận phải hiểu và có ý thức xây dựng quê hương.

___________________________________

Tập làm văn

LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết lập chương trình hoạt động tập thể.

2.Kĩ năng: Biết khả năng khái quát công việc, cách làm việc có kế hoạch.

3.Thái độ: Có ý thức trong công việc chung.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động) - Thể hiện sự tự tin: Tự tin trong giao tiếp

- Đảm nhận trách nhiệm: Có ý thức trong công việc chung

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Việc lập chương trình hoạt động có tác dụng gì?

+ Em hãy nêu cách lập của một chương trình

Hoạt động của trò - HS báo cáo.

- Nhận xét.

(19)

hoạt động?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn học sinh luyện tập(12')

Đề bài: Khi xây dựng chương trình công tác của liên đội trong năm học ban chỉ huy liên đội dự kiến tổ chức một số hoạt động:

1.Hội trại chúng em tiến bước theo đoàn (nhân kỉ niệm ngày 22/12)

2.Thi nghi thức đội

3.Triển lãm tranh về chủ đề Bảo vệ môi trường, Yêu hoà bình,…

4.Quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ,…

5.Gặp gỡ, giao lưu với HS các trường kết nghĩa.

Lập chương trình hoạt động cho một trong bốn nội dung trên.

- GV yêu cầu HS lựa chọn một trong các nội dung trên.

- GV hướng dẫn HS lập chương trình hoạt ...

+ Buổi sinh hoạt tập thể đó là gì?

+ Mục đích của hoạt động là gì?

+ Để tổ chức buổi sinh hoạt tập thể đó, có thể những gì cần phải làm?

+ Để có kế hoạch cụ thể cho tiến hành buối sinh hoạt, em hình dung công việc đó như thế nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

c) Thực hành lập chương trình(20')

- GV yêu cầu HS dựa vào hướng dẫn để làm bài.

- GV nhắc HS trình bày đủ 3 phần:

+ Mục đích rõ ràng + Nêu công việc đầy đủ + Chương trình cụ thể hợp lí.

- GV nhận xét đánh giá về nội dung cách trình bày chương trình của từng nhóm.

3. Củng cố- dặn dò(3')

+ Nêu Cách lập một chương trình hoạt động?

QTE: Trẻ em có quyền và bổn phận gì?

-1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ và phát biểu chọn nội dung trường mình dự kiến tổ chức là Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị lũ.

+ ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.

+ Hiểu biết về vùng bị thiên tai và hành động ủng hộ thiết thực giúp ...

+ Chuẩn bị đồ dùng, phân công công việc, trang trí,…

+ Việc nào làm trước viết trước....

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận lập chương trình hoạt động vào vở.

1 nhóm viết vào bảng phụ.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Quyền được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.

(20)

- GV tổng kết bài,nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Quyền được kết bạn.

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 18.2. 2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

2.Kĩ năng: Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

+ Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?

- GV nhận xét 2.Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài 1(10'):Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.

Bài toán cho biết gì?bài toán hỏi gì?

Con cần lưu gì?

- GV quan sát giúp HS

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật?

Bài tập 2 (10')

Bài toán cho biết gì,bài toán hỏi gì?

+ Nêu cách làm bài?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV củng cố, chốt lại kết quả đúng

Hoạt động của trò - HS nêu,nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS trả lời miệng.

Đơn vị đo

- 1 HS lên bảng làm bài- lớp làm vở.

- Lớp nhận xét, bổ sung Đổi 1,5m = 15dm

Sxq=(25+15)218 =1440(dm2) Stp = 1440+25152= 2190(dm2) - HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài

-Diện tích được sơn chính là diện tích toàn phần của thùng.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(21)

Bài 3 (11'):Đ-S

Bài toán cho biết gì,bài toán hỏi gì?

Em có nhận xét gì về 2 hình bên

- Giao bài tập trắc nghiệm trên máy tính bảng.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật?

3. Củng cố- dặn dò(4')

Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?

- GV tổng kết bài, Nhận xét tiết học . - Dăn: Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS trả lời miệng.

HS làm bài - báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung

___________________________________

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ(TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tìm được các quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép.

2.Kĩ năng: Biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép . 3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-VBT Tiếng việt 5 tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 2(15'):Tìm quan hệ từ thích hợp...

- GV lưu ý HS chọn quan hệ từ để điền làm sao cho phù hợp với văn cảnh

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét , chốt kết quả đúng.

Các câu ghép đó có mấy vế câu? Chỉ ra vế câu thứ nhất và vế câu thứ hai? Xác định chủ ngữ và vị ngữ của từng vế câu?

Hoạt động của trò - HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài vào vở bài tập.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- HS chữa bài,đổi chéo vở báo cáo.

a, Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

b, Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp đều trầm trồ khen ngợi.

làm và báo cáo két quả Nhận xét, chữa bài

(22)

Bài tập 3(15') Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp..

- GV lưu ý HS mỗi vế câu đều phải có đủ chủ ngữ,vị ngữ.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu làm bài.

- GV nhận xét, sửa câu cho HS.

3. Củng cố- dặn dò(5')

- Nêu một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu ghép?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn: chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài vào vở bài tập.

- 3 HS làm bảng.

- Chữa bài,nhận xét,bổ sung.

- Nhiều học sinh đọc câu văn của mình.

- Lớp nhận xét.

a, Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại.

-Tìm các quan hệ từ trong bài và xác định chủ ngữ và vị ngữ của từng vế câu

______________________________________

Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống BÀI 6: CỜ NƯỚC TA PHẢI BẰNG CỜ CÁC NƯỚC

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được tình yêu, niềm tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc của Bác Hồ

- Hình thành ý thức tự tôn dân tộc, tự hào về những giá trị đã đạt được của dân tộc ta

- Biết cách thể hiện tình yêu Tổ quốc, tự hào dân tộc bằng hành động cụ thể

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống. Bảng phụ ghi mẫu - Phiếu học tập ( theo mẫu trong tài liệu).

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C Ạ Ọ Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Lộc bất tận hưởng

+ Câu chuyện gợi cho chúng ta suy nghĩ gì về tấm lòng của Bác đối với đồng bào, đồng chí?

- GV nhận xét

2.Bài mới : Cờ nước ta phải bằng cờ các nước

a.Giới thiệu bài(1') b.Các hoạt động Hoạt động 1: (9')

- GV đọc câu chuyện “ Cờ nước ta phải bằng cờ các nước ” cho HS nghe. HDHS làm phiếu học tập.

+ Đánh dấu (X) vào ô trống trước ý trả lời

Hoạt động của trò

- 2 hs trả lời

- HS lắng nghe

- HS làm phiếu học tập

(23)

đúng:

a/Khi đến thăm địa phương, Bác Hồ đã có ý kiến về vấn đề gì?

ºCách đón tiếp đoàn đại biểu của địa phương ºCác trang hoàng chào mừng cách mạng ºKích cỡ của các lá cờ đỏ sao vàng đang treo b/ Vì sao các anh cán bộ địa phương lại làm cờ tổ quốc nhỏ hơn cờ của ácc nước khác?

ºVì nước ta còn yếu thế hơn các nước khác nên phải làm cờ nhỏ hơn của nước khác

º Vì nguyên liệu giấy màu không đủ nên phải làm nhỏ cho được nhiều cờ

ºVì cho rằng kích cỡ lá cờ không quan trọng c/ Lời dạy của Bác thể hiện điều gì ?

º Lá cờ Tổ quốc là biểu tượng của dân tộc, cần phải cẩn thận khi làm, khi treo

ºLà người VN cần có tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc.

ºCả 2 ý trên

Hoạt động 2: (11') GV cho HS thảo luận theo nhóm 4

GVHD học sinh thảo luận:

+ Thảo luận và ghi lại những suy nghĩ của nhóm về ý nghĩa của câu chuyện

+ Chia sẻ với bạn cách hiểu của em về ý nghĩa của “ tự hào”, “tự hào dân tộc”

Hoạt động 3: (10')Thực hành, ứng dụng- HDHS làm bảng phụ

1)Điền các ví dụ(theo mẫu) vào cột B cho phù hợp với nội dung cột A

( M u nh t i li u trang 30)ẫ ư à ệ

A B

Di tích lịch sử, văn hóa

Mẫu: Văn Miếu Quốc Tử Giám

...

Làn điệu dân ca

Anh hùng dân tộc : ………...

- Danh lam thắng cảnh :………

2) Hãy giới thiệu ngắn gọn về một danh lam thắng cảnh(hoặc một di tích lịch sử-VH, anh hùng dân tộc) mà em biết

+ Chia sẻ với nhóm về kết quả làmviệc của mình

+ Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước VN

Hoạt động nhóm 4

- HS thảo luận theo nhóm- Đại diện nhóm trình bày

- HD thực hiện theo hướng dẫn - Đại diện từng dãy bàn lên bảng làm

Thảo luận nhóm 2 - Chia sẻ trong nhóm

- HS tìm hiểu trước ở nhà- trình bày cho các bạn nghe

- 1 HS nêu

(24)

3.Củng cố, dặn dò: (5')

- Nêu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước VN?

Nhận xét tiết học.

__________________________________________________________________

Ngày soạn :19.2. 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2019 Toán

DIỆN TÍCH XUNG QUANH, DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: học sinh biết: Hình lập phương chính là hình hộp chữ nhật đặc biệt.

2.Kĩ năng: Vận dụng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Nêu đặc điểm của hình lập phương?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Giới thiệu cách tính(12') Ví dụ:

+ Nêu điểm giống nhau giữa hình hộp chữ nhật và hình lập phương?

+ Em có nhận xét gì về 6 mặt của hình lập phương?

+ Vậy em rút ra điều gì?

+ Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta tính diện tích của mấy mặt?

+ Ta có thể tính gọn tổng diện tích 4 mặt bên của hình lập phương như thế nào?

+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào?

+ Muốn tính diện tích một mặt ta làm như thế nào?

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Hs quan sát trực quan.

- HS chỉ: đều có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

- Là những hình vuông bằng nhau.

- Hình lập phương chính là hình hộp chữ nhật đặc biệt

- Diện tích là tổng diện tích của 4 mặt bên

- Lấy diện tích một mặt nhân với 4.

- Lấy diện tích một mặt nhân với 6.

- Ta lấy cạnh nhân với cạnh.

(25)

Muốn tính diện tích xung quanh diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào?

*Quy tắc(SGK):

Ví dụ:

- GV nêu ví dụ. Hướng dẫn HS áp dụng quy tắc để tính.

GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

c)Thực hành

Bài 1(10'): Giải toán

- GV theo dõi, giúp HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào?

Bài 2 (9'):Giải toán

Bài toán cho biết gì,bài toán hỏi gì?

+ Hộp không nắp có mấy mặt?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV củng cố, chốt lại kết quả đúng 3. Củng cố- dặn dò(4')

+ Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Dặn:chuẩn bị bài sau.

- HS phát biểu.

- HS khác nhận xét,bổ sung.

- HS đọc

- 2 HS làm bảng,lớp nháp,chữa bài nhận xét, bổ sung.

- Diện tích xq của hình lập phương là:

(5 x 5) x 4 = 100 (cm2)

- Diện tích TP của hình lập phương là:

(5 x 5) x 6 = 150 (cm2) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 HS lên bảng làm bài,lớp làm vở.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Diện tích xqcủa hình lập phương là:

(1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)

Diện tích tp của hình lập phương đó là:

(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) Đáp số: 9m2 ; 13,5 m2 - HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS suy nghĩ làm bài - 5 mặt

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

________________________________________

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả trong văn tả người.

2.Kĩ năng: Biết sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn, nhận biết ưu điểm của những bài văn hay, viết lại được đoạn văn trong bài cho hay hơn.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

B ng ph ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(26)

1.Kiểm tra bài cũ(4')

Dàn bài chung của bài văn tả người?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b) Nhận xét về kết quả bài làm(12')

* Ưu điểm:

- Xác định đúng yêu cầu của đề bài.

- Bố cục bài văn đầy đủ, rõ ràng.

- Bài làm đã chú ý trọng tâm của đề.

- Bài văn có sáng tạo.

- Câu văn hình ảnh sinh động ở một số bài.

* Những thiếu xót, hạn chế.

- Sai lỗi chính tả.

- Câu văn lủng củng, ý rườm rà.

- Chưa chọn lọc, quan sát bằng nhiều giác quan, chưa biết chọn lọc miêu tả những nét tiêu biểu.

- Trình bày chưa khoa học sạch sẽ.

c)Hướng dẫn HS chữa bài(10')

* Hướng dẫn sửa lỗi chung.

- GV yêu cầu HS đọc bảng phụ, nêu các lỗi, thảo luận tìm cách sửa.

- GV nhận xét, chốt lại cách sửa đúng.

* Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài mình.

- GV yêu cầu HS đọc bài của mình, phát hiện các lỗi rồi tự sửa.

- GV theo dõi, uốn nắn.

* Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.

- GVđọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.

d)Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn trong bài cho hay hơn.(10')

- GV yêu cầu HS chọn một đoạn trong bài để viết lại (khuyến khích HS nên viết lại đoạn thân bài)

- GV nhận xét, tuyên dương HS 3.Củng cố- dặn dò(3')

Cấu tạo của bài văn tả người?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc lại đề bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại 1, 2 lần.

- HS thảo luận theo cặp - sửa lỗi.

- Hs phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc bài làm của mình, tự phát hiện các lỗi trong bài rồi sửa.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS nêu nhận xét của mình.

- HS nêu đoạn văn chọn viết lại.

- HS tự viết lại đoạn văn.

- Nối tiếp HS đọc lại đoạn văn.

- Lớp nhận xét.

___________________________________________

Sinh hoạt

(27)

NHẬN XÉT TUẦN 22

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập:

...

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

...

3. Phương hướng tuần tới

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp, HS trong lớp thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự phân công.

- Thực hiện tốt an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP. Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh theo mùa Thực hiện tốt ATGT, không chơi trò chơi bạo lực...

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

4. Chương trình văn nghệ

(28)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

DiÖn tÝch xung quanh vµ diÖn tÝch toµn phÇn cña h×nh lËp ph ¬ng Ư... ChiÒu dµi b»ng chiÒu réng b»ng

Tênh diãûn têch tän phaíi duìng âãø laìm thuìng(caïc meïp haìn khäng âaïng kãø ... Bài học đến đây là

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

2.Kĩ năng: Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài toán đơn giản.. 3.Thái độ: HS tự

2.Kĩ năng: Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập... II.

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy... Toán. a) Diện tích

Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lâp phương ta làm như thế nào. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA