• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16

Ngày soạn 13/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021 TOÁN

Tiết 84: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- HS tính được chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn.

- Có kĩ năng tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn

+ CV3969: Tập trung yêu cầu tính được diện tích hình tròn khi biết bán kính hoặc chu vi của hình tròn.

+Không làm bài tập 1, bài tập 2 (tr.100), bài tập 3 (tr.101 - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học. NL mô hình toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1.GV: Máy tính,Power Point 2. Học sinh: Bảng nhóm, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 3p

- Cho HS nêu công thức và qui tắc tính chu vi hình tròn.

- Yêu cầu 1 HS nêu công thức và qui tắc tính diện tích hình tròn.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

2. Hoạt động Thực hành, luyện tập: 17 Bài tập 4:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình sau đó nêu cách làm bài.

- HS thực hiện yêu cầu

C = d x 3,14 =r x 2 x 3,14 S = r x r x 3,14

- HS nghe - HS ghi vở

- HS quan sát hình và nêu ý kiến.

(2)

-Yêu cầu HS làm bài

- 2 HS đọc kết quả và giải thích cách làm, HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Hoạt động vận dụng: 10p + Nêu cách tính chu vi hình tròn?

+ Nêu cách tính diện tích hình tròn?

- Cho HS làm bài theo tóm tắt sau:

Tóm tắt

Bán kính bánh xe: 0,5m Lăn 1000 vòng: …...m?

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Về nhà học, làm lại các bài tập;

chuẩn bị bài sau.

- Gồm hình chữ nhật và hai nửa hình tròn.

- Ta tính diện tích của hình chữ nhật và hai nửa hình tròn cộng lại.

- HS làm bài cá nhân - Nhận xét chữa bài.

Bài giải

Chiều dài của hình chữ nhật là:

7 2 = 14 (cm) Diện tích hình chữ nhật là:

14  10 = 140 (cm2) Diện tích của 2 nửa hình tròn là:

7 7 3,14 = 153,86 (cm2) Đáp số: 153,86cm2 - 1 HS nêu cách làm

- HS làm bài vào vở ôli.

Đáp án: Khoanh vào đáp án: A

- 2 HS trả lời; lớp nhận xét.

- HS làm bài

Bài giải

1 vòng bánh xe chính là chu vi nên chu vi bánh xe là:

0,5 x 2 x 3,14 = 3,14 (m)

Bánh xe lăn trên mặt đất 1000 vòng thì đi được số mét là:

3,14 x 1000 = 3140 (m) Đáp số: 3140 m - Lắng nghe.

(3)

TOÁN

Tiết 85: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Đọc, phân tích và xử lí được số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.

- Biết đọc, phân tích và xử lí được số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học. NL mô hình toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Máy tính,Power Point - HS : Hình minh họa SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3 p)

+ Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết?

- HS nhận xét - GV kết luận

- Giới thiệu bài : Trong cuộc sống muốn biểu diễn tỉ số phần trăm của các giá trị đại lượng so với tổng thể người ta thường làm như thế nào thì bài học ngày hôm nay sẽ giúp các con giải đáp các thắc mắc đó nhé.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 p)

* Ví dụ 1:

- GV chiếu tranh ví dụ 1 lên bảng và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình quạt, cho biết tỉ số phần trăm của các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.

- Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng + Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những

+ Biểu đồ dạng tranh + Biểu đồ dạng cột - HS khác nhận xét - HS nghe

- HS quan sát

(4)

phần nào?

- Hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ + Biểu đồ biểu thị gì?

- GV xác nhận: Biểu đồ hình quạt đã cho biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.

+ Số sách trong thư viện được chia ra làm mấy loại và là những loại nào?

- Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại

- GV xác nhận: Đó chính là các nội dung biểu thị các giá trị được hiển thị.

+ Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?

+ Nhìn vào biểu đồ. Hãy quan sát về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách còn có trong thư viện

+ Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?

- Kết luận:

+ Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt

- GV kết luận, yêu cầu HS nhắc lại.

* Ví dụ 2

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi

+ Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.

+ Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học.

+ Được chia ra làm 3 loại: truyện thiếu nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác.

+ Truyện thiếu nhi chiếm 50%, sách giáo khoa chiếm 25%,các loại sách khác chiếm 25%.

+ Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện.

+ Số lượng truyện thiếu nhi nhiều nhất, chiếm nửa số sách có trong thư viện, số lượng SGK bằng số lượng các loại sách khác, chiếm nửa số sách có trong thư viện

+ Gấp đôi hay từng loại sách còn lại bằng 1/2 số truyện thiếu nhi

(5)

vào vở

- Có thể hỏi nhau theo câu hỏi:

+ Biểu đồ nói về điều gì ?

+ Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi ?

+ Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu ? + Tính số HS tham gia môn bơi?

- Gọi Hs nhận xét, chốt đáp án đúng.

3. HĐ luyện tập, thực hành (10 p) Bài 1 (102):

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và chỉ tay vào số phần trăm HS thích màu xanh (40%),....

+ Làm thế nào em tính được số HS thích màu xanh, HS thích màu đỏ, HS thích màu trắng, HS thích màu tím?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2:

+ Điều chỉnh ngữ liệu: HS giỏi thành HS năng khiếu, HS khá thành HS hoàn thành; HS trung bình thành HS chưa hoàn thành

- HS đọc

- HS tự quan sát, làm bài - HS trả lời câu hỏi

- HS lần lượt nêu

Số HS tham gia môn bơi là:

32 12,5 : 100 = 4 (học sinh)

Đáp số: 4 học sinh

- 1 HS đọc to.

- HS quan sát. Vài HS lên chỉ trên biểu đồ.

- HS nêu, HS khác nhận xét.

- HS làm vào vở. 1 HS làm trên bảng phụ. Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

Số học sinh thích màu xanh là:

120 40 : 100 = 48 (học sinh) Số học sinh thích màu đỏ là:

120 25 :100 = 30 (học sinh) Số học sinh thích màu trắng là:

120 20 :100 = 24(học sinh) Số học sinh thích màu tím là:

120 15 :100 = 18 (học sinh) - HS khác nhận xét.

(6)

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ.

+ Biểu đồ này có gì giống và khác biểu đồ ở bài tập số 1?

- GV yêu cầu HS đọc biểu đồ theo cặp (2p).

- Gọi Hs nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

4. Hoạt động vận dụng :2p

- GV nêu yêu cầu : Quan sát biểu đồ ở bài tập 2, cho biết số HS của trường tiểu học đó là 520 HS. Tính số HS năng khiếu của trường đó.

- Cho HS thảo luận theo nhóm, đọc số phần trăm của HS năng khiếu và từ đó tính ra số HS năng khiếu tương ứng.

- Gọi đại diện báo cáo KQ

- HS quan sát.

- HS nêu ý kiến.

- HS đọc theo cặp. 2 HS đọc to.

+ Biểu đồ nói về kết quả học tập của HS ở một trường tiểu học.

+ Kết quả học tập của HS trường này được chia làm ba loại. Đó là HS giỏi, HS khá, HS trung bình.

+ Phần màu trắng trên biểu đồ biểu diễn tỉ số phần trăm HS giỏi của trường. Phần chú giải phía bên ngoài biểu đồ cho biết điều đó.

+ Có 17,5% HS của trường là HS năng khiếu.

- 1cặp HS lên bảng chỉ trên biểu đồ và nêu:

+ Số HS hoàn thành chiếm 60% số HS toàn trường ( chỉ phần màu xanh nhạt ).

+ Số HS chưa hoàn thành chiếm 22,5% số HS toàn trường ( chỉ màu xanh )

- HS cặp khác nhận xét.

- HS lắng nghe và quan sát

- HS thảo luận nhóm làm bài

(7)

- GV nhận xét chốt kết quả.

+ Biểu đồ có tác dụng, ý nghĩa gì trong cuộc sống?

* Củng cố, dặn dò:

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS tự ôn tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, HS nhận xét

Kết quả: 91 HS

+ Biểu diễn trực quan giá trị của một số đại lượng và sự so sánh giá trị của các

đại lượng đó.

- Lớp lắng nghe.

TOÁN

Tiết 86: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Củng cố cho HS kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông,...

- Biết vận dụng cách tính diện tích các hình đã học vào tính diện diện tích 1 hình phức hợp trong thực tế cụ thể như diện tích khu đất....

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học. NL mô hình toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3 p)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên"

với nội dung là nêu công thức tính diện tích một số hình đã học: Diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS chơi trò chơi Shcn = a x b Stam giác = a x h : 2 S vuông = a x a

S thang = (a + b ) x h : 2

(Các số đo phải cùng đơn vị ) - HS nhận xét

(8)

- GV giới thiệu: Chúng ta vừa tham gia trò chơi, đó cũng là kiến thức trong tiết học ngày hôm nay. Các em sẽ vận dụng vào thực hành làm 1 số bài tập trong tiết Luyện tập về tính diện tích trang 103.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :( 10p)

Hướng dẫn học sinh thực hành tính diện tích của một số hình trên thực tế.

*Ví dụ:

- GV nêu Ví dụ SGK.

- GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán ví dụ lên bảng.

20m

20m

40,1m

25m 25m 20m 20m

- Cho HS thảo luận tìm cách tính diện tích của mảnh đất.

- Y/C HS trình bày cách tính của mình

- Nghe và xác định nhiệm vụ.

- HS quan sát hình vẽ.

- HS thảo luận theo cặp, trình bày cách tính.

- Một số hs trình bày cách tính

* Cách 1 : Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật, trong đó có 2 hình chữ nhật bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tích của mảnh đất.

* Cách 2: Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và hai hình vuông bằng nhau

(9)

- GV nhận xét yêu cầu chọn 1 trong 2 cách trên để tính diện tích của mảnh đất.

- Gọi 2 HS đại diện cho 2 cách giải lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Cách 1 :

- Chia mảnh đất thành: hình chữ nhật EGPQ và hai hình chữ nhật bằng nhau AKMD và HBCN.

Ta có :

Độ dài cạnh EQ là:

20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m) Diện tích của hình chữ nhật EGPQ là:

20 x 80,1 = 1602 (m2) Diện tích của hai hình chữ nhật

AKMD và HBCN là : 25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2) Diện tích của mảnh đất là :

1602 + 2005 = 3607 (m2) Đáp số : 3607m2

+ Hỏi : Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta nên làm như thế nào?

- GV nhắc HS : Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, chúng ta nên suy nghĩ để tìm được cách tính đơn giản nhất, phải thực hiện tính diện tích của ít bộ phận nhất để bài ngắn gọn.

3. Hoạt động luyện tập thực hành:

(15 p) Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.

- GV vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện

rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tích của mảnh đất.

- HS lực chọn cách làm.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.

Cách 2:

Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và 2 hình vuông bằng nhau EGHK và MNPQ.

Ta có :

Độ dài cạch DC là:

25 + 20 + 25 = 70 (m)

Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:

70 x 40,1 = 2807 (m2)

Diện tích của hai hình vuông EGHK và MNPQ là :

20 x 20 x2 = 800 (m2) Diện tích của mảnh đất là :

2807 + 800 = 3607 (m2) Đáp số : 3607m2 - HS nhận xét.

- Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích.

- HS đọc đề bài và quan sát hình.

(10)

tích.

3,5m

3,5m 3,5m 6,5 m 4,2 m

- GV mời 1 HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đề ra.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó chữa bài và đánh giá cho HS.

Bài 2:

- Cho HS đọc đề bài.

- GV đưa bảng phụ vẽ sẵn hình, yêu cầu HS quan sát, tìm cách chia hình rồi tính.

- Yêu cầu HS trình bày cách chia hình.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

- HS suy nghĩ sau đó 2 đến 3 em trình bày.

- HS nhận xét và đi đến thống nhất:

Cách chia nào là đơn giản nhất.

- 1 HS làm bài

- Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCD và MNPQ.

Ta có :

Độ dài của cạnh AB là : 3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m) Diện tích hình chữ nhật ABCD là

11,2  3,5 = 39,2 (m2) Diện tích hình chữ nhật MNPQ là

6,5  4,2 = 27,3 (m2) Diện tích của mảnh đất là :

39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số : 66,5m2

- 1Hs đọc thành tiếng, lớp theo dõi SGK.

- Quan sát và tìm cách chia hình.

- Vài Hs trình bày miệng.

- Hs tự làm bài.

- 2 Hs lên làm theo 2 cách.

Bài giải:

1

2

(11)

Cách 1, 2 : Chia khu đất thành 3 hình chữ nhật rồi tính.

Cách 3: Vẽ thêm để khu đất tạo thành hình chữ nhật có kích thước:

40,5 +100,5 = 141(m) và 50 + 30 = 80(m)

Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao ngoài cắt đi 2 hình chữ nhật nhỏ ở góc phải và góc dưới bên trái.

S khu đất = S hcn bao ngoài - S 2 hcn nhỏ.

S hình chữ nhật bao ngoài:

141 80 = 11280 (m2) S khu đất:

11280 - (50 40,5 2) = 7230 (m2) 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

( 2p)

- GV đưa ra 1 số hình.

- Yêu cầu Hs quan sát và nêu nhanh các bước tính.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, dặn dò.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị giờ sau.

Cách 1:

Diện tích 2 hình chữ nhật nhỏ là:

(30 x 40,5) x 2 = 2430(m2) Diện tích hình chữ nhật lớn là:

(50 + 30) x (100,5 - 40,5)=4800(m2) Diện tích cả mảnh đất là:

2430 + 4800 =7230 (m2) Đáp số : 7230m2

- Lớp nhận xét.

- Hs quan sát, suy nghĩ và nêu nhanh cách tính của mình.

- Hs nhận xét.

- Lắng nghe.

Ngày soạn 2/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 87: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hs tự phát hiện được hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Hiểu được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương và chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

(12)

+Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học. NL mô hình toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Máy tính,Power Point - Hs: SGK,vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS kể

+ Kể tên các hình mà con đã học ?

- Các em đã được học về các hình và biết được đặc điểm của các hình đó.

Trong tiết học hôm nay chúng ta làm quen với 2 hình học mới. Hai hình này các con có gặp nhiều trong thực tế hay không và có đặc điểm gì? Chúng ta vào bài học hôm nay: Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: ( 12 p)

*Giới thiệu hình hộp chữ nhật - GV cho HS quan sát bao diêm, viên gạch, hộp bánh (có dạng hình hộp chữ nhật) và giới thiệu bao diêm, viên gạch, hộp bánh có dạng hình hộp chữ nhật.

- GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát và hỏi:

+ Đếm số mặt của bao diêm, viên gạch, hộp bánh.

+ Vậy hình hộp chữ nhật có mấy mặt ? - Gv nêu hình hộp chữ nhật có 6 mặt, hai mặt đáy và 4 mặt xung quanh ( GV chỉ rõ hai mặt đáy và 4 mặt bên của bao

- HS kể. Lớp nhận xét

Kết quả: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác, hình thang.

- HS nghe

- HS ghi vở

- HS quan sát vật thật.

- HS nối tiếp nhau trả lời + HS đếm và nêu : Bao diêm có 6 mặt Viên gạch có 6 mặt Hộp bánh có 6 mặt

+ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt.

(13)

diêm, viên gạch, hộp bánh.

- GV đưa ra hình hộp triển khai được và yêu cầu HS chỉ các mặt của các hình hộp này.

- GV yêu cầu HS quan sát lại bao diêm, viên gạch, hộp bánh hình hộp chữ nhật triển khai và hỏi : Các mặt của hình hộp chữ nhật có điểm gì chung.

- GV vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng vừa vẽ vừa giải thích : Đặt hình hộp ở một vị trí, quan sát ở 1 vị trí cố định, ta không nhìn thấy 1 mặt đáy (phía dưới) và hai mặt bên (phía sau) nên cô dùng nét đứt để thể hiện các cạnh của nó phân biệt với các mặt, các cạnh mà em nhìn thấy.

- GV cho HS đếm số đỉnh của bao diêm, viên gạch, hộp bánh,

+Vậy hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh ?

- GV chỉ hình hộp đã vẽ trên bảng và nói: Cô đặt tên các đỉnh của hình hộp chữ nhật là A, B, C, D, M, N, P, Q.

- GV tiếp tục yêu cầu HS đếm số cạnh của bao diêm, viên gạch, hộp bánh.

+ Vậy hình hộp chữ nhật có mấy cạnh.

+ Bạn nào có thể lên bảng chỉ và nêu tên các cạnh của hình hộp chữ nhật ? - GV giới thiệu 3 kích thước của hình hộp chữ nhật :

+ Chiều dài (chính là chiều dài của mặt đáy)

+ Chiều rộng (chính là chiều rộng của mặt đáy)

+ Chiều cao (độ dài của các cạnh bên) (GV vừa chỉ hình trên bảng vừa tổng

- HS chỉ rõ đâu là 2 mặt đáy và các mặt bên của hình hộp chữ nhật (như SGK) - HS nêu : Các mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật.

- Quan sát

- Mỗi HS đếm đỉnh của một vật sau đó lần lượt nêu :

Bao diêm có 8 đỉnh Viên gạch có 8 đỉnh Hộp bánh có 8 đỉnh

- Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh.

- HS quan sát và nêu lại các đỉnh của hình hộp chữ nhật.

+ HS đếm và nêu : Bao diêm có 12 cạnh Viên gạch có 12 cạnh Hộp bánh có 12 cạnh

- Hình hộp chữ nhật có 12 cạnh.

- HS lên bảng vừa chỉ vừa nêu tên :

(14)

hợp lại các yếu tố của hình hộp chữ nhật)

GV: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, các mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh, 12 cạnh và 3 kích thước đó là chiều cao, chiều rộng và chiều dài.

- Nêu yêu cầu : Hãy kể tên các vật có dạng hình hộp chữ nhật mà em biết.

- GV nhận xét.

b. Hình lập phương:

*Hình lập phương

- GV đưa ra mô hình hình lập phương - Giới thiệu: Trong thực tế ta thường gặp một số đồ vật như con súc sắc, hộp phấn trắng (100 viên) có dạng hình lập phương.

+ Hình lập phương gồm có mấy mặt?

Bao nhiêu đỉnh và bao nhiêu cạnh?

- Đưa cho các nhóm hình lập phương (yêu cầu HS làm theo các cặp) quan sát, đo kiểm tra chiều dài các cạnh (khai triển hộp làm bằng bìa).

- Yêu cầu HS trình bày kết quả đo.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

( 10 p)

Bài 1: (108) Viết số thích hợp vào ô trống

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét, kết luận: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh. Hình lập phương cũng thế.

Bài 3(108) Trong các hình dưới đây hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương.

- Yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình trong SGK

Gv hỏi: Trong các hình A, B, C hình

- HS nối tiếp nhau nêu trước lớp.

- HS quan sát -HS nghe

- Hình lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh, các mặt đều là hình vuông bằng nhau.

- HS thao tác

- Các cạnh đều bằng nhau - Đều là hình vuông bằng nhau - 1 HS đọc.

- HS làm cá nhân, 1 em làm bảng, lớp nhận xét, chữa bài.

- Lớp theo dõi.

(15)

nào là hình hộp chữ nhật, hình lập phương? vì sao?

- GV chốt kết quả đúng: Hình A là hình hộp chữ nhật, Hình C là hình lập phương.

- Củng cố cho HS biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5 p) Bài 2(108)

- Mời HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình hộp chữ nhật cho trong bài toán.

- Yêu cầu làm tiếp phần b

- HS đọc và quan sát hình - Hs nối tiếp nêu

+ Hình A là hình hộp chữ nhật vì hình này có 6 mặt đều là hình hộp chữ nhật, có 3 kích thước là chiều dài chiều rộng chiều cao.

+ Hình B không phải là hình hộp chữ nhật cũng không phải là hình lập phương vì hình này có 8 mặt và 4 kích thước khác nhau.

+ Hình C là hình lập phương vì hình này có 6 mặt bằng nhau

- Lớp theo dõi.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.

- HS làm cá nhân.

- 1 HS lên bảng thực hiện phần a (chỉ ra những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật, các kích thước của hình hộp chữ nhật). Lớp theo dõi.

Kết quả:

Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là

AB = MN = QP = DC AD = MQ = BC = NP AM = DQ = CP = BN

- 1 Hs lên bảng làm bài, lớp làm vở - Lớp nhận xét

- Kết quả:

Diện tích của mặt đáy MNPQ là : 6  3 = 18 (cm2)

Diện tích mặt bên ABMN là : 6  4 = 24 (cm2)

(16)

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng cho Hs

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Chia sẻ với mọi người về đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

+ Nêu điểm giống và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Diện tích của mặt bên BCNP là : 4  3 = 12 (cm2)

- Hs nêu

- Hs nối tiếp nêu - Lớp theo dõi.

TOÁN

Tiết 88: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán.

- Rèn kĩ năng tính diện tích xunh quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Giáo dục Hs tính chính xác, yêu thích môn học.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học. NL mô hình toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Máy tính,Power Point - HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của Hs

1. Hoạt động mở đầu:( 3 phút)

+ Kể tên một số vật có hình dạng lập phương? Hình chữ nhật?

+ Nêu đặc điểm của hình lập phương, hình chữ nhật?

- HS nêu

(17)

+ Công thức tính diện tích hình lập phương?

+ Hình lập phương có phải là hình hộp chữ nhật không? Vì sao?..

- GV đánh giá HS, giới thiệu bài: Khi học về các hình học các em luôn được tìm cách tính diện tích của hình. Vậy hình hộp chữ nhật có diện tích không?

Nó có những loại diện tích nào? Cách tình ra sao? Trong tiết học này chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :( 15 phút)

Hoạt động 1: Giới thiệu về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật - GV đưa ra hình hộp chữ nhật vừa chỉ các mặt xung quanh của hình vừa giới thiệu: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là tổng diện tích bốn mặt của hình hộp chữ nhật.

- Yêu cầu HS chỉ lại các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật.

- GV nêu bài toán: Hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.

+ Em hãy tìm cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật trên.

- GV triển khai, yêu cầu HS quan sát và hỏi:

+ Khi triển khai hình, 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật tạo thành hình như thế nào?

+ Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật đó.

+ Hãy tính và so sánh diện tích của hình chữ nhật đó với tổng diện tích các mặt bên của hình hộp chữ nhật.

+ Em có nhận xét gì về chiều dài của

- Nghe và xác định nhiệm vụ bài học.

.

- HS chú ý lắng nghe và quan sát theo giáo viên.

- 1 HS chỉ các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật và nêu lại: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là tổng diện tích của 4 mặt bên.

- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.

- HS nêu

- Tạo thành hình chữ nhật

- Chiều dài của hình chữ nhật đó là:

(18)

hình chữ nhật triển khai ?

+ Em có nhận xét gì về chiều rộng của hình chữ nhật triển khai ?

- GV kết luận: Vậy để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có thể lấy chu vi đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo.

- Dựa vào quy tắc, em hãy trình bày lại bài giải bài toán trên.

- GV nhận xét và chữa bài cho HS.

Hoạt động 2: Giới thiệu diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- GV giới thiệu: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai mặt đáy.

+ Diện tích 2 đáy được tính như thế nào?

- GV nhận xét, chốt công thức tính diện tích toàn phần

+ Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên?

- GV nhận xét bài làm của HS.

- GV chốt, chuyển ý:Vừa rồi chúng ta đã được tìm hiểu về 2 công thức tính

5 + 8 + 5 + 8 = 26 ( cm )

Chiều rộng của hình chữ nhật đó là 4 cm.

- Diện tích của hình chữ nhật này bằng tổng diện tích của các mặt bên.

( S = 26 × 4 = 104 cm )

- Bằng chu vi đáy của hình hộp chữ nhật.

- Bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật.

- HS nghe và nhắc lại quy tắc.

- 1 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

Bài giải

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là ( 8 + 5 ) × 2 = 26 ( cm )

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

26 × 4 = 104 ( cm2) - HS nghe và nhắc lại.

- Diện tích 2 đáy bằng chiều dài x chiều rộng rồi nhân 2.

- HS chú ý quan sát, viết lại công thức vào vở.

- 1 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp:

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật trên là:

8 × 5 = 40 ( cm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên là:

104 + 40 × 2 = 184 ( cm2) - HS chú ý lắng nghe.

(19)

của hình hộp chữ nhật, Để cả lớp mình nắm chắc bài hơn, vận dụng được công thức vào giải toán chúng ta cùng chuyển tiếp sang phần luyện tập

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (8 phút)

Bài 1: Bài toán

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, một bạn làm trên bảng phụ.

- 1-2 HS trình bày bài làm của mình - Lớp nhận xét bài

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- GVYC: hãy nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?

- GV: Chốt cách tính Sxq và Stp và chuyển ý:Chúng ta đã vận dụng công thức tính vào phần luyện tập ở bài tập 1rất tốt .Trong cuộc sống hàng ngày các em nhìn thấy có rất nhiều các đồ vật dạng hình hộp chữ nhật. Vậy khi gặp các đồ vật ấy chúng ta tính diện tích như thế nào cả lớp mình sẽ chuyển tiếp sang phần vận dụng.

- 1 HS đọc.

- 1HS nêu

-HS: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?

- 1 HS lên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở bài tập

- HS trình bày.

- Lớp nhận xét,đối chiếu kết quả của mình

- Kết quả.

Bài giải

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là ( 5 + 4 ) 2 = 18 ( dm )

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

18 3 = 54 ( dm2)

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật:

5 4 = 20 ( dm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

54 + 20 2 = 94 ( dm2) - HS nêu.

- HS lắng nghe

(20)

4 Hoạt động vận dụng:( 5phút) Bài 2: Bài toán

- GV mời 1 HS đọc đề toán.

+ Bài toán cho em biết gì? Bài toán yêu cầu em tính gì?

+ Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần dùng để gò thùng?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài theo cặp đôi.

- Đại diện 1 số HS trình bày bài làm.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét và đánh giá HS.

- GV: Chốt cách tính Sxq và Stp.

- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính...

+Trong gia đình em, có những đồ vật nào dạng hình hộp chữ nhật

+ Vậy các em sẽ về nhà và lấy thước đo các kích thước của một đồ vật dạng hình hộp chữ nhật, vận dụng công thức để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của đồ vật đó nhé.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS nêu

+ Diện tích tôn cần gò thùng chính là diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật có kích thước bằng thùng tôn.

- HS thảo luận cặp đôi làm bài. 1 cặp làm bẳng phụ.

- 2 HS trình bày.

- HS nhận xét.

- Kết quả.

Bài giải

Chu vi đáy của mặt đáy thùng tôn là ( 6 + 4 ) 2 = 20 (dm)

Diện tích xung quanh của chiếc thùng tôn là:

20 9 =180 (dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là.

6 4 = 24 (dm2)

Thùng tôn không có đáy, không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là

180 + 24 = 204 (dm2)

Đáp số: 204 dm2 - HS lắng nghe

- HS nêu

- 2 HS kể tên: cái khung ảnh, mặt bàn, đông hồ…

- HS lắng nghe nhiệm vụ.

(21)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a. Tính diện tích toàn phần của hình chóp.  Hướng dẫn: Trước tiên, đi tính độ dài trung đoạn bằng việc sử dụng định lý Pytago. Cuối cùng sử dụng các công thức

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo). - Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy... Toán. a) Diện tích

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán.. - Rèn kĩ năng tính diện tích xunh quanh, diện tích

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

Tự hình thành quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy... Toán. a) Diện tích

Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lâp phương ta làm như thế nào. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA