• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21:

NS: 21/1/2022

NG: Thứ 2 ngày 24 tháng 1 năm 2022 TOÁN

TIẾT 101. LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về tính diện tích của hình chữ nhật và hình vuông.

- Thực hành tính diện tích của các hình đã học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm: Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK, vở...

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Cho HS hát

? Hãy nêu các bước tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nêu

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút) Hoạt động 1. Cách tính diện tích các

hình trên thực tế.

- GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng và yêu cầu HS quan sát.

- Yêu cầu HS thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách tính diện tích của mảnh đất.

- GV nhận xét các hướng giải của HS.

Cách 1

- Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK.

Ta có :

Độ dài cạnh AC là : 20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m) Diện tích của hình chữ nhật ABCD là

20 x 80,1 = 1602 (m2)

Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là :

25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2)

- HS quan sát.

- HS thảo luận theo cặp.

- 2 nhóm HS làm phiếu - Nhận xét, bổ sung Cách 2

Chia mảnh đất thành hình chữ nhật NPGH thành 2 hình vuông bằng nhau ABEQ và CDKM.

Ta có :

Độ dài cạch PG là : 25 + 20 + 25 = 70 (m)

Diện tích của hình chữ nhật NPGH là:

70 x 40,1 = 2807 (m2)

Diện tích của hình vuông ABEQ và CDKM là :

20 x 20 x 2 = 800 (m2) Diện tích của mảnh đất là:

(2)

Diện tích của mảnh đất là:

1602 + 2005 = 3607 (m2) Đáp số: 3607m2 - Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta phải làm như thế nào ?

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(20phút)

Bài 1. SGK trang 104. Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ bên:

- GV vẽ hình của bài tập lên bảng.

- Muốn tính được diện tích của hình bên ta làm NTN?

- Nhận xét bài làm của HS trên bảng.

Bài giải

Chia mảnh đất thành hai hình chữ nhật ABCD và MNPQ. Ta có:

Độ dài của cạnh AB là:

3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)

Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:

11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)

Diện tích của hình chữ nhật MNPQ là:

6,2 x 4,2 = 27,3 (m2) Diện tích của mảnh đất là:

39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số : 66,5m2 Bài 2. SGK trang 104.

- Yêu cầu HS đọc đề và quan sát hình.

? Chia khu đất thành mấy hình.

? Tính diện tích của mấy hình.

- Gợi ý để làm cách khác:

- Nhận xét, kiểm tra kết quả.

- Củng cố cách tính diện tích các hình đã học.

2807 + 800 = 3607 (m2)

Đáp số: 3607m2

- Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS suy nghĩ sau đó 2 đến 3 em trình bày cách tính.

- 1 HS làm bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.

- 1 HS đọc đề và cả lớp quan sát hình.

- HS nêu cách chia khu đất thành 3 HCN:

1, 2, 3.

- 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài giải

+ Hình 1 và hình 3 có kích thước bằng nhau là:

Chiều rộng là 30m Chiều dài là 100,5m + Hình 2 có:

Chiều dài là: 100,5 - 40,5 = 60 (m) Chiều rộng là: 50 - 30 = 20 (m) Tổng diện tích hình 1 và hình 3 là:

(100,5 x 30) x 2 = 6030 (m2) Diện tích hình 2 là:

60 x 20 = 1200 (m2)

(3)

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Chia sẻ kiến thức về tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học với mọi người.

- Vận dụng vào thực tế để tính diện tích các hình được cấu tạo từ các hình đã học.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

Diện tích khu đất đó là:

6030 + 1200 = 7230 (m2) Đáp số: 7230m2

- Lớp nhận xét, kiểm tra kết quả.

- HS nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

....

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 41. LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể.

- Lập được chương trình cho một hoạt động tập thể.

- Giáo dục HS biết khái quát công việc, cách làm việc có kế hoạch. Phẩm chất:

Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

*QTE: - Quyền được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.

- Quyền được kết bạn và hội họp hòa bình.

- Quyền được bảo vệ khỏi thảm hoạ thiên tai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Kiểm tra HS:

+ HS1: nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động.

+ HS2: nói lại cấu tạo của chương trình hoạt động.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

- Cho HS đọc đề bài.

- GV nhắc lại yêu cầu:

+ Các em đọc lại 5 đề bài đã cho

+ Chọn 1 đề bài trong 5 đề bài đó và lập

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS đọc thầm lại yêu cầu và đọc cả 5 đề, chọn đề hoặc tự tìm đề.

(4)

chương trình hoạt động cho đề bài các em đã chọn.

+ Nếu không chọn 1 trong 5 đề bài, em có thể lập 1 chương trình cho hoạt

động của trường hoặc của lớp em.

- Cho HS nêu đề mình chọn.

- GV đưa bảng phụ đã viết cấu tạo ba phần của một chương trình hoạt động.

*Cho HS lập chương trình hoạt động theo bảng biểu.

- GV phát cho 4 HS 4 bảng nhóm

- Nhắc HS ghi ý chính. Viết chương trình hoạt động theo đúng bảng biểu.

1. Mục đích

2. Công việc- phân công 3. Tiến trình

- Ghi tiêu chí đánh giá chương trình hoạt động lên bảng

- Học sinh làm bài

- Cho HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét và khen HS làm bài tốt.

- GV chọn bài tốt nhất trên bảng, bổ sung cho tốt hơn để HS tham khảo.

- HS lần lượt nêu đề bài mình sẽ lập chương trình.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- 4 HS làm bài vào bảng nhóm. HS còn lại làm vào nháp.

- Một số HS đọc bài làm của mình.

- HS nghe

3. Hoạt động vận dụng: (3phút)

- Dặn HS lập chương trình hoạt động chưa tốt về nhà lập lại viết vào vở

- Chọn một đề bài khác để làm.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 42: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về cách nối các vế câu ghép.

- Làm đúng các bài tập: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra những câu ghép.

- Giáo dục HS yêu quý tiếng việt. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở, SGK,...

(5)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho 2 HS lần lượt đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước.

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.

- GV nhận xét + chốt lại ý đúng

- Yêu cầu HS giải thích vì sao lại chọn quan hệ từ đó

Bài 4: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm

- Cho HS trình bày kết quả

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả a) Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

+ Do thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

+ Bởi thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân.

- HS nối tiếp nhau đọc câu vừa tìm a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.

b) Do nó chủ quan nên bị điểm kém.

c) Do chăm chỉ học bài nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thông dụng trong tiếng Việt.

- Tìm hiểu nghĩa của các từ: do, tại, nhờ và cho biết nó biểu thị quan hệ gì trong câu?

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học, nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 41. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật.

(6)

- Yêu thích khám phá thiên nhiên. Năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình vẽ trang 104, 105 SGK - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" kể một số hiện tượng biến đổi hóa học?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (32phút) Hoạt động 1: Quan sát

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 104 SGK, trả lời câu hỏi trong nhóm + Nêu tên cây?

+ Cơ quan sinh sản của cây đó là gì?

+ Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?

+ Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì?

+ Trên cùng một loại cây, hoa được gọi tên bằng những loại nào?

- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK - GV dán tranh hoa sen và hoa râm bụt lên bảng

- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy nhị và nhụy của từng loại hoa

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng Hoạt động 2: Thực hành với vật thật - GV cho HS làm việc theo nhóm bàn - GV yêu cầu các nhóm cùng quan sát từng bông hoa mà các thành viên mang đến lớp, chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhụy và phân loại các bông hoa của nhóm thành 2 loại: hoa có cả nhị và nhụy, hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm - Trình bày kết quả

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính

- Hoạt động nhóm: HS quan sát và nối tiếp nhau trả lời trong nhóm, chia sẻ trước lớp

H1: Cây dong riềng.

H2: Cây phượng

+ Cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng là hoa.

+ Cùng là thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa.

+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.

+ Trên cùng một loại cây có hoa đực và hoa cái.

- HS quan sát hình 3, 4 trang 104 - HS thảo luận theo cặp

- 2 HS tiếp nối nhau lên thao tác với hoa thật hoặc đánh dấu vào hình vẽ trên bảng

- Các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của GV

- Đại diện nhóm trình bày kết quả

- HS quan sát

(7)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6 trang 105 để biết được các bộ phận chính của hoa lưỡng tính.

- GV vẽ sơ đồ nhị và nhụy hoa lưỡng tính lên bảng

- GV gọi HS nhận xét phần trình bày của bạn.

- Vẽ sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính vào vở, 1 HS lên làm trên bảng lớp - HS nhận xét.

3.Hoạt động ứng dụng: (3 phút)

- Vì sao chúng ta không nên tự tiện hái hoa ở những cây được trồng và bảo vệ?

*Củng cố-dặn dò:

- Về nhà tự trồng câu từ một loại hạt và chia sẻ với bạn

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 22/1/2022

NG: Thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2022

TOÁN

TIẾT 102. LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

(Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về tính diện tích của các hình đã học (hình tam giác, hình thang).

- Củng cố kĩ năng thực hiện tính diện tích của các hình đã học (hình tam giác, hình thang).

- Rèn cho HS Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các hình vẽ trong SGK. Thước, phấn màu.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên"

với nội dung là nêu công thức tính diện tích một số hình đã học: Diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- HS chơi trò chơi

Shcn = a x b Stam giác = a x h : 2 S vuông = a x a S thang = (a + b ) x h : 2 (Các số đo phải cùng đơn vị )

- HS nhận xét - HS nghe - HS ghi vở

(8)

mới: (12phút)

Hoạt động 1. Ví dụ:

- GV vẽ hình ABCDE như SGK lên bảng và yêu cầu HS quan sát.

- Tìm cách tính diện tích của mảnh đất có dạng như hình vẽ ABCDE.

- GV hướng dẫn cách tính diện tích của mảnh đất có dạng như hình ABCDE:

+ Hướng dẫn chia hình như SGK.

+ Cung cấp các số đo theo bảng SGK + Yêu cầu HS tự tính diện tích của hình thang ABCD, hình tam giác ADE rồi tính diện tích của mảnh đất.

- GV chữa bài cho HS.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) Bài 1. SGK trang 105. Tính diện tích mảnh đất có hình dạng như hình vẽ dưới đây:

- GV vẽ hình

? Để tính được diện tích chúng ta làm như thế nào.

- GV nhận xét chốt đáp án đúng:

Bài giải Độ dài cạnh BG là:

28 + 63 = 91 (m)

Diện tích hình tam giác BCG là:

91 x 30 : 2 = 1365 ( m2) Diện tích hình tam giác AEB là:

84 x 28 : 2 = 1176 ( m2) Diện tích hình chữ nhật ADEGlà:

84 x 63 = 5292 ( m2) Đáp số: 5292 m2

- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác và HCN.

Bài 2. SGK trang 106. Tính diện tích mảnh đất có hình dạng như hình vẽ dưới đây:

- GV tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự

- HS quan sát.

- HS thảo luận theo cặp.

- Đại diện các nhóm trình bày cách làm.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS theo dõi hướng dẫn của giáo viên.

- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Nối A với D, khi đó mảnh đất được chia thành 2 hình. Hình thang ABCD và hình tam giác ADE. Kẻ các đường thẳng BM và NE vuông góc với AD.

Diện tích hình thang ABCD là:

( 55 + 30 ) x 22 : 2 = 935 ( m2) Diện tích hình tam giác ADE là:

55 x 27 : 2 = 742,5 ( m2) Diện tích hình ABCDE là:

935 + 742,5 = 1677,5 ( m2) Đáp số: 1677,5 m2 - 1 HS đọc đề bài trước lớp.

- HS nêu ý kiến.

- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.

- HS nhận xét.

Bài giải

Diện tích của tam giác ABM là:

24,5 x 20,8 : 2 = 254,8 (m2) Diện tích hình thang BMNC là:

37,4 x ( 20,8 + 38) : 2 = 1099,56(m2) Diện tích hình tam giác CND là:

(9)

bài 1.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Nhắc lại các công thức tính diện tích đã học trong bài.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.

38 x 25,3 : 2 = 480,7(m2) Diện tích mảnh đất là:

254,8 + 1099,56 + 480,7 = 1835,06(m2)

Đáp số: 1835,06 m2

- Củng cố cách tính diện tích hình thang và hình tam giác.

- HS lắng nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 42. TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Rút kinh nghiệm về xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.

- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; viết lại được một đoạn văn cho hay hơn.

- HS chủ động làm bài, học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho 2 HS lần lượt đọc lại chương trình hoạt động đã làm ở tiết Tập làm văn trước - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Hoạt động 1. Nhận xét chung về kết quả của cả lớp

- GV đưa bảng phụ đã ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần trước.

- GV nhận xét chung về kết quả của cả lớp - Ưu điểm:

+ Xác định đúng đề bài

+ Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.

- Tồn tại: (VD)

+ Một số bài bố cục chưa chặt chẽ + Còn sai lỗi chính tả

- 1 HS đọc lại 3 đề bài

- HS lắng nghe

(10)

+ Còn sai dùng từ, đặt câu

*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS chữa bài + Hướng dẫn HS chữa lỗi chung

- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn các loại lỗi HS mắc phải.

- GV trả bài cho HS.

- Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ

- GV nhận xét và chữa lại những lỗi HS viết sai trên bảng bằng phấn màu.

+ Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài - Cho HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.

- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.

+ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.

- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay.

- Yêu cầu HS viết lại đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn

- HS nhận bài, xem lại những lỗi mình mắc phải.

- Lần lượt một số HS lên chữa từng lỗi trên bảng. HS còn lại tự chữa trên nháp.

- Lớp nhận xét phần chữa lỗi trên bảng - HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.

- HS lắng nghe và trao đổi về cái hay, cái đẹp của đoạn, của bài.

- HS nghe

- HS viết lại đoạn văn.

3.Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về bố cục bài văn tả người.

- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn

*Củng cố, dặn dò:

- Nhẫn xét chung tiết học, dặn học sinh xem trước bài sau.

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 42. LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.

- Bổ sung: HS nghe- ghi nội dung chính của bài theo ý hiểu.

- Phẩm chất: GD HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở HS. Giữ gìn môi trường biển. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ.

*GDBVMT: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngồi biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ môi trường biển, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

*GDQP-AN: Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân bám biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK.

(11)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Tổ chức cho học sinh thi đọc nối tiếp trả lời câu hỏi:

+ Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ? + Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc - HS trả lời

- HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (32phút) Hoạt động 1: Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc bài.

- Cho HS chia đoạn

- GVKL: Có thể chia thành 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu... như tỏa ra hơi muối.

+ Đoạn 2: Tiếp... thì để cho ai?

+ Đoạn 3: Tiếp... nhường nào.

+ Đoạn 4: phần còn lại

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

- Cho HS luyện đọc theo cặp - HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- 1 HS đọc cả bài.

- HS chia đoạn - HS theo dõi

- Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm đọc + Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

+ Lần 2: 4 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

- HS đọc theo cặp, mỗi em đọc 1 đoạn, - 1HS đọc cả bài

- HS theo dõi Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

- Cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi SGK.

- Cho HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, kết luận:

+ Bài văn có những nhân vật nào?

+ Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?

+ Việc lập làng ngoài đảo có gì thuận lợi?

- HS thảo luận nhóm - HS chia sẻ

- Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn. Đây là ba thế hệ trong một gia đình.

- Bàn việc họp làng để đưa dân ra đảo, cả nhà Nhụ ra đảo.

- Ở đây đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được nhu cầu mong ước bấy lâu của người dân chài có đất rộng để phơi cá, buộc thuyền

…mang đến cho bà con nơi sinh sống mới có điều kiện thuận lợi hơn và còn là giữ đất của nước mình

(12)

+ Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào?

+ Bố Nhụ nói: Con sẽ họp làng - chứng tỏ ông là người như thế nào?

+ Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng của bố nhụ?

+ Nhụ nghĩ gì về kế hoạch của bố?

- Nội dung của bài là gì ?

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- GDQP-AN: Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân bám biển.

(VD: Để khắc phục những hạn chế của Nghị định 67, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, để ngư dân yên tâm, vững vàng vươn khơi xa bám biển, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2018/NĐ- CP.

Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP quy định chính sách đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế; chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư và một số chính sách khác nhằm phát triển kinh tế thủy sản. Nghị định 17 có hiệu lực thi hành từ ngày 25-3-2018.

Theo đó, Nhà nước đầu tư 100% kinh phí xây dựng các dự án Trung ương quản lý các hạng mục hạ tầng đầu mối vùng nuôi thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống tập trung, nâng cấp cơ sở hạ tầng các trung tâm giống thủy sản; đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục thiết yếu: cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, xây dựng 5 trung tâm nghề cá lớn trên toàn quốc...)

- Làng mới ở ngoài đảo rộng hết tầm mắt, dân làng thả sức phơi lưới, buộc được một con thuyền. Làng mới sẽ giống ngôi làng trên đất liền: có chợ , có trường học, có nghĩa trang..

- Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã.

- Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng của con trai ông quan trọng nhường nào

- Nhụ đi và sau đó cả làng sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh ở phía chân trời.

+ Câu chuyên ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng Tổ quốc.

- HS nghe, ghi vở.

(13)

3. Hoạt động vận dụng: (10phút) - Cho HS đọc phân vai

- GV ghi lên bảng đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn cho HS đọc

- Cho HS thi đọc đoạn

- GV nhận xét , khen những HS đọc tốt

- Cho HS đọc phân vai - HS theo dõi

- HS thi đọc đoạn

* Củng cố, dặn dò:

+ Bài văn nói lên điều gì ?

- Chia sẻ với mọi người về tình yêu biển đảo quê hương.

- Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ vùng biển trời Tổ quốc.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

LỊCH SỬ

TIẾT 23. NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Sự ra đời và vai trò của nhà máy cơ khí Hà Nội. Những đóng góp của nhà máy cơ khí HN cho công cuộc XD đất nước và bảo vệ đất nước.

- Biết sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài học.

- Giáo dục HS yêu đất nước. Năng lực hiểu biết cơ bản về lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Ổn định tổ chức

- Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ?

- GV nhận xét, kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS trả lời - HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27phút) Hoạt động 1: Làm việc nhóm

- Cho HS đọc nội dung, làm việc nhóm - Cho HS chia sẻ trước lớp:

+ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì?

- HS đọc, làm việc nhóm, chia sẻ trước lớp

- HS chia sẻ trước lớp

+ Miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.

(14)

+ Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy Cơ khí hiện đại?

+ Đó là nhà máy nào?

- GV kết luận: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hoá nền sản xuất của nước nhà. Việc xây dựng các nhà máy hiện đại là điều tất yếu.

Nhà máy cơ khí Hà nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu thảo luận cho từng nhóm, 1-2 nhóm làm bảng nhóm

- GV gọi nhóm HS đã làm vào bảng nhóm gắn lên bảng, yêu cầu các nhóm khác đối chiếu với kết quả làm việc của nhóm mình để nhận xét.

- GV kết luận, sau đó cho HS trao đổi cả lớp theo dõi

+ Từ tháng 12/1955 đến tháng 4/1958 +Phía tây nam thủ đô Hà Nội

+ Hơn 10 vạn mét vuông

+ Lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ

+ Liên Xô

+ Máy bay, máy tiện, máy khoan, ... tiêu biểu là tên lửa A12

+ Kể lại quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội.

+ Phát biểu suy nghĩ của em về câu “Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là một cánh đồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược”.

+ Cho HS xem ảnh Bác Hồ về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội và nói: Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội nói

+ Vì để trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động. Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.

+ Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội.

+ Các nhóm cùng đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu

Thời gian xây dựng : Địa điểm:

Diện tích:

Qui mô:

Nước giúp đỡ xây dựng:

Các sản phẩm:

- HS cả lớp theo dõi và nhận xét kết quả của nhóm bạn, kiểm tra lại nội dung của nhóm mình.

- HS cả lớp suy nghĩ, trao đổi ý kiến, mỗi HS nêu ý kiến về 1 câu hỏi, các HS khác theo dõi và nhận xét.

+ 1 HS kể trước lớp.

+ Một số HS nêu suy nghĩ trước lớp.

+ Cho thấy Đảng, Chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, hiện đại hóa sản xuất của nước

(15)

lên đi nhà vì hiện đại hóa sản xuất giúp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội về đấu tranh thống nhất đất nước.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) Bài tập: Đánh dấu × vào ☐ trước ý đúng Hòa bình lập lại, Đảng và Bác Hồ chủ trương phải xây dựng những nhà máy hiện đại, để:

☐ Chế tạo những công cụ hiện đại thay thế cho công cụ thô sơ.

☐ Đưa nền sản xuất lạc hậu lên sản xuất tiên tiến.

☐ Cạnh tranh với đế quốc Mĩ.

- HS lắng nghe, thực hiện

4.Hoạt động ứng dụng: (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.

- Sưu tầm tư liệu(tranh, ảnh, chuyện kể, thơ, bài bát,...) liên quan đến Nhà máy Cơ khí Hà Nội rồi giưới thiệu với các bạn.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

ĐỊA LÍ

TIẾT 21. MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về địa lí, kinh tế của các quốc gia Pháp và Liên bang Nga, Hy Lạp.

- Bổ sung:

+ Xác định được vị trí địa lý của nước Hy Lạp hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ.

+ Kể lại được một số câu chuyện về lịch sử Olympic.

- Chỉ vị trí và thủ đô nước Nga, Pháp trên bản đồ.

- Yêu thích môn học. Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá địa lí, năng lực vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ GV: Thiết bị phòng học thông minh đưa: Lược đồ các châu lục và đại dương.

- Lược đồ tự nhiên châu Âu.

+ HS: SGK, tư liệu tham khảo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi ”Bắn tên” - HS tham gia chơi.

(16)

trả lời các câu hỏi:

+ Châu Âu nằm ở đâu?

+ Nêu đặc điểm khí hậu của Châu Âu?

+ Kể tên một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Châu Âu?

- GV nhận xét, đánh giá

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:: (27 phút)

Hoạt động 1. Liên Bang Nga:

- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo phiếu học tập.

- Em có biết vì sao khí hậu Liên Bang Nga, nhất là phần lãnh thổ thuộc Châu Á rất lạnh, khắc nghiệt không?

- Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào?

Hoạt động 2. Pháp

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 để trả lời + Nước Pháp ở phía nào của Châu Âu?

+ Giáp với những nước nào và đại dương nào của Châu Âu?

+ Kể tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Pháp?

- GV kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây

- HS đọc

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-Vị trí địa lí - Diện tích:

- Dân số - Khí hậu - Tài nguyên, khoáng sản - Sản phẩm công nghiệp:

- Sản phẩm nông nghiệp

- Nằm ở Đông Âu, Bắc Á

- Lớn nhất, 17 triệu km2 - 144,1 triệu người - Ôn đới lục địa - Rừng ta – ga, dầu, máy móc, thiết bị...

Máy móc thiết bị, phương tiệngiao thông vận tải,

- Lúa mì, khoai tây.

1) Lãnh thổ rộng lớn  khô

(2) Chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương  lạnh.

(1)+ (2) Khí hậu khắc nghiệt, khô và lạnh.

- Khí hậu khô và lạnh nên rừng tai-ga phát triển. Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở Châu Á đều có rừng tai-ga bao phủ.

- Nước Pháp nằm ở Tây Âu.

- Giáp đại Tây Dương.

- Sản phẩm công nghiệp: Máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, quần áo, mĩ phẩm.

- Nông phẩm: Khoai tây, củ cải đường, lúa mì, nho...

(17)

Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà. Ở châu Âu, Pháp là nước có nông nghiệp phát triển, sản xuất nhiều nông sản đủ cho nhân dân dùng và còn xuất khẩu sang các nước khác. Pháp xuất khẩu nhiều vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm. Ngành du lịch ở Pháp rất phát triển vì nước này có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và người dân văn minh, lịch sự.

Hoạt động 3. Hy Lạp

- Đưa lược đồ Châu Âu yêu cầu HS xác định vị trí của Hi Lạp trên lược đồ.

- Nêu những hiểu biết và kể một số câu chuyện theo hiểu biết về Olympic?

- GV cho HS xem video.

=> Hi Lạp là một quốc gia thuộc Châu Âu được coi là cái nôi của nên văn minh Châu Âu và là nơi khởi nguồn của thế vận hội thế giới.

- Rút ra bài học

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút)

- GV chia HS thành 3 nhóm dựa vào các tranh ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được.

- Yêu cầu các nhóm trưng bày các tranh ảnh, thông tin, sản phẩm về một nước Châu Âu mà mình đã sưu tầm được.

- GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm mình.

- GV nhận xét các nhóm.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Kể cho người thân nghe những điều em đã được học về đất nước LBN, Pháp, Hy Lạp.

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học và dặn dò về nhà.

- Dặn dò về nhà

- HS lên bảng xác định.

- HS nêu những hiểu biết và kể một số câu chuyện theo hiểu biết về Olympic.

- 1 số HS đọc.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

(18)

...

...

...

NS: 23/1/2022

NG: Thứ 4 ngày 26 tháng 1 năm 2022

TOÁN

TIẾT 103. LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố về tính chu vi và diện tích các hình đã học.

- Áp dụng công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan.

- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận; Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS : SGK, bảng con...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi viết công thức tính diện tích các hình đã học.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi viết - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32

phút)

Bài 1-(SGK.T.106):

- Gọi HS đọc đề bài.

? Bài toán cho biết gì.

? Bài toán hỏi gì.

? Muốn tìm chiều cao ta làm NTN

- Giáo viên chốt công thức tính diện tích HTG. Từ đó tính được chiều cao của hình tam giác.

- Nhận xét, kiểm tra kết quả.

- Củng cố cách tính diện tích các hình đã học.

Bài 2-(SGK.T.106):

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài

- Biết diện tích là 58 cm2 chiều cao của HTG là 1

2 .

- Tính độ dài đáy của hình tam giác.

- Ta lấy diện tích của tam giác nhân với 2, sau đó chia cho độ dài đáy.

- 1 HS chữa bài

Bài giải

Chiều cao của hình tam giác đó là:

5

8 x 2 : 1

2 = 20

8 = 2,5 (m) Đáp số: 2,5 m - Nhận xét, kiểm tra kết quả.

- 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- 1 HS lên bảng chữa bài.

(19)

- Hướng dẫn HS nhận xét:

+ Hình chữ nhật có chiều 2m và chiều rộng 1,5m.

+ Tính S khăn trải bàn và diện tích hình thoi.

- Nhận xét, kiểm tra kết quả.

- Củng cố cách tính diện tích các hình đã học.

Bài 3-(SGK.T.106):

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Hướng dẫn HS nhận xét:

+ Độ dài sợi dây = tổng độ dài của 2 nửa đường tròn có đường kính 0,35m + 2 lần khoảng cách giữa hai trục.

Hoặc Độ dài sợi dây = C của một bánh xe ròng rọc + 2 lần khoảng cách giữa hai trục.

- Nhận xét.

- Củng cố cách tính diện tích các hình đã học.

3. Hoạt động vận dụng: (3phút)

- Nêu mối quan hệ giữa cách tính diện tích hình thang và cách tính diện tích hình tam giác.

- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Hướng dẫn HS về nhà và chuẩn bị bài sau.

Bài giải

Diện tích chiếc khăn trải bàn đó là:

2 x 1,5 = 3 (m2 ) Diện tích hình thoi đó là:

2 x 1,5 : 2 = 1,5 (m2) Đáp số: 3m2 1,5m2 - Nhận xét, kiểm tra kết quả.

- - HS nêu yêu cầu của bài.

- - HS đọc đề – phân tích đề.

- HS giải bài vào vở.

- 1 HS làm bài bảng phụ, trình bày.

Bài giải

Độ dài hai nửa đường tròn là:

0,35 x 3,14 = 1,009 (m) Độ dài sợi dây là:

1,009 + 3,1 x 2 = 7,299 (m) Đáp số: 7,299 m - Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Nhận xét, kiểm tra kết quả.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Chính tả)

TIẾT 21. (NGHE-VIẾT) HÀ NỘI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.

- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam.

- Phẩm chất: Giáo dục HS bảo vệ giữ gìn cảnh quan môi trường Hà Nội là giữ mãi vẻ đẹp của thủ đô. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(20)

- GV: Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ.

- HS: Vở viết.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

(21)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 43. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép; Biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép.

- Không dạy Phần nhận xét và ghi nhớ. Không làm BT1

- Phẩm chất: Cẩn thận, chính xác. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm.

- HS: Vở viết, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS thi nhắc lại cách nối câu ghép bằng cặp QHT nguyên nhân - kết quả và đặt câu với cặp quan hệ từ này.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- HS nhắc lại cách nối câu ghép bằng QHT nguyên nhân – kết quả và đặt câu theo yêu cầu.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (30 phút)

Bài 2: HĐ cá nhân - Cho HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ cá nhân - Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

- HS đọc

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

+ Nếu như chủ nhật này đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi

+ Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.

- Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả

- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên làm trên bảng lớp rồi chia sẻ kết quả

a) Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ rất vui

(22)

lòng.

b) Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại.

c) Nếu không vì mải chơi thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Dặn HS học thuộc phần Ghi nhớ.

- Chia sẻ với mọi người về cách nối câu ghép bằng quan hệ từ.

- HS nghe và thực hiện

* Củng cố, dặn dò:

- Viết một đoạn văn từ 3-5 câu có sử dụng câu ghép nối bằng quan hệ từ nói về bản thân em.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 42. SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được hoa thụ phấn nhờ côn trùng, gió. Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.

- Yêu thiên nhiên, thích khám phá thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Thông tin và hình số 1 SGK.

- HS: Tranh ảnh, sưu tầm về hoa thật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Cho HS hát

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên", trả lời câu hỏi:

+ Nêu các bộ phận của hoa.

+ Nêu ý nghĩa của hoa trong quá trình sinh sản .

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới+ Luyện tập, thực hành: (32phút) Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân

- GV đưa phiếu học tập lên MH.

- HS làm bài và trình bày trước lớp.

+ Gọi 2 HS nhắc lại.

- Thế nào là sự thụ phấn?

1. Sự sinh sản của thực vật có hoa PHIẾU HỌC TẬP

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

1. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những

(23)

- Thế nào là sự thụ tinh?

- Hạt và quả được hình thành như thế nào?

=> GV chỉ và giải thích lại về sự sinh sản của thực vật có hoa.

*Hoạt động 2: Trò chơi Ghép hình vào chữ

- GV đưa sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ chữ .

- Cho các nhóm thi đua gắn các thẻ chữ vào hình cho phù hợp, nhóm nào làm nhanh, đúng nhóm đó thắng.

- Cho các nhóm giới thiệu về sơ đồ.

- GV nhận xét, kết luận.

*Hoạt động 3: Thảo luận:

- Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng mà bạn biết?

- Bạn có nhận xét gì về hương thơm, màu sắc của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió?

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 4, 5, 6 trang 110 và cho biết:

+ Tên loài hoa.

+ Kiểu thụ phấn.

+ Lý do của kiểu thụ phấn.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Kết luận: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có mầu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng.

hạt phấn của nhị gọi là gì?

a. Sự thụ phấn.

b. Sự thụ tinh.

2. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?

a. Sự thụ phấn.

b. Sự thụ tinh.

3. Hợp tử phát triển thành gì?

a. Quả.

b. Phôi.

4. Noãn phát triển thành gì?

a. Hạt b. Quả

5. Bầu nhuỵ phát triển thành gì?

a.Hạt b.Quả

- HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính.

- HS chơi.

- Đại diện nhóm giới thiệu

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

+ Hoa thụ phấn nhờ côn trùng: dong riềng, phượng, bưởi, cam …

+ Hoa thụ phấn nhờ gió: cỏ, lúa ngô … - Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc rực rỡ, hương thơm ...

- HS nêu

+ Hình 4: Hoa táo. Hoa táo thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa táo không có màu sắc sắc sỡ nhưng có mật ngọt, hương thơm rất hấp dẫn côn trùng.

+ Hình 5: Hoa lau. Hoa lau thụ phấn nhờ gió vì hoa lau không có màu sắc đẹp.

+ Hình 6: Hoa râm bụt. Hoa râm bụt thụ phấn nhờ côn trùng vì có màu sắc sặc sỡ.

(24)

Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu.

3.Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Nêu đặc điểm của các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng ?

*Củng cố-Dặn dò:

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ươm một số hạt như lạc, đỗ đen vào bông ẩm, giấy vệ sinh hoặc chén nhỏ có đất cho mọc thành cây con.

- Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có mầu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 23/1/2022

NG: Thứ 5 ngày 27 tháng 1 năm 2022

TOÁN

TIẾT 104. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, áp dụng để giải các bài toán có liên quan. Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Giáo dục HS tính khoa học, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, chiếu. Bộ đồ dùng dạy-học toán 5.

- HS: Vật thật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương (bao diêm, hộp phấn)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Hoạt động mở đầu: (5phút) - Cho HS thi đua:

+ Phát biểu quy tắc tính chu vi và diện tích hình tròn.

+ Viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.

- GV nhận xét kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(15 phút)

- HS thi đua

- HS nghe - HS ghi vở

(25)

*Hoạt động 1: Giới thiệu hình hộp chữ nhật:

- GV cho HS quan sát bao diêm, viên gạch, hộp bánh (có dạng hình hộp chữ nhật) và giới thiệu bao diêm, viên gạch, hộp bánh có dạng hình hộp chữ nhật.

? Đếm số mặt của bao diêm, viên gạch, hộp bánh.

? Vậy hình hộp chữ nhật có mấy mặt?

- GV nêu: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, hai mặt đáy và 4 mặt xung quanh (GV chỉ rõ hai mặt đáy và 4 mặt bên của bao diêm, viên gạch, hộp bánh.

- GV đưa ra hình hộp triển khai được và yêu cầu HS chỉ các mặt của các hình hộp này.

- GV yêu cầu HS quan sát lại bao diêm, viên gạch, hộp bánh hình hộp chữ nhật triển khai và hỏi: Các mặt của hình hộp chữ nhật có điểm gì chung?

- GV vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng vừa vẽ vừa giải thích: Đặt hình hộp ở một vị trí, quan sát ở 1 vị trí cố định, ta không nhìn thấy 1 mặt đáy (phía dưới) và hai mặt bên (phía sau) nên cô dùng nét đứt để thể hiện các cạnh của nó phân biệt với các mặt, các cạnh mà em nhìn thấy.

- GV cho HS đếm số đỉnh của bao diêm, viên gạch, hộp bánh,

? Vậy hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh.

- GV chỉ hình hộp đã vẽ trên bảng và nói:

Cô đặt tên các đỉnh của hình hộp chữ nhật là A, B, C, D, M, N, P, Q.

- GV tiếp tục yêu cầu HS đếm số cạnh của bao diêm, viên gạch, hộp bánh.

? Vậy hình hộp chữ nhật có mấy cạnh.

? Bạn nào có thể lên bảng chỉ và nêu tên các cạnh của hình hộp chữ nhật.

- GV giới thiệu 3 kích thước của hình hộp chữ nhật:

- HS quan sát vật thật.

+ HS đếm và nêu: Bao diêm có 6 mặt, viên gạch có 6 mặt, hộp bánh có 6 mặt.

+ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt.

- HS lên chỉ rõ đâu là 2 mặt đáy và các mặt bên của hình hộp chữ nhật (SGK)

- Các mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật.

- Mỗi HS đếm đỉnh của một vật sau đó lần lượt nêu :

+ Bao diêm có 8 đỉnh + Viên gạch có 8 đỉnh + Hộp bánh có 8 đỉnh

- Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh.

- HS quan sát và nêu lại các đỉnh của hình hộp chữ nhật.

- HS đếm và nêu : + Bao diêm có 12 cạnh + Viên gạch có 12 cạnh + Hộp bánh có 12 cạnh

- Hình hộp chữ nhật có 12 cạnh.

- HS lên bảng vừa chỉ vừa nêu tên mười hai cạnh.

(26)

+ Chiều dài (chính là chiều dài của mặt đáy) + Chiều rộng (chính là chiều rộng của mặt đáy)

+ Chiều cao (độ dài của các cạnh bên)

- GV vừa chỉ hình trên bảng vừa tổng hợp lại các yếu tố của hình hộp chữ nhật :

- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, các mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh, 12 cạnh và 3 kích thước đó là chiều cao, chiều rộng và chiều dài.

? Hãy kể tên các vật có dạng hình hộp chữ nhật mà em biết?

- GV nhận xét.

*Hoạt động 2: Giới thiệu HLP:

- GV sử dụng con xúc xắc và hộp lập phương để giới thiệu cho HS về hình lập phương tương tự như hình hộp chữ nhật.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

Bài 1. SGK trang 108. Viết số thích hợp vào ô trống:

- GV nhận xét và kết luận: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh. Hình lập phương cũng thế.

Bài 2. SGK trang 108:

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:

a) AB = MN = QP = DC AD = MQ = BC = NP AM = DQ = CP = BN

b) Diện tích mặt đáy MNPQ là:

6 x 3 = 18 (cm2) Diện tích mặt đáy ABNM là:

6 x 4 = 24 (cm2) Diện tích mặt đáy BCNP là:

4 x 3 = 12 (cm2) Bài 3. SGK trang 108:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV nhận xét:

+ Hình A là HHCN.

+ Hình B là HLP.

4. Hoạt động vận dụng:

- Nhận xét điểm giống và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Chia sẻ với mọi người về đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- HS nối tiếp nhau nêu trước lớp.

- Quan sát con xúc xắc và hình lập phương theo hướng dẫn của GV và rút ra đặc điểm của hình này: Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc đề bài

- HS làm vở nêu kết quả và giải thích cách làm.

- HS nêu.

(27)

*Củng cố, dặn dò:

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học và giao BTVN.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Kể chuyện)

TIẾT 21: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Dựa lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Phẩm chất: Lắng nghe và nhận xét bạn kể. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ câu chuyện.

- HS: SGK, vở viết...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Thi kể lại câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS kể

- HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (32 phút) - GV kể chuyện lần 1

- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó trong bài.

- GV kể chuyện lần 2, kết hợp chỉ tranh minh họa.

* Hướng dẫn học sinh kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh - Kể chuyện trong nhóm

- Thi kể chuyện

- HS lắng nghe

- HS giải nghĩa từ khó - HS theo dõi

- HS đọc

- HS tiếp nối nêu nội dung từng bức tranh.

- HS kể theo cặp và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

- Học sinh nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.

(28)

- GV và HS nhận xét, đánh giá. Bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.

- 1, 2 học sinh nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Biện pháp ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp như thế nào?

- HS nêu

* Củng cố, dặn dò:

- Chia sẻ lại ý nghĩa câu chuyện cho mọi người cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KĨ THUẬT

TIẾT 21. LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG

(Tiết 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.

- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.

- GD học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

- HS: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Cho HS hát

- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS chuẩn bị đồ dùng - HS ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút) * Quan sát, nhận xét mẫu

- GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn và đặt câu hỏi:

+ Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?

- HS quan sát

+ Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay ; sàn ca bin và giá đỡ ; ca bin ; cánh quạt ; càng máy bay.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (20 phút) * Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:

a) Chọn các chi tiết:

- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 (SGK).

- Gọi 1 HS đọc tên các chi tiết theo bảng trong SGK.

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

b) Lắp từng bộ phận:

*Lắp thân và đuôi máy bay (H.2-SGK) - Để lắp được thân đuôi máy bay cần phải

- 1 HS đọc nội dung mục 1 (SGK).

- HS quan sát mẫu, trả lời.

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Kỹ năng: Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan?. Kiểm

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài toán có liên quan.. PT Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài toán có liên quan.. PT Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán.. - Rèn kĩ năng tính diện tích xunh quanh, diện tích

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo). - Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy... Toán. a) Diện tích

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán.. - Rèn kĩ năng tính diện tích xunh quanh, diện tích

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.