• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 77

TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp HS hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt: so sánh, ẩn dụ... nghĩa bóng của các câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.

- Có kĩ năng vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.

- Kĩ năng sống: kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng những câu tục ngữ trong đời sống phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Biết trân trọng những giá trị của văn học dân gian VN.

4. Phát triển phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực tin học

* Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức và xác định được giá trị những bài học kinh nghiệm thông qua các câu tục ngữ

- Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Yêu thương, trân trọng con người, cuộc sống.

* Tích hợp môi trường: Học sinh sưu tầm những câu tục ngữ liên quan đến môi trường.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, tài liệu ca dao tục ngữ VN.

- Trò: sgk, vở soạn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, phân tích, quy nạp - KT động não, đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày một phút.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 3’

? Đọc thuộc lòng và phân tích nội dung – nghệ thuật tiêu biểu những câu tục ngữ nói về thiên nhiên?

? Đọc thuộc lòng và phân tích nội dung – nghệ thuật tiêu biểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất?

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS

(2)

- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày

Đọc thuộc 5 câu tục ngữ mà em biết. Em thích nhất câu nào? Vì sao?

- Gọi HS trả lời câu hỏi.

- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.

- GV tổng hợp ý kiến, giới thiệu bài

- Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm trí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Dưới hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích vô giá trong cách nhìn nhận đánh giá con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày.

* Hoạt động hình thành kiến thức (33’)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung - Thời gian: 28’

- Mục tiêu: hs hiểu được nội dung, nghệ thuật và giá trị thực tiễn của những câu tục ngữ về con người và xã hội

- PP thuyết trình, quy nạp, thảo luận - KT động não, chia nhóm

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV y/c hs theo dõi vào phần chú thích trong sgk + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Gọi 2 HS đọc -> GV nhận xét - GV đọc lại một lần

- GV yêu cầu HS giải thích một số từ khó

?) Xét về nội dung có thể chia văn bản thành mấy nhóm?

- 3 nhóm: Về phẩm chất con người: Câu 1, 2, 3 Về học tập tu dưỡng: Câu 4, 5, 6 Quan hệ ứng xử: Câu 7, 8, 9

- GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ. Nhóm 1,2 thảo luận phiếu HT số 1, nhóm 3,4 thảo luận phiếu HT số 2 - GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.

- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập

- Tổ chức cho HS nhận xét

I. Đọc, hiểu văn bản

1. Đọc - tìm hiểu chú thích

2. Bố cục: 3 nhóm

3. Phân tích

Nhóm 1,2

(3)

Câu Nghệ thuật - Ý nghĩa Giá trị Câu tương tự 1

3

Nhóm 3,4

Câu Nghệ thuật - Ý nghĩa Giá trị Câu tương tự

5

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

- Kết quả dự kiến

3.1. Nhóm những câu tục ngữ về phẩm chất con người

Câu Nghệ thuật - Ý nghĩa Giá trị Câu tương tự

1 - So sánh, đối

- Người quý hơn của. Đề cao giá trị của con người so với mọi thứ của cải.

Hãy yêu quí, tôn trọng và bảo vệ con người. Phê phán những ai quí của hơn người, an ủi những trường hợp không may…

- Người làm ra của….ra người

- Người sống đống vàng;

- Người ta là hoa đất 3 - 2 vế đối xứng, ý trong mỗi

vế đối lập -> Nhấn mạnh sạch và thơm. Hãy biết giữ gìn nhân phẩm.

Dù trong bất kì cảnh ngộ nào cũng không để nhân phẩm bị hoen ố.

- Chết trong còn hơn sống đục

3.2. Những kinh nghiệm và bài học về việc học tập, tu dưỡng

Câu Nghệ thuật - Ý nghĩa Giá trị Câu tương tự

5 - Cách nói dân dã, dễ hiểu, dễ nhớ. Không được thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công .

- Không được quên công lao dạy dỗ của thầy. Nhắc nhở lòng biết ơn thầy.

- Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy...

3.3. Những kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử Hoạt động chung cả lớp

(1) Nêu nghệ thuật tiêu biểu của câu tục ngữ 8? Tìm nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ? ý nghĩa của câu tục ngữ là gì?

(2) Câu tục ngữ 9 được hiểu, sử dụng trong hoàn cảnh nào? Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ ? Tác dụng ? Nghĩa của câu tục ngữ là gì?

(3) Trong giai đoạn hiện nay, tinh thần đoàn kết được biểu hiện như thế nào?

- Gọi HS trả lời câu hỏi.

- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.

- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.

Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Nghĩa đen: ăn một thứ quả nào đó phải biết ơn người trồng cây.

- Nghĩa bóng : hưởng thành quả nào đó phải nhớ ơn người đã giúp mình.

+ Con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

+ Học trò đối với thầy cô giáo

+ Nhân dân đối với các anh hùng liệt sĩ.

Câu 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Hoán dụ - Nhiều cây gộp lại thành rừng - Nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ-> đoàn kết tạo nên sức mạnh, tránh lối sống cá nhân ích kỉ.

(4)

Đoàn kết, đồng lòng, chung tay, góp sức cùng nhau vượt khó khăn là trách nhiệm không của riêng ai. (Những tấm gương đóng góp nhiều tỷ đồng mua thiết bị Y tế chống dịch, tất cả những người thuộc đối tượng cách ly đều một lòng một dạ lo cho mình và người khác tuân thủ nghiêm ngặt qui định... Những ai đi ngược lại qui định chung đều bị lên án mạnh mẽ như những người lợi dụng dịch để tăng giá hàng, làm hàng giả, trốn cách ly...) Yêu thương mình và yêu thương mọi người để cùng lan tỏa tinh thần “ chống dịch như chống giặc” và thực hiện cách ly xã hội “ Ở nhà là yêu nước”. Niềm tin tạo sự đồng tâm hiệp lực là nên thành quả đáng tự hào: Chúng ta đã chống dịch thành công.

4. Tổng kết

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?

- Gọi HS nhận xét.

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.

4.1. Nghệ thuật

So sánh nhiều cách ẩn dụ vần điệu lục bát nhẹ

nhàng, rút gọn câu, lập luận chặt chẽ . 4.2. Nội dung

Tôn vinh, đề cao giá trị con người khuyên nhủ con người những phẩm chất, lối sống cần có.

4.3. Ghi nhớ III. Luyện tập

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập - Thời gian: 5’

- Mục tiêu: Hs biết tìm ra những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ đã học

- PP vấn đáp - KT động não

(1) Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài học.

- Đồng nghĩa: kí hiệu là (1) - Trái nghĩa: kí hiệu là (2)

(2) Theo em, nội dung của hai câu tục ngữ sau đây mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

- Tổ chức cho HS thảo luận.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến

Bài tập 1

- Người sống đống vàng (1) - Uống nước nhớ nguồn (1) - Trọng của hơn người (2) - Ăn cháo đá bát (2) Bài tập 2

* So sánh câu 5 và câu 6

_ “Không thầy đố mày làm nên” khẳng định vai trò quan trọng công ơn to lớn của thầy, phải biết trọng thầy.

_ “Học thầy không tày học bạn” học ở bạn là cách học bổ ích, bạn gần gũi dể trao đổi học tập.

(5)

=> Hai câu tưởng chừng mâu thuẫn nhau nhưng thực ra bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Hai câu khẳng định hai vấn đề khác nhau.

Tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa là một cách học hữu ích, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương tu dưỡng nhân cách.

* Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận cặp đôi

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 3’

- Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo nghĩa nào. Tìm thêm một số câu tục ngữ về con người và xã hội ngoài sgk được hiểu theo hai nghĩa?

- Gọi HS trả lời câu hỏi.

- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.

- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.

- Kết quả dự kiến: Hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

VD.

+ Máu chảy ruột mềm

+ Bán anh em xa mua láng giềng gần + Sẩy đàn tan nghé

* Hoạt động mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập

- Thời gian: 3’

+ Tìm các câu tục ngữ được lưu hành ở quê hương, chia theo hai chủ đề.

+ Trao đổi với người thân bạn bè nêu một số trường hợp cụ thể trong đời sống ứng dụng các câu tục ngữ trong bài.

4. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc lòng và phân tích các câu tục ngữ. Tập viết đoạn văn có câu tục ngữ “Có công mài sắt...”

- Chuẩn bị: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Nhắc lại vài nét về tác giả?

Bài văn được viết trong hoàn cảnh nào?

Văn bản bàn về vấn đề gì? Xác định câu văn diễn tả vấn đề đó?

Hãy xác định bố cục của văn bản?

Tác giả làm thế nào để đạt mục đích của văn bản?

Văn bản biết theo phương thức nào?

(6)

Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?

Lòng yêu nước đó được tác giả nhấn mạnh ở lĩnh vực nào? Tại sao?

Nổi bật trong đoạn văn mở đầu văn bản là hình ảnh nào? Nhận xét về ngôn từ? Tác dụng?

Đoạn văn mở đầu có ý nghĩa gì? Cảm xúc của tác giả biểu hiện như thế nào?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

...

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 78

RÚT GỌN CÂU

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là rút gọn câu, tác dụng của rút gọn câu và cách dùng câu rút gọn.

2. Kĩ năng

- Có cách nhận biết và phân tích câu rút gọn.

- Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng câu rút gọn phù hợp.

4. Phát triển phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực tin học

* Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng câu tiếng Việt.

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau.

- Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt

(7)

II. Chuẩn bị.

- Thầy: sgk, bài soạn, TLTK, máy tính, máy chiếu.

- Trò: vở bài tập, sgk.

III. Phương pháp, kĩ thuật.

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, thảo luận.

- KT động não, sơ đồ tư duy, chia nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày

? Vì sao tục ngữ thường khuyết chủ ngữ?

- Tục ngữ khuyết chủ ngữ:

+ Ngắn gọn, súc tích.

+ Ngụ ý đặc điểm, hành động trong câu là của chung mọi người.

- Câu hoàn chỉnh là câu có đầy đủ 2 bộ phận (C – V) là nòng cốt câu. Nhưng khi nói hoặc viết ta thấy hiện tượng thiếu một bộ phận hoặc thiếu cả 2 bộ phận chính của câu. Đó chính là dạng câu rút gọn mà chúng ta sẽ tìm hiểu...

* Hoạt động hình thành kiến thức (36 phút)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs ìm hiểu khái niệm câu rút gọn

- Thời gian: 10’

- Mục tiêu: hs hiểu được các thành phần thường được rút gọn trong câu

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp

- KT động não, trình bày một phút - Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c hs theo dõi vào phần ngữ liệu trong sgk + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV chiếu ngữ liệu - Gọi 1 HS đọc

GV: Câu tục ngữ ở ngữ liệu a nằm trong văn bản “Tục ngữ về con người và xã hội”. Nội dung câu tục ngữ này là gì?

- Điệp từ “học” nhắc lại nhiều lần nhấn mạnh việc học tỉ

I. Thế nào là rút gọn câu 1. Khảo sát, phân tích ngữ

liệu

- Câu a: vắng chủ ngữ - Câu b: có chủ ngữ

(8)

mỉ, toàn diện: Trong giao tiếp, cư xử, công việc.

?) Hai câu (a, b) có những từ ngữ nào khác nhau - Câu b: Có thêm từ “chúng ta”.

?) Vậy trong câu (b) từ “chúng ta” đóng vai trò gì?

- Là thành phần chủ ngữ.

?) Quan sát 2 câu (a, b) em thấy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào?

- Câu a: vắng chủ ngữ - Câu b: có chủ ngữ

?) Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ như trong câu (a) - Chúng ta, em, chúng em...

*GV: Vì tục ngữ thường đúc rút những kinh nghiệm chung đưa ra những lời khuyên chung nên tránh dùng chủ ngữ có tính chất cá nhân như..

?) Câu a đã lược bỏ chủ ngữ. Vì sao?

- Vì đây là câu tục ngữ đã đưa ra lời khuyên hoặc lời nhận xét về đặc điểm của người VN ta.

* GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu 4 (a, b) SGK 15 trên bảng phụ.

a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi 3, 4 người, 6, 7 người.

b) Bao giờ cậu đi Hà Nội?

- Ngày mai

?) Trong các câu được gạch chân, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm -> Gọi đại diện trình bày.

?) Trước tiên hãy thêm những từ ngữ thích hợp vào các câu đó để chúng đầy đủ nghĩa.

a) Rồi 3, 4 người, 6, 7 người đuổi theo nó.

b) Ngày mai mình đi Hà Nội.

?) Vậy chúng ta vừa thêm thành phần gì cho mỗi câu?

- Câu a: Thêm Vị ngữ.

- Câu b: Thêm cả Chủ ngữ lẫn Vị ngữ.

?) Tại sao có thể lược bỏ VN ở câu (a) và cả CN, VN ở câu (b)?

- Câu gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin cần truyền đạt.

* GV: Những câu bị lược bớt thành phần như trên gọi là câu rút gọn.

Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, hãy rút ra nhận xét về câu rút gọn theo gợi ý sau:

- Khi nói hoặc viết , có thể ... một số thành phần của câu, tạo thành câu...

- Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

• Làm cho câu ... , vừa thông tin được ... , vừa tránh ...

lại các từ ngữ đã xuất hiện trước đó.

• Ngụ ý hành động , đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của ... mọi người lược bỏ chủ ngữ ).

Dự kiến:

- Câu a: Thêm Vị ngữ.

- Câu b: Thêm cả Chủ ngữ lẫn Vị ngữ.

* Câu rút gọn: Lược bỏ một số thành phần của câu.

* Tác dụng: câu gọn, thông tin nhanh, tránh lặp từ.

(9)

Khi nói hoặc viết, có thể lược một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn

Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

• Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại các từ ngữ đã xuất hiện trước đó.

• Ngụ ý hành động, đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

?) Em hiểu nh thế nào về câu rút gọn?

- 2 HS trình bày -> GV chốt bằng ghi nhớ 1.

- Gọi HS đọc ghi nhớ 1.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu cách dùng câu rút gọn

- Thời gian: 11’

- Mục tiêu: hs phân biệt được câu rút gọn và câu thiếu thành phần

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp, thảo luận

- KT động não, chia nhóm - Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chiếu ngữ liệu. Y/c hs quan sát + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Gọi 1 HS đọc ngữ liệu 1

?) Hãy quan sát câu in đậm trong ngữ liệu 1 và cho biết những câu trên thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?

- HS thảo luận theo nhóm bàn, trình bày.

* GV: Nên tìm những từ ngữ có thể thêm vào các câu đó rồi xác định thành phần câu bị thiếu.

- Các câu trên đều thiếu chủ ngữ -> Không nên rút gọn như vậy vì khó hiểu, khó khôi phục được chủ ngữ trong văn cảnh đó.

* Gọi 1 HS đọc ngữ liệu 2 (SGK 15).

?) Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con? Em sửa lại như thế nào?

- Câu trả lời không lễ phép. Cần thêm từ “ạ”.

Điền từ còn thiếu vào câu sau để được câu hoàn chỉnh:

Khi rút gọn cậu, cần phải lưu ý những điều gì?

• Khi rút gọn, câu cần chú ý :

• Không làm cho người nghe, người đọc hiểu ... hoặc hiểu không ... nội dung cần truyền tải.

• Không biến câu nói thanh câu ..., ...

- Dự kiến kết quả

Khi nói hoặc viết, có thể lược một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn

2. Ghi nhớ 1: SGK (15)

II. Cách dùng câu rút gọn 1. Khảo sát, phân tích ngữ

liệu

- Các câu trên đều thiếu chủ ngữ -> Không nên rút gọn như vậy vì khó hiểu, khó khôi phục được chủ ngữ trong văn cảnh đó.

- Câu trả lời không lễ phép.

Cần thêm từ “ạ”.

- Người đọc, người nghe hiểu đúng nội dung câu.

- Tùy thuộc vào văn cảnh.

(10)

Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

• Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại các từ ngữ đã xuất hiện trước đó.

• Ngụ ý hành động, đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

?) Bài học có mấy đơn vị kiến thức cơ bản?

- 2 đơn vị. Được chốt ở 2 phần ghi nhớ 1, 2.

?) Em lấy một vài ví dụ về câu rút gọn.

- HS lấy VD -> GV nhận xét sửa.

* Lu ý: Căn cứ vào ngữ cảnh bao giờ cũng có thể nhận biết và khôi phục lại được thành phần bị rút gọn

- Rút gọn câu khác với câu què, câu cụt (viết sai quy tắc)

2. Ghi nhớ 2: SGK (16)

Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm BT phần luyện tập

- Thời gian: 15’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến thức lý thuyết để làm các BT

- PP thảo luận

- KT động não, chia nhóm - Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c hs theo dõi đọc các BT trong sgk

+ Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm, y/

c mỗi nhóm thảo luận một BT - Nhóm 1 - BT 1, nhóm 2 – BT 2, nhóm 3 - BT 3

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

- Gv sửa chữa, bổ sung, chốt.

III. Luyện tập

Bài 1

- Câu b rút gọn chủ ngữ

(Chúng ta) ăn quả nhớ kẻ trồng cây) - Câu c rút gọn chủ ngữ

(Người, ai) nuôi lợn ăn cơm nằm, (người, ai) nuôi tằm ăn cơm đứng

- Câu d rút gọn nòng cốt câu (C- V) (Chúng ta nên nhớ rằng) tấc đất, tấc vàng

=> Làm cho câu trở nên gọn hơn, ngụ ý những hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

Bài 2

a. (Tôi) bước tới...

(Tôi) dừng chân b. (người ta) đồn rằng (Vua) ban khen...

(Quan tướng) đánh giặc ...

(Quan tướng) trở về ...

(11)

Bài 3

- Cậu bé và người khách hiểu lầm vì cậu bé đã dùng 3 câu rút gọn: mất rồi, tối hôm qua, cháy ạ.

- Đối tượng cậu bé nói là “tờ giấy”

- Đối tượng người khách hiểu là “bố cậu bé”

=> Bài học: Thận trọng khi dùng câu rút gọn vì dễ gây hiểu lầm.

Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách “Mất rồi” , “Thưa…tối hôm qua”, “cháy ạ”.

- Từ chỗ hiểu lầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: “Mất bao giờ”, “sao mà mất nhanh thế”

khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

Ba câu trên đều rút gọn chủ ngữ là “tờ giấy”, khiến ông khách hiểu nhầm là bố cậu bé.

=> Bài học: tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.

* Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 3’

Nêu một số tình huống giao tiếp hằng ngày của em (hặc những người xung quanh) có sử dụng câu rút gọn trong đó:

a. Trương hợp sử dụng câu rút gọn hiệu quả.

b. Trường hợp sử dụng câu rút gọn không đúng, vi phạm nguyên tắc giao tiếp ngôn ngữ.

a. Trường hợp sử dụng câu rút gọn hiệu quả:

- Bạn về khi nào thế?

- Chủ nhật

b. Trường hợp sử dụng câu rút gọn không đúng, vi phạm nguyên tắc giao tiếp ngôn ngữ.

- Hôm nay con có đi học không?

- Không

* Hoạt động mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập

- Thời gian: 3’

- Hãy tìm thêm những tình huống có sử dụng câu rút gọn?

4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, nắm nội dung bài học.

- Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu.

(12)

- Chuẩn bị bài: Câu đặc biệt.

+ Tìm hiểu khái niệm câu đặc biệt.

+ Tác dụng của câu đặc biệt là gì.

+ Đọc và phân tích phần ngữ liệu.

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

+ Trả lời câu hỏi trong sgk.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

...

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 79

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.

2. Kĩ năng

- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.

- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng xử lí thông tin.

3. Thái độ

- Có ý thức xây dựng luận điểm khi viết bài.

4. Phát triển phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực tin học II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, máy chiếu.

- Trò: sgk, vở soạn, vở bài tập.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, thảo luận.

(13)

- KT động não, chia nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 3’

? Thế nào là văn bản nghị luận? Hãy nêu các dạng văn bản nghị luận thường gặp trong cuộc sống?

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày - GV chiếu hình ảnh

(1) (2) (3)

Quan sát và đặt tên cho mỗi hình ảnh và nêu ý kiến của em về một hình ảnh khiến em suy nghĩ nhất?

(1) Ô nhiễm môi trường - Rác thải (2) Nghị lực

(3) Lòng dũng cảm.

Đứng trước một vấn đề trong cuộc sống, chúng ta muốn bày tỏ chính kiến của mình.

Làm thế nào để tạo lập văn bản thể hiện được nội dung đó một cách thuyết phục? Chúng ta dùng văn nghị luận. Vậy văn nghị luận có đặc điểm gì?

* Hoạt động hình thành kiến thức (33’)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn nghị luận

- Thời gian: 20’

- Mục tiêu: hs hiểu được thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận. Những yếu tố cần có trong một văn bản nghị luận

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp - KT động não

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

I. Luận điểm, luận cứ và lập luận

1. Luận điểm

- Nội dung: là quan điểm, tư tưởng của văn bản.

(14)

- Yêu cầu HS đọc lại văn bản “Chống nạn thất học”

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Y/c hs theo dõi vào văn bản Chống nạn thất học

Gv: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài nghị luận.

?) Luận điểm chính của bài là gì?

- Chống nạn thất học -> Tập trung ở nhan đề.

?) Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và được cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào?

- Dạng khẩu hiệu là câu khẳng định -> trình bày đầy đủ

“Mọi người VN... chữ quốc ngữ”.

- Cụ thể hóa thành việc làm:

+ Những người đã biết chữ dạy...

+ Những người chưa biết chữ...

+ Phụ nữ lại càng cần phải học

?) Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận?

- Thể hiện quan điểm của người viết

?) Muốn có sức thuyết phục, luận điểm phải đạt yêu cầu gì?

- Rõ ràng, đúng đắn, chân thật.

?) Qua việc phân tích, em hiểu như thế nào về luận điểm?

- HS phát biểu tương tự như Ghi nhớ 2

*GV: Luận điểm là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận. Có luận điểm chính (Tổng quát, bao trùm toàn bài), có luận điểm nhỏ (là bộ phận của luận điểm chính).

+ Luận điểm chính: Tiếng Việt giàu và đẹp

=> Luận điểm phụ: TV giàu thanh điệu TV uyển chuyển, tinh tế TV hóm hỉnh

* GV chuyển ý

?) Em hiểu luận cứ là gì?

- 2 HS nêu -> GV chốt: là lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Nói cách khác là căn cứ để lập luận, chứng minh hay bác bỏ.

?) Hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản “Chống nạn thất học”

- Luận cứ 1

+ Do chính sách ngu dân của TDP khiến nhân ta mù chữ ( lí lẽ), chúng hạn chế mở trường học, 95% dân số mù chữ ( dẫn chứng).

- Luận cứ 2: những điều kiện để nâng cao dân trí.

+ Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ ( lí lẽ 1).

+ Người chưa biết thì cố gắng học ( lí lẽ 2).

+ Phụ nữ càng cần phai học ( lí lẽ 3).

+ Các dẫn chứng: góp sức vào bình dân học vụ, vợ chưa biết thì chồng bảo, anh chưa biết thì anh bảo...

?) Để luận cứ có sức thuyết phục cần phải đảm bảo yêu cầu gì?

- Luận cứ phải chặt chẽ, sinh động, tiêu biểu.

- Hình thức: câu khẳng định (phủ định)

- Vai trò: thống nhất các đơn vị là linh hồn của văn bản.

- Yêu cầu: đúng đắn, rõ ràng, nổi bật

2. Luận cứ

2.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Là những lí lẽ + dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

(15)

GV: Luận điểm như xương sống.

Luận cứ như xương sườn.

?) Luận điểm, luận cứ thường được diễn đạt dưới những hình thức nào?

- Lời văn cụ thể

- Được lựa chọn, sắp xếp trình bày một cách hợp lý qua diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp...

?) Hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học”

- Lí do vì sao phải chống nạn thất học

- Chống thất học để làm gì? chặt chẽ, - Chống thất học bằng cách nào? hợp lí, logic - GV chốt ghi nhớ 4

- Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.

3. Lập luận

- Cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

- Yêu cầu: chặt chẽ, hợp lí.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập

- Thời gian: 13’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến tưhcs lý thuyết để làm BT

- PP thảo luận - KT chia nhóm

- Gv chia lớp 3 nhóm. Y/c các nhóm thảo luận, trình bày, các nhóm khác nhận xét.

?) Hãy nêu luận điểm, luận cứ và cách lập luận?

II. Luyện tập

* Luận điểm: Cần phân biệt thói quen tốt và xấu, cần tạo ra thói quen tốt cho xã hội. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình...

* Luận cứ:

- Luận cứ 1: có thói quen tốt và thói quen xấu.

- Luận cứ 2: Thói quen tốt là...

- Luận cứ 3: Đưa lí lẽ và dẫn chứng về thói quen xấu.

- Luận cứ 4: Tạo thói quen tốt thì khó....

* Lập luận

- Nêu lên những thói quen của con người.

- Giải thích thói quen tốt và thói quen xấu. Đưa nhiều dẫn chứng minh họa về những thói quen xấu.

- Từ đó đưa ra lời khuyên làm nổi bật luận điểm.

* Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận cặp đôi

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 3’

Đọc văn bản: Học thầy, học bạn.

?) Nhận xét về sức thuyết phục của văn bản?

- Đặt ra một vấn đề thiết thực bức thiết trong cuộc sống.

- Lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận cứ xác đáng để minh họa cho luận điểm.

- Gọi 1 HS đọc bài

* Hoạt động mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập

- Thời gian: 3’

(16)

Hãy tìm những văn bản nghị luận mà em biết và chỉ rõ luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản vừa tìm được.

4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, nắm nội dung bài học, tìm đọc thêm về văn bản nghị luận - Chuẩn bị: Đề văn nghị luận và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

+ Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong sgk + Làm bài tập trong sgk

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

...

Soạn:...

Giảng:... Tiết 80

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN

VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp hs nắm được đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- HS nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.

- So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng ra quyết định.

3. Thái độ

- Có ý thức lập dàn ý trước khi viết bài.

4. Phát triển phẩm chất, năng lực

(17)

- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực tin học II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, một số đề bài văn nghị luận.

- Trò: sgk, vở soạn, vở bài tập.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

- KT động não, chia nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 3’

? Hãy nêu những đặc điểm của văn bản nghị luận ? 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề văn nghị luận

- Thời gian: 12’

- Mục tiêu: hs hiểu được nội dung, tính chất của đề

văn nghị luận; biết cách lập ý cho bài văn nghị luận

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề

- KT động não, chia nhóm - Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chiếu ngữ liệu

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu HS đọc ngữ liệu

- GV chia lớp thành 3 nhóm theo tổ. Phát phiếu HT cho các nhóm. Y/c các nhóm thảo luận

Phiếu HT số 1

Câu hỏi Trả lời

1. Các vấn đề nêu trên có thể xem là đề bài được không?

2. Căn cứ vào đâu mà ta biết đó là đề văn nghị luận?

3. Mục đích của những đề trên?

4. Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?

I. Tìm hiểu đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề

văn nghị luận

1.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu.

- Bước 3: Báo cáo kết quả

- Kết quả dự kiến Phiếu HT số 1

Câu hỏi Trả lời

1. Các vấn đề nêu trên có thể xem là đề bài được không?

- Có. Vì các đề nêu trên thể hiện chủ đề của bài văn.

(18)

2. Căn cứ vào đâu mà ta biết đó là đề văn nghị luận?

- Mỗi đề nêu ra một khái niệm, một vấn đề lí luận thực chất là những nhận định, quan điểm, luận điểm, tư tưởng...

3. Mục đích của những đề trên? - Người viết bàn luận, làm sáng tỏ để người đọc hiểu

+ Đồng tình, ủng hộ: trình bày ý kiến

+ Phản đối: phê phán những sai trái của vấn đề

4. Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?

- Như lời khuyên, tranh luận, giải thích...

định hướng cho bài viết a) Nội dung.

- Nêu vấn đề.

- Người viết bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề.

b) Tính chất

- Ca ngợi, khuyên nhủ, phản đối 1.2. Ghi nhớ 1 - sgk(23)

- Gv phát phiếu HT số 2 Phiếu HT số 2

Câu hỏi Trả lời

1. Đề nêu lên vấn đề gì? Đối tượng và phạm vi?

2. Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định (T/c’?)

3. Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?

4. Trước một đề văn, muốn làm bài tốt còn phải tìm hiểu điều gì trong đề bài?

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận 2.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Kết quả dự kiến Phiếu HT số 2

Câu hỏi Trả lời

1. Đề nêu lên vấn đề gì? Đối tượng và phạm vi?

+ Vấn đề: Đề cập đến một khía cạnh tình cảm, một cách sống của con người.

+ Đối tượng: Mọi người.

+ Phạm vi: Trong cuộc sống.

2. Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định (T/c’?)

- Phê phán một cách sống, một lối sống xấu -> Phủ định

3. Đề này đòi hỏi người viết

phải làm gì? - Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước vấn đề 4. Trước một đề văn, muốn

làm bài tốt còn phải tìm hiểu điều gì trong đề bài?

- Đọc kĩ đề, tìm luận điểm – kiểu bài – phạm vi nghị luận.

- Xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của đề.

2.2. Ghi nhớ 2 - sgk (23).

(19)

+ Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm ý cho bài văn nghị luận

- Thời gian: 10’

- Mục tiêu: hs biết tìm ý cho một bài văn nghị luận

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề

- KT động não, chia nhóm - Gọi một HS đọc đề bài

?) Đề bài nêu ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói quen tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không?

?) Hãy lập luận cho luận điểm đó? Cụ thể hóa bằng luận điểm chính và luận điểm phụ?

?) Tìm luận cứ bằng cách nào?

- Nêu các câu hỏi

+ Tự phụ là gì? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?

?) Nên bắt đầu lời khuyên như thế nào?

Dẫn dắt người đọc tới đâu?

?) Qua ví dụ, em hãy nêu các bước lập ý cho bài văn nghị luận?

- 2 HS phát biểu -> GV chốt bằng ghi nhớ (SGK 23)

Hoạt động 3: hướng dẫn hs luyện tập - Thời gian: 13’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng lý thuyết để giải quyết BT phần LT

- PP nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận - KT động não, chia nhóm

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Gv chia lớp thành 3 nhóm, y/c các nhóm thảo luận bài tập. Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét.

- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt.

?) Con người ta sống không thể không có bạn, người ta cần bạn để làm gì?

?) Sách thỏa mãn con người những yêu cầu nào mà được coi là bạn lớn?

?) Thế nào là bạn lớn? Nếu không có sách con người sẽ như thế nào?

- HS sắp xếp lại ý trả lời.

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu - Xác lập luận điểm

- Tìm luận cứ

- Xây dựng lập luận

2. Ghi nhớ 3 - sgk (23)

III. Luyện tập

Bài 1: Tìm hiểu đề, lập ý: Sách là người bạn lớn của con người

- Vấn đề nghị luận: Vai trò của sách đối với con người.

- Phạm vi: xác định giá trị của sách.

- Tính chất: KĐ, đề cao vai trò của sách đối với c/s con người.

- Luận điểm 1: Con người k thể thiếu bạn - Luận điểm 2: Sách là người bạn lớn của con người.

+ Luận điểm nhỏ 1: Coi sách là bạn – ý nói sách k thể thiếu đối với con người.

.) Luận cứ: Đưa lí lẽ và dẫn chứng để thấy tầm quan trọng của sách: đem đến cho con người hiểu biết làm giàu cho tri thức con người về TN, XH, làm phong phú tâm hồn con người, đem lại những phút giây thư giãn...

+ Luận điểm nhỏ 2: sách là người bạn lớn.

Sách là kết tinh trí tuệ của nhân loại...

- Luận điểm 3: Cần gắn bó với người bạn lớn để làm giàu cho cuộc sống của mình.

(20)

+ Phải ham mê đọc sách: Hãy áp trán chuyên cần....hết mình.

+ Biết lựa chọn sách tốt để đọc ....

+ Biết vận dụng những điều học được từ sách vào c/s.

Bài 2: Đọc tham khảo

* Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận cặp đôi

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 3’

Viết mở bài cho đề văn “Sách là người bạn lớn của con người”?

* Hoạt động mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập

- Thời gian: 3’

Em hãy tự đặt 2 đề nghị luận và tìm hiểu đề theo mẫu:

Đề bài Vấn đề cần bàn luận là gì?

Phương pháp lập luận phù hợp là gì?

Phạm vi nghị luận thế nào?

M: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”

Muốn đạt được thành công, con người cần rèn luyện tính kiên trì.

- Giải thích - Chứng minh - Bàn luận

Vốn hiểu biết, tri thức đời sống và xã hội của mỗi cá nhân.

4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, lập dàn ý chi tiết cho BT 1

- Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

+ Bài văn nghị luận có bố cục như thế nào?

+ Những phương pháp lập luận thường gặp trong văn nghị luận?

+ Trả lời câu hỏi trong sgk.

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

(21)

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Bài viết này làm rõ biểu hiện mang tính đặc trưng của mạch lạc trong văn bản nghị luận là mạch lạc qua quan hệ lập luận ở một số phương diện là kiểu lập luận, đặc

- Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục... Chống nạn

kết luận mang sức thuyết phục cao bởi nó được dẫn dắt bằng lý lẽ rõ ràng, sắc bén, logic, được chứng minh bằng dẫn chứng sinh động nhưng xác đáng, tin cậy.

Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; qua đó, góp phần tạo nên những thay

Coù theå noùi moái quan heä giöõa boá cuïc vaø laäp luaän ñaõ taïo thaønh moät maïng löôùi lieân keát trong vaên baûn nghò luaän ,trong ñoù. phöông phaùp laäp luaän

Tính chất: Khẳng định, đề cao vai trò của sách với cuộc sống con người..