• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ HÀNG NGÀY THÁNG 10/2020

TUẦN 5: Thứ 6 ngày 09/10/2020 tại lớp MG 4 tuổi B1 I.TÊN HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC BUỔI SÁNG

I. Mục đích yêu cầu:

- Giúp trẻ phát triển các cơ toàn thân.

- Hình thành thói quen TDBS cho trẻ.

- Trẻ tập các động tác đúng nhịp, đúng kỹ thuật II. Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng.

- Trang phục trẻ gọn gàng.

III. Tiến trình hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Khởi động:

- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.

- Trẻ xếp hàng đi ra sân tập.

- Cô cho trẻ tập các động tác xoay các khớp - Cô cho trẻ tập đội hình đội ngũ.

2. Trọng động : + Hô hấp: Gà gáy

+ Tay vai: Đưa 2 tay ra trước, vỗ vào nhau + Lưng, bụng, lườn: Ngồi cúi về trước + Chân: Đứng 1 chân lên cao, gập gối + Bật: Bật sang bên

- Tập bài vũ điệu rửa tay 3. Hồi tĩnh:

Cho trẻ làm một số động tác nhẹ nhàng tại chỗ.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ tập các động tác theo cô 2 lần x 8 nhịp

- Trẻ thực hiện

(2)

II . TÊN HOẠT ĐỘNG: Tạo hình “Nặn vòng tặng bạn”

I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức:

- Trẻ biết làm dẻo đất, chia đất thành những phần nhỏ và biết nặn thành những chiếc vòng đeo tay trẻ thích.

2. Kĩ năng:

- Luyện kỹ năng lăn dọc, uốn cong, miết đất,…để tạo ra sản phẩm có màu sắc đẹp, xinh xắn…

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ yêu quý bạn bè, hứng thú tạo ra những sản phẩm mình thích để tặng bạn, tặng cô

II. Chuẩn bị.

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Đất nặn, bảng con, khăn lau đủ cho trẻ.

- Một số chiếc vòng tay thật, vật mẫu của cô.

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức :

- Cô và trẻ cùng hát bài “Tìm bạn thân”, hỏi trẻ:

Các con vừa hát bài gì?

- Các bạn trong lớp thì phải chơi với nhau như thế nào ...

- Hôm nay chúng mình cùng nhau nặn những chiếc vòng xinh xắn để tặng bạn nhé!

2. Hướng dẫn:

2.1. Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại

- Cô tặng cho trẻ các hộp quà, cho trẻ về nhóm để tìm hiểu về món quà cô tặng

- Cô đến các nhóm và gợi hỏi trẻ:

+ Quà gì đây?

+ Những chiếc vòng có màu gì?

+ Chiếc vòng có dạng hình gì?

- Ngoài những chiếc vòng thật ra cô cũng đã nặn được những chiếc vòng rất xinh xắn để bạn của cô đấy. Các con hãy xem nó có giống với chiếc vòng thật không?

- Trẻ hát

- Trẻ trò chuyện

- Trẻ quan sát, nhận xét, trả lời

(3)

- Cô cho trẻ về chỗ ngồi quan sát chiếc vòng tay nặn bằng đất nặn.

- Cho trẻ quan sát và hỏi:

+ Các con có nhận xét gì về chiếc vòng tay này?

+ Cô đã dùng gì để nặn thành những chiếc vòng.

+ Muốn nặn được những chiếc vòng này cô phải làm gì?

+ Khi nặn chiếc vòng cần chú ý điều gì?...

* Cô nặn mẫu và hướng dẫn trẻ thực hiện 2.2. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.

- Cô quan sát, động viên, khích lệ những trẻ thực hiện tốt, sáng tạo thêm hoặc làm thêm; động viên, giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn khi thực hiện.

- Bật nhạc nhỏ trong quá trình trẻ thực hiện.

2.3. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.

- Cô nhận xét và khen chung cả lớp.

+ Với đôi tay khéo léo và sự sáng tạo của mình cô thấy bạn nào cũng làm những món quà rất đẹp để tặng bạn, cô khen tất cả lớp

- Cô đặt câu hỏi định hướng trẻ nhận xét (4 - 5 trẻ):

+ Sản phẩm nào cô cũng thích, các con thì sao?

- Các con đã làm chiếc vòng này bằng cách nào?

+ Có rất nhiều chiếc vòng mà các bạn đã làm để tặng bạn, con thích món quà nào nhất? Vì sao?

+ Có ai muốn chia sẻ với cô và các bạn về ý thích của mình nữa nào?

+ Vì sao con lại thích bài của con?

+ Món quà này là tác phẩm của ai? Con hãy giới thiệu về sản phẩm của mình nào?

- Con đã sử dụng nguyên vật liệu gì để làm ra món quà này?

- Con làm món quà này để dành tặng ai?

+ Khi tặng các bạn con sẽ nói như thế nào?

- Giáo viên nhận xét 1 số sản phẩm đẹp và chưa đẹp.

* Củng cố:

- Hôm nay các con đã nặn được đồ dùng gì?

- Giáo dục trẻ về nặn vòng tặng người thân 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ.

- Trẻ thực hiện

(4)

III. TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có mục đích: Làm thí nghiệm “Nam châm hút gì”

Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng

Chơi tự do: Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời ngoài trời.

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ biết được nam châm có thể hút được các vật làm từ chất liệu bằng sắt - Trẻ hiểu được nam châm có thể hút được vật trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật cản

- Biết 1 số ứng dụng của nam châm vào cuộc sống

- Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động quan sát, chơi trò chơi.

- Giúp trẻ luyện sự khéo léo khi thực hiện động tác xoay người, học được những câu đồng dao của dân tộc.

- Trẻ thích chơi cùng bạn và đoàn kết gíup đỡ bạn trong khi chơi, không xô đẩy chen lấn,tranh dành đồ chơi của bạn.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm, kĩ năng quan sát chú ý có chủ định

- Phát triển kĩ năng quan sát khi làm thí nghiệm và diễn đat được kết quả 3. Giáo dục

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động - Yêu thích khi được khám phá khoa học II. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ

- Mỗi trẻ 1 viên nam châm - Bộ đồ chơi câu cá nam châm

- 1 số đồ dùng với các chất liệu khác nhau: sắt, nhựa, vải, gỗ, giấy...

- Các mảnh ghép rời của 1 bức tranh

- Hình ảnh ứng dụng nam châm vào cuộc sống - Nhạc bài hát: Điều kì diệu quanh ta, em đi câu cá

(5)

III. Tiến trình hoạt động:

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Các con ơi bây giờ đến giờ gì rồi nào?

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân.

- Cô giới thiệu 1 vị khách mời đặc biệt sẽ đến thăm lớp mình, các con sẽ được gặp gỡ 1 nhà ảo thuật tài ba và đón xem 1 tiếc mục ảo thuật đầy hấp dẫn

Hỏi trẻ:

+ Trong màn ảo thuật vừa rồi các con thấy có điều gì kì lạ?

+ Các con có muốn khám phá điều bí ẩn đằng sau tiết mục ảo thuật vừa rồi không?

=>Dẫn dắt vào HĐTT 2. Nội dung:

2.1. Hoạt động có mục đích:

Quan sát thí nghiệm “Nam châm hút gì”

* Nam châm có thể hút bằng các vật gì?

Cho trẻ về 3 nhóm trải nghiệm chơi với nam châm và 1 số đồ dùng bằng các vật liệu khác nhau mà cô đã chuẩn bị sẵn

- Cô hỏi trẻ:

+ Các con vừa được chơi với những đồ chơi gì?

+ Khi đưa nam châm đến các đồ vật đó các con phát hiện ra điều gì?

- Sau khi đã được trải nghiệm với nam châm các con đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Vậy để biết nam châm hút được vật có chất liệu gì cô cùng các con kiểm tra lại nhé.

Cô chuẩn bị đồ vật có chất liệu khác nhau: thìa sắt, ghim sắt, giấy, vải, ống hút nhựa...cô mời một số bạn lên kiểm tra cùng cô

+ Nam châm hút được những vật bằng chất liệu gì + Nam châm không hút được những vật bằng chất liệu

- Trẻ hát và trò chuyện

- Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Trẻ thực hiện theo nhóm

- Trẻ chơi trò chơi

(6)

gì?

Cô khái quát nam châm chỉ hút được các vật có chất liệu bằng sắt, và không hút được các vật có chất liệu khác như nhựa, vải, giấy...

Các con ạ, cùng là đồ vật bằng sắt nhưng khi cô để viên nam châm gần với đồ vật đấy thì sức hút của nam châm ấy với đồ vật bằng sắt đó sẽ như thế nao?

Khi cô để nam châm cách xa đồ vật bằng sắt thì sức hút nam châm đối với vật đó như thế nào.

Như vậy khoảng cách từ nam châm tới đồ vật bằng sắt cũng làm ảnh hưởng đến sức hút của nam châm đến vật đó. Khoảng cách càng gần thì nam châm hút càng mạnh, khoảng cách càng xa thì nam châm hút yếu đi hoặc không còn lực hút.

Cô kết luận, qua thí nghiệm vừa rồi: Kết luận đầu tiên các con nhớ về nam châm đó là nam châm có thể hút được các vật bằng chất liệu sắt , những vật không làm bằng chất liệu sắt thì nam châm không hút được, khoảng cách càng gần nam châm hút càng mạnh, khoàng cách càng xa thì hút càng yếu hoặc mất đi.

* Nam châm có thể hút được gián tiếp qua vật cản Nam châm có thể hút được các vật bằng sắt nhưng có thể hút được qua một vật cản không? Muốn biết được điều này chúng mình sẽ cùng làm 1 thí nghiệm

- Cô mời trẻ lên thực hiện nam châm hút sắt qua 1 vật cản

+ Qua thí nghiệm chúng mình thấy nam châm và vật bằng sắt có thể hút được qua chất liệu gì?

+ Tại sao cùng là giấy nhưng sức hút của nam châm qua vật cản là quyển vở và tờ giấy lại khác nhau?

Kết luận: Như vậy nam châm có thể hút các vật bằng sắt qua các vật cản có chất liệu khác nhau, nếu vật cản quá dày thì nam châm sẽ hút yếu đi hoặc không còn lực hút

* Nam châm có 2 cực

Mỗi viên nam châm đều có 2 cực: cực bắc ( màu đỏ ) và cực nam ( màu xanh), nếu đặt 2 viên nam châm cạnh nhau, khi 2 cực cùng tên gặp nhau thì 2 viên nam

Chú ý nghe cô hướng dẫn cách chơi

(7)

châm đẩy nhau, khi 2 cực khác tên nhau thì 2 viên nam châm hút nhau

Cho trẻ đọc bài vè nam châm:

Ve vẽ vè ve Nghe vè tôi đố Nam châm có thể Hút được những gì Giấy nhựa đồng chì Nam châm không hút Lò xo, ngòi bút

Tôi hút được ngay Bạn cười vỗ tay Nam châm hút sắt

* Ứng dụng nam châm vào thực tế:

Cho trẻ xem 1 số hình ảnh về ứng dụng của nam châm vào thực tể

+ Các con thấy nam châm có những ứng dụng gì vào thực tế?

2.2. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng - Cô giới thiệu tên trò chơi

- Cô cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi.

+ Cách chơi: Hai bạn đứng đối mặt nhau nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài bài đồng dao: Lộn cầu vồng

Lộn cầu vồng

Nước trong nước chảy Có chị mười ba

Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng

Hát đến “cùng lộn cầu vồng” hai bạn cùng xoay người và lộn đầu qua tay của bạn kia. Sau câu hát hai bé sẽ đứng quay lưng vào nhau. Tiếp tục hát bài đồng dao rồi quay trở lại vị trí cũ.

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ chơi theo ý thích

(8)

+ Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai trẻ cùng xoay nửa vòng tròn để lộn cầu vòng.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Cô quan sát trẻ chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi.

2.3. Chơi theo ý thích: “Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời.”

- Cô giới thiệu khu vực chơi tự do

- Cô cho trẻ chơi, trong quá trình chơi cô chú ý bao quát trẻ, xử lý tình huống xảy ra, chơi cùng trẻ.

3. Nhận xét – kết thúc chơi:

- Cô nhận xét chung, rút kinh nghiệm buổi chơi - Giáo dục trẻ

- Cho trẻ rửa chân tay, mặt mũi sạch sẽ.

IV. TÊN HOẠT ĐỘNG: “NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY”

(9)

1. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Trẻ biết nêu gương những việc làm tốt của mình, của bạn trong ngày.

- Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng trẻ nói mạch lạc, diễn đạt được ý của mình.

+ Rèn trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, biết tham gia giữ gìn môi trường lớp sạch sẽ, biết ý thức bảo vệ môi trường.

- Thái độ:

+ Trẻ thích thú tham gia hoạt động nêu gương.

+ Trẻ mong muốn được cắm hoa bé ngoan.

2. Chuẩn bị:

- Bảng bé ngoan, hoa bé ngoan.

- Nhạc bài hát: Hoa bé ngoan, Cả tuần đều ngoan.

- Hình ảnh power point 3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Chúng mình ơi vào cuối ngày thì chúng mình mong đợi điều gì nhất?

- Để cho giờ nêu gương cuối ngày được vui tươi sôi nổi hơn thì bây giờ chúng mình cùng cô hát một bài thật là hay nhé.

- Cho trẻ về chỗ ngồi theo tổ.

* Hoạt động 2: Nêu gương cuối ngày

- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát nói rằng khi các con ngoan các con sẽ trở thành hoa bé ngoan đấy.

- Để trở thành bé ngoan các con còn phải chăm ngoan và làm được nhiều việc tốt nữa đấy!

- Bây giờ ai giỏi kể cho cô xem hôm nay các con đã làm được việc gì nào?

=> Cô nhắc lại công việc của các bạn.

- Cho trẻ quan sát ống kính diệu kỳ.

- Trẻ trả lời

- Cả lớp hát

- Trẻ trả lời

(10)

+ Hình ảnh đầu tên các con thấy ai?

+ Bạn đang làm gì? (Hình ảnh bạn biết chào cô giáo khi đến lớp)

+ Ai đây? Các bạn đang làm gì? ( Các bạn chăm sóc cây xanh tưới nước cho cây, lau lá cho cây)

- Tiếp tục cô cho trẻ xem hình ảnh cất đồ chơi…

- Các con ơi hôm nay cô thấy lớp mình rất nhiều bạn nhiều ngoan, nhiều bạn làm được việc tốt đấy nhưng ống kính diệu kỳ của cô chưa kịp ghi hết.

- Bây giờ ai phát hiện ra bạn nào còn làm được nhiều việc tốt trong ngày nữa?

- Cô kể thêm một số việc tốt của các bạn các hoạt động trong ngày.

- Hàng ngày các con làm những việc tốt thì đến cuối ngày các con sẽ được làm gì?

- Tất cả các bạn làm những việc tốt và ngoan hôm nay đều xứng đáng được cắm hoa bé ngoan.

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện cắm hoa bé ngoan - Và bây giờ sẽ chuyển sang giây phút hết sức hồi hộp, mong đợi là đứng lên cắm hoa các con có thích không nào?

- Cô mời những gương mặt xuất sắc tiêu biểu của lớp lên cắm cờ đầu tiên.

- Tiếp theo cô mời lần lượt trẻ ngoan lên cắm hoa.

- Cả lớp chúng mình đã được lên cắm hoa hết chưa?

Còn những bạn nào chưa được lên cắm hoa ? - Vì sao các bạn không được cắm hoa?

=> Cô nhận xét và động viên những trẻ không được cắm hoa.

=> Giáo dục trẻ cần cố gắng chăm ngoan, học giỏi và làm nhiều việc tốt để được nhận phiếu bé ngoan.

* Kết thúc:

- Hát bài hát “ Cả tuần đều ngoan” và đi nhẹ nhàng.

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp quan sát và trả lời

- 2-3 trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lên cắm cờ

- Lần lượt trẻ lên cắm cờ

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát và VĐ nhẹ nhàng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Cô cho trẻ hát bài “ Đố bạn”.sau đó trò truyện với trẻ về tính cách của các loài vật sống trong rừng có loài hiền lành có loài hung dữ. - Chúng mình cùng kể

- Cô cho trẻ đi tham quan trường mầm non Sao Mai và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô

- Yêu cầu trẻ cùng quan sát nêu ý kiến nhận xét về bài của mình và của bạn. + Cô tổng hợp ý kiến nhận xét tuyên dương trẻ có sản phẩm đẹp và nhắc nhở những

Trẻ thực hiện.. tương tự với khối trụ, vuông, chữ nhật) - Hãy chọn bạn chơi và chồng các khối của 2 bạn lên nhau. + Kết quả

- Cô cho trẻ quan sát trường mầm non và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô bác

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

-> Tàu thủy được làm bằng sắt, dùng để chở người và chở hàng đấy, tàu thủy chạy được nhờ có động cơ và chạy trên mặt nước và là phương tiện giao thông đường

Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách dán đèn, cánh buồm cho các PTGT đường thủy, cách chăm sóc