• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 167, số 07, 2017

Tập 167, Số 07, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

nâng cao 97

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

cứu khoa học xã hội 103

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 115

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

167 (07)

N¨m

2017

(3)

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên 125

Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên 165

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

học cho Việt Nam 205

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập mới 219

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

(4)

Nguyễn Khánh Như Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 73 - 78

73 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM TRỌNG ĐIỂM TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Nguyễn Khánh Như* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cuối thế kỉ XX, thông qua điều chỉnh thể chế quản lí các trường cao đẳng đại học, hệ thống các trường cao đẳng đại học ở Trung Quốc được chia thành 2 cấp quản lí, đó là: các trường trực thuộc quản lí của chính phủ trung ương và các trường chịu sự quản lí của chính phủ địa phương. Dựa trên tính đặc thù ở từng địa phương, một số lượng lớn các trường đại học cao đẳng được giao cho cơ quan chủ quản cấp tỉnh quản lí. Bộ Giáo dục trực tiếp quản lí các trường đại học trọng điểm hàng đầu với mục tiêu tiến một bước sâu hơn vào công cuộc cải cách giáo dục đại học, đi đầu trong việc nâng cao chất lượng dạy học, nghiên cứu khoa học, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phục vụ xã hội.

Bước sang thế kỉ XXI, nền giáo dục đại học Trung Quốc tiếp tục vận động và điều chỉnh không ngừng về thể chế quản lí, một loạt các trường đại học trọng điểm chất lượng cao được củng cố và phát triển dưới sự quản lí trực tiếp của Bộ Giáo dục.

Từ khóa: đại học, giáo dục, sư phạm, trọng điểm, Trung Quốc.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Với mục tiêu tạo ra những cơ sở giáo dục hàng đầu giữ vị trí nòng cốt cấu thành hệ thống trường đại học lớn mạnh trên phạm vi cả nước, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư xây dựng và phát triển hàng loạt các trường đại học trọng điểm thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có các trường đại học sư phạm (ĐHSP) trọng điểm như sau: ĐHSP Bắc Kinh (Thành phố Bắc Kinh), ĐHSP Hoa Đông (Thành phố Thượng Hải), ĐHSP Hoa Trung (Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc), ĐHSP Đông Bắc (Thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm), ĐHSP Thiểm Tây (Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây) và Đại học Tây Nam (sát nhập từ ĐHSP Tây Nam và ĐH Nông nghiệp Tây Nam). Cụ thể: 2 trường sư phạm hàng đầu thuộc quản lí trực tiếp của Bộ Giáo dục, nằm trong đề án 211 và 985 toàn quốc là ĐHSP Bắc Kinh và ĐHSP Hoa Đông; 4 trường sư phạm hạng hai cũng thuộc quản lí trực tiếp của Bộ Giáo dục, nằm trong đề án 211 toàn quốc và phát huy tính tự chủ từng khu vực gồm ĐHSP Hoa Trung, ĐHSP Đông Bắc, ĐHSP Thiểm Tây và ĐH Tây Nam. Ngoài ra,

*Tel: 0989850885; Email: nhulucky2301@yahoo.com

còn có các trường sư phạm hạng ba thuộc hệ thống giáo dục cấp tỉnh quản lí và cũng nằm trong đề án 211 toàn quốc, có thể kể tới là ĐHSP Hồ Nam, ĐHSP Hoa Nam, ĐHSP Nam Kinh… [7]

Các trường sư phạm trọng điểm Trung Quốc ra đời nhằm đáp ứng những tiêu chí cơ bản:

xây dựng một hệ thống các trường sư phạm uy tín phục vụ nhu cầu đào tạo nhân tài trong và ngoài nước, thúc đẩy cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như trình độ chuyên môn của thầy và trò, nâng cao tính mô phạm, tạo động lực khích lệ giáo dục đại học ngành sư phạm cả nước. Trên nền tảng những cơ sở giáo dục uy tín sẵn có, ngay sau khi đất nước độc lập, chính phủ Trung Quốc đã cải tổ và kiện toàn hệ thống giáo dục, tiến hành nhiều chương trình, đề án giáo dục đại học phục vụ yêu cầu giai đoạn lịch sử mới, trong đó tiêu biểu là các đề án 211, 985…

Đây là những chương trình quốc gia cơ bản về giáo dục đại học ngành sư phạm, cùng với nó là sự ra đời của hệ thống các trường sư phạm trọng điểm luôn giữ vai trò tiên phong, nòng cốt trong công cuộc cải cách và phát triển giáo dục đào tạo Trung Quốc hiện nay.

(5)

Nguyễn Khánh Như Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 73 - 78

74

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Đại học Sư phạm Bắc Kinh - TP Bắc Kinh (北京师范大学 - Beijing Normal University - BNU)

Đại học Sư phạm Bắc Kinh thành lập năm 1902 tại Hải Điến, Bắc Kinh và trở thành 1 trong 10 trường đại học trọng điểm quốc gia đầu tiênsau khi Trung Quốc độc lập. Trường đặt dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục, là một tổ chức nổi tiếng về giáo dục sư phạm, khoa học giáo dục và giáo dục nghệ thuật. ĐHSP Bắc Kinh là trường đại học chất lượng cao xây dựng theo đề án quốc gia 985, là trường trọng điểm trong đề án 211, là 1 trong 20 trường đại học quốc gia nằm trong “Kế hoạch Chu Phong”, “Kế hoạch quốc gia 2011” về những trường đại học dẫn đầu, đồng thời Trường cũng là thành viên quan trọng trong Kế hoạch 111 toàn quốc.

Đại học Sư phạm Bắc Kinh lấy giáo dục sư phạm và giáo dục khoa học cơ bản làm hướng đi chủ đạo, với mục tiêu giữ vững, phát triển thành tích và danh tiếng của một trường đại học tầm cỡ quốc tế có bề dày hàng trăm năm lịch sử. Trường có 25 viện trực thuộc với 58 chuyên ngành đại học khác nhau, 166 chương trình cấp bằng Thạc sĩ, 111 chương trình Tiến sĩ. Hiện nay, Trường đào tạo 5 ngành trọng điểm quốc gia cấp 1, 11 ngành trọng điểm quốc gia cấp 2. Ngoài ra, Trường phụ trách 5 ngành trọng điểm cấp 1, 9 ngành trọng điểm cấp 2 của Thành phố Bắc Kinh và một chương trình liên ngành trọng điểm cấp thành phố.

Theo Bảng xếp hạng các trường đại học Thế giới năm 2012 của QS (Quacquarelli Symonds), đại học Sư phạm Bắc Kinh đứng thứ 252, tăng 48 bậc năm 2011 và đứng thứ 8 trong số các trường đại học ở Trung Quốc đại lục [1].

Đại học sư phạm Bắc Kinh là lực lượng trung thành trong nỗ lực nghiên cứu phát triển khoa học xã hội nhân văn và đổi mới công nghệ của quốc gia. Trường có 4 phòng thí nghiệm trọng điểm nhà nước, 8 phòng thí nghiệm trọng điểm Bộ Giáo dục, 9 phòng thí nghiệm trọng điểm Bắc Kinh, 5 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của Bộ, 2 trung tâm kỹ thuật công nghệ

Thành phố Bắc Kinh, 7 cơ sở nghiên cứu quan trọng trong khoa học nhân văn và khoa học xã hội của Bộ Giáo dục. Trường thường xuyên xuất bản 15 tạp chí chuyên nghiệp.

Đại học sư phạm Bắc Kinh là một trong những cơ sở giáo dục quốc gia về phát triển tài năng chất lượng cao và sáng tạo. Trường có 2 cơ sở quốc gia cung cấp nền tảng cơ bản cho các tài năng và nghiên cứu khoa học nghệ thuật, 5 cơ sở quốc gia cung cấp nền tảng cơ bản cho nghiên cứu khoa học và phát triển giảng dạy trong các ngành khoa học, 5 phòng thí nghiệm gương mẫu sáng tạo để phát triển nguồn nhân lực của Bộ Giáo dục và 3 trung tâm quốc gia mẫu mực cho giáo dục thực nghiệm. Nhà trường cũng có một cơ sở quốc gia về đào tạo tài năng trong khoa học đời sống và công nghệ, 1 cơ sở quốc gia cho việc giảng dạy của Trung Quốc như một ngôn ngữ thứ hai và 1 cơ sở quốc gia cho sinh viên đại học giáo dục chất lượng theo định hướng.

Đại học Sư phạm Bắc Kinh có đội ngũ giảng viên chất lượng cao có cấu trúc hợp lý. Tính đến năm 2015, Trường có gần 2500 giảng viên và viên chức, hơn 20 nghìn sinh viên, trong đó có hơn 7000 sinh viên hệ chính quy, hơn 1000 lưu học sinh. Trường có 8 viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học và Học viện Kỹ thuật, 12 viện sĩ làm việc cùng một lúc cho hai học viện, 2 giáo sư danh dự, 5 giáo sư cao cấp, hơn 300 giáo sư và chuyên gia chính của các Dự án nghiên cứu cấp nhà nước, 32 giảng viên đạt giải thưởng Quỹ Quốc gia Trung Quốc cho các nhà khoa học trẻ xuất sắc, 20 ứng cử viên cho các dự án tài năng nổi bật…[2]. Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh hiện có 15 học viện với 48 hệ chính quy. Các môn giáo dục học, tâm lý học, giáo dục trước độ tuổi đi học là những chuyên ngành đào tạo của trường có danh tiếng cao tại Trung Quốc.

Những năm gần đây, bên cạnh phát triển các môn học sư phạm, Trường cũng đã phát triển một số ngành giáo dục ngoài sư phạm.

Trường còn sử dụng đầy đủ ưu thế nguồn quản lý giáo dục của mình, triển khai đào tạo giảng viên và cán bộ tại chức quy mô lớn.

(6)

Nguyễn Khánh Như Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 73 - 78

75 Hơn một trăm năm qua, sinh viên và nhà

trường đều ra sức phấn đấu để xây dựng và phát triển trường thành một trường đại học có tên tuổi và uy tín trong giáo dục sư phạm, Trường đã đào tạo được hơn 200000 sinh viên tài năng cho nền giáo dục Trung Quốc.

Đại học Sư phạm Hoa Đông - TP Thượng Hải (华东师范大学 - East China Normal University - ECNU)

Đại học Sư phạm Hoa Đông nằm tại TP Thượng Hải - trung tâm kinh tế tài chính lớn của Trung Quốc. Trường thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1951, hình thành trên nền hạt nhân sẵn có từ các trường Đại học Phúc Đán (ra đời năm 1924), Đại học Quang Hoa (thành lập năm 1925), đồng thời là sự tổng hợp các bộ phận cấu thành, các bộ môn khoa học từ các trường Đại học Phúc Đán, Đại học Triết Giang, Đại học Đồng Tế…

Đại học Sư phạm Hoa Đông là 1 trong 16 trường đại học trọng điểm quốc gia được chính phủ trung ương thành lập từ những ngày đầu tiên sau khi đất nước độc lập. Trường nằm dưới sự quản lí trực tiếp của Bộ Giáo dục, là trường đại học sư phạm trọng điểm hàng đầu cả nước, nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của chính phủ thành phố Thượng Hải và chính phủ trung ương. Đại học Sư phạm Hoa Đông nằm trong các đề án phát triển giáo dục lớn của đất nước như: đề án 985, đề án 211, kế hoạch 2011, kế hoạch 111… Bên cạnh đó, Trường là thành viên quan trọng trong liên minh các trường đại học quốc gia mạnh (“金

砖 国 家大学联盟”) và

liên minh thư viện các trường đại học Châu Á Thái Bình Dương (“亚太高校书院联盟”).

Trường đại học Hoa Đông có 4 ngành học trọng điểm của quốc gia với nhiều trung tâm thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, 42 viện nghiên cứu và hàng loạt các trung tâm phục vụ cho thí nghiệm, thử nghiệm và nghiên cứu khác, tạo môi trường tốt cho sinh viên học tập và nghiên cứu. Tính đến năm 2014, Trường có 2 cơ sở đào tạo (phân khu đường Bắc Trung Sơn và phân khu Mẫn Hàng), 14 khoa với 56 bộ môn và 78 chuyên ngành giảng dạy đại học, đội ngũ giảng viên và

công nhân viên gần 4000 người. Tính đến tháng 3 năm 2016, Trường có gần 14000 sinh viên, khoảng 15000 nghiên cứu sinh thạc sĩ, tiến sĩ và hơn 4000 lưu học sinh [3].

Nhiều năm trở lại đây, ĐHSP Hoa Đông luôn được Bộ Giáo dục Trung Quốc chọn là 1 trong 18 trường ĐH lớn thí điểm cải cách giáo dục toàn diện, là cơ sở chủ chốt, uy tín trong giảng dạy văn hóa Trung Quốc và các chuyên ngành Hán ngữ đối ngoại, MBA, giáo dục học… Trải qua hơn nửa thế kỉ hoạt động, trường đã phát triển trở thành một trường đại học danh tiếng không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên phạm vi thế giới.

Đại học Sư phạm Hoa Trung- TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (华中师范大学 - Central China Normal University - CCNU)

Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung nằm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, được thành lập vào năm 1903. Trường là một trong các trường đại học sư phạm trọng điểm thuộc đề án 211 quốc gia, trực thuộc quản lý của Bộ Giáo dục Trung Quốc.

Đại học Sư phạm Hoa Trung là một trong những trường đại học Trung Quốc đầu tiên nhận sinh viên quốc tế bắt đầu từ năm 1965.

Trường cũng là trường đại học được phép xét tuyển học bổng Chính phủ Trung Quốc, là một trong những trường trọng điểm đào tạo ngôn ngữ cho sinh viên nước ngoài, được Nhà nước trao tặng đơn vị đào tạo văn hóa cấp quốc gia. Trường ĐHSP Hoa Trung đã thiết lập mối quan hệ hợp tác cùng với hơn 100 trường đại học thuộc 70 quốc gia khác nhau.

Năm 2015 trường đã tiếp nhận hơn 2.800 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tính đến tháng 6 năm 2014, đội ngũ cán bộ công nhân viên của trường là hơn 3700 người, trực tiếp giảng dạy có hơn 1400 người , trong đó khoảng 350 giáo sư, phụ trách hướng dẫn nghiên cứu sinh hơn 200 người. Hiện trường đang tổ chức giảng dạy và nghiên cứu 8 chuyên ngành khoa học và 1 chuyên ngành khoa học giáo dục trọng điểm cấp quốc gia, 22 chuyên ngành khoa học trọng điểm cấp 1

(7)

Nguyễn Khánh Như Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 73 - 78

76

tỉnh Hồ Bắc, 2 trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nhân tài cho 2 ngành khoa học cơ bản cấp quốc gia (vật lí học - lịch sử học), 1 trung tâm nghiên cứu kĩ thuật công trình cấp quốc gia. Trường đảm trách 3 ngành nghiên cứu trọng điểm trong lĩnh vực xã hội nhân văn do Bộ Giáo dục chủ quản thông qua Viện nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cận đại, Viện nghiên cứu nông thôn Trung Quốc và Trung tâm nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ. Trường cũng là cơ sở đào tạo học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ có uy tín lớn tại Trung Quốc.

Những năm gần đây, ĐHSP Hoa Trung không ngừng phát huy tiềm năng sẵn có, quyết tâm xây dựng phát triển trường thành cơ sở giáo dục chất lượng cao, đẩy mạnh quốc tế hóa. Năm 2015, Trường vinh dự đạt vị trí 27 trong bảng xếp hạng các trường đại học chất lượng cao Trung Quốc. Trường có 29 học viện, hơn 60 trung tâm nghiên cứu, 70 chương trình đào tạo cử nhân. Số lượng sinh viên toàn trường khoảng hơn 30000 người, trong đó gần 18000 sinh viên đại học và hơn 10000 nghiên cứu sinh, lưu học sinh chiếm hơn 1500 người. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của trường hơn 3800 người, trong đó có khoảng 1800 giảng viên [4].

Đại học Sư phạm Đông Bắc, TP Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm (

东 北 师 范 大 学

- Northeast Normal University - NENU) Đại học Sư phạm Đông Bắc tọa lạc tại thành phố Trường Xuân, Đông Bắc Trung Quốc.

Đây một cơ sở có chất lượng giáo dục tốt dưới sự quản lí của Bộ Giáo dục Trung Quốc và là một trong những trường đại học trọng điểm thuộc đề án 211.Tiền thân của trường là Đại học Đông Bắc, được đặt tại thành phố Bổn Khê, tỉnh Liêu Ninh, thành lập tháng 2 năm 1946. Năm 1949, Đại học Đông Bắc chuyển trụ sở về thành phố Cát Lâm. Tháng 4 năm 1950, trường được đổi tên thành Đại học Sư phạm Đông Bắc.

Năm 2004, ĐHSP Đông Bắc được Bộ Giáo dục Trung Quốc phê chuẩn thành lập Viện nghiên cứu sinh, nâng cao một bước chất lượng giáo dục đại học ngành sư phạm. Trong những năm gần đây, Trường đã đạt được

bước tiến lớn trong đào tạo bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Tính đến năm 2015, ĐHSP Đông Bắc có hơn 25000 sinh viên, trong đó sinh viên đại học khoảng 14000, nghiên cứu sinh gần 10000 và lưu học sinh hơn 1000 người. Đại học sư phạm Đông Bắc có 23 học viện, 78 chuyên ngành đào tạo cử nhân, 34 hạng mục đào tạo trình độ thạc sĩ và 22 hạng mục đào tạo tiến sĩ chất lượng cao (hạng mục đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ loại 2 lần lượt là 11 và 3), 16 hạng mục đào tạo sau tiến sĩ. Trường tổ chức giảng dạy, nghiên cứu 1 chuyên ngành khoa học trọng điểm quốc gia thuộc đề án 985, 5 chuyên ngành khoa học giáo dục trọng điểm cấp 2 quốc gia, 8 hạng mục khoa học trọng điểm thuộc đề án 211, 32 chuyên ngành trọng điểm loại 1 của tỉnh Cát Lâm… Ngoài ra, Trường đảm trách đào tạo bồi dưỡng những ngành khoa học cơ bản chất lượng cao theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục như lịch sử, trung văn, sinh vật…[5].

Hiện nay, ĐHSP Đông Bắc mở rộng phát triển đào tạo đa ngành theo hướng tổng hợp (trừ 2 ngành quân sự và y học), luôn giữ thế mạnh trong đào tạo 11 chuyên ngành khoa học chủ chốt. Đây cũng là nơi hội tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu Trung Quốc trong rất nhiều lĩnh vực khoa học trong đó phụ trách hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ là 350 người. Từ năm 2006 đến 2015, số lượng luận văn tốt nghiệp của trường là hơn 5000 cuốn, số lượng bài báo quốc tế (SCI) là 3900 bài. Hơn nửa thập kỉ phát triển, ĐHSP Đông Bắc đã đào tạo hơn 200000 sinh viên cho giáo dục sư phạm Trung Quốc, trở thành một trong những cơ sở đào tạo nhân tài trứ danh cho đất nước.

Đại học Sư phạm Thiểm Tây, TP Tây An, tỉnh Thiểm Tây (陕西师范大学- Shaanxi Normal University -SNNU)

Đại học Sư phạm Thiểm Tây là trường trực thuộc quản lí của Bộ Giáo dục Trung Quốc, nằm trong đề án 211 cấp quốc gia. Trường nằm ở Tây An - 1 trong 4 thành phố văn hóa có lịch sử lâu đời nổi tiếng thế giới. Trường

(8)

Nguyễn Khánh Như Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 73 - 78

77 được thành lập năm 1944 trên cơ sở sát nhập

2 cơ sở là Trường Chuyên khoa Sư phạm Thiểm Tây và Khoa Văn của Đại học Tây Bắc. Năm 1954 trường lấy tên là Học viện Sư phạm Tây An. Đến năm 1960, trường sát nhập với Học viện Sư phạm Thiểm Tây thành trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây. Năm 1978, trường trở về dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục Trung Quốc.

Đại học Sư phạm Thiểm Tây là 1 trong những trường đại học nằm trong đề án quốc gia 211 - đề án thiết lập các trường sư phạm trọng điểm toàn quốc, đồng thời cũng là cơ sở đào tạo nhiều chuyên ngành chất lượng cao thuộc đề án 985. Đây còn là trung tâm đào tạo giáo viên, cán bộ các trường trung học và chuyên nghiệp, bồi dưỡng nhân tài cả nước nói chung và khu vực tây bắc Trung Quốc nói riêng.

Tính đến tháng 3 năm 2015, Đại học Sư phạm Thiểm Tây có 2 khu học xá là Yanta và ChangAn, tổng diện tích của trường là hơn 2700 mẫu, tổng số cán bộ của trường khoảng 1550 người. Trường chủ trì đào tạo 2 chuyên nghành khoa học trọng điểm của Bộ Giáo dục, 40 hạng mục đào tạo trình độ thạc sĩ và 15 hạng mục đào tạo tiến sĩ chất lượng cao (hạng mục đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ loại 2 lần lượt là 197 và 112), 4 chuyên nghành khoa học giáo dục trọng điểm cấp quốc gia, 4 trung tâm nghiên cứu thí điểm của Bộ Giáo dục, 8 trung tâm nghiên cứu thí điểm cấp tỉnh…

Đại học Sư phạm Thiểm Tây hiện có 21 học viện với 66 chuyên ngành đào tạo cử nhân.

Tính đến năm 2016, số lượng sinh viên của trường hơn 17600 người, nghiên cứu sinh hơn 17400 và lưu học sinh hơn 900 người [6].

Từ năm 1965, ĐHSP Thiểm Tây bắt đầu tuyển chọn lưu học sinh, và cho đến nay Trường đã thiết lập quan hệ giao lưu và hợp tác hữu nghị với nhiều trường đại học thuộc 30 quốc gia trên thế giới. Trường cũng là 1 trong những trường đại học sớm nhất tiến hành cải cách xã hội hóa, trở thành mô hình

trường đại học sư phạm tiêu biểu của tỉnh Thiểm Tây và có ảnh hưởng trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, Trường vẫn không ngừng vận động và điều chỉnh theo hướng cải cách giáo dục toàn diện, phù hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Hơn 70 năm ra đời và phát triển, ĐHSP Thiểm Tây đã đạt được những thành tựu lớn, trở thành 1 trong những Đại học Sư phạm hàng đầu cả nước,đào tạo hơn 300000 sinh viên cho giáo dục Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Tính đến năm 2014, Trung Quốc có 143 cơ sở đào tạo trình độ đại học ngành sư phạm, trong đó gồm 6 trường sư phạm trọng điểm thuộc quản lí trực tiếp của Bộ Giáo dục [8]. Các cơ sở này có chất lượng đào tạo ngày càng cao, không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng nhân lực đáp ứng nhu cầu đất nước.

Với lịch sử phát triển lâu dài, bề dày văn hóa đặc sắc cùng sự quan tâm đầu tư mạnh của chính phủ, nền giáo dục đại học Trung Quốc nói chung và giáo dục sư phạm nói riêng luôn có những lợi thế để tiếp tục đạt nhiều thành tựu lớn hơn trên con đường phát triển.

TAI LIỆU THAM KHẢO 1.http://www.topuniversities.com/university- rankings/ world-university-rankings/2012 2. http://www.bnu.edu.cn (Thông tin năm 2015) 3. http://www.ecnu.edu.cn (Thông tin tháng 3 năm 2016)

4.http://www.ccnu.edu.cn (Thông tin ngày 31 tháng 10 năm 2015)

5.http://www.nenu.edu.cn (Thông tin ngày 19 tháng 5 năm 2015)

6.http://www.snnu.edu.cn (Thông tin ngày 24 tháng 2 năm 2016)

7.朱新梅: 论我国部属师范大学的现状,问题 及

发展,高等师范教育研究,第14卷第1期16页,

2002年1月。

8. 周钧, 王妓莉: 我国部属师范大学的发展现状 及未来趋势, 教师教育研究,第 24 卷第 4 期 第34页,2012年7月。

(9)

Nguyễn Khánh Như Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 73 - 78

78

SUMMARY

THE DEVELOPMENT OF CHINA FOCUS UNIVERSITIES OF PEDAGOGY AT PRESENT

Nguyen Khanh Nhu* University of Education - TNU

In the late 20th century, through correct institution management of colleges, the system of universities and colleges in China was divided into two levels of management: the universities under the management of central government and the universities under the management of local governments (provincial). Based on the characteristics of higher education in each locality, a large number of universities were managed by provincial agency. Ministry of Education of the People's Republic of China directly manage focus of universities, with the objective of forward into the reform of higher education, take the lead in raising the quality of teaching and scientific research, ensure responsiveness of social service requirement.

Entering the 21st century, the universities education in China constantly adjusted the institutional management. Lots of high quality universitiesis consolidated and developed.

Keywords: university, education, pedagogy, focus, China.

Ngày nhận bài: 06/01/2017; Ngày phản biện: 15/02/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

* Tel: 0989850885; Email: nhulucky2301@yahoo.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh

Giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh lớp 6 Trường THCS Chu Văn An – thành phố Thái Nguyên 338 Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Sen - Các yếu tố ảnh hưởng đến

Pham Thi Hong Nhung - Analyzing the image of Quang Yen tourist destination in order to improve competitiveness 45 Duong Quynh Phuong, Chu Thi Trang Nhung - Labor and

giảng viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên 590 Nguyễn Thùy Giang, Hà Thị Thu Thủy - Tác động của phát triển công nghiệp đối với

Bài viết này nhằm xây dựng khung lý thuyết với mục đích khám phá các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần quản