• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 14/11/2020 Tiết: 21 Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (TIẾT 1)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được:

- Phương trình hóa học để biểu diễn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp.

- Các bước lập phương trình hóa học 2. Về kĩ năng

- Biết lập phương trình hóa học khi biết chất tham gia và sản phẩm tạo thành.

- Rèn luyện kĩ năng viết công thức hóa học 3. Về tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí - Các thao tác tư duy: so sánh, khái quát hóa

- Phát triển trí tưởng tượng không gian

- Rèn luyện khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình 4. Về thái độ và tình cảm

- Nghiêm túc, rèn luyện được tính cẩn thận trong tính toán 5. Năng lực, phẩm chất

5.1. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

5.2. Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tranh vẽ trang 55 sgk, phiếu học tập

(2)

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng.

III. Phương pháp

1. Phương pháp: thực hành, thảo luận nhóm, đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ...

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 18/11/2020

8B 18/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ(4’)

HS1: Phát biểu nội dung của định luật bảo toàn khối lượng? Giải thích vì sao trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất được bảo toàn?

HS2: Cho khối lượng Kẽm và axit Clohiđric phản ứng là: 6,5g và7,3 g thu được Kẽm clorua là:13,6 g.Tính khối lượng Hiđro thu được?

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(5’)

Câu 1: Em hãy chỉ ra chất tham gia phản ứng và sản phẩm taọ thành trong các phản ứng hóa học sau:

a) Khí oxi + khí hiđro → Nước b) Than + khí oxi → cacbon đioxit

Câu 2: Làm thế nào để biểu diễn một cách ngắn gọn phương trình hóa học ở trên?

3.2:

Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu lập phương trình hóa học

- Mục tiêu: Biết được: Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học; các bước lập phương trình hoá học.

(3)

- Thời gian: 20’

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ G: Dựa vào PT chữ của BT3:

+ Viết CTHH của các chất có trong PƯHH? ( Biết Magieoxit là hợp chất của Magie & oxi) HS: PT chữ: Magie +oxi  Magieoxit Sơ đồ PƯ: Mg + O2 - -  MgO Theo ĐLBTKL thì số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau không thay đổi. Em hãy cho biết số nguyên tử oxi ở 2 vế của phương trình là bao nhiêu?

HS: Vế phải: 1 oxi; Vế trái: 2 oxi

→Ta phải đặt hệ số 2 vào trước MgO để 2 vế có số nguyên tử O bằng nhau

Mg + O2 ----> 2 MgO

G: Bây giờ số nguyên tử Mg ở 2 vế như thế nào?

HS: Vế trái có 1Mg ; vế phải có 2Mg

+ Ta phải làm gì để số nguyên tử Mg ở 2 vế

= nhau?

- Đặt hệ số 2 vào trước Mg ở vế trái 2Mg + O2 --> 2MgO

2Mg + O2  2MgO

+ Như thế người ta gọi là PTHH và chuyển nét đứt mũi tên thành nét liền.

* Lưu ý: Hướng dẫn HS cách phân biệt chỉ số và hệ số (các số 2 ở PTHH trên).

+ PTHH là gì?

HS: trả lời.

G: Chiếu hình H2.5, yêu cầu HS lập PTHH theo các bước sau:

I. Lập phương trình hóa học

1. Phương trình hóa học:

- Biểu diễn ngắn gọn PƯHH gồm CTHH chất tham gia, CTHH của sản phẩm và các hệ số đặt trước các CTHH.

(4)

+ Viết PT chữ?

+ Viết CTHH của các chất có trong PƯ + Cân bằng phương trình

HS: Hiđro + Oxi  nước.

H2 + O2 --> H2O H2 + O2 → H2O

+ Qua 2 VD trên nhắc lại các bước lập PTHH?

HS: 3 bước.

Ví dụ: Biết Photpho cháy trong không khí thu được hợp chất điphotphopentaoxit (P2O5).

Hãy lập PTHH của PƯ?

*Lưu ý: + Cân bằng nguyên tử có chỉ số lớn nhất trước.

+ Không được thay đổi CTHH (chỉ số, kí hiệu) khi viết PTHH. VD: 3O2 không viết là 6O, O6.

+ Hệ số viết cao bằng KHHH. VD: 2H2O không viết 2H2O

+ Nếu có các nhóm nguyên tử giống nhau trong các chất tham gia, sản phẩm thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.

Trước và sau PƯHH số nhóm ng. tử phải bằng nhau.

VD: 3Ba(OH)2 + Fe2(SO4)3→3BaSO4 + 2Fe(OH)2

2. Các bước lập PTHH:

B1: Viết sơ đồ phản ứng

B2: Cân bằng số ng.tử của mỗi ng.tố

B3: Viết PTHH.

Ví dụ:

+ Viết sơ đồ phản ứng P + O2--> P2O5

+ Cân bằng số ng.tử của mỗi ng.tố 4P + 5O2--> 2P2O5

+ Viết PTHH 4P +5O2 2P2O5

3.3: Hoạt động luyện tập (5’)

(5)

Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức về PTHH, lập được PTHH của một số phản ứng HH.

Câu 1: Chọn đáp án đúng

A. Phương trình hoá học để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học B. Có 2 bước để lập phương trình hóa học

C. Chỉ duy nhất 2 chất tham gia phản ứng tạo thành một sản phẩm mới gọi là phương trình hoá học

D. Quỳ tím dùng để xác định chất không là phản ứng hoá học

Câu 2: Viết phương trình hóa học của kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, biết sản phẩm là sắt(II) sunfua và có khí bay lên

A. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 B.Fe + H2SO4 → Fe2SO4+ H2

C. Fe + H2SO4 → FeSO4 + S2 D. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2S Câu 3: CaCO3 + X → CaCl2 + CO2 + H2O. X là?

3.4: Hoạt động vận dụng(5’)

- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập thực tế.

Câu 1: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a. Al + O2 → Al2O3

b. Fe + Cl2 → FeCl3

c. CH4 + O2 → CO2 + H2O

Câu 2: Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu

“?” Trong các phương trình hóa học sau:

a. Cu + ? → 2CuO

b. Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2

- Yêu cầu các nhóm lên trình bày.

- Đưa đáp án, yêu cầu HS nhận xét và tự sửa chữa.

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(4’)

- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

- Đọc kết luận 1 và 2 sau bài học

- Cân bằng phương trình: Fe + O2 → FexOy

(6)

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Tìm hiểu trước nội dung II của bài học.

- Làm bài tập 2, 3/ sgk

- Ôn tập giờ sau kiểm tra 15’

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

(7)

Ngày soạn: 14/11/2020 Tiết: 22 Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được:

- Ý nghĩa của phương trình hóa học

- Biết xác định được tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng viết CTHH và lập PTHH

- Rèn luyện kĩ năng xác định được tỉ lệ các chất trong phản ứng 3. Về tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí - Các thao tác tư duy: so sánh, khái quát hóa

- Phát triển trí tưởng tượng không gian

- Rèn luyện khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình 4. Về thái độ và tình cảm

Nghiêm túc, say mê nghiên cứu bộ môn 5. Về định hướng phát triển năng lực:

5. Năng lực, phẩm chất 5.1. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

5.2. Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

(8)

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức của bài trước

III. Phương pháp

1. Phương pháp: thực hành, thảo luận nhóm, đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ...

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp (1p):

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 19/11/2020

8B 19/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15p:

Câu 1(4đ): Lập sơ đồ và cân bằng phương trình hóa học cho các phản ứng sau:

a) Kim loại magie tác dụng với dung dịch axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hidro và muối magie sunfat.

b) Đốt photpho đỏ trong khí oxi thu được hợp chất điphotpho pentaoxit P2O5

c) Cho điphotpho pentaoxit P2O5 tác dụng với nước thu được axit photphoric H3PO4

d) Nhiệt phân sắt(III) hidroxit ở nhiệt độ cao thu được sắt (III) oxit và nước.

Câu 2 (6đ): Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ trống để được phương trình đúng:

a. Al + ....  Al2O3 d. Fe2O3 + H2SO4  H2O + ...

b. Al + CuO → Al2O3 + Cu e. BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2

c. Na2SO4 + ... → NaCl + BaSO4 f. Al(OH)3 → Al2O3 + H2O Đáp án và biểu điểm:

(9)

Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1

Câu 2

Sơ đồ phản ứng PTHH:

a)Mg+H2SO4 -- >MgSO4 + H2

b) P + O2 -- > P2O5

c) P2O5 + H2O -- > H3PO4

d) Fe(OH)3 -- > Fe2O3 + H2O

a) Mg+H2SO4 MgSO4 + H2

b) 4P + 5O2 2P2O5

c) P2O5 + 3H2O 2H3PO4

d) 2Fe(OH)3 Fe2O3+ 3H2O

a. 4Al + 3O2  2Al2O3 b. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

c. Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

d. Fe2O3 + 3H2SO4  3H2O + Fe2(SO4)3

e. BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

f. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ

1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ

3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1: Hoạt động khởi động(1’): Trong giờ học này chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa củ phương trình hóa học.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hóa học

(10)

- Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.

- Thời gian: 15’

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV nêu vấn đề: Khi nhìn vào một PTHH thì chúng ta biết được điều gì?

GV: Lập PTHH sau:

Fe + O2 --> Fe3O4

HS: 3Fe + 2O2  Fe3O4

? Hãy cho biết chất tham gia, sản phẩm?

?Hãy chỉ ra số nguyên tử , phân tử trong PƯ trên?

+ Có 3 nguyên tử Fe: 2 phân tử O2: 1 phân tử Fe3O4.

GV: Cách viết đó người ta gọi là tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong PTHH.

? PTHH cho biết điều gì?

HS: Rút ra ý nghĩa của PTHH Bổ sung: PTHH còn cho biết điều kiện xảy ra phản ứng hóa học đối với một só phản ứng

VD: Hãy cho biết tỷ lệ số nguyên tử, phân tử trong VD trên?

- Ngoài cách viết tỷ lệ trên còn cách viết nào khác không? Trình bày cách viết đó?

* Lưu ý đó là tỷ lệ cả PTHH

+ Cho biết tỷ lệ số nguyên tử , phân tử trong từng cặp?

II. Ý nghĩa của phương trình hóa học

- PTHH cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong PTHH.

(11)

- Hướng dẫn HS đọc PTHH: 3 ngtử Fe tác dụng 2 p.tử O2 tạo thành 1 p.tử Fe3O4

- Hs lên bảng làm BT 2(SGK/57) HS lớp làm vào vở. GV đánh giá kết quả thực hiện của HS.

GV: Chốt kiến thức

Bài 2 (SGK/57)

a) PTHH: 4Na + O2 → 2Na2O Tỉ lệ số ng.tử Na:số p.tử O2: số p.tử Na2O=4:1:2

b) PTHH: P2O5 + 3H2O →2H3PO4

Tỉ lệ số p.tử P2O5 : số p.tử H2O:số p.tử H3PO4 = 1:3:2

3.3: Hoạt động luyện tập

Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức về PTHH, ý nghĩa của PTHH.

Thời gian: 8’

Nội dung hoạt động: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3 Phương thức tổ chức: Hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả trong phiếu học tập số 3

PHIẾU HỌC TẬP Câu 1. Viết sơ đồ tư duy của bài học

Câu 2. Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?

A. HCl + Zn  ZnCl2 + H2 B. 3HCl + Zn  ZnCl2 + H2

C. 2HCl + Zn  ZnCl2 + H2 D. 2HCl + 2Zn  2ZnCl2 + H2

Câu 3. Cho phương trình hóa học sau:

2Al + 3CuO t0 Al2O3 + 3Cu Tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phương trình bằng:

A. 2:3:2:3 B. 2:3:1:2 C. 2:3:1:3 D. 2:1:3:2

Câu 4. Hãy điền hệ số thích hợp vào trước công thức hóa học để được phương trình hóa học đúng:

(12)

….SO2 + ….O2 t0 .…SO3

A. 2,1,2 B. 2,1,1 C. 1,2,1 D. 1,2,2

*Sản phẩm: Các phiếu học tập hoàn thiện của HS

*Đánh giá kết quả học tập và sản phẩm - Đánh giá kết quả hoạt động:

+Thông qua quan sát, thu nhận và xem xét sản phẩm cá nhân,nhóm

+ Quan sát kĩ các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ

+Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS có kiến thức nào, kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

- Đánh giá kết quả sản phẩm:

Xem xét và đánh giá sản phẩm cá nhân, chấm điểm 3.4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(4’)

Bài tập 1: Hàng ngày chúng ta đốt gas chứa khí propan (C3H8) và butan (C4H10) để nấu ăn, đốt cồn (C2H5OH) để nướng cá. Các chất đó tác dụng với oxi tạo thành cacbonic (CO2) và nước (H2O). Em hãy viết các PTHH xảy ra? Cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng.

Bài tập 2: Metan, với công thức hóa học là CH4, là một chất khí không màu, không mùi, không vị, dễ cháy và có thể tác dụng với oxi trong không khí gây cháy nổ (do tạo thành cacbonic (CO2) và nước (H2O)). Khí metan là nguyên nhân gây ra các tai nạn hầm mỏ lớn. Nổ khí metan gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Hãy viết PTHH của phản ứng trên? Cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Học thuộc và làm các bài tập còn lại trong sgk

- Ôn tập kiến thức của chương chuẩn bị bài luyện tập 3 V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dạng bài này gồm một chuỗi các phản ứng hóa học nên yêu cầu học sinh phải nắm chắc sơ đồ, cũng như mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ, cụ thể:.. a/ Sơ đồ các

+ Bước 2: Dựa vào phương trình phản ứng hóa học để tính toán số mol các chất cần tìm.. Viết phương trình phản ứng hóa học

+ Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.. + Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trình  Số mol

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. III.. Sự

1. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử. Xác định chất oxi hoá, chất khử trong hai phản ứng trên. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử. Thí nghiệm 1: Cho đinh sắt

Câu hỏi mở đầu trang 80 SGK Hóa học 10: Phản ứng giữa đường glucose với oxygen tạo ra carbon dioxide, hơi nước và toả nhiều nhiệt?. Sau khi chơi thể thao, cơ thể

b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này. Thời gian của phản ứng tăng, nồng độ dung dịch chất tăng.. ⇒ Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời

- Nếu nhiệt độ của hệ phản ứng giảm (hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt) thì đó là phản ứng thu nhiệt. b) Cồn cháy trong không khí. c) Phản ứng thủy phân collagen