• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn Ngày giảng:

Tiết 58,59,60,61:

BÀI 16: VIRUT VÀ VI KHUẨN ( 4tiết )

I. Mục tiêu 1. Về kiến thức:

- HS mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, virut.

- HS phân biệt được virut và vi khuẩn.

- HS nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn.

- HS nêu được một số bệnh do vi khuẩn, bệnh do virut gây nên và cách phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn.

- HS vận dụng kiến thức về virut, vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để:

+ mô tả hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi rut và vi khuẩn.

+ phân biệt vi khuẩn và virut.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Hoạt động nhóm để tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về tác hại của virut và vi khuẩn.

+ Hoạt động nhóm để tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn không đồng nhất.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

GQVĐ: Vì sao chúng ta phải thực hiện khẩu hiệu 5K Vì sao nên tiêm vaccine?

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, virut.

- Đưa ra được ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp.

- Phân biệt được được virut và vi khuẩn.

- Trình bày được vai trò của vi khuẩn.

3. Về phẩm chất:

(2)

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng và cấu tạo của virut vi khuẩn, tác hại của virut và vi khuẩn.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ để phân biệt virut và vi khuẩn.

- Trung thực khi tham gia trò chơi tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học

- Máy chiếu - Tivi

2. Học liệu

- Hình ảnh: vi khuẩn, virut.

- Bảng phụ trò chơi “ai nhanh hơn”

- Phiếu học tập tìm hiểu về virut và vi khuẩn.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1 (Nhiệm vụ mở đầu):

a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được nội dung tìm hiểu là virut, vi khuẩn.

b) Nội dung:Học sinh trả lời câu hỏic c) Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

- GV: chiếu hình ảnh và đưa ra câu hỏi: “Khẩu hiệu 5K đưa ra nhằm mục đích gì”

- Học sinh quan sát và trả lời - GV: tổ chức cho HS nhận xét.

- GV: dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức):

* NHIỆM VỤ 1: TÌM HIỂU VIRUT a) Mục tiêu:

- HS mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của virut.

- HS nêu được một số bệnh do virut gây nên và cách phòng chống bệnh do virut.

- HS vận dụng kiến thức về virut, đề ra một số biện pháp phòng chống virut.

b) Nội dung:

- HS quan sát tranh, hình nghiên cứu thông tin và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm (2 bạn/ nhóm).

- GV đưa tinh huống

(3)

+ Vì sao virut chưa được coi là một sinh vật hoàn chỉnh mà chỉ coi là “dạng sống”?

c) Sản phẩm:

+ Phiếu học tập:

Tên hình Hình que Hình cầu Hình đa diện

Hình a X

Hình b X

Hình c X

+ Câu hỏi tình huống:

Vì virut chưa có cấu tạo tế bào.

d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Hình dạng và cấu tạo đơn giản của virut

+ GV chiếu hình ảnh về hình dạng và cấu tạo của một số virut

a b c

+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập ( Bảng 16.1)

Tên hình Hình que Hình cầu Hình đa diện Hình a

Hình b Hình c

+ GV chiếu hình ảnh sơ đồ cấu tạo đơn giản của một virut và yêu câu HS trả lời.

(4)

2. Một số bệnh do virut gây nên ở người và sinh vật

+ Yêu cầu các nhóm làm bài tìm hiểu về tác hại của virut gây nên ở người và động vật

- Thực hiện nhiệm vụ

+ HS quan sát tranh hình kết hợp với nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.

+ Các nhóm chuẩn bị bài trình bày trước ở nhà. HS lắng nghe, đặt câu hỏi nếu có.

+ Giáo viên giới thiệu: Kích thước virut nhỏ đến mức “ Hàng triệu virut gộp lại mới bằng đầu của một chiếc ghim giấy”

- Báo cáo thảo luận,

GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung.

Đại điện các nhóm trình bày, các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi và bổ sung (nếu có):

- Virut là “dạng sống” nhỏ bé, mắt thường không nhìn thấy được - Hoàn thành phiếu học tập(Bảng 16.1):

Tên hình Hình que Hình cầu Hình đa diện

Hình a X

Hình b X

Hình c X

- Vi rút chưa có cấu tạo tế bào: Không có màng tế bào, tế bào chất và nhân; chỉ có chất di truyền nằm ở giữa và lớp vỏ protein bao bọc bên ngoài. Do vậy, virut chưa được coi là sinh vật hoàn chỉnh.

- Một số bệnh do virut gây ra ở thực vật là nguyên nhân gây tổn thất trong nông nghiệp:

+ Virut gây bệnh thối rữa ở khoai tây và bí ngô

(5)

+ Virut gây bệnh đốm trắng hoặc nâu trên lá cây

- Hơn 70% các loại bệnh ở động vật và con người là do virut gây nên, như bệnh cúm, đậu mùa, quai bị, viêm gan B, sởi….và nhiều bệnh nguy hiểm như viêm não nhật Bản, bệnh dại, bại liệt, hội chứng HIV/AIDS.

Người bị bệnh quai bị Người bị bệnh thuỷ đậu Virut HIV - GV chiếu các hình ảnh về một số virus và tác hại của chúng: Virus

(6)

H5N1, H1N1, HIV, Ebola...

- Hiện nay, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang đối mặt với một loại virus rất nguy hiểm được coi là đại dịch toàn cầu, chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với tên gọi virus này, đó chính là virus corona hay với tên gọi khác là Covid-19

- HS nêu một số biện pháp của bản thân để phòng chống dịch bệnh covid – 19 như: Đo thân nhiệt ở nhà, khi đến trường, sử dụng riêng ca, cốc uống nước, không tổ chức các hoạt động tập thể, phát thanh măng non...

- Kết luận, nhận định:

- Virut là “dạng sống” nhỏ bé, chưa có cấu tạo tế bào, chúng có nhiều hình dạng khác nhau như hình que, hình cầu….

- Virut được coi là tác nhân gây bệnh cho thực vật, động vật và con người, do chúng có khả năng “sinh sản” và lan truyền rất nhanh từ tế bào này sang tế bào khác.

NHIỆM VỤ 2: TÌM HIỂU VỀ VI KHUẨN a) Mục tiêu:

- HS mô tả được hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn.

- HS phân biệt được virut và vi khuẩn.

- HS nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn.

- HS nêu được một số tác hại của vi khuẩn

- HS vận dụng kiến thức vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

b) Nội dung:

- HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, xem video và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.

- Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

- Yêu cầu các nhóm làm bài tìm hiểu về hình dạng, vai trò, tác hại của vi khuẩn.

c) Sản phẩm:

+ Phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập:

- Chuy ển giao nhiệ m vụ học

1. Hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát H16.9:

1. Hãy đưa ra nhận xét về kích thước của vi khuẩn? Hình dạng của vi khuẩn khi quan sát dưới kính hiển vi?

(7)

tập - GV chiếu hình 16.8 cấu tạo vi khuẩn:

2. Chỉ ra các thành phần cấu tạo của một vi khuẩn?

3. Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 16.2. So sánh sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus.

2. Vai trò của vi khuẩn

TRÒ CHƠI:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phát 01 tập giấy nhớ, 01 bộ tranh về lợi ích vi khuẩn, 01 bảng phụ.

- Luật chơi: mỗi HS trong nhóm ghi nhanh lại 1 lợi ích của vi khuẩn trên tờ tranh vào giấy nhớ, dán trên bảng học tập của nhóm, nhóm nào tìm ra được nhiều lợi ích nhất, đúng nhất, nhóm đó sẽ giành chiến thắng. Thời gian: 03 phút.

- GV hướng dẫn HS vận dụng vai trò của vi khuẩn để làm sữa chua theo các bước như SGK.

3. Tác hại của vi khuẩn GV yêu cầu HS:

- Liệt kê những tác hại của vi khuẩn mà em biết?

- GV tiếp tục cho HS quan sát video về các tác hại của vi khuẩn:

Qua đoạn video, chúng ta đã biết thêm tác hại của vi khuẩn, đó là gì?

§uæi §uæi

(8)

Một số hình ảnh trong video về tác hại của vi khuẩn -

Thực hiện nhiệ m vụ

- HS nghiên cứu trả lời

- GV hướng dẫn HS thảo luận hoàn thành bảng 16.2. Đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cá nhân HS nhận tranh, đoán nhanh nội dung bức tranh của mình, ghi lại vào giấy nhớ và dán trên bảng phụ của nhóm.

- HS ghi nhớ các bước làm sữa chua, thực hành làm sữa chua tại nhà theo nhóm.

- Cá nhân HS liệt kê các tác hại của vi khuẩn.

- HS quan sát video, tự rút ra tác hại của vi khuẩn

- Báo cáo thảo luận,

1. Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy. Kích thước rất nhỏ bé, phải quan sát dưới kính hiển vi.

2. Thành phần cấu tạo của vi khuẩn: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân

(9)

3. So sánh sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus:

Đặc điểm Virus Vi khuẩn

Thành tế bào v

Màng tế bào v

Tế bào chất v

Nhân v

Chất di truyền v v

…..

- Trò chơi đuổi hình bắt chữ: GV chiếu đáp án đúng, công bố nhóm giành chiến thắng, giải thích một số lợi ích: làm sữa chua, phân bón vi sinh.

- HS rút ra kết luận về tác hại của vi khuẩn, HS khác bổ sung.

- GV cung cấp thông tin: Có những vi khuẩn có cả tác dụng và có hại. Vận dụng về mặt có lợi của vi khuẩn trong nông nghiệp, giúp cải tạo đất (vi khuẩn ở rễ cây họ Đậu), vi khuẩn phân giải xác của sinh vật thành nguồn phân bón hữu cơ cho cây. Dựa vào tính chất lên men của vi khuẩn lên men áp dụng làm các loại món ăn: như dưa chua, sữa chua. Hiểu được vì sao các thực phẩm tươi sống để lâu ngoài không khí lại nhanh bị hư, từ đó biết cách phải bảo quản thực phẩm (ướp lạnh, phơi khô, ướp muối...).

Ngoài ra có những loài vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật  cần thiết phải phòng tránh.

- HS nêu một số biện pháp của bản thân để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không vất xả rác bừa bãi, bảo quản thức ăn đúng cách, không ăn thức ăn ôi thiu...

- Kết luận, nhận định

- Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, quan sát bằng kính hiển vi độ phóng đại lớn. Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình que, hình bầu dục…

- Câu tạo: đơn bào, chưa có nhân hoàn chỉnh

- Vai trò: Vi khuẩn dùng để chế biến thực phẩm lên men: làm dưa chua, sữa chua, có vai trò trong nông nghiệp.

- Tác hại: Làm hỏng thức ăn, gây ô nhiễm môi trường.

Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, sinh vật.

NHIỆM VỤ 3: PHÒNG BỆNH DO VIRUS VÀ VI KHUẨN GÂY LÊN

(10)

a) Mục tiêu:

- HS nêu cách phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn.

- HS vận dụng kiến thức về virut, vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

b) Nội dung:

- HS quan sát tranh ảnh, video, nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp với kiến thức thực tế thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập

1) Kể một số biện pháp phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn gây nên.

2) Kể tên một số bệnh có thể được phòng bệnh bằng việc tiêm vaccine.

3) Em đã được tiêm những loại vaccine nào?

4) Vaccine là gì?

5) Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh ở người chúng ta cần lưu ý điều gì?

c) Sản phẩm:

- HS nghiên cứu thông tin, quan sát thi nghiệm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đáp án có thể là:

1) Bảo vệ môi trường, ăn uống đủ chất dinh dưỡng,,, 2) Lao, viêm gan B, sởi, quai bị, ho gà…

3) Lao, viêm gan B, viêm não nhật bản…

4) Vaccine là chế phẩm khi tiêm vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng miễn dịch…

5) Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.

d) Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập:

- Chuyể n giao nhiệm vụ học tập

1. Phòng bệnh

- GV kiểm tra nhiệm vụ giao về ở mỗi nhóm ( thiết kế theo sơ đồ và sưu tầm hình ảnh minh hoạ( nếu có))

- GV yêu cầu 1 nhóm lên trình bày phần chuẩn bị.

? Kể một số biện pháp phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn gây nên.

2. Sử dụng vaccine ngăn ngừa các bệnh do virut và vi khuẩn gây nên - GV cho HS quan sát video phóng sự về tình hình dịch bệnh và hoạt động tiêm vaccine hiện nay ở các địa phương.

- GV yêu cầu HS:

1. Kể tên một số bệnh có thể được phòng bệnh bằng việc tiêm vaccine.

2. Em đã được tiêm những loại vaccine nào.

3. Vaccine là gì.

- GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm thảo luận giải thích tình huống sau:

Để tránh dịch bệnh bùng phát, mỗi chúng ta đều phải tiêm vaccine phòng bệnh?

3. Sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

- GV cho HS quan sát đoạn video liên quan đến hiện tượng kháng kháng sinh https://www.youtube.com/watch?

v=t5iXh5VCOSI&ab_channel=VTVNews

(11)

- Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh ở người chúng ta cần lưu ý điều gì?

- Thực hiện nhiệm vụ

1. Phòng bệnh

- Các nhóm đưa ra sản phẩm chuẩn bị trước ở nhà

- Đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.

- HS trả lời câu hỏi.

2. Sử dụng vaccine ngăn ngừa các bệnh do virut và vi khuẩn gây lên - Quan sát video, thu thập thông tin sgk, kiến thức thực tế trả lời câu hỏi - Nhờ tiêm vaccine mà cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bênh do virus gây ra.

3. Sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

- Quan sát video, thu thập thông tin sgk, kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.

- Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Báo cáo thảo luận

- Khai thác thông tin qua video và vận dụng trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học

- Kết luận, nhận định

- Để phòng bệnh do virut và vi khuẩn gây ra cần phải:

+ Giữ cho môi trường sống sạch sẽ + Tăng cường vẫn động cơ thể

+ Có cơ chế dinh dưỡng hợp lý và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng

- Vaccin đuọc sử dụng để phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây nên ở người và sinh vật.

- Khi bị bệnh do vi khuẩn gây lên, người ta thường dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh

3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu:

- Hệ thống được một số kiến thức đã học về virut và vi khuẩn.

- Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu.

b) Nội dung

- GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức đã học qua câu hỏi “Em đã biết gì về virut và vi khuẩn qua bài học ngày hôm nay” trên phiếu KWL.

- Tổ chức trò chơi: “ Ai là triệu phú”

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:

(12)

Câu 1. Đặc điểm chủ yếu nào sau đây của virut mà người ta coi virut chỉ là một dạng sống?

A. Không có cấu tạo tế bào

B. Cấu tạo bao gồm vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic.

C. Trong tế bào chủ có khả năng sinh sản và sinh trưởng.

D. Có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

Câu 2. Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut?

A. Viêm gan.

B. Sởi.

C. Lao.

D. Bại liệt

Câu 3. Virut thực vật xâm nhiễm tế bào và lan truyền bệnh theo con đường:

A. Nhờ côn trùng hay qua các vết trầy xước.

B. Nhờ các thụ thể trên bề mặt tế bào.

C. Nhờ cầu sinh chất nối giữa các tế bào.

D. Nhờ côn trùng, gió, nước.

Câu 4. Điều nào sau đây là đúng khi nói tác nhân gây bệnh truyền nhiễm?

A. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut B. Gồm vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut C. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật, virut

D. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, côn trùng chứa virut Câu 5. Chỉ tiêm phòng vacxin khi:

A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Cơ thể đã mắc bệnh 1 lần.

C. Biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không.

D. Cơ thể khoẻ mạnh.

Câu 6. Khi nói về vi khuẩn nhận định nào dưới đây là không chính xác:

A. Có kích thước nhỏ bé B. Không có cấu tạo tế bào C. Có đặc điểm hình thái đa dạng

D. Có khả năng gây ra nhiều bệnh cho con người

Câu 7. Vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống A. cộng sinh B. kí sinh C. hoại sinh D. tự dưỡng

Câu 8. Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn Lactic để tạo ra mốn ăn nào dưới đây?

A. Bánh gai B. Sữa chua C. Phomai D. Thạch đen Câu 9: Vi khuẩn trong sữa chua tốt cho:

A. da và hệ thống tuần hoàn.

B. ruột và hệ thống tiêu hóa.

C. xương và cơ bắp.

(13)

D. da, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa.

Câu 10. Cần chuẩn bị những gì trong bài thực hành làm sữa chua?

A. Sữa đặc, sữa chua B. Nước

C. Cốc, thìa, đũa D. Nước, sữa đặc, sữa chua, cốc, thìa, đũa.

3.3. Sản phẩm học tập:

- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.

- Đáp án trò chơi Đáp án

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

A C A A D B B B B D

3.4. Tổ chức hoạt động:

- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.

- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.

- HS các nhóm tham gia trò chơi “ Ai là triệu phú”

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.

b. Nội dung: Thực hành làm sữa chua từ nguyên liệu sẵn có c. Sản phẩm: Sản phẩm sữa chua từ đậu nành

d. Tổ chức thực hiện: Giao HS thực hiện ngoài giờ từ tiết trước

- GV đặt câu hỏi: Tại sao khi làm sữa chua, người ta phải thêm sữa chua và ủ ấm ở nhiệt độ 40oC – 50oC?

- GV yêu cầu các nhóm làm sữa chua bằng nguyên liệu khác (sữa đậu nành)

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Tại sao khi làm sữa chua, người ta phải thêm sữa chua và ủ ấm ở nhiệt độ 40oC – 50oC?

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành làm sữa chua từ nguyên liệu sữa đậu nành.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ do GV đưa ra.

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thực hành. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

(14)

- GV tổ chức cho HS các nhóm tự đánh giá và các nhóm đánh giá đồng đẳng.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.

(15)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chăm chỉ: chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện - Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào giải bài tập... - Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt

- Chăm chỉ: Chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện - Trung thực: Thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực. -

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi làm việc cá nhân, khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động

- Rèn luyện cho h/s kĩ năng biết hợp tác với nhau trong học tập, tìm kiếm thông tin để hỗ trợ cho nhau khi thực hành theo cặp, nhóm.. - Nâng cao ý thức tự giác và

- Trung thực, tự tin: thể hiện ở việc tự giác làm bài tập, tự tin trình bày bài làm của mình. - Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi làm việc cá nhân, khi thực