• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 3: TÊN CHỦ ĐỀ LƠN:

Thời gian thực hiện : Số tuần :04 Tên chủ đề nhánh:

Thời gian thực hiện: Số tuần :01 A.T CH C CÁCỔ Ư Hoạt động NỘI DUNG HOAT

ĐỘNG

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Đón trẻ

- Chơi

–Thể dục sáng

1. Đón trẻ.

2. Điểm danh trẻ tới lớp

3 .Trò chuyện với trẻ về tết trung thu

4.Thể dục sáng:

- Trẻ thích đến lớp, đến trường.

- Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trẻ biết vào góc chơi chơi cùng bạn

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết

- Trẻ biết tên minh tên bạn - Biết dạ cô khi cô gọi đến tên

- Trẻ biết ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu, biết trung thu là ngày hôi của trẻ con .

-Biết được những hoạt động trong ngày trung thu -Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ tập đều đẹp đúng động tác.

- Phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ yêu thích thể dục sáng.

- Đồ dùng đồ chơi

- Các góc chơi

- Sổ điểm danh

- Tranh ảnh về ngày trung thu

- Sân tập

(2)

TRƯỜNG MẦM NON

Từ ngày : 06/09/2018 đến gày 05/10/2018 Trung thu

Từ ngày: 24/09/2018 đến ngày 28/09/2018

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA

TRẺ

1. Đón trẻ - Cô đến sớm vệ sinh thông thoáng phòng học, lau nhà lấy nước uống.

- Cô niềm nở với trẻ với phụ huynh trẻ đón trẻ vào lớp.

- Nhắc trẻ chào cô giáo bố mẹ các bạn, cô trao đổi với phụ huynh về trẻ

- Cô hướng đẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

2. Điểm danh

- Cô lấy sổ điểm danh trẻ tới lớp

- Bạn nào đi thì dạ cô, bạn nào không đi các con bảo bạn chưa đi học ạ.

- Cô báo ăn cho trẻ đúng giờ.

3.Trò chuyện : Cô cùng trẻ hát bài hát “ Đêm trung thu”

-Trò chuyện: + Các con vừa hát bài hát gì?

+ Đêm trung thu các con được xem múa gì?

+ Trung thu các con được bố mẹ mua cho quà gì? các con được ăn gì?

+Trên mâm cỗ trung thu có những gì?

- Vào đêm trung thu các con được ăn nhiều bánh kẹo khi ăn song các con nhớ đánh răng

+Đêm trung thu trăng có tròn , có sáng không ?

- Tết trung thu là ngày tết giành cho các con các bạn nhỏ đấy

=> Để đón ngày trung thu các con học giỏi, vâng lời ông bà, bố mẹ nhé

3 Thể dục sáng. – Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ

+ Khởi động: Trẻ ra sân khởi động theo bài đoàn tàu nhỏ xíu kết hợp với các kiểu đi.

+ Trọng động: + ĐT hô hấp: Gà gáy

+ ĐT tay 3: Hai tay đánh xoay tròn trước ngực và đưa lên cao

+ Bụng 2: Đứng cúi người về phía trước ngả người ra sau + ĐT chân: từng chân đưa lên trước.

+ ĐT 4: Bật tiến về phía trước.

+ Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng

- Trẻ chào cô giáo. bố mẹ, các bạn.

- Trẻ cất đồ dùng

- Trẻ dạ cô

- Quan sát.

- Múa kỳ lân

- Mặt lạ, đèn ông sao, ăn bánh kẹo

- Có ạ

- Trẻ khởi động - Trẻ tập theo cô

- Trẻ đi nhẹ nhàng

(3)

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Họat động ngoài trời

1. Hoạt động có chủ đích:

- Dạo chơi quanh trường ,quan sát thời tiết

- Nhặt lá

2.Hoạt động vận động

- Trò chơi: Gieo hạt, Lộn cầu vồng

3.Hoạt động tự do - Vẽ tự do trên sân

- Hứng thú tham gia hoạt động.

- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên

- Trẻ biết được thời tiết trong ngày

- Trẻ biết được ý nghĩa của việc nhặt lá

- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường

- Trẻ biết tên trò chơi - Trẻ chơi đúng luật và hứng thú khi chơi

- Trẻ có ý thức khi chơi, chơi đoàn kết với các bạn

- Địa điểm quan sát sân trường sạch sẽ

Trò chơi

Phấn vẽ

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA

TRẺ

1.Ổn định:

- Cho trẻ ra sân lối đuôi nhau vừa đi vừa hát “ Đêm trung thu”

2. Giớ thiệu bài:

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Các con có biết mùa này là mùa gì không?

- Hôm nay cô và các con cùng đi dạo quanh sân trường cảm nhận xem thời tiết mùa thu như thế nào nhé

3. Hướng dẫn:

a. Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích

* Dạo quanh sân trường qua sát thời tiết mùa thu - Các con nhìn xem hôm nay có ông mặt trời không?

- Các con có biết bây giờ là mùa gì không?

- Các con cảm nhận thời tiết mùa thu hôm nay như thế nào?

- Các con nhìn xem lá cay bắt đầu có màu gì?

- Khi đi học các con phải mặc như thế nào?

- Vào mùa thu lá cây chuyển thành màu vàng và rụng xuống, thời tiết vào buổi sáng hơi lạnh vì vây khi đi học các con mặc quần áo cho phù hợp với thời tiết

* Nhặt lá

- Các con ơi vào thời tiết mùa thu thì lá cây chuyển sang màu gì?

- Lá cây chuyển sang màu vàng và rụng Hôm nay cô và các con cung nhặt lá vào thung rác để cho môi trường không khí trong lành, sân trường sạnh hơn

- Cô động viên khuyến khích trẻ nhặt cùng cô b. Hoạt động 2: Trò chơi vận động

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Gieo hạt: Cách chơi: Cô cho trẻ xếp vòng tròn, cô đọc và làm mẫu trẻ làm theo cô và chơi cùng cô - Chơi: Lộn cầu vồng: Cách chơi: Cô cho trẻ đứng xếp 2 hàng quay mặt vào nhau và cô đọc trẻ thực hiện động tác…lộn cầu vồng 1 trẻ đứng cầm tay bạn giơ cao, sau đó quay 1 vòng

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô quan sát động viên trẻ chơi, chơi cùng trẻ c. Hoạt động 3: Chơi tự do

- Cho trẻ vẽ tự do trên sân.

- Cô hỏi xem trẻ định vẽ gì?

- Cô gợi ý đề tài cho trẻ vẽ - Cô bao quát động viên trẻ vẽ.

- Nhận xét tuyên dương trẻ

- Hát

- Đêm trung thu - Mùa thu

- Mát

- Có ak - Se lạnh ạ - Màu vàng - Mặc phù hợp thời tiết

- Nhặt cùng cô.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ vẽ

(5)

A.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Hoạt động góc

Góc tạo hình - Vẽ bánh trung thu - Tô màu tranh về ngày tết trung thu

Góc nghệ thuật:

- Hát các bài hát về đêm trung thu

Góc sách

Xem tranh truyện, làm anbum về trường lớp của bé.

Góc xây dựng : - Xây dựng khu vui chơi của bé.

Góc đóng vai:

- Chơi bán hàng, đóng vai chú cuội, chị hằng nga

- Trẻ biết vẽ và tô màu bánh trung thu mình thích - Rèn kĩ năng cầm bút cho trẻ.

- Trẻ nhận biết được các màu

- Trẻ thuộc hát và biểu diễn các bài hát về trung thu

- Trẻ biết giở sách xem tranh ảnh, tìm hiểu về trường lớp của bé.

- Trẻ biết sử dụng vật liệu xây dựng lắp ghép, các khối hình để xây dựng khu vui chơi

- Trẻ biết chơi theo nhóm - Biết nhập vai chơi, thể hiện hành động của vai chơi

- Sáp màu - Tranh ảnh

Bài hát

- Tranh ảnh

- Bộ lắp ghép, gạch, hình khối

- Đồ dùng bán hàng, bộ quàn áo trang phục của chú cuội, chị hàng nga

(6)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

* Trò chuyện chủ đề

- Hát bài “Rước đèn ông sao”

- Cô và các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát nói nên điều gì?

- Các con có muốn đóng vai chú cuội, chị hàng nga không?

B1: Thỏa thuận chơi

- Hỏi trẻ: Lớp mình gồm có những góc chơi nào?

- Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con gồm những góc sau: Góc tạo hình, Góc nghệ thuật; Góc sách;

Góc xây dựng;

Góc đóng vai: - Cho trẻ nhận góc chơi, vai chơi - Con định đóng vai gì?

- Bán những hàng gì?

- Con sẽ chơi như thế nào ở góc đó?

- Bây giờ ai chơi ở góc nào thì nhẹ nhàng về góc đó.

- Góc xây dựng: Ở góc xây dựng con sẽ chơi như thế nào?

- Cô dặn dò trẻ trong khi chơi các con phải đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong các con phải cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

B2: Quá trình chơi

- Cô bao quát trẻ chơi, nắm bắt khả năng chơi của trẻ.

- Góc nào trẻ chưa biết chơi hay còn lúng túng. Cô chơi cùng trẻ, giúp trẻ.

- Cô hướng dẫn trẻ gợi mở, hướng trẻ chơi ở các góc, bổ sung sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ

- Giúp trẻ liên kết các góc chơi, vai chơi.

+ Con đang làm gì vậy?

- Chăm sóc cây cảnh và tưới cây B3: Kết thúc chơi

- Cô đến từng góc chơi, cho trẻ nêu nhận xét về góc chơi, vai chơi của mình và bạn

+ Hôm nay nhóm con chơi gì? Con có nhận xét gì về vai chơi của mình và bạn?

- Nếu có thêm thời gian, gđình con sẽ làm gì?

- Cho trẻ đi tham quan góc chơi nổi bật.Cho trẻ tự giới thiệu về sản phẩm của mình, của nhóm.

Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định

- Hát

- Rước đèn ông sao - Các bạn đi rước đèn - Có ạ

- Góc phân vai, xây dựng

- Người bán hàng - Bánh kẹo

- Trả lời.

- xây dựng khu vui chơi cho bé

- Trẻ chơi - Trẻ nhận xét

Quan sát và lắng nghe

Thu dọn đồ chơi

(7)

TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

Hoạt động ăn

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Trước khi ăn

2. Trong khi ăn

3. Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết mời cô mời bạn trước khi ăn, ăn chậm, nhai kĩ.

- Trẻ biết kể tên một số món ăn hằng ngày. Biết thực phẩm giàu chất đạm, vitamin….

- Khi ăn không nói chuyện….

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết đi vệ sinh, uống nước, lau miệng

- Nước sạch,

bàn ăn, khăn ăn, các món ăn

Hoạt động ngủ

1. Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

3. Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy

- Phản, chiếu, gối

HO T Ạ ĐỘNG

(8)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

* Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 6 bước sau:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn.

- Trẻ thực hiện

*Tổ chức cho trẻ rửa mặt: + Bước 1: Cô cho trẻ gập đôi khăn rửa 2 mắt + Bước 2: Lân khăn rửa má+ Bước 3: Lân khăn rửa trán, mũi + Bước 4: Rửa miệng, cằm, cổ- Trẻ thực hiện

2. Trong khi ăn:

- Tổ chức cho trẻ ăn. - Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết xuất.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

3. Sau khi ăn: - Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước,lau miệng, đi vệ sinh

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

- Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”

- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Trẻ vào phòng ngủ.

- Trẻ đọc.

- Trẻ ngủ - Trẻ vận động - Trẻ ăn quà chiều TỔ CHỨC CÁC

(9)

HOẠT ĐỘNG

Chơi hoạt động theo ý thích

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

- Trò chuyện xem tranh ảnh về các hoạt động ngày trung thu

1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng

2. Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc

3. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ về chủ đề ngày trung thu - Nhận xét tiêu chuẩn bé ngoan, tuyên dương trẻ, thưởng cờ cuối ngày, bé ngoan cuối tuần.

- Trẻ nhớ lại được các hoạt động buổi sáng.

- Trẻ nhớ lại và hát đúng giai điệu bài hát.

- Biết về góc chơi trẻ thích - Thích được chơi tự do - Thu dọn đồ chơi

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích văn nghệ

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Biết nhận xét mình, nhận xét bạn

- Câu hỏi đàm thoại

- Đồ chơi ở các góc

- Bài hát, nhạc, dụng cụ âm nhạc.

- Bé ngoan

Trả trẻ *. Trả trẻ - Trẻ biết chào cô, chào bạn

trước khi về - Đồ dùng cá

nhân của trẻ

HO T Ạ ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG

(10)

CỦA TRẺ

* Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ ngồi về ba tổ và hát bài “ Rước đèn ông sao - Trò chuyện cùng trẻ về bài hát

- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi trường mình đang học và dạy trẻ thích đi học.

1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng - Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề + Hỏi trẻ sáng nay con được học những gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.

+ Động viên khuyến khích trẻ 2.Chơi theo ý thích

+ Cô cho trẻ về góc chơi trẻ thích

+cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi 3. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ:

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát : Cháu đi mẫu giáo, Rước đèn dưới ánh trăng, Cô và mẹ.

+ Cô động viên khuyến khích trẻ - Cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Nhận xét – nêu gương cuối ngày- cuối tuần + Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét + Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

- Trẻ hát

- Học thơ, học hát

- Trẻ chơi

- Trẻ hát

- Nhận xét

*.Trả trẻ

+ Vệ sinh – trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường.

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô, chào bố mẹ.

- Trả trẻ về với phụ huynh.

- Trẻ chào cô chào bố mẹ

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

(11)

Thứ 2 Ngày 24 tháng 09 năm 2018 TÊN HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC

VĐCB:"Đi trong đường hẹp"

TCVD: Gieo hạt

Hoạt động bổ trợ: Hát: Rước đèn dưới ánh trăng.

I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết thực hiện vận động đi trong đường hẹp - Trẻ biết chơi trò chơi vận động

2.Kỹ năng:

- Rèn khả năng phản xạ nhanh, rèn tính kỷ luật khi thực hiện.

- Rèn khả năng phối hợp tay và mắt 3.Giáo dục:

- Trẻ biết ý nghĩa công việc rèn luyện tập thể dục giúp cơ thể khoẻ mạnh - Trẻ cẩn thận, tự tin khéo léo.

II, CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng, đồ chơi:

- Sân bãi sạch sẽ.

- Cờ hoa, nhạc bài trường chúng cháu là trường mầm non.

- Trang phục gọn gang 2. Địa điểm:

- Ngoài sân

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA

TRẺ

1. Ổn định tổ chức- trò chuyện

- Cho trẻ hát bài: “Rước đèn dưới trăng”

- Cô vừa bắt nhịp cho các con bài hát gì?

- Các con thấy bài hát có vui nhộn không?

- Đêm trung thu rước đèn dưới ánh trăng rất là vui đấy - Để chuẩn bị cho ngày trung thu thì các con cần phải có một sức khỏe tốt

2. Giới thiệu bài:

- Để có một sức khỏe tốt thì hôm nay cô và các con cùng tập các động tác thể dục cùng cô nhé!

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Khởi động:

- Cô kiểm tra sức khỏe cho trẻ

- Cho trẻ khởi động theo bài Đoàn tàu nhỏ xíu kết hợp với đi các kiểu chân đi thường, đi bằng gót bàn chân, mũi bàn chân chạy nhanh chạy chậm.

b. Hoạt động 2:Trọng động:

- Trẻ hát.

- Rước đèn dưới trăng

- Vâng ạ

- Trẻ khởi động

(12)

- Bài tập phát triển chung:

+ ĐT tay 3: Hai tay đánh xoay tròn trước ngực và đưa lên cao

+ ĐT bụng 2: Đứng cúi người về phía trước ngả người ra sau

+ ĐT chân: từng chân đưa lên trước.

+ ĐT bật 4: Bật tiến về phía trước.

*VĐ Cơ Bản:"đi trong đường hẹp"

- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát Lần 1; Không giải thích

Lần 2;Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác: TTCB: Cô đừng trước vạch xuất phát, hai tay chống hông, khi có hiệu lệch cô đi tự nhiên trong đường hẹp, mắt nhìn về phía trước, đi thật khòe léo khộng trạm vào vạch, đi hết đường hẹp cô về cuối hàng đứng.

- Cô vừa thực hiện xong vận động gì?

- Cho mời trẻ thực hiện tốt lên thực hiện lại cho cả lớp quan sát

- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ

- Cô cho trẻ lần lượt lên thực hiện 2-3 lần - Cô bao quát và hướng dẫn cho trẻ tập đúng.

*Trò chơi vận động: Gieo hạt - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi

- Cách chơi: cô và trẻ vận động theo bài thơ“ Gieo hạt Cô làm mẫu động tác theo lời bài thơ,trẻ vận động theo cô.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi,động viên khuyến khích trẻ.

Cô bao quát và sửa sai cho trẻ. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên khích lêi trẻ chơi.

c. Hoạt động 3:Hồi tĩnh:

Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1,2 vòng.

4. Củng cố - giáo dục

- Hỏi trẻ hôm nay được tập bài vận động gì?

- Cô nhắc lại giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục.

5. Kết thúc

Cô nhận x xét – tuyên dương

- Trẻ tập động tác

- Trẻ quan sát cô tập mẫu

- Trẻ thực hiện.

-Quan sát

-Trẻ chơi hứng thú.

- Trẻ đi nhẹ nhàng - Đi trong đường hẹp

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

Thứ 3 ngày 21 tháng 09 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH : Trò chuyện về tết trung thu.

(13)

Hoạt động bổ trợ: - Hát: Chiếc đèn ông sao

I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU .

1.Kiến thức:

- Trẻ biết được ngày tết trung thu các bạn nhỏ được rước đèn dưới trăng, được liên hoan văn nghê.

-Trẻ hiểu, biết ý nghĩa của ngày tết trung thu 2.Kỹ năng

-Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ .

3.Giáo dục

- Trẻ có ý thức chơi đoàn kết với bạn , thích tham gia vào các hoạt động của .

II.CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ: Một số tranh, ảnh về trung thu -1 số đồ chơi về ngày tết trung thu ( Đèn ông sao, mặt lạ…) -1 Số hoa quả, bánh kẹo về ngày tết trung thu.

2. Địa điểm tổ chức : - Lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát bài: Chiếc đèn ông sao

+Trò chuyện: Các con có vừa được hát bài hát gì?

Cô gợi mở để trẻ trả lời:

+ Bài hát nhắc tới ngày lễ gì của thiếu nhi chúng mình nhỉ?

+ Cô giáo dục trẻ biết mặc trang phục phù hợp theo mùa.

2. Giới thiệu bài

- Bạn nào giỏi cho cô biết trong tháng này có một ngày tết lớn và ngày tết đó là ngày tết của các bạn nhỏ, đó là ngày tết gì nhỉ? Bây giờ cô và các con hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé!

3. Hướng dẫn

- Trẻ chơi trò chơi -Mùa thu ạ

-Tết trung thu

Lắng nghe

- Ngày tết trung thu ạ - Vâng ạ

(14)

a: Hoạt động 1: Quan sát, đàm thoại

*quan sát tranh, ảnh về trung thu - Trò chuyện: +Cô có bức tranh vẽ gì?

+Cô chỉ vào tranh , hỏi: Ai đây?

+ Đây là cái gì?

+Các bạn nhỏ đang làm gì đây?

+Ngày tết trung thu có những gì?

=> À đúng rồi ngày tết trung thu các bạn nhỏ được cho đi rước đèn ông sao, được xem múa kì lân và phá cỗ trung thu.

*Quan sát tranh hoạt động trong ngày tết trung thu . - Các con thấy đêm trung thu như thế nào?

- Trung thu các bạn được làm gì?

- Trung thu bố mẹ mua cho các con những gì?

-Rằm trung thu có những quả gì trong mâm cỗ?

-Trong mâm cỗ có những bánh gì?

- Bánh nướng , bánh dẻo có dạng hình gì?

- Quả bưởi, bánh đa có dạng hình gì?

- Cô giúp trẻ hiểu ý nghĩa của ngày hội .

-Các con ạ, hàng năm cứ vào ngày 15/8 âm lịch ( tứ là ngày rằm tháng 8, là đêm trung thu trăng tròn và sáng, các bạn nhỏ được liên hoan văn nghệ, vui múa dưới ánh trăng sáng và được lien hoan bánh kẹo rất là vui , được xem chú cuội và chị Hằng Nga trên cung trăng , được xem múa sư tử…

=>Giáo dục trẻ không nên ăn nhiều bánh kẹo vào buổi tối, phải đánh răng thường xuyên ,ăn nhiều quả chin tăng cường sức khỏe vì trong quả có nhiều vitamin.

b.Hoạt động 2: Luyện tập :

Trò chơi : “Tô màu bánh trung thu ” Cô cho trẻ quan sát tranh , cô đàm thoại:

+Cô có bức tranh vẽ gì?

+Bánh có dạng hình gì?

+Các con có thích vẽ những chiếc bánh trung thu

- Quan sát - Trung thu ạ - Các bạn ạ - Đèn ông sao ạ

- Đang rước đèn, múa hát ..

- Có mâm cỗ trung thu và múa lân

- Rất vui

- Múa hát ,xem múa sư tử

- Đèn ông sao mặt nạ…..

- Có bưởi, có bánh nướng, bánh dẻo..

- Có dạng hình vuông - Có dạng hình tròn

-Lắng nghe

.

-Trẻ quan sát -Tranh vẽ bánh nướng, dẻo

-Có dạng hình vuông - Có ạ

(15)

không?

+Các con có muốn làm những họa sĩ tí hon không ? -Cô phát đồ dùng cho trẻ.

- Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút và cách tô màu bức tranh.

- Cô tổ chức cho trẻ vẽ, cô quan sát và hướng dẫn trẻ vẽ.

Cô động viên trẻ kịp thời - Nhận xét sản phẩm

4. Củng cố: củng cố, giáo dục trẻ

+Hôm nay các con được cùng cô đi tìm hiểu về gì ?

+Ngày tết trung thu có những gì ?

*Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định .

5. Kết thúc

- Nhận xét – tuyên dương trẻ

-Trẻ quan sát

-Trẻ thực hiện

- Về các hoạt động trong ngày tết trung thu.

-Có mâm cỗ ,đèm ông sao...

-Lắng nghe

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

………

………

Thứ 4 ngày 22 Tháng 09 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: văn học : Thơ: Bé yêu trăng Hoạt động bổ trợ: -Bài hát: “Đêm trung thu

I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU .

1.Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ,tên tác giả ,học thuộc lòng bài thơ

- Hiểu được nội dung bài thơ. Các bạn nhỏ rát vui mừng chào đón ngày tết trung thu dưới trăng .

(16)

2.Kỹ năng

-Rèn kĩ năng đọc to, rõ lời và diễn cảm cho trẻ -Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ 3.Giáo dục thái độ:

- Trẻ thích ngày tết trung thu , trẻ yêu thiên nhiên ,biết vâng lời

II.CHUẨN BỊ .

1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

-Tranh minh họa thơ, bài giảng điện tử.-Que chỉ,đĩa nhạc 2. Địa điểm tổ chức :

- Lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức:

-Cô cùng trẻ hát bài” Đêm trung thu”

-Trò chuyện:+Các con vừa được hát bài hát có nhắc đến những hình ảnh gì?

+ Các con đã nhìn thấy trăng bao giờ chưa?

+Trăng có vào ban ngày ,hay đêm?

+ Các con thấy trăng trong bài hát có đẹp không ?

+ Ngày tết trung thu trăng sẽ rất tròn và sáng, các con có muốn được đón tết trung thu thật vui và ý nghĩa không?

-Muốn thế thì các con phải thế nào?

2. Giới thiệu bài

Hôm nay cô có một bài thơ rất hay cùng nói về một bạn rất yêu trăng đấy ! Để biết bạn ấy yêu trăng như thế nào sau đây cô mời các con hãy chú ý lắng nghe cô đọc thơ nhé !

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1 : Đọc thơ diễn cảm

-Cô đọc lần 1 diễn cảm : Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả : Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ ‘Bé yêu trăng

‘Của tác giả Lệ Bình sáng tác -Cho trẻ đọc tên bài thơ 2-3 lần

-Cô đọc lần 2 kết hợp trình chiếu các sile, giảng giải nội dung.: Bài thơ nói về vẻ đẹp của trăng, trăng thật sáng,

-Trẻ hát cùng cô -Trăng sáng, múa sư tử

-Rồi ạ

-Trăng ban đêm -Có ạ

-Phải ngoan ạ

-Lắng nghe

-Vâng ạ

-Lắng nghe

-Trẻ đọc

(17)

sáng đến nỗi mọi người nhìn được cả chị Hằng Nga và chú cuội đang ở cung trăng , Các bạn nhỏ rất vui mừng được múa hát dưới ánh trăng tuyệt đẹp đó.

-Giải nghĩa từ khó « sáng vằng vặc » tức là rất sáng chị Hàng Nga và chú cuội là những nhân vật có ở trên cung trăng .

-Cô đọc lần 3 kết hợp tranh minh họa chỉ lượt chữ : Hướng dẫn trẻ cách đánh mắt nhìn theo que chỉ : từ trái sang phải, tử trên xuống dưới.

b. Hoạt động 2: Đàm thoại

-Cô giáo vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? -Bạn nhỏ có yêu trăng không ?

-Bạn yêu trăng bằng gì ?

-Trăng sáng đến mức nào ? ‘vằng vặc’,’Soi bé cười’

-Ai chơi cùng bé ? -Bé giúp ai vơi buồi tẻ ?

- Bạn nhỏ mong muốn ông trăng điều gì ? (Ông trăng ơi –đừng lặn nhé)

-Bạn nhỏ mong ông trăng đứng lặn để làm gì ? -Các con có yêu thích cảnh đẹp đến trăng không ?

-Để đón trung thu thật vui và ý nghĩa, để được chơi cùng chị hằng và chú cuội thì các con làm gì ?

=>Giáo dục trẻ biết phải luôn ngoan ngoãn, biết lắng nghe và vâng lời cô giáo, ông bà bố mẹ…

c.Hoạt động 3.Dạy trẻ đọc thơ

-Cô dạy trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô từng câu cho đến hết bài 3-4 lần

-Cho trẻ đọc thi đua giữa các tổ, nhóm ,cà nhân

-Cô động viên, khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ (nếu có)

d.Hoạt động 4 : Trò chơi : “ vẽ, tô màu ông trăng”

-Cô cho trẻ quan sát tranh , cô đàm thoại:

+Cô có bức tranh vẽ gì?

+Ông trăng có dạng hình gì?

+Các con có thích vẽ ông trăng không?

-Quan sát

-Lắng nghe

-Bài thơ ‘Bé yêu trăng’

-Có ạ

-yêu trăng bằng giọng hát

-Trăng vằng vặc -Chị Hằng ,chú cuội -Chi Hằng Nga

-Mong ông trăng đừng lặn

-Để bé hát cung trăng -Có ạ

-Phải ngoan -Ghi nhớ -Trẻ đọc -Đọc thi đua

-Lắng nghe -Vẽ ông trăng ạ -Có dạng hình tròn -Có ạ

-Có ạ

-Trẻ quan sát

(18)

+Các con có muốn làm những họa sĩ tí hon không ? -Cô phát đồ dùng cho trẻ. -Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút và cách vẽ, tô màu bức tranh.

-Cô tổ chức cho trẻ vẽ, cô quan sát và hướng dẫn trẻ vẽ.

Cô động viên trẻ kịp thời : - Nhận xét sản phẩm 4. Củng cố giáo dục trẻ.

-Hôm nay các con được học bài thơ gì ? -Các con có thích ông trăng tròn không ?

-Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời ông bà, bố mẹ . 5. Kết thúc

- Nhận xét – tuyên dương trẻ

-trẻ thực hiện

-Em yêu trăng ạ -Có ạ

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

………

………

Thứ 5 ngày 23 tháng 09 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG : Toán Xếp tương ứng 1 – 1

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ :

- Bài hát: Xòe bàn tay

- Trò chơi: Chọn theo yêu cầu

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

-Trẻ biết xếp tương ứng 1-1 từng đôi của 2 nhóm đồ vật.

- Củng cố nhận biết hình vuông và hình tròn.

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng ghép tương ứng 1-1 cho trẻ.

- Phát triển nhận thức và khả năng sắp xếp cạnh nhau trên cùng mặt phẳng.

3.Thái độ:

- Rèn ý thức tham gia hoạt động tập thể trong môn học toán.

- Biết giữ gìn đồ dùng của bản thân.

(19)

II.Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

- Một số đồ dùng, đồ chơi để xung quanh lớp có số lượng 1 và nhiều.

- Lô tô 2 bát, 2 thìa cho cô và trẻ.

- Đồ dùng cho trẻ chơi luyện tập.

3. Địa điểm:

- Trong lớp học

III. T CH C HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát cùng cô bài “Xòe bàn tay”

- Trò chuyện:

+ Các con vừa hát bài hát nói về gì?

+ Bàn tay để làm gì nhỉ?

=>Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể

2.Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô và các con cùng học toán về cách xếp tương ứng 1-1 nhé

3.Hướng dẫn:

a.Hoạt động 1: Ôn nhận biết một và nhiều

-Cho trẻ đi xung quanh lớp tìm xem có đồ dung, đồ chơi gì có số lượng 1và số lượng nhiều :

+ Các con thấy đồ dùng đồ chơi nào có số lượng là 1 + Các con xem bát có số lượng ntn nhỉ?

- Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ b. Hoạt động 2: Dạy trẻ xếp tương ứng 1-1

* Dạy trẻ ghép đôi tương ứng 1-1 các đối tượng . - Cô mời các con cùng lấy rổ ở phía sau ra nào?

- Đã đến giờ ăn cơm rồi các con hãy lấy bát và thìa ra để ăn cơm nhé?

- Các con nhớ xếp từ trái sang phải theo hàng ngang, 1 chiếc bát ở dưới và 1 chiếc thìa ở trên.

- Các con nhìn xem có chiếc bát nào chưa có thìa không?

- Có chiếc thìa nào thừa ra không?

- Cô cùng các con kiểm tra đếm xem có bao nhiêu chiếc bát và thìa nhé?

- Cô gắn thẻ số cho trẻ nhận biết số tương ứng - Vậy có mấy chiếc bát và mấy chiếc thìa?

- Các con xếp thìa và bát như thế nào?

- Cô khái quát lại: Khi xếp 1 chiếc bát với 1 chiếc thìa ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 với nhau là 1 chiếc bát cùng với 1 chiếc thìa đấy?

-Trẻ hát - Về bàn tay

- Để cầm thìa, bút, múa…

- Trẻ quan sát và trẻ lời -Trẻ đi xung quang lớp - Một quả bóng

- Bát có số lượng nhiều.

-Trẻ lấy đồ dùng

-Trẻ thực hiện.

- Không ạ - Không ạ

-Trẻ đếm cùng cô 1,2 - Có 2 bát, 2 thìa ạ - Xếp thìa ở trên, bát ở dưới

-Trẻ lắng nghe

(20)

-Khi xếp tương ứng 1-1 con xếp như thế nào?

(Gọi 2-3 trẻ)

- Ăn cơm xong rồi các con đem bát và thìa đi rửa lấy từ phải sang trái?1 chiếc bát và 1 chiếc thìa.

c.Hoạt động 3: Luyện tập kỹ năng ghép đôi - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chọn theo yêu cầu”

- Cô mời 3 nhóm lên chơi chọn một loại đồ dùng theo yêu cầu của cô và đem về xếp ngăn nắp thành 1 đôi tương ứng 1-1 với nhau,nếu nhóm nào chọn sai sẽ không được tính.

-Tổ chim non:Chọn đồ dùng học tập -Tổ thỏ trắng: Chọn đồ dùng để chơi -Tổ bướm vàng :Chọn đồ dùng để uống.

-Trước khi đi chọn các tổ phải đi qua 1 con đường hẹp để lấy đồ dùng, đồ chơi ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 và trò chơi được tính bằng 1 bài hát “Mời bạn ăn”.Khi hết bài hát là các tổ không được đi lấy nữa.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi 4. Củng cố - giáo dục:

- Các con vừa dược học bài gì?

=>Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng và bản thân sạch sẽ

5.Kết thúc

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ

-Con xếp 1 chiếc bát với 1 chiếc thìa ạ

-Trẻ cất theo cô

-Trẻ nghe

-Trẻ chơi

- Xếp tương ứng 1- 1

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

Thứ 6 ngày 24 tháng 09 năm 2018 Tên hoạt động: Tạo hình

Tô màu đèn lồng

Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc: hát bài:Rước đèn dưới trăng

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách cầm bút và tô màu tranh đèn lồng

(21)

- Trẻ biết đèn lồng có nhiều màu sắc đẹp 2. Kỹ năng:

-Rèn kỹ năng quan sát và kỹ năng cầm bút cho trẻ - Phát triển thẩm mỹ và khả năng sáng tạo cho trẻ 3. Giáo dục

- Biết ý nghĩa của ngày trung thu

- Biết giữ gìn bảo vệ sản phẩm mà mình tạo ra II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

- Tranh mẫu

- Tranh tô màu đèn lồng

- Bút màu, vở tạo hình cho trẻ 2. Địa điểm:

- Trong lớp

III.TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Hát bài “ Rước đèn dưới trăng”

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát

+ Bài hát nhắc đến ngày gì?

+ Các bạn được đi đâu vào đêm trung thu

- À đúng rồi đêm trung thu các bạn được đi xem mua kì lân và đi rược đèn ông sao.

2.Giới thiệu bài

- Ngoài đén ông sao ra vào ngày trung thu còn có rất nhiều các loại đèn như đèn lồng. Hôm nay cô và các con cùng tô màu chiếc đèn lồng nhé!

3.Hướng dẫn hoạt động

a. Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu

 - Cho trẻ xem tranh mẫu mà cô đã tô chiếc đèn lồng - Hỏi trẻ chiếc đèn lồng trong tranh có đẹp không?

- Đèn lồng được tô bằng màu gì?

- Cho trẻ nêu lên nhận xét

- Các con có thích tô được chiếc đèn lồng đẹp như thế này không?

b. Hoạt động 2: Cô tô mẫu

- Vậy chúng mình cùng quan sát cô tô mẫu nhé.

- Cô cầm màu bằng tay nào đây? Á đúng rồi cô sẽ cầm màu bằng tay phải và khi ngồi cô sẽ ngồi thẳng lưng không tì vào bàn

- Cô sẽ chọn màu gì để tô chiếc đèn ( Màu đỏ)

- Còn cán của chiếc đèn cô sẽ tô màu gì đây ( màu vàng)

-Trẻ hát

-Trò chuyện cùng cô về nội dung bài hát.

- Ngày trung thu - Đi rước đèn và xem múa lân

- Vâng ạ!

-Quan sát - Có ạ - Màu đỏ

Có ạ

- Tay phải

Trẻ chú ý quan sát

(22)

- Các con cùng thi tô màu tranh chiếc đèn lồng, xem ai tô đẹp nhất nhé!

c. Hoạt động 3:Trẻ thực hiện

- Cô tổ chức cho trẻ tô màu theo hình thức thi đua, khi cô mở nhạc lên trẻ sẽ tô và khi kết thúc bản nhạc trẻ sẽ dừng lại.

- Cô cho trẻ cầm bút tô màu tranh, cô đi bao quát trẻ không để trẻ tô màu chờm ra ngoài.

- Cô đi đến một số trẻ xem trẻ đang tô đến đâu và tô màu gì?

- Cô động viên, khuyến khích trẻ tô đều và đẹp d. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm

- Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm

+ Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và giới thiệu bài của mình, gợi ý để trẻ nhận xét

4. Củng cố - Giáo dục:

+ Hỏi trẻ vừa thực hiện bài gì?

=>Giáo dục trẻ yêu quý ngôi trường và cô giáo mình đang học

5. Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

- Cho trẻ hát và vận động bài rước đèn ông sao

- Vâng ạ

-Trẻ thực hiện

-Trưng bày sản phẩm và nhận xét.

- Tô màu chiếc đèn lồng

-Trẻ hát và đi rước đèn

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

………

………

………

Hồng Thái Đông, ngày…..tháng….năm…..

Người duyệt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

-Nước biển không dùng để nấu ăn được do hàm lượng muối cao,nhưng vì có nước biển lên các loài tôm,cá,cua và các sinh vật khác sống trong nguồn nước mặn mới sinh sống

Với các bạn nhỏ như chúng ta thì sử dụng điện nước đúng cách và tiết kiệm, phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây xanh là những việc làm gần gũi nhất