• Không có kết quả nào được tìm thấy

Dụng học và giao tiếp xuyên ngôn ngữ: Ý nghĩa và hướng nghiên cứu

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Dụng học và giao tiếp xuyên ngôn ngữ: Ý nghĩa và hướng nghiên cứu "

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Dụng học và giao tiếp xuyên ngôn ngữ: Ý nghĩa và hướng nghiên cứu

(Pragmatics and Communication across Languages: Significance and Research Trends) PGS. TS. Trương Viên Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

Tóm tắt

Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và tương tác toàn cầu vì sự tiến bộ và thịnh vượng chung, việc giao tiếp giữa các thành viên của những cộng đồng văn hóa khác nhau dẫn đến nhu cầu các thành viên phải có kiến thức và ý thức về các yếu tố văn hóa xã hội của các ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả và thích hợp. Những hiểu biết về dụng học trong giao tiếp xuyên ngôn ngữ vì thế đóng vai trò quan trọng cho việc luyện tập và hình thành năng lực giao tiếp cho các thành viên.

Bài viết này mở đầu bằng việc chỉ ra ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc hình thành năng lực ngữ dụng, một thành tố căn bản của năng lực giao tiếp, trong đó nhấn mạnh năng lực ngữ dụng xuyên văn hóa trong hệ thống cơ sở lý thuyết cũng như trong giao tiếp liên văn hóa. Sau đó, bài viết trinh bày các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ của dụng học xuyên văn hóa cũng như ngữ dụng ngôn ngữ trung gian bao gồm việc chuyển di ngữ dụng. Bài viết kết thúc bằng các hàm ý trong việc nghiên cứu cũng như trong giao tiếp thực tế ở Việt Nam.

Từ khóa: năng lực giao tiếp, năng lực ngữ dụng, dụng học xuyên văn hóa, dụng học ngôn ngữ trung gian, chuyển di ngữ dụng

Abstract

Nowadays, in the setting of global integration and interaction for common welfare, the communication among members of different cultural backgrounds leads to the demand for their knowledge and awareness of the languages involved so as to communicate effectively and appropriately. Understandings of pragmatics in communication across languages then play an important role in forming communicative competence among the members. This paper starts by pointing out scientific and practical significance in practicing pragmatic competence, in which competence of cross-cultural pragmatics in the theoretical foundations as well as in intercultural environments is emphasized. Then, it deals with areas of language research and language education of cross-cultural pragmatics and interlanguage pragmatics that includes pragmatic transfer. Finally, the paper ends by offering implications related to research work and real communication in the Vietnamese context.

(2)

Key words: communicative competence, pragmatic competence, cross-cultural pragmatics, interlanguage pragmatics, pragmatic transfer

Dàn bài

Giới thiệu (Introduction) Ý nghĩa (Significance) - Ý nghĩa khoa học (Scientific significance) - Ý nghĩa thực tiễn (Practical significance) Hướng nghiên cứu (Research trends) - Nghiên cứu ngôn ngữ: Dụng học xuyên văn hóa (Cross-cultural pragmatics) - Nghiên cứu giảng dạy ngôn ngữ: Dụng học ngôn ngữ trung gian (Interlanguage pragmatics) Kết luận (Conclusion)

Giới thiệu

Một thực tế hiển nhiên hiện nay là dạy và học một ngoại ngữ không đơn thuần bó hẹp vào việc dạy các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Các mô hình về Năng lực giao tiếp hiện nay kể từ Del Hymes (1972), rồi Canale và Swain (1981), rồi Swain (1984), cho đến Bachman (1990), Celce-Murcia et al. (1995), Byram (1997), chỉ ra rằng trong các thành tố của Năng lực giao tiếp, thành tố năng lực ngữ dụng bao gồm nội dung về kiến thức và ý thức văn hóa xã hội luôn được nhắc đến. Nói một cách khác, muốn học giỏi một ngôn ngữ, chúng ta cần hiểu biết tốt về văn hóa của ngôn ngữ ấy.

Thật vậy, Dụng học là một ngành của ngôn ngữ học nói đến mối quan hệ giữa các ký hiệu ngôn ngữ với người sử dụng chúng. Nói như Jenny Thomas (1995, 21-23), Dụng học được xem như là nghĩa trong tương tác, gắn liền với những đóng góp của người nói và người nghe cũng như của phát ngôn và ngữ cảnh để tạo ra nghĩa muốn nói. Muốn thể hiện các phát ngôn thích hợp, các thành viên phải lưu ý đến ngữ cảnh giao tiếp. Cicourel’s (1980) cho rằng, có ba cấp độ thông tin trong ngữ cảnh mà mọi thành viên tham gia cần lưu ý mỗi khi giao tiếp, đó là các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ như hành vi cử chỉ điệu bộ, những quan hệ ràng buộc và thân thế tương quan giữa mỗi thành viên, và những quy tắc cùng các giá trị đến từ cấu trúc xã hội cộng với kiến thức văn hóa xã hội đã được các thành viên nhìn nhận.

Đó là những yếu tố ngữ dụng học mà mỗi thành viên trong một cộng đồng cần lưu ý để cho hoạt động giao tiếp được hiệu quả và thích hợp, nếu không sẽ tạo ra sự hiểu lầm hay thất bại trong giao tiếp.

Ngày nay, việc nghiên cứu ngữ dụng không hạn chế trong bản thân mỗi ngôn ngữ. Trong bối cảnh hội nhập và tương tác toàn cầu vì sự tiến bộ và thịnh vượng chung, việc giao tiếp giữa các thành viên của những cộng đồng ngôn ngữ khác nhau đã và đang xảy ra hàng ngày với cường độ

(3)

ngày càng tăng. Vì thế sự hiểu biết về dụng học xuyên văn hóa (cross-cultural pragmatics) là một công việc tất nhiên cho những ai muốn có thành công trong giao tiếp trong môi trương đa văn hóa. Nhưng để có hiểu biết về dụng học xuyên văn hóa với nhiều nội dung và đầy nét tinh tế này, Dụng học cần đến sự hợp tác của các ngành có liên quan khác. Đó là các ngành xã hội ngôn ngữ học, tâm lý ngôn ngữ học, ngôn ngữ học chức năng, ngôn ngữ nhân chủng học, dân tộc học giao tiếp, ngôn ngữ học thần kinh, phong cách học, tu từ học, ngôn ngữ học văn bản và phân tích ngôn bản, ký hiệu học, văn hóa ngôn ngữ học (Lluis Payrato, 2003, Trần ngọc Thêm, 2013), và thành tựu của nó cũng được ứng dụng trên nhiều ngành khoa học khác nhau, như ngôn ngữ học đối chiếu, dạy và học ngữ dụng học xuyên và liên văn hóa, dịch thuật, v.v…

Những nghiên cứu học thuật của các học giả đối với Dụng học xuyên văn hóa tìm ra những bức tranh văn hóa đặc thù trong mỗi ngôn ngữ và giữa những ngôn ngữ, giúp các thành viên từ những nền văn hóa khác nhau tham gia hiệu quả vào hoạt động giao tiếp chung của môi trường văn hóa đa sắc màu của thế giới.

Pham vi bài viết này chỉ đề cập đến ngữ dụng học giữa các ngôn ngữ thông qua bình diện ý nghĩa và các khuynh hướng nghiên cứu hiện nay.

Ý nghĩa

Ý nghĩa khoa học:

Như đã nói ở trên, Dụng học là một ngành của Ngôn ngữ học. Năng lực ngữ dụng được xem là một thành tố của năng lực giao tiếp. Dụng học xuyên văn hóa (Cross-Cultural Pragmatics), Dụng học liên văn hóa (Intercultural Pragmatics) đã được nhiều nhà khoa học đề cập. Cũng vậy trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, Dụng học ngôn ngữ trung gian (Interlanguage Pragmatics) và Chuyển di ngữ dụng (Pragmatic Transfer) cũng được các nhà khoa học bàn bạc và nghiên cứu với những thành tưu đáng kể.

Ý nghĩa lý thuyết

Về cơ sở lý luận, Dụng học xuyên văn hóa (Cross-Cultural Pragmatics), Dụng học liên văn hóa (Intercultural Pragmatics) liên quan mật thiết đến Quan điểm Giao tiếp và Năng lực giao tiếp trong dạy và học ngoại ngữ.

Kể từ khi Dell Hymes đưa ra khái niệm Communicative Competence (1972) với nội hàm rộng hơn với trọng tâm hướng đến các khía cạnh văn hóa xã hội của ngôn ngữ để đối lại quan điểm về năng lực ngôn ngữ (linguistic competence) của Chomsky (1965) trong cặp đôi năng lực ngôn ngữ - hành hiện ngôn ngữ (competence - performance). Các mô hình của Năng lực giao tiếp từ đó liên tục được đề cập. Canale và Swain (1981) đưa ra mô hình Năng lực giao tiếp với 4 thành tố: Năng lực ngữ pháp (Grammatical competence): là năng lực về việc nắm vững các cấu trúc ngôn ngữ trong một ngôn ngữ;

Năng lực xã hội ngôn ngữ (Sociolinguistic competence): là năng lực về việc hiểu rõ ngữ cảnh xã hội mà hoạt động giao tiếp xảy ra.

(4)

Năng lực diễn ngôn (Discourse competence): là năng lực lý giải được các yếu tố trong một văn bản liên quan đến tính liên kết và sự mạch lạc.

Năng lực chiến lược: là năng lực bao gồm các chiến lược xây dựng và duy trì hội thoại.

Sau đó, Bachman (1990) đã đưa ra mô hình Năng lực giao tiếp có bao gồm Năng lực ngữ dụng riêng biệt. Theo Bachman khung khả năng ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Ability framework) bao gồm Năng lực ngôn ngữ (Language competence), Năng lực chiến lược (Strategic competence), và các Cơ chế tâm sinh lý (Psychophysiological mechanisms). Năng lực ngữ dụng được bao gồm trong Năng lực ngôn ngữ, và nó bao gồm Năng lực ngôn trung (Illocutionary competence) và Năng lực xã hội ngôn ngữ (Sociolinguistic competence).

Như vậy theo mô hình của Bachman, năng lực ngữ dụng tập trung vào việc tạo ra và lý giải được ý định của người nói cùng với những hiểu biết về các yếu tố văn hóa thông qua phát ngôn trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp, tương thích với quan điểm của Cicourel (1980) về các cấp độ thông tin của ngữ cảnh như đã trình bày ở trên, đồng thời tương thích với mục đích của Dụng học xuyên văn hóa (Cross-Cultural Pragmatics) và Dụng học liên văn hóa (Intercultural Pragmatics).

(Mô hình năng lực giao tiếp của Bachman, 1990:87)

Dụng học xuyên văn hóa (cross-cultural pragmatics) được nhiều nhà khoa học xem là một thành tố của Dụng học (V. LoCastro, 2012). Dụng học xuyên văn hóa nghiên cứu những hành vi ngôn ngữ (linguistic acts) bởi người sử dụng ngôn ngữ từ những nền văn hóa khác nhau (Kasper &

Blum-Kulka, 1993). Tuy nhiên, cũng theo (Kasper & Blum-Kulka, 1993), Dụng học đối chiếu chủ yếu tập trung vào những nguyên tắc ngữ dụng (pragmatic principles) được tìm thầy giữa hai ngôn ngữ, ví dụ như nguyên tắc hợp tác (co-operative principles), chiến lược lịch sự (politeness strategy), các loại hàm ý (implicatures), v.v…, còn Dụng học xuyên văn hóa ngoài việc nghiên cứu những nguyên tắc ngữ dụng, còn tập trung nghiên cứu các vấn đề như lỗi về mặt ngữ dụng (pragmatic failure), Giao tiếp ngữ dụng không thành công (pragmatic breakdowns). Vì thế, mà có hai thuật ngữ liên quan đến các vấn đề giao tiếp này, đó là Ngôn ngữ dụng học (pragmalinguistics) và Dụng học xã hội (sociopragmatics) (Leech, 1983, Thomas, 1983). Ngôn ngữ dụng học nói đến kiến thức sử dụng hình thái ngôn ngữ thích hợp vào những tình huống giao tiếp, còn Dụng học xã hội đề cập kiến thức về những quy tắc và niềm tin xã hội (social norms or beliefs) để sử dụng ngôn ngữ phù hợp.

Năng lực Ngôn ngữ

Năng lực Tổ chức

Năng lực Ngữ dụng

Năng lực Ngữ pháp

Năng lực Ngữ cảnh

Năng lực Ngôn trung

Năng lực Xã hội ngôn ngữ

(5)

Ví dụ

Ngôn ngữ dụng học:

A (Người Anh): We don’t like war, do we?

B (Người Việt): Oh yes!

Ý của B trong câu trên là đồng ý với A, nhưng lại dùng sai ngôn ngữ, đáng ra phải dùng: Oh No, we don’t. Nếu A trả lời “Oh yes”thì sẽ gây hiểu nhầm từ B rằng A rất hiếu chiến (aggressive).

Dụng học xã hội:

A (Hành khách Việt nam): Excuse me, I wonder if you could take me to the airport?

B (Tài xế taxi Anh): Oh, well…. (at a loss)

Hành khách từ một nước châu Á đến thăm Anh Quốc và tài xế là một người bản ngữ. Phát ngôn của hành khách tỏ ra quá trịnh trọng so với văn hóa ứng xử không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.

A.(Người Trung Quốc): Wow, look what a beautiful vase you have got there.

B.(Người Anh): Thank you. I got it last week. And it’s from China.

A. Wow, the design was marvellous, and the shape too. How much did you pay for it?

B. Oh, not too much.

Câu hỏi liên quan đến giá tiền của lọ hoa là không nên trong hoàn cảnh giao tiếp này, vì nó hơi riêng tư, gây khó chịu cho người bản ngữ.

Dụng học liên văn hóa (Intercultural Pragmatics) nghiên cứu xem các hệ thống ngôn ngữ được các thành viên từ các nền văn hóa khác nhau sử dụng như thế nào với một ngôn ngữ chung được quy ước trong các giao dịch xã hội (Kasper & Blum-Kulka, 1993). Việc sử dụng ngôn ngữ của những nhóm người từ những nền văn hóa khác nhau cùng sinh hoạt hay làm ăn thường xuyên với nhau như thế thường xảy ra tại các trường học, bệnh viện, tòa án, hay các doanh nghiệp. Vì thế mà khi nghiên cứu các tương tác, chúng ta không chỉ xem xét từng điểm ngôn ngữ riêng biệt để nắm được sự giống nhau hay khác nhau của mỗi điểm ngôn ngữ ấy giữa các nền văn hóa, cũng như không thể so sánh người nói ngôn ngữ này với người nói ngôn ngữ kia. Mà rõ ràng chúng ta có một tập hợp các yếu tố ngôn ngữ cũng như các hành động xã hội bị ảnh hưởng từ văn hóa dẫn đến các vấn đề cần nghiên cứu như tính có thể so sánh một hành động lời nói nào đó (comparability of a specific speech act), hay sự thể hiện tính lịch sự (politeness) thông qua các nền văn hóa (LoCastro, 2012). Như vậy, các lĩnh vực nêu trên của Dụng học, dù nội hàm có ít nhiều chồng lên nhau nhưng vần bổ sung tốt cho nhau để giúp chúng ta có một bức tranh về năng lực ngữ dụng, năng lực giao tiếp đầy đủ và trọn vẹn nhất.

Một lĩnh vực ứng dụng của Dụng học trong việc dạy và học một ngoại ngữ, cụ thể là việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (Second Language Acquisition), gọi là Dụng học ngôn ngữ trung gian (Interlanguage Pragmatics). Trước tiên, cần phải hiểu thuật ngữ Ngôn ngữ trung gian. Thuật ngữ này do Selinker (1969) sử dụng đầu tiên. Ngôn ngữ trung gian nói đến những hệ thống ngôn ngữ (linguistic systems) trung gian, năng động, có tính tạm thời của người học trong quá trình học một ngoại ngữ để tiến dần đến khả năng của người bản xứ (LoCastro, 2012: 112). Theo Kasper

(6)

(1993:203), Dụng học ngôn ngữ trung gian từ đó nghiên cứu những cách mà người học sử dụng để giao tiếp thành công mặc dù họ còn những lỗ hổng về kiến thức ngôn ngữ cũng như về các yếu tố dụng học xã hội của ngôn ngữ thứ hai.

Chuyển di ngữ dụng (Pragmatic Transfer) là một nhánh của Dụng học ngôn ngữ trung gian có mục đích nghiên cứu ảnh hưởng về ngôn ngữ và văn hóa tiếng mẹ đẻ của người học đối với việc nắm hiểu, thực hành và học tập các thông tin ngữ dụng của ngôn ngữ thứ hai (Kasper, 1992:

207). Chuyển di ngữ dụng xảy ra khi người nói sử dụng những phép tắc từ văn hóa tiếng mẹ đẻ để ứng xử với ngoại ngữ mình đang giao tiếp.

A (Người Anh): Look what I’ve got for you! (có thể là món quà) B (Người Nhật): Oh!, I’m sorry

A: Why sorry?

Trong tình huống giao tiếp này, người Nhật thường sử dụng từ “Sumimasen - Tôi xin lỗi”, thay vì phải sử dụng từ Thank you - cám ơn, từ đó dẫn đến hiện tượng chuyển di ngữ dụng trong phát ngôn phản hồi “Oh!, I’m sorry”.

Các hành động lời nói được tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực chuyển di ngữ dụng. Cho đến bây giờ đã có nhiều nghiên cứu về chuyển di ngữ dụng giữa các thứ tiếng. Ví dụ nghiên cứu của Beebe, Takahashi và Uliss-Weltz (1990) về chuyển di ngữ dụng trong hành động từ chối của người Nhật học tiếng Anh; Boxer (1993); Yian (2008) so sánh hành động phàn nàn giữa tiếng Trung và tiếng Anh.

Ý nghĩa thực tiễn

Dụng học các ngôn ngữ như đã nói ở trên liên quan mật thiết đến các khuynh hướng phát triển của thế giới, nơi mà sự hiểu biết các nền văn hóa thông qua các kênh giao tiếp thông tin sẽ tạo điều kiện cho sự giao tiếp và hợp tác toàn cầu vì lợi ích chung. Sự hiểu biết của từng cá nhân, từng đối tác về những cá nhân, những đối tác không cùng một nền văn hóa cần đến những thành tựu khoa học từ dụng học xuyên văn hóa, dụng học liên văn hóa, chắc chắn những hiểu biết này sẽ giúp cho các hoạt động giao tiếp, các thương vụ giao dịch được thông suốt và thành công.

Trong các lớp học ngoại ngữ hiện nay tại Việt Nam, hình thành năng lực giao tiếp cho người học một ngoại ngữ thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe nói đọc viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) với nội dung tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới đang được xem là một mục tiêu dạy và học ngoại ngữ (MOET, 2014). Như vậy năng lực ngữ dụng, trong đó năng lực ngữ dụng xuyên văn hóa và liên văn hóa, được xem là nội dung cần được tiếp thu, luyện tập và hình thành tại các chương trình dạy và học ngoại ngữ tại phổ thông, để các em đạt được các yêu cầu quy định trong khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt nam gọi là VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency). Như vậy năng lực ngữ dụng trong đó có các thành tố ngữ dụng xuyên văn hóa và liên văn hóa vẫn được xem là một nội dung luyện tập và đánh giá tại các kỳ thi đánh giá khả năng ngôn ngữ tại Việt Nam.

Các mã ngành đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ về các ngôn ngữ và đối chiếu ngôn ngữ đã được mở ra ở nhiều trường đại học, trong đó có trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, và Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế. Tại Đại học Ngoại ngữ ĐH Huế, đã có nhiều học

(7)

viên đăng ký học chương trình tiến sĩ mã ngành Đối chiếu ngôn ngữ, là sân chơi, là diễn đàn học thuật cũng như thực tiễn giúp cho học viên học tập nghiên cứu và cho ra những sản phẩm khoa học phục vụ công chúng những hiểu biết về văn hóa giữa các nước, đồng thời đóng góp trí tuệ nghiên cứu của mình thông qua các tạp chí ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ trên thế giới, làm cho ngành ngôn ngữ học và ngành giảng dạy ngôn ngữ ngày càng có thêm thành tựu mới.

Các lĩnh vực nghiên cứu

A. Nghiên cứu ngôn ngữ (Dụng học đối chiếu / Dụng học xuyên văn hóa (Contrastive Pragmatics / Cross-cultural Pragmatics)

Các nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào các vấn đề dụng học như tính lịch sự (politeness), chỉ xuất (deixis), hành động lời nói (speech acts), hàm ngôn (implicatures), diễn ngôn (discourse), lỗi trong giao tiếp ngữ dụng (pragmatic failure), thất bại trong giao tiếp (communication breakdown). Thiết kế mô tả (descriptive) và nghiên cứu định lượng và định tính là phổ biến trong lĩnh vực này. Công cụ thu thập dữ liệu thông thường bao gồm bảng câu hỏi (DCT-Discourse Completion Task/Test), nguồn khối liệu (Corpus), đóng vai, thảo luận có quay hình/thu băng (video-taped / audio-taped discussion), nguồn từ các phương tiện truyền thông và tác phẩm văn học (Media and literary works)

Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này tại Việt Nam sử dụng nguôn dữ liệu từ sách báo và các tác phẩm văn học, mang tính định tính nhiều hơn định lượng. Vẫn còn ít nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi và nguồn khối liệu.

Ví dụ 1. Nghiên cứu chiến lược sử dụng hành động lời nói (speech act)

Tên đề tài / Tác giả / Xuất xứ

Nghiên cứu đối chiếu chiến lược phàn nàn giữa sinh viên Mỹ và Trung Quốc (A Contrastive Study of American and Chinese University Students’

Complaining Strategies) Yuan Zhoumin - Chinese Journal of Applied Linguistics (Scopus), 2011.

Mục tiêu / Câu hỏi nghiên cứu

- Có gì khác nhau giữa sinh viên Trung Quốc và SV Mỹ trong việc chọn lựa chiến lược phàn nàn đối với những người có tình trạng xã hội cao hơn?

- Có gì khác nhau giữa sinh viên Trung Quốc và SV Mỹ trong việc chọn lựa chiến lược phàn nàn theo cột mức độ về khoảng cách xã hội?

Phương pháp - Phỏng vấn & Bảng câu hỏi (15 tình huống) - 05 SV Mỹ và 12 SV TQ tham gia phỏng vấn - 96 SV Mỹ và 91 SV Trung Quốc tham gia BCH Xử lý số liệu: SPSS (13.0)

Kết quả chính - SV Mỹ và SV Trung Quốc khác nhau có ý nghĩa trong việc lựa chọn chiến lược phàn nàn đối với các giáo sư, những người thân, bạn bè, và người lạ. Người TQ tỏ ra kính trọng các GS hơn là người Mỹ.

(8)

- Đối với những người đồng vị thế xã hội, mức độ phàn nàn của người Mỹ thể hiện theo hướng thấp dần theo cột cấp độ về khoảng cách xã hội, trong khi người TQ có mức độ phàn nàn đối với người thân và người lạ ở hai đầu cột, và với bạn bè ở mức trung tâm.

2. Nghiên cứu chiến lược lịch sự (politeness strategy) Tên đề tài / Tác giả /

Xuất xứ

Mở thoại và kết thoại trong văn phòng: Nghiên cứu trên cứ liệu phim Mỹ và phim Việt (Conversational Opening and Closing in Office Setting: A Study based on American and Vietnamese Movies) Hoàng Trà My, luận án tiến sĩ, ĐHNN-ĐHQGHN, 2018

Mục tiêu / Câu hỏi nghiên cứu

- Cấu trúc Phần mở thoại giữa hai ngôn ngữ - Chiến lược sử dụng trong phần mở thoại của các hội thoại giữa hai ngôn ngữ - Cấu trúc Phần kết thoại giữa hai ngôn ngữ - Chiến lược sử dụng trong phần kết thoại của các hội thoại giữa hai ngôn ngữ

Phương pháp - Định lượng và định tính - Dữ liệu: các văn bản hội thoại (scripted conversations) trong các phim của hai thứ tiếng ( mở thoại: 214 tiếng Anh và 197 tiếng Việt; Kết

thoại: 232 tiếng Anh và 186 tiếng Việt) - Hệ thống mã hóa dữ liệu định tính

3. Nghiên cứu liên quan:

- Hành động lời nói chào hỏi thực hiện bởi người Nga học tiếng Anh (The Speech Act of Greeting Performed by Russian EFL Learners) Galina Shleykina, Doctoral dissertation, Oklahoma State University, 2007.

- Nghiên cứu chiến lược ngữ dụng tiếng Anh của sinh viên Thái: Hành động Xin lỗi (A Study of Pragmatic Strategies of English of Thai University Students: Apology Speech Acts) Siriruck Thijittang, Doctoral dissertation, University of Tasmania, 2010.

B. Nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ

Như đã nói ở trên, dạy và học dụng học xuyên ngôn ngữ thuộc lĩnh vực dụng học ngôn ngữ trung gian (interlanguage pragmatics) và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (Second Language Acquisition).

Các nghiên cứu tập trung việc thể hiện các hành động lời nói trong ngôn ngữ mục tiêu (target language) từ học viên không bản ngữ, xem thử có những chuyển di tích cực hay tiêu cực gì xảy ra trong giao tiếp các tình huống. Việc tìm mối liên quan (relationship) giữa chuyển di ngữ dụng và trình độ ngôn ngữ (language proficiency) của người học cũng là một trọng tâm nghiên cứu trong linh vực này. Thông thường, trước khi nghiên cứu hiện tượng chuyển di ngữ dụng của một

(9)

hành động lời nói, các nhà nghiên cứu tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau về chiến lược thể hiện hành động lời nói ấy bởi các thành viên bản ngữ của hai ngôn ngữ đang được nghiên cứu.

Phần nghiên cứu dụng học xuyên văn hóa giữa hai ngôn ngữ này sẽ làm nền (baseline) về mặt nội dung và chiến lược nghiên cứu cho phần nghiên cứu chuyển di ngữ dụng.

Hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này thuộc thiết kế mô tả, sử dụng phương pháp định lượng và định tính. Về cơ sở lý thuyết, nhà nghiên cứu phải trình bày cặn kẽ những thành tựu liên quan từ những nghiên cứu có trước (previous studies), nhất là những kết quả đã được tìm thấy, phương pháp và những công cụ nghiên cứu, các mô hình, chiến lược, hệ thống mã hóa đã được sử dụng. Công cụ nghiên cứu thông thương bao gồm bảng câu hỏi (DCT- Discourse Completion Task/Test), phỏng vấn (interview), đóng vai (role play).

Ví dụ:

1. Chuyển di ngữ dụng (CDND - pragmatic transfer) Tên đề tài / Tác giả /

Xuất xứ

Chuyển di ngữ dụng trong hành động từ chối của người Thái học tiếng Anh như một ngoại ngữ (Pragmatic Transfer in Thai EFL Refusals) - Anchalee Wannaruk, RELC, 2008, Vol 39(3) 318-337 (Scopus) Mục tiêu / Câu hỏi

nghiên cứu

-Tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau trong hành động từ chối của người Thái và người Mỹ; - - Có hay không việc CDND từ tiếng Thai sang tiếng Anh bởi học viên Thái học tiếng Anh

Phương pháp - Bảng câu hỏi (DCT) và phỏng vấn (retrospective interview) NC Chiến lược từ chối của Beebe et al. (1990) - 40 người Thái / 40 người Mỹ / 40 học viên Thái học tiếng Anh - Phân tích số liệu: hệ thống mã hóa số liệu (coding system) và số liệu phần trăm (percentage)

Kết quả chính - Có hiện tương CDND trong việc lựa chọn và nội dung chiến lược từ chối.

- Ý thức đối với người ở vị thế cao hơn và các đặc điểm về khiêm tốn trong tiếng mẹ để đã tạo ra việc CDND - Trình độ ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc CDND.

Người học tiếng Anh với trình độ thấp chuyển dịch từ L1 sang L2 vì thiếu kiến thức ngữ dụng.

2.Mối tương quan giữa trình độ ngôn ngữ (language proficiency) và việc chuyển di ngữ dụng (pragmatic transfer)

Tên đề tài / Tác giả / Xuất xứ

Nghiên cứu quan hệ giữa trình độ ngôn ngữ hai và việc chuyển di ngữ dụng trong hành động phê bình (A study of the Relationship between

(10)

L2 Proficiency and Pragmatic Transfer in the Speech act of Criticism) - Deguang Zhu, International Journal of Language and Linguistics (Scopus), 2018

Mục tiêu / Câu hỏi nghiên cứu

- Quan hệ giữa trình độ ngôn ngữ hai và việc chuyển di ngữ dụng trong hành động phê bình ở cấp độ sản sinh;

- Quan hệ giữa trình độ ngôn ngữ hai và việc chuyển di ngữ dụng trong hành động phê bình ở cấp độ nhận thức.

Phương pháp - Bảng câu hỏi (DCT) - 54 người Trung Quốc / 30 người Mỹ - 29 người TQ học tiếng Anh ở trình độ sơ cấp; 31 người TQ học tiếng Anh ở trình độ trung cấp; 30 người TQ học tiếng Anh ở trình độ cao cấp - Xử lý số liệu: SPSS

3. Nghiên cứu liên quan:

- Chuyển di ngữ dụng trong hành động từ chối bởi người Việt Nam học tiếng Anh (Pragmatic Transfer in the Speech Act of Refusals as Produced by Native Speakers of Vietnamese in English), Wa Thai Nhu Phuong, MA-TESOL thesis, CTU Vietnam, 2009.

- Chuyển di ngữ dụng trong việc thể hiện lời phàn nàn bằng tiếng Anh của học sinh Việt Nam học tiếng Anh tại một trường trung học phổ thông chuyên ở đồng bằng sông Cửu Long

(Pragmatic transfer in making complaints in English at a gifted high school in the Mekong Delta), Nguyen Bao Khuyen, MA-TESOL thesis, CTU Vietnam, 2014.

Kết luận

1. Dụng học giữa các ngôn ngữ là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị, một mảnh đất đầy tiềm năng cho các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu. Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dụng học xuyên văn hóa và dụng học ngôn ngữ trung gian đã được tiến hành thành công, tạo ra cơ sở lý thuyết vững chắc, nhiều kết quả nghiên cứu mang lợi lạc chung cho các cộng đồng ngôn ngữ trong tinh thần hội nhập vì lợi ích chung toàn cầu. Nhiều nghiên cứu được đăng vào các tạp chí danh tiếng trên thế giới. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đã được trình bày, hy vọng sẽ có ngày càng nhiều nhà khoa học trong ngành tại Việt Nam quan tâm, trong đó có anh chị em NCS, học viên cao học và sinh viên cấp cử nhân để có nhiều hơn những cống hiến khoa học trong việc nghiên cứu giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác.

2. Nelson và các đồng tác giả (2002: 164), nhấn mạnh rằng, “Trong khi những người bản xứ thường thông cảm bỏ qua những lỗi về sử dụng từ vựng, cú pháp, phát âm do người không bản xứ gây ra, họ thường không thể bỏ qua những lỗi mang tính ngữ dụng”. Thomas (1984:226) cụ thể hơn khi cho rằng “Mắc lỗi về mặt dụng học xã hội được xem là trầm trọng hơn là mặc lỗi về mặt ngôn ngữ”. Người Việt Nam muốn hội nhập quốc tế, muốn giao tiếp hiệu quả với những

(11)

người bạn, những đồng sự, những đối tác nước ngoài cần trang bị kiến thức và luôn ý thức tính ngữ dụng, nhất là dụng học xã hội, trong các phát ngôn và ứng xử, và họ sẽ thành công, nếu trước khi ra biển lớn luôn nhớ lời dặn đầy trí tuệ của cha ông Việt Nam, đó là:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Trương Viên, Phó giáo sư Tiến sĩ, giảng viên cao cấp, Khoa tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Lĩnh vực quan tâm: Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, Dụng học, Phương pháp dạy học tiếng Anh, Biên soạn chương trình giáo trình, Phát triển nghiệp vụ, Trắc nghiệm ngôn ngữ, Học tập phục vụ cộng đồng.

Tài liệu tham khảo

Bachman (1990). Fundamental considerations in language testing. Oxford: OUP.

Beebe, L. F., Takahashi, T. & Uliss-Weltz, R. (1990). Pragmatic transfer in ESL refusals. In R,C.

Scarcella, E. S. Anderson & S.D. Krashen (Eds.), Developing communicative competence in a second language (pp. 55-94). New York: Newbury House Publishers.

Boxer, D. (1993). Social distance and speech behaviour: The case of indirect complaints. Journal of Pragmatics, 19, 103-125.

Byram, M. (1997). Teaching and assessing intercultural communicative competence. Clevedon:

Multilingual Matters.

Canale, M. M., & Swain, M. (1981). A Theoretical framework for communicative competence.

Chiravate, B. (2015). Perception of Politeness in English Requests by Thai EFL learners. The Southeast Asian Journal of English Language Studies – Vol 17(2): 59 -71.

Chomsky, N. (1965). Aspects of the theory of syntax. MIT Press.

Cicourel, Aaron V. (1980). Three models of discourse analysis: The role of social structure.

Discourse processes 3:101 -32.

(12)

Hymes, D. (1972). On communicative competence. In J. B. Pride & J. Holmes (Eds.), Sociolinguistics: Selected readings (pp. 269-293). Harmondsworth, UK: Penguin.

Kasper, G., & Blum-Kulka (1993) (eds) Interlanguage Pragmatics, Oxford: OUP.

Leech, G. (1983). Principles of Pragmatics, London: Longman.

MOET (2014). Tieng Anh 10. Vietnam Education Publishing House.

Nelson, G.L., M. Al Batal and W. El Bakary(2002). Directness vs. Indirectness: Egyptian Arabic and US English Communication Style. International Journal of Intercultural Relations 26:39-57.

Payrato, L. (2003). The pragmatics environment: trends and perspectives. Revista de Sociolinguistica.

Rhalmi, M. (2017). Communicative Language Teaching (The Communicative Approach).

myenglishpages.com

Selinker, L. (1969). Language transfer, General Linguistics 9, 67-92.

Thomas, J. (1983). Cross-cultural pragmatic failure, Applied Linguistics 4:2, 91-112.

Thomas, J. (1984). Cross-cultural Discourse as “Unequal Encounter”: Towards a pragmatic Analysis”, Applied Linguistics 5:226-35.

Thomas, J. (1995). Meaning in Interaction: An Introduction to Pragmatics. Longman Group Limited.

Tran Ngoc Them (1999), Ngữ dụng học và văn hóa-ngôn ngữ học. Ngôn ngữ, số 4, tr. 32-37.

Yian, W. (2008). A study of the speech act of complaining: Cross-cultural perspectives and interlanguage perspectives. Intercultural Forum, 1(2).

(13)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Dữ liệu ngoài doanh nghiệp: Các bài nghiên cứu liên quan đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng như hành vi mua sắm trực tuyến, ý định mua sắm trực tuyến làm cơ sở

Do đó, đề tài chọn mô hình chấp nhận công nghệ TAM làm mô hình nghiên cứu để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người tiêu

Như vậy, thông qua quá trình tìm hiểu các thông tin thứ cấp về hoạt động kinh doanh của công ty Eagle Tourist, cũng như xử lý, phân tích các dữ liệu sơ

Để hoàn thành đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ Internet và truyền hình của FPT” và kết

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề.. Phẩm chất tự tin, tự

Định hướng phát triển năng lực: Tự học, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tự giải quyết vấn đề, mô hình hóa toán học..

Đi dã ngoại, quan sát trực tiếp; phỏng vấn những người am hiểu, các cấp lãnh đạo; tận dụng những nguồn thông tin khác để có cái nhìn tổng quát về

Đầu tiên, sự sẵn sàng về công nghệ (bao gồm: sự lạc quan, sự đổi mới, sự khó chịu, sự bất an) được giả định là tiền đề của cả sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng