• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32

Ngày soạn: 4/5/2022 Ngày giảng: 9/5/2022

Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2022

TIẾNG VIỆT

BÀI 28: LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC LOÀI VẬT DƯỚI BIỂN; DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển vốn từ về các loài vật dưới đáy biển; biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.

* Phẩm chất, năng lực

- NL: Tự định hướng; Tự học, tự hoàn thiện, phát triển vốn từ của bản thân.

- PC: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các loài vật đặc biệt sống dưới biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: SGK, vở BTTV 2 tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.HĐ mở đầu (5’)

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

2. HĐ hình thành kiến thức (28’)

Hoạt động 1: Tìm các loài vật trong tranh

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV sử dụng máy chiếu phóng to bức tranh (SGK trang 124) lên bảng).

- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ tìm tên các loài vật có trong tranh.

- GV cho 2 – 3 HS lên trình bày kết quả trước lớp.

- GV cho HS đọc to các từ ngữ chỉ loài vật trong tranh.

- GV thống nhất câu trả lời đúng, nhận xét.

Hoạt động 2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động.

- Lớp hát tập thể.

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

-HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS nghe GV sử dụng bảng phụ để hướng dẫn

- HS quan sát tranh.

- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- 2-3 HS lên trình bày kết quả trước lớp.

- HS đọc to các từ ngữ chỉ loài vật trong tranh.

- HS lắng nghe.

(2)

- GV viết hoặc chiếu các từ ngữ ở cột A và cột B lên bảng phụ.

- GV gọi HS đọc to yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, chọn ý ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV cho các HS khác nhận xét và nếu đáp án của mình.

- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thảo luận với HS cách tìm ra đáp án đúng.

- GV và HS thống nhất đáp án, nhận xét.

* Thực hành, vận dụng:

Hoạt động 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông.

- GV gọi HS đọc to yêu cầu của BT.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi (4p) để thực hiện nhiệm vụ:

+ Trao đổi trong nhóm để chọn dấu chấm, dấu phẩy sao cho phù hợp.

+ Bạn thứ nhất lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn.

+ Hai bạn cùng thống nhất câu trả lời đúng.

- GV gọi một số HS trình bày về kết quả thảo luận của nhóm.

- GV lưu ý đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đúng vị trí.

- Cho HS viết vào vở đoạn văn hoàn chỉnh

* Củng cố- dặn dò(2’)

- Hôm nay, chúng ta học bài gì?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ chỉ các loài

- HS quan sát

- HS đọc to yêu cầu của bài.

- HS làm việc nhóm đôi, chọn ý ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.

-HS trình bày kết quả thảo luận.

(Những con còng gió đuổi nhau trên bãi cát; Chim yến làm tổ trên vách đá ven biển; Các loài cá bơi lội trong làn nước xanh.)

-Các HS khác nhận xét và nếu đáp án của mình.

- HS lắng nghe.

- HS đọc to yêu cầu của BT.

-HS thảo luận nhóm đôi (4p) để thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày về kết quả thảo luận của nhóm.

(Đáp án: Cả một thế giới sinh động, rực rờ đang chuyển động dưới đáy biển. Cá hề, cá ngựa, mực ống, sao biển, tôm, cua len Ịỏigiữa rừng san hồ. Chú rùa biển thân hình kềnh càng đang lững lờ bơi giữa đám sinh vật đủ màu sắc.)

- HS lắng nghe.

- HS viết vào vở đoạn văn hoàn chỉnh.

- HS trả lời.

(3)

vật dưới biển mà em biết?

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ SỰ VIỆC CHỨNG KIẾN, THAM GIA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi cùng người thân.

- Phát triển kĩ năng đặt câu kể về việc làm.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Sgk, vở, BTTV 2 tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.HĐ mở đầu (5’)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi nói những việc con thường làm khi đi chơi với người thân.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. HĐ hình thành kiến thức (28’)

Hoạt động 1. Quan sát tranh và nói về việc làm của từng người trong tranh.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.

- GV chiếu các hình ảnh lên bảng thông minh.

- GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh dựa vào gợi ý và trả lời câu hỏi:

+ Mọi người đang đi chơi ở đâu?

+ Mọi người trong tranh đang làm gì?

- GV hướng dẫn HS thảo luận về những gì em quan sát được trong tranh và trả lời câu hỏi:

Theo em, cảm xúc của mọi người như thế nào?

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận.

- 2 -3 HS thi nói.

- HS lắng nghe

- HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.

- HS quan sát.

- HS quan sát các bức tranh dựa vào gợi ý và trả lời:

+ Bức tranh 1: Trong rừng.

+ Bức tranh 2: Ở bãi biển.

+ Bức tranh 1:Bạn nam đi lấy củi; bạn gái nhóm bếp; hai bạn khác đang căng lều trại.

+ Bức tranh 2: Gia đình bạn nam đang nghỉ mát, vui chơi trên bãi biển.

- HS thảo luận.

(4)

- GV nhắc nhở HS về những việc cần làm để giữ gìn môi trường xung quanh khi chúng ta đến đó chơi.

- GV ghi nhận những HS có đóng góp tích cực cho bài học.

* Thực hành vận dụng :

Hoạt động 2. Viết 4 - 5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân.

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi :

+ Em đã được đi đâu ? Vào thời gian nào ? Có những ai cùng đi với em ?

+ Mọi người đã làm những gì ?

+ Em và mọi người có cảm xúc như thế nào trong chuyến đi đó ?

+ Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi ?

- GV cho đại diện 3 – 4 nhóm trình bày trước lớp.

- GV cho từng HS viết bài vào vở.

- GV cho HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- GV cho HS nhận xét.

- GV nhận xét.

* Củng cố - dặn dò:(2’)

- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau.

- HS trình bày kết quả thảo luận:

Cả 2 bức tranh, mọi người đều vui tươi và háo hức khi đi chơi cùng người thân.

- HS lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu của bài tập - HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi.

- Đại diện 3 – 4 nhóm trình bày trước lớp.

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại nội dung bài học.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TOÁN

ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(5)

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 2 và bảng nhân 5. Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

- Phát triển năng lực: Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển phẩm chất: Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5’)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức”.

-GV nêu quy luật: Cô chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi, trong thời gian quy định, nhóm nào thực hiện xong các bài toán nhanh hơn và chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học

sinh tích cực.

- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về số và phép tính trong phạm vi 1000

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000

2. HĐ Thực hành -luyện tập 28’

- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con tiếp tục “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 (tiếp theo)”.

- GV ghi bảng tên bài lên bảng.

Bài tập 1 : Tính nhẩm : 300 + 600 = ….

700 + 300=….

400 + 600 = ….

500 – 400 = ….

1000 – 800 = ….

900 – 300 – 50 = …

- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1

? Đề bài y/c gì?

- Cho lớp tự làm cá nhân

- HSTL

- HS lắng nghe -HS chơi.

- HS lắng nghe - 3 HS nhắc lại

- HS nghe -HSTL - HS làm bài

(6)

- Cho 2 bạn cùng bàn trao đổi kết quả, 1 bạn nêu phép tính, 1 bạn trả lời

- Cho hs lên bảng trình bày và giao lưu

*CHỮA BÀI:

- GV gọi 2 hs lên trình bày bảng phụ.

- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.

- GV cho HS giao lưu.

- Cảm ơn nhóm... . Cô xin mời nhóm khác nào. Cô mời nhóm..

- GV cho HS giao lưu

- Cô khen các con làm việc tốt

GV Chốt: Như vậy, con đã biết thực hiện cộng, trừ nhẩm với các số tròn trăm và biết dựa vào phân tích số để tính nhẩm nhanh nữa.

Bài tập 2 :Tính nhẩm:

2 x 7 = …. 5 x 2 = …. 12 : 2 = 15 : 5 = …. 2 x 4 = …. 5 x 9 = 6 : 2 = …. 30 : 5 = … 2 x 8 =

5 x 6 = …. 20 : 2 = …. 50 : 5 = ….

- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1

? Đề bài y/c gì?

Với bài 2 này các con có muốn thực hiện qua một trò chơi không?

Đó là trò chơi truyền điện. Mõi bạn sẽ nêu một phép tính bất kì trong bài 2 này để

-Trao đổi theo bàn - 2 hs lên trình bày.

300 + 600 = 900 700 + 300 = 1000 400 + 600 = 1000 500 – 400 = 100 1000 – 800 = 200 900 – 300 – 50 = 550

HS1: Bạn nào có câu hỏi cho tớ không?

HS khác: Câu tính nhẩm 300 + 600 như thế nào?

HS1: ba trăm cộng 6 trăm là 9 trăm. Tớ viết 900.

HS khác: cậu làm đúng rồi.

HS2: Có bạn nào ra kết quả giống tớ không?(cả lớp giơ tay). Câu tính nhẩm 400+60+3 như thế nào?

HS khác:Ta hiểu đây là số gồm 4 trăm, 6 chục và 3 đơn vị. Tớ viết luôn 463.

HS 2: bạn trả lời đúng rồi.

- Cả lớp vỗ tay.

- HS nghe -HSTL

(7)

truyền điện. Bạn nào trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay và được truyền điện tiếp; bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Chúng mình có nhất trí không?

-Tổ chức cho hs chơi

- Nhận xét hs chơi và khen hs làm tốt.

GV chốt: Qua trò chơi các con đã củng cố lại các bảng nhân, chia trong bảng 2 và bảng 5.Chúng ta hãy nhớ để thực hiện tốt các bài toán khác nhé.

Bài 3. Số?

a) 2 xe đạp có ………. bánh xe b) 5 xe đạp có ………. bánh xe c) 6 xe đạp có ………. bánh xe - Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán yc gì?

- Cho hs thảo luận nhóm 4, tính và điền số vào bảng phụ.

- Mời từng nhóm lên trình bày và giao lưu.

-Nhận xét, chốt bài đúng.

-Cả lớp chơi

2 x 7 = 14 5 x 2 = 10 12 : 2 = 6 15 : 5 = 3 2 x 4 = 8 5 x 9 = 45 6 : 2 = 3 30 : 5 = 6 2 x 8 = 16 5 x 6 = 30 20 : 2 = 10 50 : 5 = 10

- Số?

-Các nhóm thảo luận.

-2 nhóm lên trình bày.

Nhóm 1: Các bạn có câu hỏi gì ko?

HS khác: Tại sao bạn ghi 5 xe đạp có 10 bánh xe?

Nhóm 1: Vì mỗi xe đạp có 2 bánh.

5 xe đạp sẽ có 2 x 5 = 10 bánh.

Nhóm 2: Các bạn có ra kết quả giống nhóm tôi không?

Vậy nếu 6 bánh xe thì có bao nhiêu xe đạp?

HS khác: có 3 xe đạp vì 6 : 2 = 3.

(8)

a) 2 xe đạp có 4 bánh xe b) 5 xe đạp có 10 bánh xe c) 6 xe đạp có 12 bánh xe

GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán

*Củng cố - dặn dò 2’

- Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?

- Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?

- GVNX tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về hình học và đo lường

- HSTL

- HSTL - HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………………..

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 21: MỘT SỐ CÁCH ỨNG PHÓ, GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Nêu được một số việc làm để thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế. Luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

- Có ý thức thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. Có ý thức quan tâm, tìm hiểu hiện tượng thiên tai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu (5’)

- GV giới trực tiếp vào bài Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Tiết 2).

- HS lắng nghe

(9)

2. HĐ hình thành kiến thức (28’)

Hoạt động 4: Liên hệ thực tế về các việc làm của em để phòng tránh rủi ro thiên tai

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 123 SGK: Những hiện tượng thiên tai nào thường xảy ra ở địa phương em? Em và gia đình đã làm gì để phòng tránh rủi ro thiên tai đó?

- HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện một số HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 5: Thực hành xử lí một số tình huống ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai khi ở trường

- GV tổ chức cho HS luyện tập một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai:

1. Luyện tập ứng phó trong tình huống gió mạnh (lúc giông bão) khi ở ngoài trời

- GV nêu tình huống: Khi đang ở sân trường thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi.

Em và các bạn sẽ làm gì?

- GV hướng dẫn HS xác định một số địa điểm thực tế gần sân trường: cây to, nhà để xe mái tôn hoặc không chắc chắn, các dãy nhà có phòng học kiên cố (có dãy nhà gần nơi em đang đứng, có dãy nhà xa nơi em đứng).

- GV cho HS luyện tập xử lí tình huống: GV

- HS đọc câu hỏi và trả lời

-Lắng nghe

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, thực hành.

- HS trả lời: Khi đang ở sân trường thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi. Em và các bạn sẽ đóng cửa sổ ,...

- HS lắng nghe, tiếp thu.

(10)

cho một số HS cầm biển (ghi vào tờ A4) một số địa điểm nói trên, một HS đóng vai xử lí tình huống đứng ở một vị trí nào đó ở sân trường. Khi GV hô “gió mạnh”, HS này sẽ di chuyển nhanh nhất đến dãy nhà kiên cố (tránh trú dưới cây, dưới nhà không chắc chắn; tránh di chuyển gần nơi có thể bị cành cây, mái tôn gãy đổ rơi vào).

2. Luyện tập ứng phó trong tình huống mưa to, sấm chớp khi đang ở trong lớp

- GV nêu tình huống: Khi các em đang ở trong lớp thì có mưa to, gió mạnh, sấm sét. Các em cần làm gì trong tình huống này?

- GV mời đại diện một số HS nêu các ý kiến khác nhau.

- GV hướng dẫn HS quan sát cụ thể thực tế phòng học, HS nhận ra có những rủi ro có thể xảy ra khi mưa to, gió mạnh, sấm sét: cửa va đập vào người; cửa kính bị vỡ; mưa hắt vào ướt người, sách vở; đứng gần ổ điện có thể nguy hiểm,... Từ đó xác định các việc cần làm (đóng chặt các cửa; tránh xa, không đứng gần các cửa, ổ, đường dây điện,...).

Hoạt động 6: Thực hành xử lí được một số tình huống ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương

- GV yêu cầu HS đọc hai tình huống trong SGK trang 124 và trả lời câu hỏi:

Nếu là các bạn trong những tình huống dưới đây, em sẽ làm gì? Vì sao? Hãy cùng các bạn đóng vai xử lí tình huống.

- GV và HS đưa ra các tình huống khác thường xảy ra ở địa phương. HS trao đổi trong nhóm về cách xử lí tình huống và cách thể hiện khi đóng vai.

- GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp về

- HS luyện tập xử lí tình huống.

- HS trả lời: Khi em đang ở trong lớp thì có mưa to, gió mạnh, sấm sét. Em cần đứng xa ổ điện, đóng cửa sổ,...

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS trả lời:

+ TH1: Em sẽ khuyên các bạn không nên lội qua mà hãy đợi có người lớn đến gần đó để kêu họ giúp, hoặc có thể quay lại trường ngồi đợi để bố mẹ tới đón. Vì lúc này dòng suối rất nhiều nước và siết nên chúng ta lội qua rất nguy hiểm.

+ TH2: Em sẽ khuyên các bạn không nên chui vào cây trú mưa vì

(11)

việc xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét việc thực hiện của các nhóm.

Hoạt động 7: Thực hành viết hoặc vẽ về một số việc cần làm để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

- GV yêu cầu HS:

+ Lựa chọn chủ đề để viết, vẽ.

+ Giới thiệu với các bạn trong nhóm về bài viết, bức tranh của mình, trong đó nêu lí do em lựa chọn vấn đề này.

- GV mời đại diện HS trình bày bài viết, vẽ về một số việc cần làm để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- GV cho HS tự đọc phần kiến thức chủ chốt trong SGK trang 163.

- GV nhấn mạnh: Khi có thiên tai, đặc biệt cần nhất là đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác.

* Củng cố – dặn dò:(2’) - Nhắc lai tên bài

- GV nhận xét tiết học

- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

nếu có sấm sét sẽ rất nguy hiểm.

- HS đưa ra thêm tình huống, xử lí tình huống và đóng vai.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nhắc lai tên bài - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm đọc truyện dân gian Việt Nam.

- Hình thành và phát triển 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): Đọc mở rộng truyện dân gian Việt Nam. Nói với bạn về nhân vật hoặc sự việc em thích trong truyện đã đọc. Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về câu chuyện đó em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin.Chú ý nghe để học hỏi cách đọc của các bạn rồi tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi chia sẻ.

- Hình thành PC Nhân ái (Bồi dưỡng tình cảm bạn bè, người thân trong gia đình.);

Trách nhiệm (ý thức việc tự tìm đọc truyện dân gian Việt Nam được giao).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ

(12)

- HS: Sách, truyện sưu tầm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.HĐ mở đầu (5’)

- Tổ chức cho HS thi nói tên những bài hát về thiếu nhi

- Hát 1 bài hát.

- GV kết nối dẫn dắt vào bài mới.

2. HĐ hình thành kiến thức (28’)

Hoạt động 1. Tìm đọc truyện dân gian Việt Nam.

- GV cho HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- GV giới thiệu cho HS một số truyện dân gian Việt Nam phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

- GV cho HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- GV mang đến lớp một cuốn sách hoặc một bài báo hay và giới thiệu về nội dung cuốn sách hoặc bài báo nhằm khơi gợi sự tò mò, hứng thú đọc của HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS khi đọc sách, hướng dẫn HS cách đọc và nắm bắt thông tin chính của câu chuyện dựa vào các câu hỏi gợi ý:

+ Tên truyện dân gian đó là gì?

+ Tên của tác giả và nhà xuất bản là gì? ...

- GV nêu rõ thời hạn hoàn thành và gợi ý một số hình thức sản phẩm

- GV cho HS thực hiện sau khi đọc : một bài thuyết trình về một nội dung trong VB : tên các nhân vật, những chi tiết, sự việc thú vị mà em thích nhất, một phiếu đọc sách theo mẫu mà GV cung cấp.

- GV cho HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng.

- GV cho các em đọc độc lập hoặc theo nhóm.

* Thực hành vận dụng :

Hoạt động 2. Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập.

-HS thực hiện

- Lắng nghe

- HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- HS nghe giới thiệu một số truyện dân gian Việt Nam phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

-HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- HS chia sẻ bài đọc với bạn theo nhóm hoặc trước lớp.

- HS lắng nghe nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe

- HS thực hiện sau khi đọc

- HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng.

- Các em đọc độc lập hoặc theo nhóm.

(13)

- GV yêu cầu HS viết một số thông tin vào mẫu phiếu đọc sách đã cho trong SHS.

- GV chiếu lên bảng một số phiếu đọc sách mà HS đã hoàn thành trước lớp.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

* Củng cố - dặn dò (2’)

- GV cho HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Đọc bài Khám phá đáy biển ở Trường Sa.

+ Rèn chính tả phân biệt.

+ Mở rộng vốn từ về các loài vật dưới đáy biển;

dấu chấm, dấu phẩy.

+ Luyện viết câu viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi cùng người thân.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Tiếp tục tìm đọc truyện dân gian Việt Nam.

- HS viết một số thông tin vào mẫu phiếu đọc sách đã cho trong SHS.

- HS quan sát phiếu đọc sách mà HS đã hoàn thành trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS nhắc lại nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: HỒ GƯƠM (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc đúng, rõ ràng một văn bản miêu tả. Quan sát nhận biết được các chi tiết trong ảnh. Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội 

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: khả năng thẩm thấu một bài văn miêu tả đặc sắc về cảnh đẹp đất nước, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Có thêm sự hiểu biết và tình yêu đối với thủ đô Hà Nội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh về Hồ Gươm.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’)

- GV cho HS thảo luận nhóm về câu hỏi Em biết những gì về Thủ đô Hà Nội?

-GV cho đại diện nhóm trả lời. Đây là câu hỏi mở nên HS có thể trình bày bất kì điểu gì về Thủ đô.

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 nhóm chia sẻ: Hà Nội có Lăng Bác Hồ; Hà Nội là một thành phố lớn và rất đẹp, có nhiẽu nhà cao tầng; Hà Nội có Hồ Gươm, có cầu Thê Húc;

(14)

- GV có thể cho HS xem tranh (đã chuẩn bị) để HS biết thêm vể Hà Nội, sau đó giỏi thiệu bài đọc : Hồ Gươm là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội, có cầu Thê Húc, có đền Ngọc Sơn. Hồ Gươm còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm, vì nó gắn với sự tích vua Lê Lợi trả gươm thần cho rùa vầng. Chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc ngày hôm nay Hồ Gươm.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (28’)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: đọc với giọng tâm tình, giống như kể. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến sáng long lanh.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến cỏ mọc xanh um.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV cho HS luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: bầu dục, xum xuê, bưu điện,…

- GV cho HS luyện đọc câu dài: Cầu Thê Húc màu son,/ cong cong như con tôm,/

dẫn vào đền Ngọc Sơn.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3

3. Củng cố, dặn dò:(2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

Hà Nội có nhiểu món ăn ngon; ...

- HS xem tranh

-HS lắng nghe. Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

-HS trả lời -HS lắng nghe Ngày soạn: 4/5/2022

Ngày giảng: 10/5/2022

Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2022

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: HỒ GƯƠM(TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc đúng, rõ ràng một văn bản miêu tả.Quan sát nhận biết được các chi tiết trong ảnh.Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội 

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: khả năng thẩm thấu một bài văn miêu tả đặc sắc về cảnh đẹp đất nước, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

(15)

- Có thêm sự hiểu biết và tình yêu đối với thủ đô Hà Nội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh sgk - HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’)

- GV cho HS thảo luận nhóm về câu hỏi Em biết những gì về Thủ đô Hà Nội?

-GV cho đại diện nhóm trả lời. Đây là câu hỏi mở nên HS có thể trình bày bất kì điểu gì về Thủ đô.

- GV có thể cho HS xem tranh (đã chuẩn bị) để HS biết thêm vể Hà Nội, sau đó giỏi thiệu bài đọc : Hồ Gươm là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội, có cầu Thê Húc, có đền Ngọc Sơn. Hồ Gươm còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm, vì nó gắn với sự tích vua Lê Lợi trả gươm thần cho rùa vầng. Chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc ngày hôm nay Hồ Gươm.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (28’)

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

Câu 1. Bài văn tả những cảnh đẹp nào ở Hồ Gươm?

- GV hướng đẫn HS làm việc nhóm:

+ GV cho HS đọc lướt nhanh bài đọc, cùng nhau trao đổi và tìm câu trả lời.

+ GV cho đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất đáp án.

 Câu 2. Cầu Thê Húc được miêu tả như thế nào?

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi này tương tự câu 1.

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 nhóm chia sẻ: Hà Nội có Lăng Bác Hồ; Hà Nội là một thành phố lớn và rất đẹp, có nhiẽu nhà cao tầng; Hà Nội có Hồ Gươm, có cầu Thê Húc;

Hà Nội có nhiểu món ăn ngon; ...

- HS xem tranh

- HS làm việc nhóm

- HS đọc lướt nhanh bài đọc, cùng nhau trao đổi và tìm câu trả lời.

- Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- Trình bày: Bài văn tả Hổ Gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Tháp Rùa.

- HS trả lời câu hỏi này tương tự câu 1: . (Cầu Thê Húc có màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đển Ngọc Sơn).

(16)

- GV và HS thống nhất câu trả lời

 Câu 3. Nói 1-2 câu giới thiệu về Tháp Rùa.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:

+ GV cho HS đọc lại câu nói vẽ Tháp Rùa trong bài đọc.

+ HS dựa vào câu trên, giới thiệu về Tháp Rùa theo lời của mình. (VD: Tháp Rùa ở Hồ Gươm. Tháp được xây trên gò đất giữa hồ, có tường rêu cổ kính,...)

- GV gọi một số HS trình bày trước lớp.

Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

 Câu 4. Khi thấy rùa hiện lên trên mặt hồ, tác giả nghĩ đến điều gì?

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm hoặc làm việc chung cả lớp:

+ GV cho HS đọc lướt bài đọc, tìm đoạn văn có chứa câu trả lời.

+GV cho đại diện HS trả lời trước lớp. Các HS khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất đáp án. (Khi thấy rùa hiện lên trên mặt hổ, tác giả nghĩ rằng không biết đây có phải là con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc không)

- GV có thể giới thiệu thêm với HS về câu chuyện Sự tích Hồ Gươm để từ đó cắt nghĩa chi tiết cuối bài: rùa ngậm thanh kiếm của vua Lê.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.127.

- YC HS hoạt động theo nhóm 4 và đồng thời hoàn thiện vào VBTTV

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- HS làm việc cá nhân

- HS đọc lại câu nói vẽ Tháp Rùa trong bài đọc.

-HS giới thiệu

HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

- HS làm việc nhóm hoặc làm việc chung cả lớp:

- HS đọc lướt bài đọc, tìm đoạn văn có chứa câu trả lời.

- Đại diện HS trả lời trước lớp. Các HS khác nhận xét, đánh giá.

-HS lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe - Hs đọc

- HS đọc

- HS hoạt động theo nhóm 4 và đồng thời hoàn thiện vào VBTTV

(17)

- GV gọi các nhóm lên thực hiện.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.127.

- GV hướng đẫn HS làm việc nhóm, đọc yêu cầu của bài, gọi HS trả lời. Có thể viết sẵn các từ ngữ ra các tấm thẻ, chia cho các nhóm. Các nhóm thi ghép các tấm thẻ với nhau.

- GV và HS chốt đáp án.

*Củng cố, dặn dò (2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Các nhóm lên thực hiện.

- HS đọc yêu cầu sgk/ tr.127.

- HS làm việc nhóm, đọc yêu cầu của bài, gọi HS trả lời. Các nhóm thi ghép các tấm thẻ với nhau:

1. Mặt hồ như chiếc gương bầu dục lớn;

2. Cầu Thê Húc cong cong như con tôm;

3. Đầu rùa to như trái bưởi) -HS trả lời

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………………..

TIẾNG VIỆT

NÓI VÀ NGHE: NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết giới thiệu về những điều thú vị ở quê hương em hoặc nơi em sống, chia sẻ về những trải nghiệm suy nghĩ, cảm xúc về quê hương em qua tranh gợi ý.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: khả năng thẩm thấu một bài văn miêu tả đặc sắc về cảnh đẹp đất nước, kĩ năng giao tiếp, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Có tình cảm trân trọng đối với quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: SGK, vở BTTV 2 tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’)

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (28’)

* Hoạt động 1: Cùng bạn trao đổi những điều thú vị ở quê hương em

- 1-2 HS chia sẻ.

(18)

hoặc nơi em sống

- GV gắn 2 tranh minh hoạ (phóng to) lên bảng, hướng dẫn HS quan sát tranh.

(Có thể dùng máy tính để trình chiếu, củng có thể yêu cầu HS quan sát trong SGK).

- GV đưa một số câu hỏi gợi ý:

+ Quê em ở đâu? Em đang sống ở đâu?

(thành phố hay nông thôn?)

+ Quê em hoặc nơi em sống có điều gì thứ vị? (cảnh vật, hoạt động, món ăn nổi tiếng,... VD: có rất nhiều tre xanh; có sông rộng; có nhiều chung cư cao tầng;

có món bánh gai nổi tiếng; có nhãn lồng, quả to và ngọt,... )

+ Em có tình cảm như thế nào với nơi đó?

- GV khuyến khích HS nói tự do theo suy nghĩ của mình, miễn là phù hợp với chủ điểm Nói vê quê hương, đất nước em.

* Hoạt động 2: Nói những điều em biết thêm về quê hương, đất nước qua trao đổi với bạn ở bài tập 1.

- GV YC HS nhớ lại và kể lại những điều em biết về quê hương mình.

+ Quê nội hoặc ngoại em ở đâu?

+ Quê nội hoặc ngoại em có gì đặc biệt?

+ Em thích gì ở quê nội hoặc ngoại em?

- GV có thể đặt thêm câu hỏi gợi ý: Em muốn nói về quê của bạn nào? Quê bạn ấy ở đâu?/ có gì đặc biệt?; Em thích điểu gì ở quê hương của bạn?. HS được tự do trả lời.

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- Về nhà kể lại cho người thân nghe những điều thú vị về quê hương đất nước qua bài học

- HS quan sát tranh

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS nói tự do theo suy nghĩ của mình, miễn là phù hợp với chủ điểm Nói vê quê hương, đất nước em.

- HS nhớ lại và kể lại những điều em biết về quê hương mình.

-HS trả lời

- HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

-HS lắng nghe - HS chia sẻ.

(19)

*Củng cố, dặn dò (2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………………..

TOÁN

ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng 2 và bảng 5.

- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép nhân, phép chia đã học.

- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học. Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, …

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Truyền điện.”

GV nêu luật chơi: Mỗi bạn sẽ nêu một phép tính bất kì trong bài 2 này để truyền điện. Bạn nào trả lời đúng sẽ được

thưởng một tràng pháo tay và được truyền điện tiếp; bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Chúng mình có nhất trí không?

-Tổ chức cho hs chơi

-Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

- GV chốt: Qua trò chơi các con đã củng cố lại các bảng nhân, chia trong bảng 2 và bảng 5. Chúng ta hãy nhớ để thực hiện tốt các bài toán khác nhé.

*Gv giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về phép nhân, phép chia.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về phép nhân, phép chia.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

-HS chơi.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại – Cả lớp đồng thanh và ghi vở.

(20)

2. Hoạt động luyện tập – thực hành (23’)

Bài tập 1

- Y/c hs đọc yêu cầu

- Bức tranh ở bài 3 vẽ những gì?

- T/c thảo luận nhóm 2: Quan sát tranh nêu tình huống phù hợp với 1 phép tính nhân thích hợp, rồi từ phép nhân đó con viết thành 2 phép tính chia tương ứng.

- GV gọi 2 nhóm lên trình bày - Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.

- Vì sao con nêu được phép tính 5 x 4 = 20?

- Từ phép tính nhân, con đã nêu được 2 phép tính chia. Vậy con có thể nêu bài toán tương ứng với 20: 4 = 5 như thế nào?

-Nhận xét, khen bài hs làm tốt.

* Tình huống: hs viết phép tính 4 x 5 = 20. GV cũng yc hs nêu bài toán thích hợp. Rồi yc hs nêu phép tính cộng tương ứng 5 + 5+5+5. Vậy 5 được lấy 4 lần, nên phép tính trên là chưa hợp lý.

- GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi

“Ai nhanh ai đúng” dùng thẻ A,B, C chọn đáp án đúng.

- Mỗi câu hỏi là một phép tính và 3 câu trả lời. Sau thời gian 5 giây, hs giơ thẻ.

HS nào sai sẽ bị thu thẻ không được chơi tiếp. Tổ nào còn nhiều bạn chơi thì tổ đó thắng.

- Nhận xét hs chơi Bài tập 2

- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán yc gì?

- Cho hs thảo luận nhóm 4, tính và điền số vào bảng phụ.

- Mời từng nhóm lên trình bày và giao lưu.

-Cả lớp chơi - HS lắng nghe

-HSTL

-HS thảo luận nhóm 2

- HSTL: Vì có 4 cột, mỗi cột 5 bóng đèn. Vậy có tất cả 20 bóng đèn.

- HSTL: Có 20 bóng đèn chia đều vào 4 cột. Hỏi mỗi cột có bao nhiêu bóng đèn?

- HS theo dõi

- Cả lớp tham gia chơi

-HSTL

-Các nhóm thảo luận.

-2 nhóm lên trình bày.

Nhóm 1: Các bạn có câu hỏi gì ko?

HS khác: Tại sao bạn ghi 5 xe đạp có 10 bánh xe?

Nhóm 1: Vì mỗi xe đạp có 2 bánh. 5 xe

(21)

- GV nhận xét, chốt bài đúng.

-GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán

3. Hoạt động vận dụng (5’) Bài tập 3

* GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần a).

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ GV tóm tắt dữ kiện bài toán (Chiếu slide): “Mẹ Nam có 20 quả dưa hấu.

Nếu có 5 rổ dưa thì mỗi rổ sẽ có mấy quả”. Mời các con làm bài giải.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu trình bày bài làm của mình.

- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu bài làm có lỗi sai).

* GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần b).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2:

+ HS trao đổi, phân tích bài toán như phần a.

+ HS giải bài toán vào bảng phụ.

- GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả.

- GV và HS giao lưu đặt câu hỏi:

+ Vì sao nhóm con thực hiện phép tính

đạp sẽ có 2 x 5 = 10 bánh.

Nhóm 2: Các bạn có ra kết quả giống nhóm tôi không?

Vậy nếu 6 bánh xe thì có bao nhiêu xe đạp?

HS khác: có 3 xe đạp vì 6 : 2 = 3.

- HS lắng nghe

- HS đọc bài toán.

-HSTL

- HS làm bài vào vở.

Mỗi rổ cần số quả dưa là:

20: 5 = 4 (quả).

Đáp số: 4 quả xoài.

- HS nêu cách làm bài của mình.

- HS đổi chéo vở, sửa lỗi sai (nếu có).

- HS đọc bài toán.

- HS làm việc nhóm 2:

+ Trao đổi, phân tích bài toán, đưa ra cách làm.

+ HS thống nhất cách giải và làm vào bảng phụ.

Cần số rổ là:

20 : 5 = 4 ( rổ) Đáp số: 4 rổ - HS trình bày bài làm của nhóm.

- HSTL

(22)

20 : 5 = 4 (rổ)?

-Nhận xét, chốt bài đúng.

- GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán

* Củng cố - dặn dò(2’)

* Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?

- Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?

- GVNX tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau:

- HS nghe

- Hs trả lời

-Hs nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………………..

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiết1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.

- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Tự đánh giá được việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống; bảo vệ cơ quan hô hấp; phòng tránh bệnh sỏi thận. Biết nhắc nhở các bạn đep cặp đúng cách và không nhịn tiểu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Tranh

2. Học sinh: Vbt TNXH 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu (5’)

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 1).

2. HĐ hình thành kiến thức mới (28’)

Hoạt động 1: Hỏi - đáp vê các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu

- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở trang 107 SGK để cùng các bạn trong nhóm đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận chính, chức năng của

- HS lắng nghe

- HS quan sát sơ đồ, thảo luận, trả lời câu hỏi.

(23)

các cơ quan: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu.

- GV yêu cầu lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng nêu một trong số những câu hỏi đã được chuẩn bị ở bước 1 và chỉ định nhóm bạn trả lời;

có thể mời các HS khác nhận xét câu trả lời.

Nhóm nào trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho nhóm khác. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đa số các nội dung cần ôn tập được nhắc lại.

- GV quan sát, điều khiển nhịp độ “Hỏi - đáp”

giữa các nhóm (nếu cần).

- GV nhận xét, đánh giá về mức độ nắm vừng kiến thức và kĩ năng hỏi - đáp của HS về chủ đề này.

*

Củng cố, dặn dò:(2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS trình bày:

-HS trả lời -HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………………..

Ngày soạn: 4/5/2022 Ngày giảng: 11/5/2022

Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2022

TOÁN

ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng kiểm đếm số lượng và ghi lại kết quả, đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh; sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể để mô tả khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi.

- Phát triển các NL toán học.

(24)

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: bảng phụ

2. Học sinh: SGK, VBT Toán 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu(2’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Nhiệm vụ bí mật”

- HS nhặt ngẫu nhiên một tờ giấy hoặc một phong bị ghi nhiệm vụ bí mật (hoặc HS truyền hoa, truyền bóng, khi bóng dừng lại ở bạn nào thì bạn đó nhận được một nhiệm vụ bí mật). HS mở nhiệm vụ, có thể trả lời hoặc mời một vài bạn khác trả lời.

- Nội dung của các nhiệm vụ bí mật giúp HS ôn lại các kiến thức về thống kê và xác suất

2. HĐ luyện tập(28’)

Bài tập 1: Xem tranh rồi kiểm đếm số lượng từng loại con vật và ghi lại kết quả (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm bàn: Quan sát tranh, kiểm đếm số lượng từng loại con vật, ghi lại kết quả.

- Dựa vào kết quả đã kiểm đếm nêu nhận xét về số lượng từng loại con vật

- GV đặt câu hỏi để HS nêu cách kiểm đếm và ý nghĩa của việc kiểm đếm trong cuộc sống.

Bài tập 2: Quan sát biểu đồ tranh sau:

Trả lời các câu hỏi:

- HS chơi trò chơi “Nhiệm vụ bí mật”

- HS ôn tập về thống kê xác suất

- HS thực hiện theo nhóm bàn + Chim: 6

+ Vẹt: 3 + Rùa: 4 + Thỏ: 7 + Cá: 15

- HS quan sát biểu đồ tranh và trả lời câu hỏi:

a) Biểu đồ tranh trên cho ta biết số cốc

(25)

a) Biểu đồ tranh trên cho ta biết điều gì?

b) Bạn Khỏi uống mấy cốc nước trong một ngày

c) Bạn nào uống nhiều nước nhất? Bạn nào uống ít nước nhất?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp hoặc nhóm bàn:

+ Quan sát biểu đồ tranh, nói cho các bạn nghe thông tin em biết được từ biểu đồ.

+ Cùng nhau đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến thông tin biểu đồ.

- Từ các thông tin đó, em có rút ra nhận xét gì?

- Nếu được làm biểu đồ tranh thống kê số nước uống trong một ngày của chính nhóm mình em có làm được không? Hãy thử xem và nêu nhận xét.

Bài tập 3: Hà và Nam chơi trò chơi “ Bịt mắt chọn hoa”

Chọn chữ đặt trước câu mô tả đúng khả năng xảy ra của một lần chơi:

A. Hà có thể chọn được bông hoa màu vàng.

B. Hà không thể chọn được bông hoa màu vàng.

C. Hà chắc chắn chọn được bằng hoa màu vàng.

a) GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bịt mắt chọn hoa theo nhóm. HS dự đoán minh sẽ rút được bông hoa màu gì rồi chơi xem dự đoán có đúng không. HS sử dụng các thuật ngữ "chắc chắn”, có thể", không thể để mô tả khả năng lấy được một bông hoa màu gì đó sau mỗi lần chơi.

b) HS cùng nhau đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK. Chọn chữ đặt trước câu mô tả đúng khả năng xảy ra của một lần chơi

nước uống trong một ngày của các bạn Khôi, Giang, Trâm, Phước

b) Bạn Khôi uống 7 cốc nước trong một ngày

c) Bạn Phước uống nhiều nước nhất, Bạn Trâm uống ít nước nhất

- HS làm biểu đồ tranh thống kê số nước uống trong một ngày của chính nhóm mình

- HS chơi trò chơi “Bịt mắt chọn hoa theo nhóm

- HS dự đoán minh sẽ rút được bông hoa màu gì rồi chơi xem dự đoán có đúng không:

Đúng - A. Hà có thể chọn được bông hoa màu vàng

(26)

Bài tập 4:Có 5 thẻ ghi các số 1, 2, 3, 4, 5.

Hãy rút ra một thẻ và dọc số ghi trên thẻ đó.

Sử dụng các từ “chắc chắn", “có thể”,

“không thể” để mô tả dùng khả năng xảy ra của một lần rút thẻ

a) Thẻ được rút ra là thẻ ghi số 0.

b) Thẻ được rút ra là thẻ ghi số 1.

c) Thẻ được rút ra là thẻ ghi một số bé hơn 10

- HS chơi theo nhóm, rút một thẻ bất kì đọc số ghi trên the. HS có thể chơi nhiều lần. Sau khi chơi, HS sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể ” để mô tả đúng khả năng xảy ra của một lần rút thẻ:

a) Không thể rút ra được một thẻ ghi số 0.

b) Có thể rút ra được một thẻ ghi số 1.

c) Chắc chắn thẻ được rút ra là thẻ ghi một số bé hơn 10.

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

Từ ngữ toán học nào em cần chú ý

*Củng cố, dặn dò(2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

Sai - B. Hà không thể chọn được bông hoa màu vàng.

Sai - C. Hà chắc chắn chọn được bằng hoa màu vàng.

a) Thẻ được rút ra là thẻ ghi số 0 : không thể

b) Thẻ được rút ra là thẻ ghi số 1: có thể

c) Thẻ được rút ra là thẻ ghi một số bé hơn 10 : chắc chắn

- HS chia sẻ cá nhân -HS trả lời

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………………..

ĐẠO ĐỨC

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(27)

- HS biết phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm cúc tiêu cực. Nêu được ảnh hưởng của cảm cúc tích cực và tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lý bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK - HS: SGK. VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

* Khởi động:

- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Niềm vui của em – tác giả Nguyễn Huy Hùng.

* Kết nối:

- Điều gì làm các bạn nhỏ trong bài hát thấy vui ?

- Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát ? - Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (21 phút)

*Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại cảm xúc - GV cho HS quan sát tranh sgk tr.41, YC HS quan sát các khuôn mặt cảm xúc trong SGK và trả trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh thể hiện cảm xúc gì ? + Theo em, cảm xúc nào là tích cực, cảm xúc nào là tiêu cực ?

+ Khi nào em có những cảm xúc đó ?

+ Hãy nêu thêm những cảm xúc mà em biết ? - Mời học sinh chia sẻ ý kiến.

- GV chốt: Mỗi chúng ta đều có nhiều cảm xúc khác nhau. Cảm xúc đó chia làm 2 loại:

Cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.

+ Cảm xúc tích cực phổ biến: Yêu, vui sướng, hài lòng, thích thú, hạnh phúc, thanh thản,…

- hát

- Cảnh vật vào buổi sáng rất đẹp - Em thấy vui…..

- HS quan sát và lắng nghe câu hỏi của GV.

- Vui, Sợ hãi, tức giận,lo lắng….

+ Cảm xúc tích cực là: Vui, thích thú…

+ Cảm xúc tiêu cực là: Sợ hãi, tức giận,lo lắng.

- Cô giáo khen em học giỏi, mẹ mắng em ….

+ hạnh phúc, thanh thản, cô đơn, bực bội, khó chịu,…

- HS lắng nghe, bổ sung - HS lắng nghe.

(28)

+ Cảm xúc tiêu cực thường thấy: sợ hãi, tức giận, buồn, cô đơn, bực bội, khó chịu,…

*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của cảm xúc tiêu cực và tích cực

GV yêu cầu HS về nhà thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7’)

*Bài 1: Chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”

GV yêu cầu HS về nhà thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ.

*Bài 2: Xử lí tình huống.

- YC HS quan sát tranh sgk/tr.43, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 4 tình huống của bài.

- YCHS thảo luận nhóm đôi đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.

- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 3: Đóng vai, thể hiện cảm xúc trong những tình huống sau

GV yêu cầu HS về nhà thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ.

4. Hoạt động vận dụng

GV yêu cầu HS về nhà thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ.

*Củng cố, dặn dò 2’

- Hôm nay học bài gì?

- Nhận xét giờ học

- về nhà thực hiện - Hoạt động vận dụng;

HĐ 2/ Khám phá: Điều gì sẽ xảy ra khi:

Hđ 1/ Luyện tập: Em cùng bạn chơi trò chơi”

Đoán cảm xúc”

Hđ 3/ Luyện tập: Đóng vai thể hiện cảm xúc

- HS về nhà thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ.

- HS về nhà thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ.

- 3 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm đôi:

Tình huống 1: tổ 1(Em cảm thấy sợ hãi bố mắng, sau đó em xin lỗi bố con không cố ý làm vỡ.)

Tình huống 2: tổ 2( Cảm thấy buồn, khuyên bạn nên giữ lời hứa) Tình huống 3: tổ 3( Anh lớn hơn em không được bắt em xách cặp cho anh.)

Tình huống 4: cả 4 tổ( Em cảm ơn và cố gắng hơn nữa)

- Các nhóm thực hiện.

- HS về nhà thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ.

- HS về nhà thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ.

- Cảm xúc của em - Lắng nghe

- Thực hiện

(29)

trong những tình huống sau:

- Chuẩn bị bài sau: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực Tr 45

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

...

...

Ngày soạn: 4/5/2022 Ngày giảng: 12/5/2022

Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2022

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: CÁNH ĐỒNG QUÊ EM( Tiết 1+ 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Cánh đồng quê em. Tốc độ đọc khoảng 60-65/tiếng.Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương thể hiện qua tranh ảnh minh họa và bài thơ.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: có khả năng làm việc theo nhóm và tinh thần hợp tác

- Có cảm xúc của bản thân về cảnh đẹp của làng quê, có tình yêu quê hương, đất nước

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:Tranh sgk

2. Học sinh: SGK,vở BTTV 2 tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’)

- GV hướng đẫn HS làm việc nhóm: yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận về yêu cầu: Nói về cảnh vật trong bức tranh dưới đây.

- GV có thể hỏi HS một số câu hỏi như:

Tranh vẽ những cảnh vật gì? Em thấy những cảnh vật ấy như thế nào? Những cảnh vật nào quen thuộc, những cảnh vật nào không quen thuộc với em? Em có thích bức tranh này không? Vỉ sao?

- GV cho đại diện một số (3 - 4) nhóm chia sẻ trước lớp câu trả lời. Các nhóm khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

- HS làm việc nhóm: yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận về yêu cầu: Nói về cảnh vật trong bức tranh dưới đây.

-HS trả lời

- Đại diện một số (3 - 4) nhóm chia sẻ trước lớp câu trả lời. Các nhóm khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

(30)

- GV nhận xét chung và giới thiệu bài đọc:

Vừa rồi các em đã thấy được vẻ đẹp của cánh đồng quê hương trong bức tranh. Bây giờ chúng ta sẽ đọc bài thơ Cánh đồng quê em. Bài thơ sẽ cho chúng ta thấy cảnh đẹp của cánh đông quê hương qua trí tưởng tượng của một em bé sống ở nông thôn.

Qua bài thơ, chúng ta hiểu được tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (28’) Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng đọc tình cảm, thiết tha, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ - GV hướng dẫn HS chia đoạn

- GV cho HS luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ

- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp/nhóm:

- GV cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trong cặp/ nhóm. HS góp ý cho nhau. GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn.

+ GV cho Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, 2 lượt.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

-HS lắng nghe

-Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.HS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- HS luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lấp lánh, lụa tơ, chiền chiện, châu chấu, tích ri tích rích, sương, cuộn, ...

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trong cặp/ nhóm. HS góp ý cho nhau

- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, 2 lượt.

-HS lắng nghe

TIẾT 2 Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

 Câu 1. Trong bài thơ, bé nhìn thấy vầng dương đẹp như thế nào?

- GV cho 1 HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS xem lại khổ 1, thảo luận để tìm câu trả lời.

- GV gọi đại diện 2-3 nhóm trình bày kết

- HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm: HS xem lại khổ 1, thảo luận để tìm câu trả lời

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả.

(31)

quả. GV và HS cùng góp ý và thống nhất đáp án.

 Câu 2. Nắng ban mai được tả như thế nào?

- GV cho 1 HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS xem lại khổ 2, thảo luận để tìm câu trả lời.

- GV gọi đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. GV và HS cùng góp ý và thống nhất đáp án.

 Câu 3. Đàn chiền chiện và lũ châu chấu làm gì trên cánh đồng?

- GV cho 1HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS xem lại khổ 3 và thảo luận để tìm câu trả lời.

- GV gọi 2-3 HS trình bày kết quả của nhóm. GV và HS cùng góp ý, thống nhất đáp án.

 Câu 4. Theo em, vì sao bé ngân nga hát giữa cánh đồng?

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân trước khi làm việc chung cả lớp: HS xem lại đoạn 4, suy nghĩ để tìm câu trả lời. Đây là câu hỏi mở, cần suy luận từ đoạn thơ để có câu trả lời.

- GV có thể giải thích cho HS biết khi trong lòng cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, người ta có thể cất tiếng hát.

- GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi.

- GV nên khuyến khích các em chia sẻ suy nghĩ một cách tự nhiên.

- GV và HS cũng góp ý và thảo luận để

GV và HS cùng góp ý và thống nhất đáp án: Bé nhìn thấy vầng dương rực đỏ.

- HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm: HS xem lại khổ 2, thảo luận để tìm câu trả lời

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả:

Nắng ban mai hiên hoà, như những dải ỉụa tơ vầng óng, như con sóng dập dờn trên đông lúa xanh.

-1HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm: HS xem lại khổ 3 và thảo luận để tìm câu trả lời.

-2-3 HS trình bày kết quả của nhóm:

Đàn chiền chìện bay quanh và hót tích ri tích rích. Lũ châu chấu đu cỏ uống sương rơi.

- HS làm việc cá nhân trước khi làm việc chung cả lớp: HS xem lại đoạn 4, suy nghĩ để tìm câu trả lời. Đây là câu hỏi mở, cần suy luận từ đoạn thơ để có câu trả lời

- HS biết khi trong lòng cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, người ta có thể cất tiếng hát.

- HS trả lời câu hỏi: (Bé ngân nga hát khẽ bởi vì bé cảm thấy cánh đổng quê hương thật ỉà đẹp, bé cảm thấy hạnh phúc trong lòng... )

-HS lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trang xã hội Tây Âu Trả lời câu hỏi 1a trang 17 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Hãy cho biết quá trình tích luỹ vốn

- Giúp HS có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học trong học kì II, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách

-Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán

- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

- GV nói kết thúc bài học: Như vậy cô và các em đã tìm hiểu xong bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000.. - Biết trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)?. + Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện

- Văn bản “Nguyễn Trãi – dành còn để trợ dân” tập trung phân tích về cuộc đời, nội dung thơ văn và những tác phẩm cụ thể của một tác giả là Nguyễn Trãi - Các bài học