• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 31

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I.Mục tiêu : 1.Kiến thức:

- Giúp HS có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học trong học kì II, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa.

2.Kĩ năng:

-Kĩ năng bài học:

+ Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài.

+HS có phương pháp là các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống.

-Kĩ năng sống: Tự nhận thức,ra quyết định,thể hiện sự tự tin.

3.Thái độ:

Có ý thức sống và học tập theo Hiến pháp,pháp luật; rèn luyện tu dưỡng đạo đức,thấy rõ quyền lợi,trách nhiệm của công dân.

II.Chuẩn bị:

-Giáo viên:

+Soạn bài theo yêu cầu Chuẩn KTKN.

+Bảng phụ, phiếu học tập.

+ Một số bài tập.

-Học sinh:

+Ôn lại các bài học ở học kì II

+Làm lại các bài tập trong sách giáo khoa..

III.Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

-Phương pháp:Nêu và giải quyết vấn đề,dạy học theo nhóm, DH theo dự án.

-Kĩ thuật dạy học:Động não,thảo luận nhóm,giao nhiệm vụ.trình bày một phút..

IV.Tiến trình bài dạy:

1.ổn định lớp:1'

Lớp Ngày giảng Sĩ số

9A 9B 9C 2.Kiểm tra bài cũ:5'

?Bảo vệ Tổ quốc là gì?

?Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?

*Yêu cầu:

- Bảo vệ Tổ quốc:

(2)

+Bảo vệ độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của TQ; bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước CHXHCNVN

+XD lực lượng quốc phòng toàn dân,thực hiện nghĩa vụ quân sự,chính sách hậu phương quân đội,BV trật tự,an ninh XH.

Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc:

+Ra sức học tập,tu dưỡng đạo đức,rèn luyện sức khỏe,luyện tập quận sự;

+Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự ,an ninh.

+Sẵn sàng và tích cực vận động người thân thực hiên nghĩa vụ quân sự.

3.Giảng bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1'

Từ đầu học kì II đến giờ, ta đã học được 7 bài với những phẩm chất đạo đức và những vấn đề pháp luật cần thiết cần thiết trong cuộc sống của mối con người và xã hội. Vậy để hệ thống lại các bài học đó, thầy trò ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay b. Bài mới: 35'

Hoạt động Thầy - Trò Nội dung

I. Lý thuyết.

HS bốc thăm câu hỏi và trả lời- nhận xét,củng cố kiến thức.

Câu 1: Hôn nhân là gì? nêu những quy định của Phápluật nước ta về hôn nhân? Thái độ và trách nhiệm của chúng ta như thế nào ?

C©u 2. Kinh doanh là gì?

?Thế nàolà quyền tự do kinh doanh?

? Thuế là gì? Nêu tác dụng của thuế?

?Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

C©u 1 : Hôn nhân là gì? nêu những quy định của Phápluật nước ta về hôn nhân?

Thái độ và trách nhiệm của chúng ta như thế nào ?

* Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ….

* Những quy định của pháp luật:

- Hôn nhân tự nguyện tiến bộ…

- Hôn nhân ko phân biệt tôn giáo..

- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa….

C©u 2 :

* Kinh doanh:

Kinh doanh là hoạt động sản xuất dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận.

VD: mẹ em mua chè Thái Nguyên về bán lại cho các cửa hàng.

*Quyền tự do kinh doanh

- Là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, nhành nghề và quy mô kinh doanh.

*Thuế:

- Thuế là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước.

(3)

C©u 3:

Trình bày quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

C©u 4 (thảo luận nhóm):

Có ý kiến cho rằng trẻ em dưới 15 tuổi thì không phải tham gia một hình thức lao động nào? Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

C©u 5 :Nêu ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội của công dân? Cho ví dụ

- Vai trò:

+ ổn định thị trường

+ Điều chỉnh cơ cấu kinh tế + Đảm bảo phát triển kinh tế

+ Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, văn hoá

*Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

- Sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế - Đấu tranh với tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

C©u 3. Trình bày quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

*Quyền: -Mọi công dân có quyền làm việc, có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản

thân, gia đình.

*Nghĩa vụ: -Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.

C©u 4 :Có ý kiến cho rằng trẻ em dưới 15 tuổi thì không phải tham gia một hình thức lao động nào? Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

-Không tán thành vì: Trẻ em dưới 15 tuổi vẫn phải lao động tùy theo sức lao động của bản thân, lao động giúp đỡ gia đình như: dọn dẹp vệ sinh nhà ở, chăm sóc em nhỏ, nấu cơm, rửa rau, tự giặt giũ quần áo…

C©u 5 :Nêu ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội của công dân? Cho ví dụ người dân thực hiện

(4)

người dõn thực hiện quyền tham gia quản lớ Nhà nước và quản lớ xó hội?

Câu 6:

Thế nào là vi phạm phỏp luật? Kể tờn cỏc loại vi phạm phỏp luật và nờu ra một loại vi phạm phỏp luật và cho vớ dụ cụ thể loại vi phạm pháp luật đó ?

Cõu 7:Bảo vệ Tổ quốc là gỡ?Tại sao phải BVTQ?Là học sinh em phải làm gỡ để gúp phần BVTQ?

quyền tham gia quản lớ Nhà nước và quản lớ xó hội?

- Đảm bảo cho cụng dõn quyền làm chủ, tạo nờn sức mạnh tổng hợp trong cụng việc xõy dựng và quản lớ đất nước.

- Cụng dõn cú trỏch nhiệm tham gia cỏc cụng việc của Nhà nước, xó hội để đem lại lợi ớch cho bản thõn, xó hội.

* Cho vớ dụ

-Tham gia ứng cử,bầu cử.

-Giỏm sỏt,đúng gúp ý kiến với cỏc cơ quan nhà nước...

Câu 6: Thế nào là vi phạm phỏp luật? Kể tờn cỏc loại vi phạm phỏp luật và nờu ra một loại vi phạm phỏp luật cho vớ dụ cụ thể ?

* Vi phạm phỏp luật

-Là hành vi trỏi phỏp luật, cú lỗi, do người cú năng lực trỏch nhiệm phỏp lớ thực hiện,xõm hại đến cỏc quan hệ xó hội được phỏp luật bảo vệ.

* Cỏc loại vi phạm phỏp luật - Cú 4 loại vi phạm : + Vi phạm phỏp luật hỡnh sự.

+ Vi phạm phỏp luật hành chớnh.

+ Vi phạm phỏp luật dõn sự.

+ Vi phạm kỉ luật.

Cõu 7: Bảo vệ Tổ quốc là gỡ?Tại sao phải BVTQ?Là học sinh em phải làm gỡ để gúp phần BVTQ?

*Bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:

* Bảo vệ Tổ quốc:

-Bảo vệ độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lónh thổ của TQ; bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước CHXHCNVN

-XD lực lượng quốc phũng toàn dõn,thực hiện nghĩa vụ quõn sự,chớnh sỏch hậu phương quõn đội,BV trật tự,an ninh XH.

* Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:

(5)

II. Bài tập.

- Gv cho Hs làm 1 số dạng bài tập tình huống trong SGK- VBT.

- Ôn tập các bài đã học ở kì II.

- Xem lại các BT đã làm.

-Là những việc mà người công dân phải thực hiện góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

*Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc:

-Non sông VN là do cha ông ta ngàn năm XD,gìn giữ.Ngày nay,TQ chúng ta vẫn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm,phá hại.Vì vậy,chúng ta cần phải sẵn sàng BVTQ VN XHCN.

-BVTQ là SN toàn dân:là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của công dân.

*Trách nhiệm của học sinh:

-Ra sức học tập,tu dưỡng đạo đức,rèn luyện sức khỏe,luyện tập quận sự;

-Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự ,an ninh.

-Sẵn sàng và tích cực vận động người thân thực hiên nghĩa vụ quân sự.

4.Củng cố:2'

GV hệ thống kiến thức học kì II

5.Hướng dẫn học bài và chuẩn bị cho bài mới:1'

*Hướng dẫn học ở nhà:

-Ôn tập các bài đã học ở kì II,xem lại các BT đã làm.

*Chuẩn bị cho bài sau:

Đọc trước bài 18.

V. Rút kinh nghiệm :

(6)

TIẾT 32

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Chọn và ghi đáp án đúng vào giấy thi cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 8.

Câu 1 (0.5 điểm) Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự?

A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty.

B. Trộm cắp xe máy của người khác.

C. Từ chối không nhận quyền thừa kế tài sản.

D. Tự ý cho người khác mượn xe đạp của bạn.

Câu 2 (0.5 điểm) Người nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình:

A. Người đủ 16 tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự.

B. Người bị mắc bệnh tâm thần phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự.

C. Người chưa đủ 14 tuổi phạm tội cố ý đánh người gây thương tích.

D. Người mới 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.

Câu 3 (0.5 điểm )Hành vi nào là hành vi thực hiện đúng pháp luật về kinh doanh?

A. Kinh doanh các mặt hàng mà Nhà nước cấm.

B. Làm hàng giả.

C. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh.

D. Kinh doanh các mặt hàng có ghi trong giấy phép kinh doanh.

Câu 4 (0.5 điểm)Hành vi nào không phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự?

A. Người lái xe uống rượu say, đâm vào người đi đường.

B. Em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp nhà hàng xóm.

C. Đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông.

D. Điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.

Câu 5 (0.5 điểm). Hoạt động nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân?

A. Sản xuất buôn bán hàng giả.

B. Buôn bán chất ma tuý, đạn pháo.

C. Mở lớp dạy nghề.

D. Tổ chức và chứa chấp đánh bạc.

Câu 6 (0.5 điểm) Ý kiến nào dưới đây là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

A. Chỉ những người lãnh đạo nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà

(7)

nước, quản lí xã hội.

B. Chỉ những cán bộ, công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

C. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

D. Chỉ những công dân đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Câu 7: (0,5 điểm)

Anh Minh và chị Hằng yêu nhau và quyết định kết hôn. Do ông ngoại anh Minh và ông nội chị Hằng là anh em ruột, nên khi biết hai anh chị yêu nhau cả

hai bên gia đình đều phản đối một cách quyết liệt. Nếu là người thân của hai anh chị em sẽ xử lý thế nào?

A. Đồng tình và ủng hộ tình yêu và quyết định kết hôn của họ.

B. Gay gắt lên án và phản đối quyết liệt.

C. Không tham gia ý kiến gì vì mình là trẻ con.

D. Phân tích cho họ hiểu nếu họ kết hôn sẽ vi phạm luật hôn nhân và gia đình ( khoản 3 Điều 10 - Luật hôn nhân và gia đình), cấm kết hôn trong phạm vi ba đời.

Câu 8 (0,5 điểm)

Lan mới 16 tuổi nhưng mẹ đã ép gả Lan cho một người nhà giàu ở xã bên.

Nếu Lan không đồng ý thì sẽ bị mẹ đánh và vẫn tổ chức đám cưới. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì?

A. Chấp nhận yêu cầu của mẹ.

B. Bỏ nhà ra đi.

C. Phản ứng gay gắt, không nghe theo quyết định của mẹ. Nếu mẹ ép sẽ tự tử.

D. Phân tích cho mẹ hiểu hôn nhân chỉ hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính và nhờ các thành viên trong gia đình họ hàng thuyết phục.

PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1: (1,5 điểm)

Có mấy loại vi phạm pháp luật? Hãy kể tên các loại vi phạm pháp luật và lấy ví dụ minh họa?

Câu 2: (2,0 điểm)

Em hiểu thế nào là hôn nhân? Theo quy định của pháp luật Việt Nam công dân được kết hôn trong những điều kiện và hoàn cảnh nào?

Câu 3: (2,5 điểm)

(8)

Để về nhà nhanh, Hoàng đã đi vào đường ngược chiều nên bị chú công an viết giấy xử phạt vi phạm hành chính. Mẹ Hoàng cho rằng chú công an xử phạt như vậy là sai. Vì Hoàng mới 15 tuổi, chưa đến tuổi bi xử phạt vi phạm hành chính.

a. Theo em, ý kiến của mẹ Hoàng là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu là bạn của Hoàng mà chứng kiến sự việc trên, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào? Qua tình huống em rút ra bài học gì cho bản thân?

---Hết---

(HS không sử dụng tài liệu khi làm bài, giám thị không giải thích gì thêm)

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm – mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8

Đáp án B A D B C C D D

PHẦN II – Tự luận (6,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1

1,5 điểm

a Có 4 loại vi phạm pháp luật.

+ Vi phạm pháp luật hình sự +Vi phạm pháp luật dân sự +Vi phạm pháp luật hành chính +Vi phạm kỉ luật

0,5

b Các loại vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật hình sự:

Ví dụ : giết người, cố ý gây thương tich,buôn bán ma túy, cướp giật,trộm cắp tài sản...

0.25 Vi phạm pháp luật hành chính:

Ví dụ:

0.25

(9)

- Trốn thuế, lấn chiếm vỉa hè lòng đường, vi phạm luật giao thông....

Vi phạm pháp luật dân sự:

Ví dụ: Vi phạm hợp đồng thuê nhà, vi phạm quyền thừa kế tài sản, ,tranh chấp tài sản

0.25 Vi phạm kỉ luật:

Ví dụ: Đến cơ quan làm việc muộn, mở tài liệu trong giờ thi và kiểm tra, làm việc không tuân thủ theo quy định của nội quy cơ quan..

0.25 2

2,0 điểm

Yêu cầu học sinh nêu được;

- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được pháp luật thừa nhận.

0,25

* Quy định của pháp luật Việt Nam.

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở nên.

- Người chưa có vợ hoặc chưa có chồng.

- Người không mất năng lực hành vi dân sự (không bị tâm thần, không bị mắc bệnh thần kinh) - Giữa những người không cùng dòng máu trực hệ, giữa những người không có họ trong phạm vi ba đời.

- Không phải cha mẹ nuôi với con nuôi, không phải bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

- Giữa những người không cùng giới tính.

- Hôn nhân tự nguyện tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

3

2.5 điểm

a Học sinh nêu được: Ý kiến của mẹ Hoàng là sai

Vì: 0,5

Theo điều 6, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử lí hành chính về hành vi cố ý vi phạm.

0,5

Hoàng đã 15 tuổi, lại cố ý đi vào đường ngược 0,5

(10)

chiều nên chú công an xử phạt hành chính Hoàng là đúng.

b Đưa ra lời khuyên: Không nên vội vàng khi tham gia giao thông, phải luôn tuân theo luật giao thông đường bộ, Nếu bạn không tự giác chấp hành giao thông bạn sẽ bị xử phạt hành chính .

0,5

Rút ra bài học cho bản thân: Khi tham gia giao thông em luôn nghiêm chỉnh chấp hành theo luật giao thông đường bộ, không phóng quá nhanh, sẽ gây nguy hiểm cho mình và người khác…

0,5

Tổng 7,0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới... Phương thức:

- Kiến thức: Sau khi KT người học tái hiện kiến thức đã học về cơ năng, cấu tạo phân tử của các chất và nhiệt năng, từ đó tự đánh giá được chất lượng học tập giữa kì

+Ôn tập lại các kiến thức trọng tâm đã học trong học kỳ II + Giải thích được một số hiện tượng có liên quan?. - Thời gian:

Học sinh: ôn tập lại các kiến thức đã học, trả lời trước các câu hỏi trong phần ôn

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa để ôn tập, kiểm tra được những kiến thức đã học trong chương. - Vận dụng kiến thức, kỹ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,