• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26/11/2021 Tiết PPCT:25 Ngày dạy: 01/12/2021

§1. ĐA GIÁC. ĐA GIÁC ĐỀU I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều, cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.

-Vẽ được và nhận biết 1 số đa giác lồi , một số đa giác đều, biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của 1 đa giác đều.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học thể hiện qua việc:

+ Học sinh biết cách quan sát hình và chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố hình học của đa giác lồi, đa giác đều

- Năng lực mô hình hóa toán học thể hiện qua việc:

+ Biết sử dụng các kiến thức hình học liên quan để tính số góc, số cạnh, số đường chéo của một đa giác

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc:

+ Nhận biết, phát hiện các vấn đề thực tiễn liên quan đến đa giác, đa giác đều.

3. Phẩm chất:

- Tự tin, tự lập: Tập trung chú ý lắng nghe; đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện.

- Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực.

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

-Thiết bị dạy học: bảng phụ, bảng nhóm.

- Học liệu: sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu trên mạng internet.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu(3 phút)

a) Mục tiêu: Nhớ lại định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, suy ra cách nhận biết đa giác .

b) Nội dung:Nêu được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, suy ra cách nhận biết đa giác.

c) Sản phẩm:định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.

d) Tổ chức thực hiện:Hoạt động cá nhân.

(2)

D C B

A

D C

A B

D C

B A

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

*GV giao nhiệm vụ:

- Nêu định nghĩa tứ giác ABCD, tứ giác lồi.

- Trong các hình sau, hình nào là tứ giác, tứ giác lồi? Vì sao?

GV: tam giác, tứ giác được gọi chung đa giác? Đa giác là gì? Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ được biết.

*HS thực hiện nhiệm vụ:

- Phương thức hoạt động: cá nhân - Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.

- Báo cáo: cá nhân.

*KL và nhận định của GV

- Định nghĩa tứ giác ABCD: SGK/64 - Định nghĩa tứ giác lồi:

SGK/65

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới(32phút) Hoạt động 2.1: Khái niệm về đa giác:

a) Mục tiêu: HS nhận biết về đa giác.

b) Nội dung: Nhận biết đa giác, các yếu tố của đa giác.

c) Sản phẩm: Định nghĩa đa giác, cách gọi tên đa giác.

d) Tổ chức thực hiện:Hoạt động cá nhân, nhóm, cặp đôi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

* GV giao nhiệm vụ 1:Đưa bảng phụ vẽ hình 112, 113, 114, 115, 116, 117 lên bảng cho HS quan sát, giới thiệu đa giác

GV: giới thiệu các đỉnh, các cạnh của đa giác.

+ Hình 118 có phải là đa giác không? vì sao?

- HS thực hiện nhiệm vụ 1:

hình 118 không phải là đa giác vì

1) Khái niệm về đa giác:

G E

D

C A B

E

D C

B A

hình 114 hình 113

hình 112

(3)

chúng có hai cạnh AE, ED cùng nằm trên một đường thẳng.

* GV giao nhiệm vụ 2:+ Các hình 115 đến 117 gọi là đa giác lồi.

Tương tự như tứ giác lồi em hãy định nghĩa đa giác lồi?

- HS thực hiện nhiệm vụ 2: Nêu định nghĩa SGK

* GV giao nhiệm vụ 3:Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm ? 2 . Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi?

GV giới thiệu chú ý SGK.

GV đưa bảng phụ vẽ hình 119 và ghi nội dung ?3 lên bảng cho HS quan sát.

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, điền vào các chỗ trống trên bảng phụ

- HS thực hiện nhiệm vụ 3:khi vẽ một đường thẳng qua cạnh của đa giác thì đa giác nằm ở 2 nửa mặt phẳng.

HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng điền vào bảng phụ ? 3

* KL và nhận định của GV .

GV: Giới thiệu cách gọi đa giác có n đỉnh:

+ n = 3, 4, 5, 6, 8 ta quen gọi là tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác.

+ n = 7, 9,10, 11, 12,… hình 7 cạnh, hình 9 cạnh, hình 10 cạnh,...

hình 117 hình 116

hình 115

Các hình trên đều là đa giác.

*Định nghĩa đa giác lồi: SGK/114

*Chú ý: SGK/114

?3

Đa giác ABCDE có:

Các đỉnh: A,B,C,D,E

Các đỉnh kề nhau: A và B, B và C, C và D, D và E, E và A

Các cạnh: AB, BC, CD, DE, EA

Các đường chéo: AC, AD, BD, BE, CE Các góc: Aˆ,Bˆ,Cˆ,Dˆ,Eˆ

Các điểm nằm trong đa giác: M, N, P Các điểm nằm ngoài đa giác: R, Q

Hoạt động 2.2: Đa giác đều:

a) Mục tiêu: HS biết về đa giác đều.

b) Nội dung: Vẽ trục, tâm đối xứng của một số đa giác đều.

c) Sản phẩm: Biết một số đa giác đều, biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối

E D

C A B

R

M N

Q

P

(4)

xứng (nếu có) của 1 đa giác đều.

d) Tổ chức thực hiện:Cá nhân, nhóm, cặp đôi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

* GV giao nhiệm vụ 1:

Treo bảng phụ vẽ hình 120 SGK, yêu cầu HS nhận xét về các cạnh và các góc trong mỗi đa giác?

- HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- Phương thức hoạt động: Cá nhân - Sản phẩm học tập:

Các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau

* GV giao nhiệm vụ 2:

Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện ? 4

- HS thực hiện nhiệm vụ 2:

thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng vẽ hình.

* KL và nhận định của GV

2)Đa giác đều:

*Định nghĩa: SGK/115

a)Tam giác đều b) Tứ giác đều

c) Ngũ giác đều d) Lục giác đều

3. Hoạt động 3: Luyện tập –vận dụng(8 phút)

a) Mục tiêu: Biết cách xác định số cạnh, số đường chéo, số tam giác của đa giác.

b) Nội dung: Làm bài 4 SGK

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:Hoạt động cá nhân, cặp đôi.

Hoạt động của GV+ HS Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ 1: Hoàn thành bài 4/ SGK

- HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- Phương thức hoạt động: nhóm.

- Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.

- Báo cáo: Đại diện nhóm.

* KL và nhận định của GV.

Đa giác n cạnh Số

cạnh 4 5 6 n

Số đườn g chéo

1 2 3 n-3

Sô  2 3 4 n-2

Tổng số đo các góc

2.180

= 3600

3.180

= 5400

4.180

=

7200 (n2).1800

(5)

* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)

- Thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều

- Làm các bài tập số ; 3 tr 115 SGK ; 2; 3 ; 5 ; 8 ; 9 tr 126 SBT.

- Chuẩn bị bài mới: “Diện tích hình chữ nhật”

(6)

Ngày soạn: 26/11/2021 Tiết PPCT:26 Ngày dạy: 01/12/2021

Bài 2: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Học sinh biết được kiến thức cơ bản về khái niệm diện tích đa giác. HS nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.

- HS biết cách tính diện tích của hình theo đơn vị cho trước; biết cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.

- Học sinh vận dụng được kiến thức về diện tích hình chữ nhật để làm các bài tập liên quan.

2. Về năng lực:

- Học sinh biết áp dụng công thức diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông để giải các bài toán liên quan, giúp phát triển năng lực phân tích, xử lý tình huống bài toán,năng lực tự nghiên cứu, năng lực tính toán.

- Học sinh biết quan sát hình và đếm số ô vuông chứa trong mỗi hình để so sánh diện tích, biết áp dụng công thức diện tích hình chữ nhật để suy ra công thức diện tích hình vuông, tam giác vuông, giúp phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, sáng tạo

- Học sinh biết thảo luận, trình bày trong các hoạt động nhóm giúp phát triển năng lực giao tiếp toán học, hợp tác.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: chú ý lắng nghe, đọc, vận dụng kiến thức vào làm bài tập

- Trách nhiệm: Học sinh có trách nhiệm khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm và báo cáo kết quả.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên:

- Thước kẻ, phấn màu, bảng phụ, kế hoạch bài dạy 2. Học sinh: Thước kẻ.

(7)

- Thước kẻ, dụng cụ học tập, hoàn thành phần chuẩn bị theo yêu cầu của tiết trước.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (thời gian3 phút) a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, động lực cho HS khi tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:Công thức tính diện tích hình chữ nhật

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Học sinh có hứng thú vào bài mới.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV+ HS Nội dung

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV đặt câu hỏi

- Nhắc cách tính diện tích hình chữ nhật mà em biết

- Từ cách tính diện tích đó ta có thể viết công thức tổng quát được không ?

* Thực hiện nhiệm vụ:

HS suy nghĩ cá nhân

* Báo cáo, thảo luận HStrả lời.

* Kết luận, nhận định:

GV chốt và đặt vấn đề vào bài:

Ở lớp dưới ta đã học số đo của 1 đoạn thẳng (còn gọi là độ dài đoạn thẳng) và số đo của góc, ta cũng đã quen với khái niệm “diện tích”, chẳng hạn nói:

Sân trường em có diện tích khoảng 600m2. Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu diện tích cũng là một số đo và diện tích có tính chất gì.

- Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng

- Công thức: S = a.b

(8)

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (thời gian 30 phút) HĐ 1: Khái niệm diện tích đa giác

a) Mục tiêu: Hình thành cho học sinh hiểu thế nào là diện tích đa giác, tính chất của diện tích đa giác.

b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV+ HS Nội dung

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.

Câu 1: Làm thế nào để biết được diện tích của đa giác bằng bao nhiêu?

Câu 2: Hãy quan sát hình 121 (SGK/

Tr116) và đếm số ô vuông chứa trong mỗi hình để trả lời ?1(SGK/TR116) Câu 3: Diện tích đa giác có những tính chất gì?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét bổ xung.

* Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét về ý thức học tập của

1. Khái niệm diện tích đa giác:

*Khái niệm: Số đo phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.

- Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương.

* Tính chất: SGK/117

*Ký hiệu diện tích đa giác ABCDE là SABCDE hoặc S.

(9)

b a

các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS

- GV: Chốt lại kiến thức

Số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác gọi là diện tích đa giác đó.

Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương.

Diện tích đa giác ABCDE kí hiệu là SABCDE hay là S.

Diện tích đa giác có các tính chất:

+ Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau

+ Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó

+ Nếu chọn hình vuông có cạnh bằng 1cm, 1dm, 1m,…, làm đơn vị đo diện tích thì đơn vị diện tích tương ứng là 1cm2, 1dm2, 1m2,….

HĐ 2: Công thức tính diện tích hình chữ nhật

a) Mục tiêu: Học sinh nắm công thức tính diện tích hình chữ nhật.

b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV+ HS Nội dung

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình sau, thảo luận và trả lời câu hỏi.

2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật:

(10)

Câu 1: Kích thước của hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu?

Câu 2: Diện tích của hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu?

Câu 3: Giữa diện tích hình chữ nhật ABCD và tích độ dài các cạnh của nó có liên hệ gì không?

Câu 4: Tính diện tích hình chữ nhật biết hai kích thước của nó lần lượt là: 3,2cm và 1,7cm.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cặp đôi thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét bổ xung.

* Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kết quả bài tập của HS

- GV: Chốt lại kiến thức

Diện tích hình chữ nhật bằng tích các kích thước của nó

S = a .b

(11)

a a

b

a

S = a.b

(a, b: Kích thước của hình chữ nhật.)

HĐ 3: Công thức tính diện tích của hình vuông, tam giác vuông

a) Mục tiêu: Học sinh nắm công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.

b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV+ HS Nội dung

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầuHS làm việc cá nhân thực hiện ?2(SGK/Tr117)

? Theo hình vẽ ta có diện tích hình chữ nhật bằng mấy diện tích tam giác vuông?

? Từ đó suy ra diện tích tam giác vuông bằng gì?

GV yêu cầuHS làm việc cá nhân thực hiện ?3(SGK/Tr118)

* Thực hiện nhiệm vụ:

HS trả lời

* Báo cáo, thảo luận

GV gọi 1 số học sinh trả lời câu hỏi, học sinh khác theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, nhận xét, tổng hợp.

GV chốt:

Hình vuông cạnh a thì SHình vuông = a2

3. Công thức tính diện tích của hình vuông, tam giác vuông.

- Hình vuông : S = a . a = a2

(a là độ dài cạnh

của hình vuông)

- Tam giác vuông

:

1 . S 2a b

a.b

(a, b là độ dài các cạnh góc vuông của tam giác vuông).

?3 Để chứng minh định lý trên ta đã vận dụng các tính chất của diện tích như :

- Vận dụng tính chất 1:

ABC = ACD thì SABC = SACD

(12)

SHình chữ nhật = 2.STam giác vuông

Suy ra

STam giác vuông=

1

2SHình chữ nhật =

1 2a.b

- Vận dụng tính chất 2: Hình chữ nhật ABCD được chi thành 2 tam giác vuông ABC và ACD không có điểm trong chung, do đó:

SABCD = SABC + SACD

3. Hoạt động 3: Luyện tập(thời gian 7 phút) a) Mục tiêu: Biết cách tính diện tích hình chữ nhật b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh

c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV+ HS Nội dung

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS làm bài tập

* Thực hiện nhiệm vụ:

Bài 1: Tính S hình chữ nhật nếu a = 1,2m ; b = 2,4m

1 HS lên bảng trình bày

Bài 2: Cho một hình chữ nhật có S = 16cm2 và hai kích thước là : x cm và y cm. Hãy điền vào ô trống trong bảng sau :

x 1 3

y 8 4

1 HS lên bảng trình bày

* Báo cáo, thảo luận

GV gọi 1 số học sinh trả lời câu hỏi, học sinh khác theo dõi, nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

* Bài 1: Tính diện tích hình chữ nhật nếu

a = 1,2m ; b = 2,4m.

Giải:

Diện tích hình chữ nhật : S = a.b = 1,2 x 2,4 = 2,88 (m2)

* Bài 2:

x 1 2 3 4

y 16 8 5,

3 4

(13)

GV đánh giá, nhận xét, tổng hợp.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (thời gian 5 phút)

a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống, biết vận dụng trong các dạng bài tập

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Nội dung

*Giao nhiệm vụ học tập:

Gv yêu cầu Hs th o lu n theo nhóm 4HS đ làm bài 6/ tr118/ SGK.

* Thực hiện nhiệm vụ:

Hs th o lu n theo nhóm 4. GV g i ý:

- Di n tích hình ch nh t đ ược tính b i công th c nào ?

- V y di n tích hình ch nh t t l nh thê- nào ậ ỉ ệ ư v i các c nh ?

GV g i đ i di n 1 nhóm lên b ng trình bày, các nhóm còn l i theo dõi, nh n xét.

* Báo cáo, thảo luận Hs th c hi n.

* Kết luận, nhận định:

GV: Nh n xét, chô-t đáp án. Hs ch a bài vào v

Bài 6/ tr118/ SGK

Chẳng hạn : Hình chữ nhật có chiều dài là a chiều rộng là b thì S = a.b và S’= a’b’:

a) Nếu a’=2a, b’= b thì S’=

2ab = 2S

Khi chiều dài tăng 2 lần, c.rộng không đổi thì diện tích hình chữ nhật tăng lên 2 lần .

b) Nếu a’ = 3a, b’ = 3b thì S’ = 3a.3b = 9ab = 9S

Khi chiếu dài và chiều rộng tăng 3 lần thì diện tích hình chữ nhật tăng lên 9 lần.

c) Nếu a’ = 4a, b’ = b

4 thì S’ = 4a.

b

4 = a.b = S

Khi chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần thì diện tích hình chữ nhật không đổi

* Hướng dẫn tự học ở nhà:

- Học thuộc các công thức của bài.

- BTVN: Bài 7, 8, 9 trang 118- 119.

HD: Bài 8: áp dụng CT tính S tam giác vuông.

Bài 9: -Tính S hình vuông. - S= S hình vuông - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.

(14)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật hãy suy ra công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.b. BÀI 2: DIỆN TÍCH HÌNH

- Học sinh biết áp dụng công thức diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông để giải các bài toán liên quan, giúp phát triển năng lực phân tích, xử lý

Vì độ dài các đường chéo chính của hình lục giác đều bằng nhau, mà O là trung điểm của các đường chéo đó nên khoảng cách từ tâm O đến các đỉnh của lục giác đều là

Lời giải. a) Dùng compa đặt tâm ở điểm A và đầu chì ở điểm còn lại B, sau đó giữ nguyên khoảng cách compa, di chuyển compa đến đầu tâm đến điểm B, điểm còn lại nằm trên

Lời giải. Thực hành cắt như hình. Hãy kể tên các đường chéo chính của hình lục giác đều ABCDEF. Hãy so sánh độ dài các đường chéo chính với nhau. Dùng thước thẳng đo, ta thấy

Ta mở compa tâm M bán kính MC, giữ nguyên bán kính đó, đặt một đầu vào điểm N ta thấy đầu còn lại trùng với điểm D. Do đó hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.. Tính

Hình 3 thỏa mãn các cạnh bằng nhau nhưng các góc không bằng nhau nên không thể là hình vuông. - Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D như hình vẽ. - Dùng thước

Hai đường tròn này giao nhau tại điểm P (vì hai đường tròn giao nhau tại hai điểm nên có thể tùy chọn đặt một trong hai giao điểm đó là điểm P).. Vậy hình a) có