• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

NS: 2 / 11 / 2018

NG: 5 / 11 / 2018

Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2018

TOÁN

TIẾT 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc . 2. Kĩ năng: - Nhận biết đuợc hai đường thẳng vuông góc.

- HS biết kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng e ke.

3. Thái độ: -Tích cực tự giác hoàn thành các bài tập.

- Yêu thích môn hình học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Ê ke, thước thẳng

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: 5’

- Gọi HS nêu công thức TQ về cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu, chữa BT về nhà.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: 2’

2.Gthiệu hai đường thẳng song song. 12’

- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng? 4 góc của HCN như thế nào?

- GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng, tô màu hai đường thẳng (đã kéo dài).

=> Hai đường thẳng DC và BC là hai đư- ờng thẳng vuông góc với nhau

? Hai đường thẳng BC và DC tạo thành mấy góc vuông? Có chung đỉnh nào?

- Yêu cầu HS kiểm tra lại bằng ê ke.

? quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.

- GV yêu cầu HS dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rối lại kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau (hình vẽ trong SGK).

3. Luyện tập: 18’

- 1 HS

- Lớp nhận xét.

- Quan sát hình vẽ

+ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.

- Quan sát và nêu lại

+ 4 góc vuông chung đỉnh C - HS nêu tên góc và đọc.

- HS lên bảng KT lại M N O

ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, … - HS vẽ - Nêu tên góc - HS đọc.

- HS dùng ê ke để đo và nhận xét.

- 1 HS nêu tại sao lại biết 2 đường thẳng đó không vuông góc với

(2)

a) I K H

Q M b) P

b)

R Q P

N M

a)

E D

C B

A

Bài 1:5’ - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- HD HS kiểm tra các đường vuông góc.

? Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ?

Bài 2: 5’

- HS nêu yêu cầu.

-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó y/c HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuonga góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào VBT.

- Cho HS quan sát và tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau và ghi vào vở.

- Gọi HS chữa bài trên bảng.

Bài 3a:4’ Cho HS tự làm bài.Câu b/HSKG )

Chữa bài, nhận xét.

Bài 4:4’

-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.

4. Củng cố- Dặn dò: 3’

- Nêu cách nhận biết 2 đường thẳng vgóc.

- Dặn dò về nhà làm hoàn thành bài tập.

nhau.

- HS thực hiện trong vở và chữa bài trên bảng.

- Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.

-HS dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở.

- HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS lên bảng, lớp làm bài vào VBT.

a) AB vuông góc với AD, AD vuông góc với DC.

b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC, BC và CD.

- HS nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình theo nhận xét của GV

KHOA HỌC

TIẾT 17: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

I. MỤC TIÊU

- Nêu được một số việc nên và không nên làm để đề phàng tai nạn đuối nước:

+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước không có nap71 đậy.

+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.

+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.

- Thực hiện được các quy tắc phòng tránh đuối nước.

(3)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng phân tích và phán đoánnhững tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước.

- Kĩ năng cam kết thực hiện những nguyên tắc an toàn khi bơi và tập bơi.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Máy chiếu, tranh, phiếu HT

VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 5’ Gọi hs lên bảng trả lời

- Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?

- Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em

?

Nhận xét.

B. Dạy-học bài mới:

1. Giới thiệu bài: 2’

2. Bài mới: 30’

Hoạt động 1:10’ Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.

- Các em quan sát tranh SGK/36 thảo luận nhóm đôi để TLCH sau:

+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1,2,3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao?

- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét

- Chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?

kết luận: Các em còn rất nhỏ, vì thế khi xuống sông, ao hồ bơi phải có người lớn

- HS lần lượt lên bảng trả lời

+ Cần cho người bệnh ăn các thức ăn có chứa nhiều chất như thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành + Cho ăn uống bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê- dôn, uống nước cháo muối

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi

- Đại diện nhóm trả lời

+ Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi gần ao. Đây là việc không nên làm vì gần ao có thể bị ngã xuống ao.

+ Hình 2: Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em.

+ Hình 3: Em thấy các bạn hs đang dọc nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ bị ngã xuống sông và bị chết đuối

- Vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước . Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy.

(4)

theo cùng, không được chơi gần ao, hồ vì dễ bị ngã.

*KNS: - Kĩ năng phân tích và phán đoánnhững tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước.

Hoạt động 2: 10’Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi

- Y/c hs qsát tranh /37 để trả lời câu hỏi:

+ Hình minh họa cho em biết điều gì?

+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?

+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?

Kết luận: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ, cần vận động trước khi bơi để tránh bị chuột rút,...không nên bơi khi ăn quá no hoặc lúc đói.

*KNS: - Kĩ năng cam kết thực hiện những nguyên tắc an toàn khi bơi và tập bơi.

Hoạt động 3: 10’ Bày tỏ thái độ

- Y/c các nhóm thảo luận nhóm 6 để TLCH sau: Nếu em ở trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

+ Nhóm 1,2 : Hùng và Nam vừa đi chơi bóng đá về , Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, em sẽ ứng xử thế nào?

+ Nhóm 3,4: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu bạn là Lan, bạn sẽ làm gì?

+ Nhóm 5,6: Trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết, Mỵ và

các bạn của Mỵ nên làm gì?

Kết luận: Các em phải có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động mọi người cùng thực hiện

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Lắng nghe

- HS quan sát tranh

+ Các bạn đang bơi ở bể bơi đông người, ở bờ biển

+ Nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi nới có người và phương tiện cứu hộ.

+ trước khi bơi và sau khi bơi cần phải vận động tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay "chuột rút", tắm bằng nước ngọt sau khi bơi, dốc và lau hết nước ở tai, mũi, không bơi khi ăn no hoặc quá đói.

- HS lắng nghe

- Chia nhóm, nhận câu hỏi

+ Em sẽ nói: đợi chút nữa hết mồ hôi hãy tắm, nếu tắm bây giờ rất dễ bị cảm lạnh

+ Em kêu em đừng lấy nữa vì rất dễ bị rơi xuống nước. Sau đó em nhờ người lớn lấy hộ.

+ Em nhờ sự giúp đỡ của người lớn,...

- HS lắng nghe

(5)

- Gọi hs đọc mục Bạn cần biết/37 - Về nhà xem lại bài

- Bài sau: Ôn tập

- 3 hs đọc to trước lớp

TẬP ĐỌC

TIẾT 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Đọc đúng các tiếng khó: mồn một, thợ rèn, kiếm sống

- Hiểu nd bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

2. Kĩ năng. Đọc trôi chảy biết ngắt nghỉ, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm 3. Thái độ. Có ước mơ về một nghề, biết tôn trọng các ngành nghề khác.

II .CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

-Lắng nghe tích cực. -Giao tiếp.-Thương lượng

III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

- Bảng phụ sẵn nội dung cần luyện đọc.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động cảu học sinh A/ Kiểm tra bài cũ. 4’

- 2 HS đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh + Những câu văn nào nói lên vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh?

- Nêu nội dung chính của bài.

- GV nhận xét.

B/ Bài mới

1.Giới thiệu bài. 2’

2. Nội dung

a) Luyện đọc. 14’

- 1 HS đọc toàn bài - Bài có mấy đoạn?

- HS đọc nối tiếp đoạn + Lần 1: Đọc –Sửa phát âm + Lần 2: Đọc – Giải nghĩa từ - Đọc câu văn dài

- GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài. 8’

+ Từ “thưa” có nghĩa là gì?

+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?

+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?

+ Kiếm sống có nghĩa là gì?

+ Đoạn 1 nói lên ý gì?

- “Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, màu vải như màu da trời ngày thu...nhỏ vắt qua”.

Bài gồm 2 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu -> để kiếm sống.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến hết.

Luyện câu:

- Luyện đọc theo nhóm.

- Hs đọc đoạn

+ Tbày với người trên về 1vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.

+ Nghề thợ rèn.

+ Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả muốn tự mình kiếm sống.

+ Tìm cách làm việc để tự nuôi thân.

Ý 1: Ước mơ của Cương trở thành

(6)

Đoạn 2

+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?

+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối ntn?

+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?

+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?

- Gọi 1 HS đọc bài.

+ Nhận xét cách trò chuyện của 2 mẹ con?

ND chính: (MT)

c. Luyện đọc diễn cảm. 8’

- 1HS đọc bài

- Nêu giọng đọc toàn bài?

- Hdẫn đọc diễn cảm đoạn 2: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ...như khi đốt cây bông.

+ Theo em để đọc đoạn văn cho hay ta cần nhấn giọng những từ ngữ nào?

- Gọi HS đọc thể hiện - Nhận xét.

- Nhận xét

3/ Củng cố - Dặn dò: 3’

? Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?

- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà học bài.

thợ rèn để giúp đỡ mẹ.

- Bà ngạc nhiên và phản đối.

- Bà cho là Cương bị ai xui, nhà

Cương là dòng dõi quan sang, làm thợ rèn sợ mất thể diện của gia đình.

- Nghèn nghẹn, nắm lấy tay mẹ:

Nghề nào cũng đáng tôn trọng, ..

Ý 2: Cương thuyết phục với mẹ để mẹ đồng ý.

- Cách xưng hô: Đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình....

- Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện, thân mật, nhẹ nhàng.

- Nhấn giọng: nghèn nghẹn, thiết tha, đáng trân trọng, trộm cắp, ăn bám, nhễ nhại, phì phào, cúc cắc, bắn toé.

- Luyện đọc cặp đôi.

- Thi đọc diễn cảm.

+ Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

CHÍNH TẢ

TIẾT 9: THỢ RÈN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nghe- viết đúng bài CT ; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt . 2. Kĩ năng: - Trình bày bài sạch, đẹp

3. Thái độ: - Giáo dục HS biết “rèn chữ, giữ vở”

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ, giấy khổ to ghi nội dung bài 1,2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ. 5’

- Gọi HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con: điện thoại, bay liệng, điên điển, biêng biếc,…

- Nhận xét chữ viết của HS.

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: 2’

- HS thực hiện theo yêu cầu.

(7)

2. Nội dung

a) Hướng dẫn viết chính tả. 23’

Tìm hiểu bài thơ:

- Gọi HS đọc bài thơ.

- Gọi HS đọc phần chú giải.

? Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?

? Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?

? Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?

Hướng dẫn viết từ khó:

- Bài thơ có mấy khổ? Trình bày như thế nào cho đẹp?

- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?

- Yc HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yc HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

Viết chính tả:

- GV đọc cho HS viết bài vào vở Thu, chấm bài, nhận xét:

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi

- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét chung.

b) Hướng dẫn làm bài tập: 7’

Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm.

Yêu vầu HS làm trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai) - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS đọc lại bài thơ.

? Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian nào?

3. Củng cố - Dặn dò. 3’

- Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng.

- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ thu của Nguyễn Khuyến hoặc các câu ca dao và ôn luyện để chuẩn bị kiểm tra.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS đọc phần chú giải.

+ Các từ ngữ cho thấy nghề thợ rèn rất vả: ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.

+ ... vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.

+... nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.

- Các từ: trăm nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch,…

- HS viết bài vào vở

- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.

- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm.

- 2 HS đọc thành tiếng.

+ Đây là cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng.

(8)

NS: 2 / 11 / 2018

NG: 6 / 11 / 2018

Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2018

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2)

2. Kĩ năng: - Ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ ( BT4)

3. Thái độ: - Có ý thức tìm tòi, phát hiện những từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ

* Điều chỉnh : Không làm bài tập 5

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Từ điển.Giấy khổ to, bút dạ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ. 5’

- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS tìm ví dụ về tác dụng của dấu ngoặc kép.

- Nhận xét bài làm B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn làm bài tập. 30’

Bài 1:7’ - Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ ngữ đồng nghĩa với từ ước mơ.

? Mong ước có nghĩa là gì?

?Đặt câu với từ mong ước

?Mơ tưởng nghĩa là gì?

Bài 2: 8’

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS . Yêu cầu HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành một phiếu đầy đủ nhất.

- 2 HS ở dưới lớp trả lời.

- 2 HS làm bài trên bảng.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và tìm từ.

+ Các từ: mơ tưởng, mong ước.

* Mong ước: nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.

. HS đặt câu:

* “Mơ tưởng” nghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Nhận đồ dùng học tập và thực hiện theo yêu cầu.

- Viết vào vở bài tập.

(9)

Bài 3:7’ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Gọi HS trbày, GV kết luận lời giải đúng.

 Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.

 Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ.

 Đánh giá thấp: ước mơ viễn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.

Bài 4: 8’Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ví

dụ minh hoạ cho những ước mơ đó.

- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nói GV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?

Ví dụ minh hoạ: (Xem SGV)

Bài 5: Giảm tải

3/ Củng cố - Dặn dò. 3’

+Nêu một số từ thuộc chủ điểm ước mơ?

+ Ước mơ là gì?

- GDQTE: Qua bài con thấy trẻ em có quyền gì?

- Nhận xét tiết học.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, ghép từ ngữ thích thích hợp.

- Viết vào VBT.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thảo luận viết ý kiến của các bạn vào vở nháp.

*Ước mơ vươn lên làm những việc có ích

+ Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không có chiến tranh…

* Ước mơ giản dị, thiết thực + ước mơ muốn có xe đạp - 10 HS phát biểu ý kiến.

+ Trẻ em có quyền mơ ước, khát vọng về những lợi ích tốt nhất.

TOÁN

TIẾT 42: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: + Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.

+ Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.

2.Kĩ năng: + Nhận biết đuợc hai đường thẳng song song.

+ HS có biểu tượng và vẽ được hai đường thẳng song song 3. Thái độ: - Tích cực tự giác hoàn thành các bài tập.

- Yêu thích môn hình học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV + HS: - Thước thẳng, ê ke.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

Gv gọi 2 HS lên bảng yc:

+ HS 1 vẽ hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E .

+ HS 2 vẽ hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác.

-HS vẽ.

- HS vẽ.

(10)

D C A B

Q P

M N

G E D

B C A

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV nhận xét.

B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài:

2. GV vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. 12’

-Gv nêu bài toán rồi hướng dẫn HS thực hiện.

- Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và

song song với đường thẳng AB cho trước:

Ta có thể vẽ như sau :

+ Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E và

vuông góc với đường thẳng AB.

+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và

vuông góc đường thẳng MN ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB.

3. Thực hành. 18’

Bài 1 :6’ Gọi HS nêu y/c bài

- Gv vẽ hcn ABCD lên bảng. Hỏi ngoài cạnh AB và CD còn có cạnh nào song song với nhau?

- GV vẽ hình vuông MNPQ y/c HS tìm các cặp cạnh song với nhau

- GV chữa bài, nhận xét cho điểm Bài 2 : 6’Tìm các cạnh song song với BE:

- Gọi HS đọc đề bài

- Y/c HS quan sát hình nêu các cạnh song song với cạnh BE

- Y/c hs tìm các cạnh song song với cạnh AB

Bài 3:6’

- Gọi HS đọc đề bài

- Y/c HS quan sát các hình nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình MNPQ, EDIHG

- Theo dõi thao tác của GV.

- HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào giấy nháp.

A B

C D

- 1HS đọc đề bài

- Cạnh AD song song với BC - Cạnh MN song song với PQ Cạnh MQ song song với NP

-1HS đọc đề bài

- Các cạnh

song song với BE là AG, CD

- 1H nêu yêu cầu bài tập

- H thực hiện theo nhóm: dùng ê ke

(11)

H G E D

I P M N

Q

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV có thể thêm 1 số hình cho hs tìm các cạnh song song với nhau

4. Củng cố – Dặn dò: 3’

- Như tnào là hai đường thẳng song song?

- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.

- Dặn dò về nhà làm bài tập

để kiểm tra góc M và góc Q tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau và các cặp cạnh song song với nhau

= LỊCH SỬ

TIÉT 9: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.

2. Kĩ năng: Nghe, kể lại sự kiện lịch sử tiêu biêu trong buổi đầu dựng nước 3. Thái độ: Yêu quý, kính phục người anh hùng dân tộc

- Trân trọng, gìn giữ lịch sử nước nhà; phát huy truyền thống của cha ông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Máy chiếu, Lược đồ các thủ phủ chiếm cứ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động cảu giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ. 3’

+ Nêu 2 giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?

+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng?

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: 2’

2. Hướng dẫn bài

a) Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất. 15’

? Sau khi Ngô Quyền mất tình hình đất

- Gọi 2 HS lên bảng

+ Giai đoạn1: Buổi đầu dựng nước và

giữ nước (700 năm TCN 179TCN)

+Giai đoạn 2: Hơn 100 năm đấu tranh

giành độc lập (179 TCN - 938) - Chấm dứt hoàn toàn thời kỳ hơn 1000 năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc

-.... và mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.

- HS đọc SGK và TLCH:

+ Triều đình lục đục tranh nhau

(12)

nước ntn?

- GV: yêu cầu bức thiết trong hoàn cảnh đó là phải thống nhất đất nước về một mối.

b) Hđ2: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. 15’

- GV chia nhóm 3 HS,

1. Quê của Đinh Bộ Lĩnh ở đâu?

2. Truyện cờ lau tập trận nói gì về Đinh Bộ Lĩnh thời nhỏ?

3. Đinh Bộ Lĩnh có công gì?

4. Vì sao nhân dân ủng hộ Đinh Bộ lĩnh?

5. Sau khi thống nhất đất nước Đinh BLĩnh làm gì?

6. Đời sống của ND dưới thời Đinh Bộ Lĩnh có gì thay đổi so với thời “Loạn 12 sứ quân”?

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả,

+ Dựa vào nội dung Thảo luận em hãy kể lại chiến công dẹp loạn của Đinh Bộ Lĩnh?

- GV NX học sinh kể tốt.

3/ Củng cố - Dặn dò. 3’

- TKND: gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

(GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS chỉ tỉnh Ninh Bình).

+ Qua bài học em có suy nghĩa gì về Đinh Bộ Lĩnh?

- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)

- Nhận xét giờ học.

ngai vàng.

+ Đất nước bị chia cắt thành 12 vùng.

+ Dân chúng đổ máu vô ích.

+ Ruộng đồng bị tàn phá.

- Quân thù lăm le ngoài bờ cõi.

y/c các nhóm thảo luận và TLCH ghi vào các phiếu học tập.

+ Hoa Lư- Ninh Bình + Là người tài giỏi, chí lớn.

+ Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đ/

n.

+ Vì ông lãnh đạo ND dẹp loạn, mang lại hoà bình cho đ/n.

+ Lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.

+ Nhân dân không còn phiêu tán, họ trở về quê hương làm ruộng, đời sống ND dần dần ấm no.

- các nhóm khác NX bổ sung.

* Năm được những nét chính về sự

kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:

+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.

NS: 2 / 11 / 2018

(13)

NG: 7 / 11 / 2018

Thứ tư ngày 7 tháng 11 năm 2018

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 19: LUYỆN TẬP VỀ VĂN VIẾT THƯ

Đề bài: Em viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.

(Thay bài đã giảm tải: Luyện tập phát triển câu chuyện trang 91/ Tập 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Ôn lại mđích của việc viết thư, ndung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.

- Viết 1 lá thư có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư với nội dung thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chn thnh.

2. Kĩ năng.

- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn.

- Biết viết một bức thư với tình cảm và lời lẽ chân thành.

- Rèn kỹ năng viết thư cho HS 3.Thái độ.

- Có thói quen viết thư cho người khác để thăm hỏi trao đổi thông tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết đề văn.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. 5’

- Gọi 2 học sinh lên bảng

? Nêu cấu tạo một bài văn viết thư?

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 2’

2. Đề bài. 33’

a. Tìm hiểu đề:

GV: Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ? - Mục đích viết thư là gì?

- Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?

? Cần thăm hỏi bạn những gì? )

? Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình?

- 2 hs lên bảng TLCH.

* Phần mở đầu:

* Phần chính:

* Phần kết thúc:

+Viết thư cho một bạn trường khác + Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay)

+ Xưng: bạn - mình, cậu - tớ)

+ Hỏi thăm sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn

+ Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em)

(14)

E D

C

A B

? Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì?

- Yc HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư - Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì (thư không dán)

Em chọn viết cho ai? Viết thư với mục đích gì

b. Viết thư

Học sinh viết thư giáo viên theo dõi và uốn nắn, gợi ý giúp các em viết hoàn chỉnh một bức thư

3. Củng cố, dặn dò: 3’

-Nhận xét tiết học.

-Dặn dò HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau

+ (Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau).

- HS viết thư, nhớ dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành

- HS đọc lá thư mình viết. 3 đến 5 HS đọc.

TOÁN

TIẾT 42: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hai đường thẳng vuông góc.

3. Thái độ : Hứng thú học toán vẽ hai đường thẳng vuông góc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: SGK, thước kẻ và ê ke.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: 5’ Hai đường thẳng song song.

- GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu: 2’

2. Hướng dẫn bài. 12’

a. Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB.

- Gv thực hiện các bước vẽ như SGK vừa thao tác vừa nêu cách vẽ

+ Bước 1: Đặt cạnh góc vuông ê ke trùng với đường thẳng AB.

+ Bước 2:Chuyển dịch ê ke trượt trên đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ 2 của ê ke gặp điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB.

- HS sửa bài - HS nhận xét

- HS thực hành vẽ vào nháp

- Ta đặt một cạnh của ê ke trùng với cạnh BC & cạnh còn lại trùng với điểm A. Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ được đoạn thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt BC tại điểm H

(15)

H C B

A

b.Trường hợp điểm E nằm ở ngoài đường thẳng.

- Bước 1: tương tự trường hợp 1.

- Bước 2: chuyển dịch ê ke sao cho cạnh ê ke còn lại trùng với điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB.

- Yêu cầu HS nhắc lại thao tác.

c. Giới thiệu đường cao của hình tam giác.

- GV vẽ tam giác ABC lên bảng, nêu bài toán: Hãy vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC?

- (Cách vẽ như vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước ở phần 1). Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H.

- GV tô màu đoạn thẳng AH và cho HS biết: Đoạn thẳng AH là đường cao hình tam giác ABC.

- GV nêu: Độ dài đoạn thẳng AH là

“chiều cao” của hình tam giác ABC.

3. Thực hành. 28’

Bài tập 1: 8’

- GV cho HS thi đua vẽ trên bảng lớp.

Bài tập 2: 10’

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

+ Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC, vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC ?

- Yêu cầu HS nêu lại thao tác vẽ đường cao của tam giác.

Bài 3. 10’

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và vẽ đường thẳng qua E, vuông góc với DC tại G.

? Những cạnh nào vuông góc với EG ?

? Các cạnh AB và DC như thế nào với nhau?

? Những cạnh nào vuông góc với AB ? ? Các cạnh AD, EG, BC ntnào với nhau ?

Đoạn thẳng AH là đường cao vuông góc của tam giác ABC

- 1 hs dùng êke để kiểm tra và nêu các cặp đoạn thẳng vuông góc ở hình 3a: AE, ED; ED, DC.

- HS thực hiện trò chơi.Cả lớp nhận xét bình chọn.

+ Vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau.

+ Qua đỉnh A của tam giác ABC và

vuông góc với cạnh BC tại điểm H.

- HS vẽ hình vào vở.

- HS nêu : ABCD, AEGD, EBCG.

+ AB và DC.

+ Các cạnh AB và DC song song với nhau.

+ Các cạnh AD, EG, BC.

+ Song song với nhau.

H nêu tên các hình chữ nhật trong có trong hình.

(16)

4. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Cho HS thi vẽ hai đường thẳng vuông gốc.

- Làm bài 1, 2 trang 52, 53 trong SGK - Cbị bài: Vẽ hai đường thẳng song song.

- Hs vẽ

NS: 2/ 11 / 2018

NG: 8 /11 / 2018

Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2018

TẬP ĐỌC

TIẾT 18: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI – ĐÁT

(Thần thoại Hi Lạp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Đọc đúng, tiếng từ khó: Mi - đát; Đi - ô - ni – dốt, Pác – tôn - Hiểu nghĩa từ ngữ: phép màu, quả nhiên, khủng khiếp

- Hiểu ý nghĩa : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người (trả lời được các CH trong SGK).

2. Kĩ năng: - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc nhấn giọng từ gợi tả gợi cảm - Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt ).

3. Thái độ: - Ý thức được bản thân không tham lam, ước muốn quá lớn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Tranh minh họa. - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động cảu học sinh A/ Kiểm tra bài cũ. 5’

- bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời.

- Nhận xét HS.

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: 2’

2. Hướng dẫn bài a) HD luyện đọc. 12’

- GV chia đoạn

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đọc của bài (3 lượt HS đọc)

+ Lần 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS nếu có

+ Lần 2:

+ giải nghĩa: khủng khiếp, phán

- Hdẫn câu văn dài: Xin thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước cho tôi được sống

- Luyện đọc theo nhóm bàn. Kiểm tra.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đọan - Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu đại ý của bài.

- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.

+Đ1:Có lần thần Đi-ô-ni-dốt…đến sung sướng hơn thế nữa.

+Đ2:Bọn đầy tớ…đến cho tôi được sống.

+Đ3: Thần Đi-ô-ni-dốt…đến tham lam.

+ khủng khiếp: hoảng sợ ở mức cao, từ đồng nghĩa với từ kinh khủng + phán: truyền bảo hay ra lệnh

- HS nối tiếp nhau đọc bài theo trình tự.

- HS đọc thành tiếng.

(17)

- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.

b)Tìm hiểu bài. 12’

?Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì?

?Vua Mi-đát xin thần điều gì?

?Theo em, vì sao vua Mi-đát lại ước như vậy?

?Thoạt đầu diều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?

?Nội dung đoạn 1 là gì?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2:

?Khủng khiếp nghĩa là thế nào?

?Tại sao vua Mi-đát lại xin thần Đi- ô- ni- dôt lấy lại điều ước?

? Đoạn 2 của bài nói điều gì?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.

? Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn?

? Vua Mi-đát hiểu ra điều gì?

? Nội dung đoạn cuối bài là gì?

- Gọi HS đọc toàn bài => ý chính của bài.

c) Luyện đọc diễn cảm. 6’

- T/c cho HS luyện đọc diễn cảm.

- Gọi 1 HS đọc, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp.

- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.

- Tổ chức cho HS đọc phân vai.

- Bình chọn nhóm đọc hay nhất.

4. Củng cố – Dặn dò. 3’

? câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- Các em hãy chọn tiếng "ước" đứng đầu để đặt tên cho câu chuyện?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi câu hỏi:

+Thần Đi-ô-ni-dốt cho Mi-đát 1điều ước.

+ Vua Mi-đat xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng.

+ Vì ông ta là người tham lam.

+ Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là

người sung sướng nhất trên đời.

Ý 1: Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện.

+ Khủng khiếp nghĩa là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ.

+ Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn, uống bất cứ thứ gì. …

Ý 2: Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước.

- trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch lòng tham.

+ Vua Mi-đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

Ý 3: Vua Mi-đát rút ra bài học quý.

ND: (MT)

- 1 HS đọc thành tiếng. HS phát biểu để tìm ra giọng đọc (như hướng dẫn) - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc, sửa cho nhau.

- Nhiều nhóm HS tham gia.

(18)

người thân nghe và c/b ôn tập tuần 10.

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 18: ĐỘNG TỪ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật:

người, sự vật, hiện tượng).

2. Kĩ năng: Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiên qua trah vẽ (BT /III).

- Rèn kĩ năng sử dụng động từ chính xác khi nói và viết 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng động từ khi đặt câu, viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn: BT1 phần nhận xét.

- Giấy khổ to + bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên A/ Kiểm tra bài cũ. 3’

- Gọi HS đọc thuộc lòng và tình huống sử dụng các câu tục ngữ.

- Nhận xét từng HS.

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài. 2’

2. Nội dung

a) Tìm hiểu ví dụ. 8’

- Gọi HS đọc phần nhận xét.

Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm Các từ:

- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy.

- Chỉ trạng thái của các sự vật.

+ Của dòng thác: đổ (đổ xuống) + Của lá cờ: bay.

- Các từ nêu trên chỉ hđộng, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ, vậy đtừ là gì?

b) Ghi nhớ. 4’

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

-Vật từ bẻ, biến thành có là động từ không? Vì sao?

-Yêu cầu HS lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.

- 3 HS đọc thuộc lòng và nêu tình huống sử dụng.

- 2 HS nối tiếp đọc từng bài tập.

- 2 HS ngồi bàn thảo luận, viết các từ tìm được vào vở nháp.

- Phát biểu, nhận xét, bổ sung.

- Chữa bài (nếu sai)

- Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.

- 3 HS đọc thành tiếng, đọc thuộc ngay.

- Bẻ, biến thành là động từ. Vì bẻ là

từ chỉ hoạt động của người, biến thành là từ chỉ hoạt động của vật.

- Từ chỉ hoạt động:ăn cơm, xem ti vi, kể chuyện, múa hát, đi chơi, thăm ông bà, đi xe đạp, chơi điện tử…

* Từ chỉ trạng thái: bay là là, lượn

(19)

c) Luyện tập. 18’

Bài 1:6’ - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.

- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.

- Hoạt động ở nhà

- Hoạt động ở trường - Kết luận về các từ đúng.

Bài 2.6’ - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yc HS TL cặp đôi. - Gọi HS tbày, HS khác nx, bổ sung (nếu sai).

- Kết luận lời giải đúng.

Bài 3: 6’ - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.

- Hỏi HS đã hiểu cách chơi chưa?

- Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm.

+ Hoạt động trong nhóm.

3. Củng cố - Dặn dò. 3’

?Thế nào là động từ? ĐT được dùng ở đâu?

- Nhận xét tiết học.

vòng. Yên lặng…

- Yc HS thảo luận và tìm từ.

+đánh răng, rửa mặt, quét nhà, tưới cây, nhặt rau, vo gạo, nấu cơm, xem ti-vi,...

+ học bài, làm bài, nghe giảng bài, đọc bài, tập thể dục, chào cờ,...

- Viết vào vở bài tập

Dùng bút ghi vào vở nháp.

- 1 HS đọc thành tiếng. 2 HS lên mô tả.

+ Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán động tác : Cúi.

+ Bạn nữ làm động tác gối đầu vào tay, mắt nhắm lại. Bạn nam đoán đó là hoạt động Ngủ.

- Từng nhóm 3 HS biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. Đảm bảo HS nào cũng được biểu diễn và

đoán động tác.

- Hs trả lời

TOÁN

TIẾT 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke). HS làm được BT1,2

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hai đường thẳng song song.

3. Thái độ: - Hứng thú học vẽ hai đường thẳng song song.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - GV+ HS: Thước thẳng và ê ke.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ. 5’

-Vẽ 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E.

-Vẽ tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của tam giác này.

B/ Bài mới

- 2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.

(20)

1. Giới thiệu bài. 2’

2. Hướng dẫn học sinh.

a) Hdẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. 12’

- GV thực hiện các bước vẽ như SGK.

+ GV vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB.

+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB.

+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ.

+ GV: Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nxét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB?

- GV nêu lại trình tự các bước vẽ b) Thực hành. 18’

Bài 1: 6’ - GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

? Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và

song song với đường thẳng CD, trước tiên c/ta vẽ gì?

- GV yc HS thực hiện bước vẽ vừa nêu, đặt tên cho đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD là đường thẳng MN.

? Sau khi đã vẽ được đường thẳng MN, chúng ta tiếp tục vẽ gì ?

- Đường thẳng vừa vẽ như thế nào so với đường thẳng CD ?

- Vậy đó chính là đường thẳng AB cần vẽ.

Bài 2. 6’

- GV gọi 1 HS đọc đề bài và vẽ lên bảng hình tam giác ABC.

- GV hướng dẫn HS vẽ đường thẳng qua A song song với cạnh BC:

+ Bước 1: Vẽ đường thẳng AH đi qua A, vuông góc với cạnh BC.

+ Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua A và

vuông góc với AH, đó chính là đường thẳng AX cần vẽ.

Bài 3.6’

- GV ycầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình.

- HS nghe.

- Theo dõi thao tác của GV.

- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.

+ Hai đường thẳng này song song với nhau.

+ Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và // với đường thẳng CD.

+ Chúng ta vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD.

+ Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng MN.

- Tiếp tục vẽ hình.

+ Đường thẳng này song song với CD.

+ Vẽ đường thẳng CG đi qua điểm C và vuông góc với cạnh AB.

+ Vẽ đường thẳng đi qua C và

vuông góc với CG, đó chính là

đường thẳng CY cần vẽ.

+ Đặt tên giao điểm của AX và

CY là D.

- Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD là AD và BC, AB và DC.

- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở.

- Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông

(21)

? Tại sao chỉ cần vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì đường thẳng này sẽ // với AD ?

? Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có là

góc vuông hay không ?

? Hình tứ giác BEDA là hình gì ? Vì sao?

? Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vẽ?

? Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ?

- GV nhận xét.

4/ Củng cố - Dặn dò. 3’

- GV tổng kết giờ học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

góc với AB, đường thẳng này //

với AD.

+ Vì theo hình vẽ ta đã có BA vuông góc với AD.

+ Là góc vuông.

+ Là hình chữ nhật vì hình này có bốn góc ở đỉnh đều là góc vuông.

+ AB // với DC, BE song song với AD.

NS: 2 / 11 / 2018

NG: 9 / 11 / 2018

Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2018

KỂ CHUYỆN

TIẾT 9: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè; người thân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.

2. Kĩ năng: - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Rèn kĩ năng nghe và kể lại chuyện

3. Thái độ: - Yêu thích kể chuyện, thường xuyên kể chuyện cho mọi người nghe.

II .CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

-Thể hiện sự tự tin -Lắng nghe tích cực -Đặt mục tiêu -Kiên định

III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- HS: Chuẩn bị câu chuyện Gv đã dặn ở tiết trước

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động cảu học sinh A/ Kiểm tra bài cũ. 5’

- Gọi HS lên bảng kể câu chuyện đã nghe (đã dọc) về những ước mơ.

- Nhận xét.

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: 2’

2. Hướng dẫn kể chuyện. 30’

a) Tìm hiểu bài 8’

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gách chân dưới các từ: ước mơ đẹp

- 3 HS lên bảng kể.

- 2 HS đọc thành tiếng đề bài.

(22)

của em, của bạn bè, người thân.

+ Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?

+ Nhân vật chính trong truyện là ai?

- Nhấn mạnh: Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân.

- Gọi HS đọc gợi ý 2. - Treo bảng phụ.

- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.

* Em ước mơ trở thành một kĩ sư tin học giỏi vì em rất thích làm việc hay chơi trò chơi điện tử.

* Em kể câu chuyện bạn Nga bị khuyết tật đã cố gắng đi học vì bạn đã ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ khuyết tật.

b) Đặt tên cho câu chuyện: 3’

- Gọi hs đọc gợi ý 3

- Các em hãy suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình

- Dán dàn ý kể chuyện lên bảng, gọi 1 hs đọc

- Nhắc hs: Khi kể các em dựa vào dàn ý trên, kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em)

c) Kể trong nhóm. 10’

- Chia nhóm 2 HS, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm.

- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

d) Kể trước lớp. 9’

- Tổ chức cho HS thi kể.

- Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS, tên truyện, ước mơ trong truyện.

- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nd, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học.

3/ Củng cố - Dặn dò. 3’

* GDQTE: Qua bài con thấy trẻ em có quyền gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện

+ Đề bài yêu cầu: Ước mơ phải có thật.

+ Nhân vật chính trong chuyện là

em hoặc bạn bè, người thân.

- 3 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS đọc nội dung trên bảng phụ.

* Em kể về nội dung em trờ thành cô giáo vì quê em ở miền núi rất ít giáo viên và nhiều bạn nhỏ đến tuổi mà chưa biết chữ.

* Em từng chứng kiến một cô y tá

đến tận nhà để tiêm cho em. Cô thật dịu dàng và giỏi. Em ước mơ mình trở thành một y tá.

- Hoạt động trong nhóm.

- HS nối tiếp nhau phát biểu: Tên câu chuyện của em là: Một mơ ước đẹp, một ước mơ nho nhỏ, Em muốn thành cô giáo,...

- 1 hs đọc dàn ý kể chuyện

- HS tham gia kể chuyện.

- Hỏi và trả lời câu hỏi.

- Nxét nội dung truyện và lời kể của bạn.

- Quyền mơ ước, khát vọng.

(23)

các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và

chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 18: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Xác định được mục đích trao đổi , vai trò của mình trong cách trao đổi lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích

2. Kĩ năng: - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.

3. Thái độ: - Có thói quen trao đổi với người thân về những mong muốn, nguyện vọng của bản thân.

II .CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

-Thể hiện sự tự tin. -Lắng nghe tích cực. -Thương lượng. -Đặt mục tiêu, kiên định

III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Bảng phụ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ. 5’

- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài. 2’

2. Hướng dẫn làm bài.

a) Tìm hiểu đề. 7’

- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng:

nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.

- GV ycầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.

? Nội dung cần trao đổi là gì?

?Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?

?Mục đích trao đổi là để làm gì?

?Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?

? Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?

- 3 HS lên bảng kể chuyện.

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần gợi ý.

+ ...về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.

+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.

+ Mđích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà

anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và

ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.

+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.

*Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.

*Em muốn đi học vẽ vào các buổi

(24)

b) Trao đổi trong nhóm. 8’

- Chia nhóm 2 HS, yc 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.

c) Trao đổi trước lớp. 15’

- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.

Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn (GV có thể cho HS diễn mẫu như SGV).

sang thứ bảy và chủ nhật.

*Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.

- HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.

- Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí như SGV

- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.

Em gái - Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy trường quyền. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé!

Anh trai (kêu lên)

- Trời ơi! Con gái sao lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn hoặc học đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu!

Em gái (tha thiết)

- Anh lúc nào cũng lo em bị bắt nạt. Em học võ sẽ tự bảo vệ được mình, anh sẽ không phải lo nữa. Mới lại anh em mình điều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì phải biết võ từ bây giờ đấy anh ạ !

Anh trai - Nhưng anh vẫn thấy con gái mà học võ thì thế nào ấy, chã còn ra con gái nữa. Thế sao không học đàn. Bố mẹ có thể mua đàn cho em cơ mà?

Em gái - Thầy dạy nhạc bảo tay em cứng, em không có khiếu học đàn. Mà sao anh lại nghĩ là học võ thì không ra con gái? Anh đã thấy chị Thuý Hiền biểu diễn đẹp thế nào chưa? Như là múa ấy, thật mê li.

Anh trai - Em khéo nói lắm, thôi được, nhưng em học võ thì lấy thời gian đâu để học bài ở nhà và nấu cơm đỡ mẹ?

Em gái - Anh yên tâm đi. Thời khoá biểu ở trường em rất hợp lí nên em đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến việc học tập và việc giúp mẹ đâu.

Anh trai - Thế thì được, nữ võ sĩ. Anh sẽ ủng hộ em, em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đi học.

Em gái - Có thế chứ. Em rất cám ơn anh.

3/ Củng cố – Dặn dò. 3’

?Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT

TOÁN

TIẾT 45: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke) 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình chữ nhật, vẽ hình vuông.

(25)

4cm 2cm

D C

A B

3cm 3cm

D C

B A

3. Thái độ: - GD HS thích học Toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV + HS: - Thước thẳng và ê ke

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ. 5’

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước ; HS 2 vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC.

- GV chữa bài, nhận xét.

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài. 2’

- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình chữ nhật.

2. Nội dung.

a) Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ

dài các cạnh. 8’

- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ:

+ Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?

- Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ.

- Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.

b) Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ

dài cạnh cho trước. 6’

?Hvuông có các cạnh như tnào với nhau?

? Các góc ở các đỉnh của hvuông là các góc gì?

- Ta có thể coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3cm, chiều rộng cũng = 3cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài trước đã học.

- Hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng.

+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm

+ Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại C và lấy DA = 3cm.

+ Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3cm.

- Nối A với B ta được hình vuông ABCD.

c) Thực hành. 15’

- 2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.

M N

P Q + Các góc này đều là góc vuông.

+ Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN.

+ Các cạnh bằng nhau. . + Là các góc vuông.

- HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV.

- HS nêu các bước như phần bài học của SGK.

P Q

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết vận dụng kiến thức để vẽ hình và tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng, giải được 1 số bài toán trong thực tế1.

Gọi giao điểm của các đường thẳng kẻ từ C và D song song với BE cắt AB tại M và N. Vậy đoạn thẳng AB bị chia ra ba phần bằng nhau. Điểm C di chuyển trên đường nào?..

Lời giải.. Điểm C di chuyển trên đường trung trực của OA. Lấy M là một điểm bất kì thuộc cạnh BC. Gọi MD là đường vuông góc kẻ từ M đến AB, ME là đường vuông góc kẻ từ M

Phương pháp giải: Sử dụng công thức liên quan đến hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng cắt nhau.. Bài 9: Viết phương trình đường thẳng

a) Đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 3. Tìm điều kiện đối với m và k để đồ thị của hai hàm số là:. a) Hai đường thẳng cắt nhau. b)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của HSKT A/ Kiểm tra bài cũ: 5’.. - Kiểm tra sự chuẩn bị

b) Dùng ê ke kiểm tra xem góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có là góc vuông hay không... A

Muốn vẽ hai đường thẳng song song, ta vẽ hai đường thẳng đó cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.B. Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng