• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LẦN 2 ( Tháng 10) MÔN : ĐỊA LÝ 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LẦN 2 ( Tháng 10) MÔN : ĐỊA LÝ 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LẦN 2 ( Tháng 10) MÔN : ĐỊA LÝ 9

Thời gian làm bài: phút

Câu 1( 1đ): Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Bản sắc của mỗi dân tộc được thể hiện như thế nào?

Cho ví dụ.

Câu 2.(1,5 đ): Nêu một số thành tựu và thách thức trong sự phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới.Trong những thành tựu đó, nội dung nào là nét đặc trưng của quá trình đổi mới? Em hãy trình bày nội dung đó.

Câu 3(1,5đ): Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta (%)

Nhóm tuổi Năm 1979 1989 1999 2005

0 14 42,5 39 33,5 27

15 59 50,4 53,8 58,4 64

60 7,1 7,2 8,1 9,0

Tổng số 100 100 100 100

Hãy nêu nhận xét và giải thích nguyên nhân tạo nên sự biến đổi trong cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta.

Câu 4(2 đ): Cho bảng số liệu: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kỳ 1979 –>

2005 (đơn vị: %0).

Năm 1979 1989 1999 2005

Tỉ suất sinh 32,5 31,3 19,9 19,0

Tỉ suất tử 7,2 8,4 5,6 6.0

a) Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta qua các năm.

b) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thời kỳ 1979 –>

2005. Nêu nhận xét và giải thích.

Câu 5.(2 đ) Cho bảng số liệu:

Năm Dân số(nghìn người) Sản lượng lương thực(nghìn tấn) 1995

1997 2000 2002

71996 74307 77686 79700

27571 31584 35463 37200 a.Tính bình quân lương thực qua các năm.

b.Vẽ biểu đồ so sánh tốc độ phát triển dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người thời kỳ 1995-2002.

Câu 6 (1đ): Vì sao khẳng định Việt Nam là quốc gia tiêu biểu, thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực ĐNA?

Câu 7 (1đ): Giải thích sự hình thành các dạng địa hình:

a, Địa hình cacxtơ

b, Địa hình cao nguyên bazan c, Địa hình đồng bằng phù sa mới:

d, Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa

...

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Bản sắc của mỗi dân tộc được thể hiện như thế nào?

Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời.

- Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện trong nguôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán và phương thức sản xuất…

- Ví dụ: Người Tày, Thái mặc váy xòe.

Người Khơ Me mặc áo ba ba.

- Lễ tết cổ truyền của nhiều dân tộc diễn ra vào những thời điểm khác nhau, với những nghi thức khác nhau:

+ Lễ tết lớn nhất của người Kinh, Hoa là tết Nguyên đán.

+ Lễ tết lớn nhất của người Khơ Me là lễ mừng năm mới Chool Chnăm Thmây dra vào tháng 4 dương lịch.

+ Lễ tết cơm mới của người Êđê (Đăk Lăk) diễn ra vào khoảng tháng 10 dương lịch.

Câu 2. Nêu một số thành tựu và thách thức trong sự phát triển kinh tế của cả nước ta trong thời kỳ đổi mới. Trong những thành tựu đó, nội dung nào là nét đặc trưng của quá trình đổi mới. Trình bày nội dung đó.

Hướng dẫn trả lời.

* Thách thức(khó khăn).

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

- Những bất cập trong sự phát triển văn hóa- giáo dục- y tế, xóa đói, giảm nghèo,vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.

- Vấn đề việc làm.

- Nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

- Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước.

- Tốc độ tăng trưởng của một số ngành sản xuất chưa vững chắc do ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu (nông sản, thủy sản, hàng dệt may…).

* Thuận lợi.

- Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng CNH.

+ Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến LT-TP, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Đã hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung CN và DV các vùng kinh tế năng động.

- Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Nước ta đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực: là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như Asean (1995), Apec (1998), WTO (2007).

* Nội dung coi là nét đặc trưng của quá trình đổi mới là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng ngành Nông lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành Công nghiệp- dịch vụ- xây dựng.

(3)

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp:

(ĐBSH, ĐBSCL, chuyên canh lúa; Tây nguyên: cà phê; Đông nam bộ: Cao su…)=> tạo nên các vùng kinh tế năng động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước tập thể sang kinh tế nhiều thành phần (5 thành phần).

Câu 3: Nhận xét và giải thích nguyên nhân tạo nên sự biến đổi trong cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta.

Hướng dẫn trả lời.

* Nhận xét:

- Tỉ lệ dân số dưới tuổi lao động (0->14) giảm nhạn từ 42,5% (1979) xuống còn 27%

(2005).

- Tỉ lệ dân số trong và trên tuổi lao động, tăng, tăng nhiều ở độ tuổi từ 15-> 59 (từ 50,4%

năm 1979 lên 64,0% năm 2005).

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có sự biến đổi theo hướng già hóa dân số.

* Cơ sự thay đổi trong cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi như trên là do:

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm dần, nhờ thực hiện tốt chính sách KHHGĐ.

- Chất lượng cuộc sống của dân cư được nâng cao, nhờ những thành tựu về y tế, giáo dục, kinh tế…

Câu 4: a) Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta qua các năm.

b) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thời kỳ 1979 –>

2005. Nêu nhận xét và giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta.

Tg (%) = Sinh – Tử. (Hoặc: Tg (%) = Sinh % %

10

o Tu o

Từ công thức trên ta có bảng kết quả sau:

Năm 1979 1989 1999 2005

Tỉ suất sinh 32,5 31,3 19,9 19,0

Tỉ suất tử 7,2 8,4 5,6 6.0

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số (%)

2,53 2,29 1,43 1,30

b) Vẽ biểu đồ và nhận xét.

(4)

%

30 Tỉ lệ sinh

Tỉ lệ tử

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 20 2,53

2,29

1,43

10 1,3

Năm 1979 1989 1999 2005

Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở Việt Nam từ 1979 đến 2005.

 Nhận xét và giải thích.

Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta nhận thấy trong thời kỳ 1979-2005.

- Tỉ suất sinh.

+ Giảm nhanh và liên tục, trung bình giảm 0,37%/năm, giảm mạnh trong giai đoạn 1989- 1999.

Do triển khai và thực hiện có hiệu quả chính sách dân số KHHGĐ.

- Tỉ suất tử giảm chậm và không ổn định.

+ Tỉ suất tử giảm do chất lượng cuộc sống được nâng cao nhờ những tiến bộ về y tế, giáo dục…

+ Tỉ suất tử giảm chậm vì tỉ suất tử của dân số nước ta thuộc loại thấp.

+ Giảm không ổn định vì nó phụ thuộc nhiều nhân tố: thiên tai, dịch bệnh.

Câu 5.(2 đ) Cho bảng số liệu:

Năm Dân số(nghìn người) Sản lượng lương thực(nghìn tấn) 1995

1997 2000 2002

71996 74307 77686 79700

27571 31584 35463 37200

a.Tính bình quân lương thực qua các năm.

Năm Bình quân lương thực ( kg/người)

1995 382,5

1997 425,0

2000 456,5

2002 466,8

(5)

b. Tính tốc độ phát triển dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người thời kỳ 1995-2002.

Năm Dân số Sản lượng lương thực Bình quân lương thực

1995 100 100 100

1997 103,2 114,6 111,3

2000 107,9 128,6 119,3

2002 110,7 134,9 122,0

* Vẽ biểu đồ đường biểu diễn.

Câu 6. Vì sao khẳng định VN là quốc gia tiêu biểu, thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực ĐNA?

- Về tự nhiên:VN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á nên tính chất bao trùm của thiên nhiên Việt Nam là tính chất nhiệt đới gió mùa, là tính chất chung của khu vực.

- Về văn hoá: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc gắn bó với khu vực và có nhiều nét tương đồng trong SX sinh hoạt, trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm

- Về lịch sử: Cùng cólịch sử lâu dài đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là lá cờ đầu chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mĩ giành độc lập dân tộc.

Câu 7. Giải thích sự hình thành các dạng địa hình:

a, Địa hình cacxtơ chiếm 1/6 S lãnh thổ đất liền, địa hình này được hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước mưa, trong nước mưa có thành phần CO2, khi tác dụng với đá vôi gây phản ứng hoà tan đá:

CaCO3 + H2CO3 => Ca(HCO3)2. Sự hòa tan đá vôi này ở vùng nhiệt đới nước ta xảy ra rất mãnh liệt, địa hình này lởm chởm, sắc nhọn, bên trong có các hang động, thạch nhũ rất đẹp, tập trung nhiều ở vùng núi phía bắc

b, Địa hình cao nguyên bazan

Vào gđ Tân sinh, vận động tạo núi làm đứt gãy địa hình, dung nham núi lửa phun theo các đứt gãy, tạo ta các cao nguyên bazan rộng lớn, xếp tầng ở Tây Nguyên, Nghệ An... với diện tích khoảng 20 triệu km2

c, Địa hình đồng bằng phù sa mới :

Tân kiến tạo gây ra các sụt lún, sau đó được sông ngòi mang vật liệu, phù sa tới bồi đắp mà thành với tổng diện tích khoảng 70 triệu km2

d,

Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa : là địa hình nhân tạo. Đê sông chủ yếu ở dọc 2 bờ sông Hồng, sông Thái Bình do nhân dân đắp để chống lũ lụt

- Đê biển: đắp ven biển chống thuỷ triều, ngăn mặn

- Hồ chứa: Đắp đập ngăn sông, suối để làm thuỷ lợi và thuỷ điện

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đang làm việc trên trang tính, để mở thêm một bảng tính mới ta làm sao1. Mở

- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của

Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được

- Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán, kiến trúc nhà ở,…... + Trang phục dân tộc Thái khác với

-Hãy nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ.. Rừng và khai

Các biểu hiện như: Tìm hiểu về lịch sử, kinh tế và văn hóa của các dân tộc khác.Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ.. Thừa nhận và học hỏi

Trong những năm gần đây, trên địa bàn khu vực miền núi phía Bắc, khí hậu đã có những biểu hiện biến đổi ngày càng rõ nét và có tác động đến nhiều mặt của đời

Đạo hiếu Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo hiếu truyền thống vì vậy những nội dung cơ bản của đạo hiếu Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa của người Việt