• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn: 04/05/2020

Ngày giảng: Thứ hai 11/05/2020

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG (trang 135,136) I)MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Học thuộc bảng nhân chia.Vận dụng vào tính toán có đơn vị kèm theo.

- Tìm thừa số, số bị chia.

- Giải bài toán có phép chia

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhân, chia, giải bài toán có phép chia.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài

2. Luyện tập

Bài 1(VBT- ):Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu Hs làm bài cá nhân - Ôn luyện bảng nhân, chia.

- Gọi Hs đọc nối tiếp kết quả - Gọi hs nx kq bài làm

- Gv nx, chốt nội dung

Bài 2(VBT- ):Gọi HS đọc yêu cầu - GV hdẫn HS tính nhẩm theo mẫu.

- Chú ý khi làm tính chỉ nhẩm miệng, không ghi cách nhẩm vào vở, chỉ ghi kết quả.

- Gọi Hs đọc nối tiếp kết quả - Gọi hs nx kq bài làm

- Gv nx, chốt nội dung

Bài 3(VBT- ):Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu Hs làm bài, 2hs làm trên bảng

a)x là thành phần nào của phép tính?

b)y là thành phần nào của phép tính?

- Hai phần có gì khác nhau?

- Gọi hs nx kq bài làm - Gv nx, chốt nội dung

Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nối tiếp nhau tính nhẩm, nêu kết quả.

- HS thực hành tính theo mẫu

+ Ví dụ: 30 x 3 = 90 (vì 3 chục nhân 3 bằng 9 chục)

- Hs đọc yêu cầu

- Hs đọc nối tiếp kết quả - Hs nx kq bài làm

- HS đọc yêu cầu - Thừa số.

- Số bị chia.

- HS trả lời.

- Cả lớp làm vở. Chữa bài, nhận xét

Bài 2 (VBT- ): Gọi hs đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS tính nhẩm từ trái sang phải.

+ Ví dụ: 2 : 2 x 0 = 1 x 0 = 0

Bài 3 (VBT- ): Gọi hs đọc yêu cầu - Hd hs phân tích đề toán

- Yêu cầu hs làm bài

- Hai bài toán phần a và phần b có gì

Bài 2: Hs đọc yêu cầu - HS thực hành tính.

- 1 em lên bảng chữa bài.

- Nhận xét.

Bài 3: Hs đọc yêu cầu - Cả lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài - Nhận xét.

(2)

khác nhau?

?Phần a chia thành phần bằng nhau, phần b chia thành các nhóm.

3- Củng cố - Tổng kết - Gv nhận xét tiết học.

- HS trả lời.

Tập đọc – kể chuyện TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. MỤC TIÊU

Tập đọc:

1. Kiến thức

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài học: búng càng, nhìn trân trân, mái chèo, bánh lái, quẹo,...

- Hiểu nội dung câu chuyện muốn nói: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ ngày càng khăng khít.

2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng câu, đoạn, toàn bài.

3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ trân trọng và học tập tình bạn của Tôm Càng và Cá Con.

Kể chuyện:

1.Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện.

- Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện một cách tự nhiên.

- Tập trung theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể tiếp lời bạn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện, nghe bạn kể và đánh giá lời kể của bạn.

3. Thái độ: HS có thái độ trân trọng và yêu quý tình bạn của Tôm Càng và Cá Con II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: Giúp hs có ý thức tự nhận thức giá trị của bản thân, biết ra quyết định và thể hiện sự tự tin.

III. ĐỒ DÙNG:4 tranh minh hoạ nội dung câu chuyện trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ( 3’) - 2 HS học bài cũ

?Bài thơ cho thấy biển trong mắt bạn nhỏ như thế nào?

- HS NX – GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài đọc(1’)Hs qs tranh trên pc 2. Luyện đọc: (20’)

a. Đọc mẫu

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài văn.

- Khái quát chung cách đọc.

b. Hdẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa

Bé nhìn biển

- Biển rất rộng và giống như trẻ con.

Tôm Càng và Cá Con.

- Giọng kể thong thả, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, hồi hộp căng thẳng ở đoạn 3, trở lại nhịp đọc khoan thai khi đọc đoạn 4.

(3)

từ

* Đọc từng câu

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu - Luyện đọc từ khó

* Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài

- HS đọc chú giải SGK.

- Giáo viên giải nghĩa thêm.

* Đọc từng đoạn trong nhóm - Từng HS trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý.

* Thi đọc giữa các nhóm

- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn - Lớp nhận xét

Từ khó: Trân trân, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, xuýt xoa.

Cá Con lao về phía trước./đuôi ngoắt sang trái,/vút cái,/nó đã quẹo phải.//Bơi một lát,/Cá Con lại uốn đuôi sang phải.// Thoắt cái,/nó lại quẹo trái.// Tôm Càng thấy vậy phục lăn.//

- phục lăn: rất khâm phục.

- áo giáp: bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng bảo vệ cơ thể.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài( 10’)

- Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì?

- Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế

nào?

- Đuôi của Cá Con có ích lợi gì?

- Vẩy của Cá Con có ích lợi gì?

- Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.

- Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen?

TIẾT 2

4. Luyện đọc lại: (5’)

- 3 nhóm HS, mỗi nhóm 3 em tự phân vai thi đọc lại truyện

- Lớp nhận xét và bình chọn

- Khi đang tập bơi dưới đáy sông Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, khắc người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.

- Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở.

“Chào bạn, Tôi là...”

- Đuôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.

- Vẩy là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau

- Một con cá to, mắt đỏ ngầu nhằm cá con lao tới. Tôm Càng vội búng càng vọt tới xô bạn vào một ngách đá nhỏ.

- Tôm Càng thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm cứu bạn thoát nạn, lo lắng hỏi han bạn khi bạn đau. Tôm Càng là một người bạn đáng tin cậy.

- Người dẫn chuyện.

- Tôm Càng.

(4)

2. Hướng dẫn HS kể chuyện: (20’) Bài 1: Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và nêu nội dung mỗi tranh.

- Yêu cầu HS tập kể từng đoạn trong nhóm dựa theo tranh.

- Đại diện nhóm thi kể 4 đoạn câu truyện trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.

3. Củng cố, dặn dò: ( 2’)

?Em thích nv nào trong câu chuyện này?

- GV nx giờ học.Vn tập kể lại câuchuyện.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

?Em học được ở Tôm Càng điều gì?

- Giáo viên nhận xét giờ học.

* TH:Quyền được kết bạn. Bạn bè có bổn phận yêu quý và giúp đỡ nhau

- Cá con

Bài 1: HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát, nêu nội dung - HS kể từng đoạn trong nhóm

- Đại diện nhóm thi kể 4 đoạn câu chuyện trước lớp.

Tranh 1:Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau.

Tranh 2:Cá Con trổ tài bơi lội cho Tôm Càng xem.

Tranh 3:Tôm càng phát hiện ra kẻ ác, kịp thời cứu bạn.

Tranh 4:Cá Con biết tài của Tôm Càng rất nể trọng bạn

- Yêu quý bạn, thông minh, dám dũng cảm cứu bạn.

––––––––––––––––––––––––––––––––

BUỔI CHIỀU

Chính tả

VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Chép lại chính xác truyện vui “Vì sao cá không biết nói”

- Viết đúng 1 số tiếng có âm đầu r/d hoặc vân ưt/ ưc

2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần dễ lẫn ai/ ay;

s/x; ất/ào

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu, Máy tính bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(3’)

- GV đọc, 2 HS viết bài trên bảng.

- Dưới lớp viết nháp

- Nhận xét bài trên bảng. GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn tập chép: (25’) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

con trăn, cá trê nước trà, tia chớp.

Vì sao cá không biết nói

(5)

- GV đọc bài chính tả - 2 HS đọc lại.

?Việt hỏi anh điều gì?

?Câu trả lời của Lân có gì buồn cười?

- HS nhận xét cách trình bày bài chính tả.

b. GV đọc học sinh chép bài vào vở.

c. Nhận xét, chữa bài

- Gv nhận xét bài khoảng 5 em.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

(8’)

Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu

* Ứng dụng PHTM

- Tiến hành gửi tập tin cho Hs.

- Tiến hành thu thập tập tin cho Hs.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học.

- Việt hỏi: Vì sao cá không biết nói.

- Lân chê em ngớ ngẩn nhưng chính Lân mới ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước. Cá không biết nói như người vì chúng là loài vật.

Nhưng cũng có lẽ cá có cách trao đổi riêng với bầy đàn.

- Viết tên truyện giữa trang vở.

Bài 1: HS nêu yêu cầu

- Học sinh dưới lớp nhận tập tin và làm vào máy tính bảng

Lời ve ngân da diết Xe sợi chỉ âm thanh

Khâu những đường rạo rực Vào nền mây biếc xanh

- Học sinh dưới lớp gửi tập tin

Bồi dưỡng Tiếng việt

ÔN DẤU PHẨY- VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ CẢNH ĐẸP CỦA SÔNG I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- HS biết điền dấu câu (dấu phẩy) vào chỗ hợp lí trong câu văn, đoạn văn.

- Biết dựa vào tranh và câu hỏi để viết câu văn nó về cảnh đẹp của sông Hương.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết câu văn tả về cảnh đẹp của dòng sông.

c)Thái độ: Có thái độ yêu quý và biết bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. KTBC (5p)

- HS đọc truyện tiết trước.

2. BÀI MỚI A. GTB (1p)

B. HD học sinh luyện tập Bài 1:(17p) HS đọc y/c bài tập - HD h/s làm

- HS làm vở bt - Gọi h/s đọc bài

- GV nhận xét, chốt cách điền dấu phẩy đúng và cách đọc ngắt hơi khi gặp dấu phẩy trong câu.

Bài 1: HS đọc y/c bài tập - Hs làm bài

Ông lão câu được một chú cá con. Cá van xin:

- Ông hãy thả tôi ra! Tôi bé tẹo, thịt tanh ông ăn chẳng bõ. Ông thả tôi ra, tôi lớn lên, thịt thơm ngon hơn, bấy giờ ông hãy bắt.

Ông lão thương tình, bèn thả cá con.

(6)

- Nêu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi con cá con thông, biết bình tĩnh xử lí tình huống nguy hiểm thoát chết một cách khôn khéo Bài 2: Gọi HS đọc y/c bài tập

- Yêu cầu Hs quan sát tranh - HD h/s làm

- HS làm vở bt

- Gọi h/s câu văn trả lời

- GV nhận xét: Chốt câu văn đúng, hay

C. Củng cố, dặn dò:(3’) - GVnhận xét tiết học

Bài 2: HS đọc y/c bài tập - Hs quan sát tranh

a) Tấm ảnh chụp cảnh sông Hương vào lúc nào?

b) Hình dáng cây cầu thế nào?

c) Dòng sông như thế nào?

d) Bên bờ sông em thấy gì? Dưới sông em thấy gì?

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 09/05/2020

Ngày giảng: Thứ ba 12/05/2020

T oán

ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS ôn lại mối quan hệ giữa đơn vị, chục, trăm.

- Nắm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.

- Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và viết các số tròn trăm.

3. Thái độ: Hs hứng thú, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ôn tập về đơn vị, chục, trăm. (10’) - Slide 1: GV gắn các ô vuông từ 1 đơn vị đến 10 đơn vị như SGK.

- GV gắn các hình chữ nhật (các chục từ 1 chục đến 10 chục) theo thứ tự như SGK.

- Yêu cầu HS quan sát và nêu số chục trăm rồi ôn lại:

10 chục = 1 trăm 2. Một nghìn(10’)

a) Số tròn trăm

- Slide 2: GV gắn các hình vuông to (các trăm) như SGK.

- Gv ghi: 100 ; 200 ; ... ; 900.

b) Nghìn

- GV gắn tiếp 1 hình vuông = 10 hình vuông to giới thiệu: 10 trăm là 1 nghìn.

- 1 nghìn viết là 1000 3. Thực hành: (15’)

- Slide 3: GV gắn các hình trực quan về

đơn vị, các chục, các trăm lên bảng.

- HS nêu lại 10 đơn vị = 1 chục.

- HS nhắc lại.

- HS nêu các trăm từ 1 trăm đến 9 trăm và viết số tương ứng.

- HS nhận xét các số tròn trăm: có tận cùng là 2 chữ số 0.

- HS đọc số, viết số 1000 - Ôn lại:

10 trăm = 1 nghìn.

10 chục = 1 trăm

(7)

- GV viết các số lên bảng.

4.Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv nhận xét tiết học.

10 đơn vị = 1 chục

- Vài HS ghi các số tương ứng và đọc tên.

- Nhận xét

- HS chọn ra các hình chữ nhật hay hình vuông ứng với số chục và số trăm - ghi lên bảng.

- Nhận xét

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ về sông biển (các loài cá, các con vật sống dưới nước).

Luyện tập về dấu phẩy.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng dùng dấu phấy đúng.

3)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ( b3), Tranh minh hoạ các loài cá - 2 bộ thẻ từ ghi tên 8 loài cá trong bài 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS làm bài trên bảng - Dưới lớp theo dõi nhận xét - Gv nhận xét

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hướng dẫn HS làm bài tập(30’) Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu

- GV treo tranh, HS quan sát tranh - 1 HS đọc mẫu, đọc tên từng loài cá - Hs trao đổi theo cặp.

- GV phát 2 bộ thẻ từ cho 2 nhóm gắn nhanh tên từng loài cá lên bảng.

- Cả lớp nhận xét bổ sung - 1 HS đọc lại toàn bài

Bài 2: Gọi 2 HS nêu yc,qsát tranh SGK.

- GV tổ chức trò chơi tiếp sức:

+ 2 đội, mỗi đội 5 HS

+ Theo hiệu lệnh của GV tìm từ, đội nào tìm được nhiều từ là thắng cuộc - Dưới lớp nhận xét trò chơi

- GV tổng kết trò chơi

Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn.

Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong những câu sau:

Cây cỏ héo khô vì hạn hán Đàn bò béo tốt vì được chăm sóc kỹ Từ ngữ về Sông biển.Dấu phẩy

Bài 1: HS nêu yêu cầu, HS quan sát tranh - 1 HS đọc mẫu, đọc tên từng loài cá - Hs trao đổi theo cặp.

Cá nước mặn Cá nước ngọt cá thu, cá chim, cá

chuồn, cá nục

cá mè , cá chép, cá trê, cá quả

Bài 2: HS nêu yc, qsát tranh - Hs tham gia chơi

+ Tôm, sứa, ba ba.

+ Cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chày, cá diếc, cá rô, ốc tôm, cua, cáy, cá voi, cá mập, cá sấu, sư tử biển, hải cẩu, sao biển,....

Bài 3: Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy:

(8)

- Gọi HS đọc lại câu 1 và câu 4.

-Y/c HS làm bài cá nhân vào vở.

- GV thống nhất kết quả C. Củng cố, dặn dò: (5’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà học bài

- 2 HS đọc

HS làm bài cá nhân vào vở+ 2 HS làm trên bảng phụ.

- Cả lớp nhận xét

Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê tôi đã thấy nhiều.

Càng lên cao trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

BUỔI CHIỀU

Tập viết CHỮ HOA X I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết viết chữ cái hoa X cỡ vừa và nhỏ

- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng: “ Xuôi chèo mát mái ” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ X hoa theo cỡ vừa và nhỏ.

3.Thái độ:Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch II. ĐỒ DÙNG: Mẫu chữ X hoa, Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS viết bảng lớp. Lớp viết bảng con - GV nhận xét.

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hướng dẫn viết chữ hoa: (8’)

a. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét - HS quan sát mẫu chữ đặt trong khung.

?Chữ X hoa cỡ nhỡ cao mấy ô? rộng mấy đơn vị chữ?

?Chữ X hoa gồm mấy nét, là những nét nào?

- GV hướng dẫn cách viết.

- GV viết mẫu chữ X hoa cỡ nhỡ trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết.

b. Luyện viết bảng con.

- HS luyện viết chữ X hoa 2 lượt - GV nhận xét, uốn nắn

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: (5’) a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng

- Gọi HS đọc cụm từ ứng dụng.

? Em hiểu thế nào là “Xuôi chèo mát mái”

b. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét

V- Vượt

Chữ hoa X

- Cao 5 ô . Rộng 4 li

- Chữ X hoa gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét móc hai đầu và 1 nét xiên.

- Gặp nhiều thuận lợi

(9)

?Cụm từ có mấy tiếng?

?Tiếng nào được viết hoa?

? Hãy nêu độ cao của các chữ cái?

?Vị trí các dấu thanh?

?Khoảng cách giữa các chữ cái được viết bằng chừng nào?

- GV viết mẫu chữ Xuôi trên dòng kẻ li c. Hướng dẫn viết bảng con

- HS viết bảng con chữ Xuôi 2 lượt

- GV nhận xét uốn nắn thêm về cách viết.

4. Viết vở tập viết: (15’) - GV nêu yêu cầu viết.

- HS viết bài theo yêu cầu.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.

5. Nhận xét

- GV thu và nhận xét bài 5 em.

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét chung bài viết - GV nhận xét chung giờ học.

- Dặn HS viết bài ở nhà.

- Cụm từ có 4 tiếng.

- Tiếng Xuôi được viết hoa.

- X, h, g: 2,5 li t: 1,5 li Các chữ còn lại:1 li - Dấu huyền đặt trên i

- Dấu sắc đặt trên các chữ a.

- Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o

1 Dòng chữ X hoa cỡ vừa.

2 dòng chữ X hoa cỡ nhỏ.

1 dòng chữ Xuôi cỡ vừa.

1 dòng Xuôi cỡ nhỏ.

3 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ

Ngày soạn: 09/05/2020

Ngày giảng: Thứ tư 13/05/2020

T oán

SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết so sánh các số tròn trăm.

- Nắm được thứ tự các số tròn trăm.

- Biết điền các số tròn trăm vào vạch trên tia số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh các số tròn trăm.

3. Thái độ: Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài

2. So sánh các số tròn trăm(15’) - Slide 1: GV gt các hvuông như SGK - Slide 2:

200 ... 300 - Học sinh điền dấu < ; > ; = vào bảng

(10)

300 ... 200 400 ... 500 500 ... 600 200 ... 100 2- Thực hành(20’)

Bài 1, 2: Gọi hs đọc yêu cầu - GV tổ chức cho HS tự làm bài - Chữa bài, nhận xét.

Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu

- Trò chơi: Sắp xếp các số tròn trăm - GV phát cho HS các tấm bìa từ 100 đến 900.

- Gọi 1 em bất kì, ví dụ: 400. Các em phải đứng vào đúng vị trí (số nhỏ hơn lần lượt đứng bên trái, số lớn hơn đứng bên phải.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học

con.

- 1 HS lên bảng

- Chữa bài - nhận xét.

- Cả lớp làm bài.

- Chữa bài - nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Cả lớp tự làm bài: tìm cách điền số thích hợp vào ô trống (các số điền phải là các số tròn trăm theo chiều tăng dần) - Chữa bài - nhận xét.

- HS chơi trò chơi

- HS chấm điểm nhóm thắng cuộc.

Tập đọc + Tập làm văn

SÔNG HƯƠNG- ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. TẢ NGẮN VỀ BIỂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trơn chảy toàn bài. Ngắt nghỉ đúng ở chỗ có dấu câu và chỗ cần tách ý gây ấntượng trong những câu dài

- Biết đọc bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng. Hiểu các từ ngữ khó: sắc độ, đặc ân, thiên nhiên.

- Cảm nhận được vẻ thơ mộng, luôn biến đổi của sông Hương qua cách miêu tả của tác giả.

* TLV:- Tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp.

Trả lời câu hỏi về biển 2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát phù hợp với bài - Rèn kĩ năng đáp lại lời đồng ý trong giao tiếp

3.Thái độ: HS có thái độ yêu quý và tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của sông Hương II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẬP ĐỌC A. Kiểm tra bài cũ(3’) - 2 HS đọc đọc bài cũ.

- Trả lời câu hỏi về nội dung bài - Dưới lớp nhận xét

Tôm Càng và Cá Con.

(11)

- GV nhận xét B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện đọc: (15’) a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

- Gv nêu khái quát cách đọc

b. Hd HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- Từng HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Luyện đọc từ khó

* Đọc từng đoạn trước trước lớp - GV chia đoạn

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Luyện đọc câu dài

- Gọi HS đọc chú giải SGK

* Đọc từng đoạn trong nhóm - Từng HS trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý.

* Thi đọc giữa các nhóm 3. Tìm hiểu bài (8’)

+ Tìm những từ ngữ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương.

+ Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên?

- GV kết hợp chỉ tranh giới thiệu giải thích từ xanh biếc, xanh non, xanh thẳm

- Vào mùa hè, sông Hương đổi màu như thế nào?

- Do đâu có sự thay đổi ấy?

- Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu như thế nào?

- HS giải nghĩa: lung linh dát vàng.

- Do đâu có sự thay đổi đấy?

Sông Hương

- Giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả màu sắc, hình ảnh.

Từ khó

xanh non, mặt nước, trong lành.

Đoạn 1:từ đầu – in trên mặt nước.

Đoạn 2: tiếp ...lung linh dát vàng.

Đoạn 3: còn lại.

- Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẳm của da trời;/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước//

- 1HS

+ Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.

+ Xanh thẳm: do da trời tạo nên.

+ Xanh biếc do lá cây tạo nên.

+ Xanh non: do những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước tạo nên

- Thay chiếc áo xanh hằng ngày bằng dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

- Do hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ in bóng xuống mặt nước

- Dòng sông là 1 đường trăng lung linh dát vàng.

- Do dòng sông được ánh trăng chiếu rọi sáng lung linh.

(12)

- Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế?

?Sau khi học bài này, em có suy nghĩ gì về

sông Hương?

- GV liên hệ tỉnh Quảng Ninh( Vịnh Hạ Long)

* Luyện đọc lại - Gọi hs đọc - GV nhận xét.

TẬP LÀM VĂN

2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’) Bài 1( Ýa, c): Gọi HS đọc yêu cầu và các tình huống trong bài.

- Nhiều HS thực hành đóng vai.

- Lớp và GV nhận xét.

+ Khi nói những lời đáp trong tình huống trên, em cần có thái độ như thế nào?

*TH: Quyền được tham gia đáp lại lời đồng ý.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Nói lại những câu trả lời của mình.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết.

- Lớp và GV nhận xét.

- GV chấm một số bài.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Dặn HS thực hành đáp lời đồng ý trong giao tiếp hàng ngày.

- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS ôn bài.

- Làm cho thành phố Huế thêm đẹp, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào cảu chợ búa, tạo cho thành phố 1 vẻ êm đềm.

- Sông Hương là dòng sông đẹp, luôn đổi màu sắc.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp

Bài 1:Nói lại lời đáp của em trong những trường hợp sau:

a)Cháu cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay ạ.

c) Nhanh lên nhé. Tớ chờ đấy

+ Thái độ biết ơn khi được bác bảo vệ mời vào, khi được cô y tá nhận lời sang nhà để tiêm thuốc cho mẹ. Thái độ vui vẻ khi bạn nhận được lời đến chơi nhà.

Bài 2: Viết lại những câu trả lời của em:

Bài làm

Tranh vẽ cảnh biển lúc sớm mai. Sóng biển đang dào dạt vỗ làm tung lên những đám bọt trắng xóa. Trên mặt biển từng đoàn thuyền đang lướt sóng ra khơi. Trên bầu trời ông mặt trời đỏ ối đang nhô cao tỏa những tia nắng ấm áp xuống mặt biển.

Phía xa xa những đám mây đang bồng bềnh trôi trông như những đám bọt xà phòng xốp nhẹ.

Ngày soạn: 09/05/2020

Ngày giảng: Thứ năm 14/05/2020

T oán

CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết các số tròn chục từ 110 đến 200.

- Đọc và viết thành thạo các số tròn chục từ 110 đến 200.

(13)

- So sánh được các số tròn chục, nắm được thứ tự các số tròn chục.

2. Kĩ năng: Rèn viết thành thạo các số tròn chục từ 110 đến 200 và so sánh các số tròn chục, nắm được thứ tự các số tròn chục.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học,tích cực hoc tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hv biểu diến 1 trăm và các hcn biểu diễn 1 chục.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200. (10’)

- GV gắn lên bảng các chục - Gv ghi bảng

- Nhận xét đặc điểm của các số tròn chục

- Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200.

- GV lần lượt gắn các hình vuông được chia thành các trăm và các hình chữ nhật được chia thành các chục như SGK.

- Hình vẽ cho biết có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

2. So sánh các số tròn chục(10’) - GV gắn lên bảng 120 và 130 ô vuông - Yêu cầu HS so sánh

- Hướng dẫn HS so sánh các số ở các hàng để điền dấu

-GV KL: So sánh từ hàng cao đến hàng thấp.

3. Thực hành(17’) Bài 1

- GV Y/c HS tự làm vào vở+ chữa bài - GV nhận xét , chữa.

Bài 2, 3

- GV nhắc lại cách nhận xét các số để so sánh.

- Y/c HS làm bài.

Bài 4: GV cho HS tìm số để điền.

- Y/c hS làm bài

- Gọi HS T/bày bài làm - GV nhận xét

Bài 5: HS lấy đồ dùng. Tự xếp hình.

- GV q/sát và h/dẫn.

- GV nhận xét.

- HS nêu số chục tương ứng.

- Có chữ số tận cùng là chữ số 0.

- HS trả lời- điền vào bảng.

- HS suy nghĩ cách viết số - viết số và ghi cách đọc.

- HS đọc lại các số tròn chục từ 110 đến 200.

- HS so sánh và điền dấu 120 < 130

- Hàng trăm bằng nhau : 1 = 1 - Hàng chục : 3 > 2 vậy 130 > 120

Bài 1

- HS làm bài . 3 HS làm bảng lớp.

- Lớp nhận xét.

Bài 2, 3 - Lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân VBT - Chữa bài.

Bài 4

- HS điền số vào ô trống.

- 3HS T/bày bài làm.

- Nhận xét.

Bài 5

- HS lấy bộ đồ dùng tự xếp hình theo mẫu.

(14)

4. Củng cố, dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học

- Tuyên dương học sinh

–––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc + kể chuyện

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( tiết 1+ 2 + 3) I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức:

- Biết đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?(BT2, 3); Biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT4)

- Nắm được từ ngữ về bốn mùa (BT2), biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT3)

- Biết đặt và trả lời câu hỏi ở đâu? ( BT2, 3); Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT4)

b)Kỹ năng:. Rèn kn viết câu đúng dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa chữ cái tên riêng c)Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập, giao tiếp đúng mực, lễ phép.

* TH: Quyền được tham gia (đáp lại lời cảm ơn)

II. ĐỒ DÙNG: Phiếu ghi tên một số bài TĐ đã học; Bảng phụ - Máy tính, máy chiếu, phông chiếu (bài tập 2)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài

TIẾT 1

2. Tìm bộ phận trả lời CH: Khi nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu.

3.Đặt c.hỏi cho bộ phận được in đậm - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Tổ chức làm bài tập.

4- Nói lại lời đáp của em

- GV treo bảng phụ ghi một số tình huống.

*TH: Quyền được tham gia(đáp lại lời cảm ơn)

TIẾT 2 5. Trò chơi: mở rộng vốn từ

- GV chia lớp thành 6 tổ: Xuân, Hạ, Thu, Đông, Hoa , Quả.

- 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm.

- Cả lớp làm bài, gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi : Khi nào?

- Chữa bài - nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu và đọc câu hỏi.

- Khi nào dòng sông trở thành đường trăng lung linh dát vàng?

- Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?

- HS thực hành đối - đáp theo cặp.

- Từng cặp đứng lên đối - đáp theo yêu cầu từng câu.

- Nhận xét, bổ sung.

- Từng tổ đứng lên giới thiệu thành viên của tổ mình và đố các bạn. Ví dụ:

+ Mùa của tôi từ tháng mấy đến tháng mấy?

+ 1 bạn ở tổ hoa nêu tên một loài hoa và đố: "Theo bạn tôi ở mùa nào?"

- Các tổ trả lời, nhận xét, bổ sung.

(15)

6 Ngắt đoạn trích thành 5 câu - GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc.

TIẾT 3

3. Trò chơi: mở rộng vốn từ về chim chóc.

- Gọi từng nhóm nêu đặc điểm chính về con vật của nhóm mình.

4. Viết đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) về

một loài chim hoặc gia cầm.

6. Củng cố - dặn dò - Gv nx tiết học

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Chữa bài - nhận xét.

- HS chia thành từng nhóm 3, 4 em.

- Mỗi em tự chọn 1 loài chim hoặc gia cầm. Kể về con vật mà nhóm mình chọn (bạn nhóm trường nêu câu hỏi cho các bạn trả lời.)

- Các nhóm góp ý.

- HS suy nghĩ chọn 1 loại gia cầm mà mình thích.

- 1, 2 em làm miệng

- HS làm vào vở, Chữa bài - nhận xét.

Chính tả + LT và câu

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( tiết 5+6 +7) I) MỤC TIÊU

a)Kiến thức:

- Biết đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? ( BT2, 3)

- Nắm được TN về muông thú (BT2), kể được về một con vật mình biết (BT3) - Biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? ( BT2, 3)

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy.

c)Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập, giao tiếp đúng mực, lễ phép.

* TH: Quyền được tham gia ý kiến.

II. ĐỒ DÙNG:

- Máy tính, máy chiếu, phông chiếu (bài tập 2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 5 1. Giới thiệu bài

2. Tìm bộ phận trả lời câu hỏi: Như thế

nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

* Slide1:GV chiếu đáp án

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm - Gọi HS nêu y/c

-Y/c HS làm bài - Gọi HS đọc bài làm.

- Gv nhận xét.

4. Nói lời đáp của em

- GV gọi HS đọc các tình huống.

*QTE: Quyền được tham gia (đáp lời 2.

1 HS đọc yêu cầu.

- Cả lớp làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.

- Chữa bài - nhận xét.

- Lớp đối chiếu, chữa bài.

3.

1 HS đọc yêu cầu.(Đặt câu hỏi) - Làm cá nhân VBT

- 5, 6 em đọc câu hỏi của mình.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

4. HS từng cặp thực hành đối - đáp.

- HS nêu lời đáp của mình trong từng trường hợp.

(16)

khẳng định,phủ định) TIẾT 6

1. Trò chơi: mở rộng vốn từ về muông thú.

- GV phổ biến cách chơi và t/c cho 2HS chơi thử

+ VD: Nhóm A nói tên 1 con vật (hổ) + Nhóm B nói từ chỉ đặc điểm của con vật ấy (hung dữ)

- GV chia nhóm và t/c chơi

- Gv nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

2. Thi kể chuyện về con vật em biết - Tổ chức cho HS kể.

- GV nhận xét.

TIẾT 7

1.Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi:

Vì sao?

*Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Hãy đọc câu văn trong phần a.

- Vì sao Sơn ca khô cả họng?

- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi

“Vì sao?”

- Yêu cầu HS tự làm phần b.

* Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.

- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?

- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.

2.Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác

- Bài tập yêu cầu HS đáp lại lời đồng ý của người khác.

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lớp nghe + 2 HS chơi thử.

- HS chơi trò chơi.

- Nhận xét, bình chọn nhóm nêu đúng, nhanh.

- HS tham gia thi kể chuyện.

- Nhận xét bình chọn người kể hay nhất.

Bài 2: Hs đọc yêu cầu

?Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?

- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.

- Sơn ca khô cả họng vì khát.

- Vì khát.

- Suy nghĩ và trả lời: Vì mưa to.

Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.

- Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.

- Bộ phận “vì thương xót sơn ca”.

a, Vì sao bông cúc héo lả đi?

- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.

b) Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn?

2. HS đáp lại lời đồng ý của người khác.

a) Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy (cô) đã đến dự tiệc liên hoan văn nghệ với chúng em./ Lớp em rất vinh dự được đón thầy (cô) đến dự buổi liên hoan này. Chúng em xin cảm ơn thầy (cô)./…

b) Thích quá! Chúng em cảm ơn thầy (cô)./

Chúng em cảm ơn thầy (cô) ạ./ Oi, tuyệt quá.

Chúng em muốn đi ngay bây giờ./…

c) Dạ! Con cảm ơn mẹ./ Thích quá. Con phải chuẩn bị những gì hả mẹ?/…

(17)

- Nhận xét bài từng HS.

4. Củng cố – Dặn dò (2’)

- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?

- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức - Nhận xét tiết học

- Câu hỏi vì sao dùng để hỏi về nguyên nhân của một sự việc nào đó.

- Chúng ta thể hiện sự lịch sự đúng mực.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 09/05/2020

Ngày giảng: Thứ sáu 15/05/2020

Toán

Tiết 120: CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết các số tròn chục từ 101 đến 110.

- Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110.

2. Kỹ năng

- Biết so sánh được các số từ 101 đến 110. . 3. Thái độ

- HS phát triển tư duy II. CHUẨN BỊ

- GV: các tấm bìa, bảng phụ - HS: vở bài tập, bảng con III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 1HS lên bảng đọc và viết:

150 160

- HS dưới lớp viết bảng con và đọc số 130 , 140

- Y/C HS nhận xét

- GV nhận xét , tuyên dương B. Bài mới (30’)

1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Đọc và viết số từ 101 đến 110.

- GV hướng dẫn HS đọc các số theo hình trong SGK.

- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi :

1HS lên bảng đọc và viết:

150 160

một trăm năm mươi ; một trăm sáu mươi - HS dưới lớp viết bảng con và đọc số 130 , 140

- HS nhận xét

- Lớp lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

(18)

? Có mấy trăm ?

- Gọi học sinh lên bảng viết số - Gắn thêm một hình vuông nhỏ và hỏi:

? Có mấy chục và mấy đơn vị ? - Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục và 1 đơn vị , trong toán học người ta dùng số một trăm linh một và viết 101.

- Tương tự giới thiệu số 102, 103 - Yêu cầu học sinh tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110.

- Nhận xét, bổ sung.

3. Thực hành:

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Y/c HS làm bài cá nhân vào VBT - Y/C 2 HS cùng bàn đổi chéo vở và nhận xét

- Mời HS trình bài bài làm trước lớp

- Y/c HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá Bài 2:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Gọi h/s lên bảng làm bài.

-Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, chữa bài

- Gọi học sinh đọc lại các số trên Bài 3

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

- Gọi h/s lên bảng làm bài.

- Gv nhận xét, chữa bài.

+ Có 1 trăm

- Học sinh lên bảng viết số 100.

+ Có 0 chục và 1 đơn vị, h/s viết 0 vào cột chục và 1 vào cột đơn vị.

- HS viết và đọc số : 101 - Học sinh nêu:

- Thảo luận tìm cách viết số còn thiếu trong bảng, sau đó gọi h/s lên làm bài trên bảng.

- HS nối đọc và viết:

102: Một trăm linh hai 109: Một trăm linh chín 105: một trăm linh năm 103: một trăm linh ba Bài 1

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân vào VBT

- 2 HS cùng bàn đổi chéo vở và nhận xét - HS trình bài bài làm trước lớp

102 – Một trăm linh hai 105 – Một trăm linh năm 109 – Một trăm linh chín 108 – Một trăm linh tám 107 – Một trăm linh bảy - Y/c HS nhận xét

- HS đọc y/c đề bài.

- HS lên bảng làm bài

110 102 103 104 105 106 107 ..

- HS nhận xét.

Bài 3

- HS nêu yêu cầu bài - Lớp làm bài vào vở.

- HS lên bảng làm bài.

101 < 102 106 < 109 102 = 102 103 > 101 105 > 104 105 = 105 109 > 108 109 < 110

(19)

Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- HD học sinh diền các số theo thứ tự

- GV nhận xét

* Rèn kỹ năng so sánh số D. Củng cố - Dặn dò (2’) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh.

Bài 4

- Đọc yêu cầu bài tập

- học sinh diền các số theo thứ tự - 2 em lên bảng chữa bài.

a, 103, 105, 106, 107, 108 b, 110, 107, 106, 105, 103 - Nhận xét

- Lắng nghe.

____________________________________________

Tập viết + Tập làm văn

Tiết 8, 9, 10: KIỂM TRA ĐỌC - KIỂM TRA VIẾT I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa học kì II.

- Biết đặt và trả lời với Vì sao?

2.Kỹ năng: HS đọc thành thạo các bài tập đọc đã học. Giải ô chữ 3.Thái độ: HS yêu thích tiết học

II. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, VBT, phiếu bốc thăm - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

TẬP VIẾT A. Bài cũ (4’)

- Gv kiểm tra bài tập của hs từ tiêt trước - Gv nhận xét

B. Bài mới (30')

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: KT lấy học thuộc lòng - Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc.

-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 2.HĐ2: Ôn luyện về giải ô chữ

Bài 2

Gọi 1 HS đọc y/c

-GV nêu câu hỏi, hS tìm đáp án lên giải ô

Hs thực hiện

-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về

chỗ chuẩn bị.

-Đọc và trả lời câu hỏi.

-Theo dõi và nhận xét.

(20)

chữ

+ Người cưới công chúa Mị Nương( có 7 chữ)

+ Mùa rét (lạnh) có 4 chữ cái

+ Cơ quan phụ trách việc chuyển thư từ, điện báo.. có 7 chữ cái

+ Ngày Tết của thiếu nhi có trăng đẹp + Nơi chứa sách báo cho mọi người đọc + Con vật đi lạch bạch, lạch bạch

+ Trái nghĩa với dữ

+ Tên con sông đẹp ở tp Huế

b. Cụm từ xuất hiện ở cột dọc là ?

- GV giới thiệu về sông Tiền cho HS biết TẬP LÀM VĂN

1.HĐ 1: Kiểm tra đọc thuộc

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

2.HĐ2: Kiểm tra đọc hiểu

- Y/c HS mở SGK / 80 gọi 1 HS đọc to bài

“ Cá rô lội nước” .

- Y/ c lớp đọc thầm, thảo luận nhóm đôi làm các câu hỏi trắc nghiệm

1. Cá rô có màu ntn ?

2. Mùa đông cá rô ẩn láu ở đâu ?

3. Đàn cá rô lội nc mưa tạo ra tiến động…

4. Trong câu Cá rô nô nức lội….

5. Bộ phận in đậm trong câu Chúng…

- GV nx, đánh giá

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- hs nêu yc - Sơn Tinh - Đông - Bưu điện - Trung thu - Thư viện - Vịt - Hiền

- Sông Hương - Sông Tiền

- Lần lượt từng HS bắt thăm bài, về

chỗ chuẩn bị.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc to.

- Thảo luận nhóm đôi báo cáo 1. b, Giống màu bùn

2. c, Trong bùn ao

3.b, Rào rào như đàn chim vỗ cánh 4. a. Cá rô

5. b, Như thế nào _______________________________

HĐNG

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống

Bài 6+7: BÁC HỒ ĂN CƠM CÙNG CHIẾN SĨ - BÁC QUÝ TRỌNG CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

(21)

1. Kiến thức

-Thấy được 1 đức tính cao đẹp của Bác Hồ. Đức tính cao đẹp đó chính là tấm

lòng yêu thương nhân dân; tình cảm yêu mến, kính trọng nhân dân của Bác được thể hiện qua những hành động và việc làm cụ thể.

2. Kĩ năng

- Thực hành, ứng dụng được bài học Bác Hồ ăn cơm cùng chiến sĩ. Biết làm những công việc thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương với những người trong cộng đồng xã hội.

- Thực hành, ứng dụng được bài học Bác quý trọng con người. Biết làm những công việc thể hiện sự quý trọng nhân cách con người trong cộng đồng xã hội.

3. Thái độ:Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.

- Tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ của GV H Đ 1: Khởi động (3 phút) Trò chơi: Hát về Bác

- GV chia lớp thành 2 đội, các đội sẽ lần lượt cử từng người lên hát một đoạn bài hát viết về Bác, các đội không được hát trùng bài đã hát, hoặc bài đội kia đã hát. Các đội sẽ tung đồng xu hoặc

“oẳn tù tì” để chọn đội được quyền hát trước.

Đội nào hát bài trùng lặp lại hoặc không tìm được bài để hát phải chịu thua.

H Đ 2: Đọc hiểu (7 phút)

- HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.22). HS cả lớp theo dõi.

- GV gọi HS đọc to bài đọc “Bác Hồ ăn cơm cùng chiến sĩ”.

*Hoạt động cá nhân:

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.22, 23).

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp (mỗi HS trả lời một câu hỏi).

- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét, bổ sung.

HĐ của HS

- HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

Gợi ý trả lời:

1. Câu chuyện “Bác Hồ ăn cơm cùng chiến sĩ” gồm có 2 đoạn nhỏ.

- Ý chính đoạn 1: Kể lại cách hướng dẫn dạy bảo của Bác đối với mọi người xung quanh.

- Ý chính đoạn 2: Lời khẳng định vai trò nhân cách cao cả của Bác.

2. Khi ăn cơm cùng các chiến sĩ, Bác Hồ đã căn dặn họ:

- Cách sắp xếp thức ăn, bát đĩa sao cho ngon mắt và tiện lấy.

- Lúc ăn không cười đùa to tiếng.

- Bác căn dặn như vậy để tạo nền nếp sinh hoạt, ứng xử văn minh và lịch sự

(22)

*Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thực hiện câu hỏi 5 (tr.23) vào giấy A3.

Tổ chức thảo luận:

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS).

- Thống nhất ý kiến trong nhóm.

- Các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Đánh giá, nhận xét của các nhóm khác và của GV.

H Đ3: Thực hành – ứng dụng ( 5’) Hoạt động cá nhân:

- GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi 1, 2 (tr.23).

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

*Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thực hiện câu hỏi 3 (tr.23).

Tổ chức thảo luận:

- GV chia lớp thành các nhóm, khoảng 3 – 4 nhóm một lớp.

- Nhiệm vụ các nhóm: Xây dựng kịch bản để diễn kịch, phân vai và tập diễn.

- Các nhóm lần lượt diễn kịch.

- GV và các nhóm khác theo dõi, đánh giá, nhận xét.

cho mọi người ngay từ những bữa ăn.

3. Khi có người đơm cơm và lấy thức ăn cho Bác, Bác Hồ đã nói: “Xin chú”;

“Cảm ơn chú”.

4. Việc Bác cùng ăn cơm với các chiến sĩ chứng tỏ: Bác Hồ là một người giản dị, hoà đồng với mọi người xung quanh.

Bác xem các chiến sĩ cũng như người thân trong gia đình. Vì vậy, Bác luôn chỉ bảo hướng dẫn các chiến sĩ từ những điều nhỏ nhặt nhất trong bữa ăn hằng ngày

- Gợi ý trả lời cho câu hỏi 5: Để có cách ăn cơm lịch sự khi ngồi ăn cơm với mọi người em cần: Học cách sắp xếp thức ăn trên bàn sao cho phù hợp, món xào, món luộc, món canh, món kho phải để trong bát, đĩa phù hợp; khi ngồi vào bàn ăn cần phải mời những người lớn tuổi hơn mình. Trong bữa ăn, gắp thức ăn vừa đủ. Câu chuyện trong bữa ăn phải mang lại không khí vui vẻ, tránh nói chuyện không phù hợp. Tư thế ăn nhỏ nhẹ, lịch sự. Sau khi ăn xong, nếu ăn xong trước mọi người trong nhà thì cần để bát đũa đúng cách, xin phép bố mẹ, ông bà vì mình đã ăn xong. Ăn xong cần giúp đỡ mọi người dọn bát đĩa.

Gợi ý trả lời:

1. Bữa cơm gia đình em có gì giống và khác với câu chuyện: Trong bữa cơm gia đình em, mọi người cùng quây quần bên nhau, nói chuyện vui vẻ, em kể lại những việc diễn ra ở trường cho bố mẹ nghe,...

2. Sau khi đọc câu chuyện, em dự định sẽ điều chỉnh cách ăn cơm cùng mọi người như sau: Trong khi ăn cơm, em không nói chuyện quá to, không trêu đùa quá ồn ào, em sẽ nói xin phép và

(23)

HĐ3: Đọc hiểu (6’)

HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.24). HS cả lớp theo dõi.

HS nhắc lại Mục tiêu bài học.

Hoạt động cá nhân:

HS đọc cá nhân bài đọc “Bác quý trọng con người”.

HS cả lớp theo dõi.

GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.24).

GV gọi HS trả lời từng câu hỏi trước lớp.

Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:

1.Câu chuyện cho ta thấy Bác rất quý trọng nhân cách con người.

2.Khi cho ai cái gì Bác không bao giờ nói “cho” mà chỉ nói “biếu cô”, “biếu chú”, “tặng cô”, “tặng chú”,...

3.Khi các cụ già đến nghe Bác nói chuyện, thấy các cụ không có ghế ngồi, Bác bảo phải tìm ghế cho các cụ ngồi.

4.Khi Bác nói chuyện, thấy các cụ ngồi phía xa chỗ Bác đứng. Bác trực tiếp sắp xếp lại, Bác mời các cụ lên ngồi gần Bác, rồi Bác mới bắt đầu nói chuyện.

HĐ nhóm:

Nhiệm vụ: Thực hiện câu hỏi 5 (tr.24).

Tổ chức thảo luận:

- GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm ttừ 5 – 6 HS).

GV đi từng nhóm quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ.

Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Đánh giá, nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Gợi ý trả lời: – Câu chuyện mang đến cho em bài học là luôn phải tôn trọng và quan tâm tới tất cả mọi người, đặc biệt là những người cao tuổi.

GV cho HS nghe lại và hát theo bài hát “Hoa thơm dâng Bác”.

H Đ 4: Thực hành – ứng dụng (8’) Hoạt động cá nhân:

GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi 1, 2, 3 (tr.25).

GV gọi HS trả lời trước lớp.

Gợi ý trả lời:

1.Nếu em có một món quà muốn tặng ông bà, em sẽ đến gần ông bà, cầm món quà bằng hai tay lễ phép nói: “Cháu có một món quà nhỏ kính tặng ông bà. Cháu mong ông bà luôn mạnh khoẻ, vui vẻ.

Cháu yêu ông bà nhiều lắm ạ”.

2.Đối với người bằng tuổi và người nhỏ tuổi hơn mình em vẫn luôn cần thể hiện sự quý trọng vì tất

cảm ơn khi được người khác giúp đơm cơm hoặc lấy thức ăn.

- Hs trả lời

- Nhóm trưởng nhắc lại câu hỏi và điều hành các bạn cùng trả lời câu hỏi.

thống nhất ý kiến trả lời trong nhóm, thư kí ghi lại câu trả lời của cả nhóm.

- Làm cá nhân

- Xưng hô với người bằng tuổi: tôi và bạn, tớ và cậu, hoặc xưng tên,...

- Xưng hô với người nhỏ tuổi: anh và em, chị và em, các anh và các em, các chị và các em,...

- Nhóm trưởng điều hành cả nhóm làm

(24)

cả mọi người đều cần được tôn trọng.

Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thực hiện câu hỏi 4 (tr.25) - Tổ chức thảo luận:

- Gọi đại diện nhóm T/bày.

- GV đánh giá, nhận xét và nêu ý nghĩa của việc tôn trọng mọi người xung quanh.

* KL: Xưng hô đúng ngôi thứ, đúng tuổi; nói năng lễ phép, không nói tục chửi bậy, không bắt nạt những người yếu và kém tuổi; giúp đỡ mọi người khi cần thiết;...

C.Tổng kết và đánh giá (2’)

- GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Nêu một số quy tắc ứng xử lịch sự cần thể hiện trong bữa cơm hằng ngày?

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời

- GV nhận xét quá trình làm việc của HS và các nhóm .

việc. Từng HS ghi ngắn gọn ý kiến của cá nhân vào giấy ghi nhớ. Thảo luận, thống nhất, sau đó thư kí dán câu trả lời của cả nhóm vào bảng nhóm.

- Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung và nhận xét.

––––––––––––––––––––––––––––––––––

SINH HOẠT LỚP TUẦN 24+ KĨ NĂNG SỐNG TRÌNH BÀY SUY NGHĨ – Ý TƯỞNG PHẦN I: Sinh hoạt lớp tuần 24

I. MỤC TIÊU

- Đánh giá các hoạt động tuần 23 - Triển khai các hoạt động tuần 24 II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1. Nhận xét các hoạt động tuần 23

* Ưu điểm

...

...

...

...

...

* Tồn tại

...

...

...

...

2. Phương hướng tuần 24

- Duy trì sĩ số, ổn định nề nếp ra vào lớp, nề nếp truy bài đầu giờ. Nghỉ học phải xin phép.

- Thực hiện các nội dung phòng chống dịch Covid như:

(25)

1. Đeo khẩu trang khi đi học, khi ra chơi, ra về.

2. Không tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc với các bạn lớp khác.

3. Đo thân nhiệt trước khi đến lớp và ghi vào sổ theo dõi.

4. Sốt, ho, khó thở chủ động nghỉ ở nhà, chủ động thông báo cho Gvcn.

5. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân: chai nước, cốc uống riêng.

6. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn.

- Học bài và làm bài dầy đủ trước khi đến lớp.

- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông, tham gia giao thông đúng theo quy định - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

PHẦN II: Dạy Kĩ năng sống

CHỦ ĐỀ 3: TRÌNH BÀY SUY NGHĨ, Ý TƯỞNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được lợi ích của việc biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng

2. Kỹ năng: Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình trong một số tình huống cụ thể

3. Thái độ: Rèn kĩ năng giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. Ổn định tổ chức(1’) - Kiểm tra sĩ số.

B. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Hãy nêu ích lợi của việc lắng nghe tích cực.

- GV nhận xét.

C. Bài mới

1) Giới thiệu bài(1’) 2) Dạybài mới( 14’)

*Bài tập 1: Hãy dánh dấu x vào ô trống trước những điều cần thiết khi trình bày, diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 4

- GV phát phiếu cho từng nhóm - Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi từng nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét và kết luận chung.

*Bài tập 2: Theo em biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi nh thế nào? (Hãy đánh dấu x

- Hát tập thể

- 2 HS trả lời. Lớp nhận xét

*Thảo luận nhóm 4

- Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.

- Không nói quá nhanh hoặc quá chậm.

- Nói không đúng với suy nghĩ của mình

- Nói dài dòng.

- Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nét mặt một cách phù hợp.

- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét.

(26)

vào ô trước ý kiến em tán thành.) - GV tổ chức cho học sinh làm cá nhân - GV y/c HS làm vở. Quan sát, giúp đỡ HS.

- Gọi HS lên trình bày.

- Ngoài những lợi ích trên việc biết trình bày suy nghĩ ý tưởng còn có lợi ích nào khác ? - GV nhận xét và kết luận chung.

Bài tập 3: Tự liên hệ

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi.

- Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi vài HS trình bày trong từng tình huống.

- GV nhận xét, tuyên dương, khích lệ học sinh Bài tập 4: Thực hành

- Em hãy thực hành diễn đạt suy nghĩ tình cảm của mình trong mỗi tình huống dưới đây.

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4.

- Gọi các thành viên của từng nhóm trình bày một số tình huống

- Giáo viên nhận xét và kết luận chung.

*Làm việc cá nhân

- 4 HS trả lời miệng. Lớp nhận xét.

* Thảo luận nhóm đôi

-TH1: Em đã thực hiện được những yêu cầu khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng chưa? thực hiện ở mức độ nào?

- TH2: Đã lần nào em bị bố mẹ hoặc thầy cô giáo hiểu nhầm do không biết trình bày suy nghĩ của mình chưa? Nếu có em hãy kể lại một trường hợp cụ thể cho các bạn cùng nghe

- 3 HS đại diện trình bày.

*Thảo luận nhóm 4 và trình bày 1. Chúc thọ ông bà.

2. Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam

3. Góp ý với bạn khi bạn vứt rác ra sân.

4. Kể với các bạn về gia đình em.

5. Kể với bạn về ước mơ của em.

6.Trình bày với các bạn trong nhóm về ý tưởng tổ chức hoạt động tập thể sắp tới.

7. Giải thích với thày cô giáo lí do em đi học muộn.

8. Bày tỏ với bố mẹ về địa điểm em mong muốn được đi nghỉ trong dịp nghỉ hè này.

9. Viết thư bày tỏ tình cảm của em với các chiến sĩ Trờng Sa nhân dịp tết Nguyên đán.

(27)

D.Củng cố- Dặn dò(2’)

Nhắc lại những điều cần thiết khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- Nhận xét tiết học

- 2 HS

BUỔI CHIỀU

Bồi dưỡng Toán

ÔN TẬP SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA - THƯƠNG I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức:

- Củng cố giải toán củng cố gọi tên theo vị trí thành phần và kết quả của phép chia - Củng cố tính chất giao hoán phép chia

b)Kỹ năng : Rèn kĩ năng nhận biết thành phần của phép tính chia.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu

2. Hướng dẫn HS làm bài tập(30’) Bài 1: Củng cố tìm số bị chia, số chia, thương.

hương thích hợp

Bài 2: Điền số

Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia

Bài 3: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia

GV tổ chức cho hs chơi trò chơi

Nêu luật chơi . Chia lớp thành 2 nhóm GV phát phiếu cho các nhóm

Thời gian làm bài 5phút

Bài 1

HS làm vở bài tập nêu kết quả đúng

Phép Chia S B C S C TH

6:2 = 3 6 2 3

12 : 2 = 6 12 2 6

18 : 2= 9 18 2 9

10 :2 = 5 10 2 5

20 :2 = 10 20 2 1

Bài 2

Học sinh làm bảng con

HS chữa bài nêu kết quả đúng 2 x 7 = 14 2 x 8 = 16 2 x10 = 20 14 : 2 = 7 16 : 2 = 8 20 : 2 = 10 Bài 3

Phép

nhân Phép : SB

C SC thươn

g 2 x 3 = 6 6 : 2 = 3 6 2 3

6 : 3 = 2 2 x 4 = 8

2 x 5 = 10

Các nhóm làm bài

Đại diện nhóm lên gắn kết quả Tổ khác nhận xét

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một